Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.27 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

*********

NGUYỄN THỊ THOA

MẶT TRÁI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế chính trị
60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THỊ THANH XUÂN

HÀ NỘI - 2008
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

TRANG
1


Chơng 1: Những vấn đề CHUNG về đầu t


5

TRỰC TIẾP NỚC NGOÀI
1.1
1.1.1
1.1.2

Một số vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguyên nhân ra đời của đầu tư trực tiếp nước ngoài

5
5
10

1.1.3

Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

13

1.2
1.2.1

Vai trò của đầu tư trực tiếp nớc ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước chủ đầu tư

16
16


1.2.2

Đầu t trực tiếp nớc ngoài đối với nước nhận đầu tư

16

Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài

27

1.3.1

Các nhân tố bên trong

27

1.3.2

Các nhân tố bên ngoài

30

Chơng 2: Phân tích mặt trái của đầu tư

33

1.3

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ

1995 đến nay

33

2.1.1

Thực trạng thu hút FDI

33

2.1.2

44

2.2.1

Những đóng góp chính của FDI vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt
Nam
Mặt trái của đầu tư trực tiếp nớc ngoài nước ta hiện nay và nguyên
nhân của tình trạng đó
Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nước ta hiện nay

2.2.2

Nguyên nhân tạo ra mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài

80

Chương 3: một số giải pháp hạn chế mặt


85

2.1

2.2

TRÁI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở

54
54


VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1
3.1.1
3.1.2
3.2
3.2.1
3.2.2
3.2.3
3.2.4
3.2.5
3.2.6

Quan điểm, định hướng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam
Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

85


Triển vọng thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong
thời gian tơi
Một số giải pháp chủ yếu hạn chế mặt trái của đầu trực trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam
Cơ cấu lại các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế đất nước
Không nên cấp phép cho các dự án có công nghệ lạc hậu hoặc gây ô
nhiễm môi trường
Xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của cán bộ công nhân
làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

87

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định dự án FDI
Tăng cường hiệu lực của công cụ pháp luật và vai trò quản lý của nhà
nước
Phát triển mạnh các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài

97
100

KẾT LUẬN

105

Tài liệu tham khảo

107


Phụ lục

111

85

91
91
93
95

102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

DN

: Doanh nghiệp

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FPI

: Đầu tư gián tiếp


NLĐ

: Người lao động

TNCs

: Các công ty xuyên quốc gia

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TRANG

Bảng 2.1:

Vốn FDI phân theo đối tác năm 2008

37

Bảng 2.2:

Vốn đầu tư vào một số ngành công nghiệp năm 2007

39


Bảng 2.3:

Vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ năm 2007

40

Bảng 2.4:

Vốn đầu tư trong lĩnh vực Nông - Lâm - Nghiệp năm
2007

42

Bảng 2.5:

Tỉ lệ đầu tư so với GDP

46

Biểu đồ 2.1:

Tổng vốn đầu tư nước ngoài 2000 - 11/2008

36

Biểu đồ 2.2:

Lợng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1995 - 2007

44


Biểu đồ 2.3:

Đóng góp từ khu vực có vốn FDI

47

Biểu đồ 2.4:

FDI vào BĐS theo lĩnh vực năm 2008

58


MỞ ĐẦU
1) Sự cần thiết của đề tài
Tiến trình đổi mới kinh tế của Việt Nam tính đến nay đã được hơn 20 năm.
Trong hơn 20 năm đó, nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận,
trong đó có sự đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho sự
phát triển kinh tế- xã hội nước ta, có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua việc mở ra
nhiều ngành nghề mới và nhiều loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng và xuất khẩu. Theo đó, khu vực đầu tư nước ngoài cũng tạo thêm
nhiều việc làm, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ... cho nền kinh tế.
Đặc biệt, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy việc mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Để khẳng định vai trò quan trọng của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thừa nhận khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài là một thành phần kinh tế, một bộ phận hữu cơ gắn kết ngày càng chặt chẽ và

bình đẳng với các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, và được khuyến khích
phát triển. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có tác động tích cực,
mà nó còn có tác động ngược chiều (mặt trái) đối với nền kinh tế nước ta, do đó
nếu thiếu sự quản lý của nhà nước, hoặc nhà nước quản lý kém hiệu quả thì những
mặt trái sẽ bùng phát. Vì vậy, việc nhận diện và làm rõ tác động hai mặt, nhất là
mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của nó là
hết sức cần thiết.


Đề tài luận văn thạc sĩ của chúng tôi với tiêu đề “Mặt trái của đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam” là nhằm góp phần tìm ra giải pháp cho vấn đề đó.
2) Tình hình nghiên cứu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội ở nước ta hiện nay là một vấn đề lớn và phức tạp, do đó luôn được các cấp, các
ngành, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đã có hàng trăm công trình khoa học
nghiên cứu về vấn đề này, trong đó liên quan trực tiếp đến đề tài có các công trình
đáng chú ý sau :
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, của Trần
Xuân Tùng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005. Công trình này đã phân tích
được bản chất và xu thế vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cũng như
vai trò của nó đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới,
nêu được nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của việc thu hút FDI ở Việt
Nam; đồng thời đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn FDI.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công nghiệp hóa ở Việt Nam, của
TS Nguyễn Trọng Xuân, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002. Thông qua việc làm
rõ bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, tác giả đưa ra một số quan điểm và giải
pháp về thu hút FDI nhằm phục vụ công cuộc CNH, HĐH trong thời gian tới ở
nước ta.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, của Vũ
Trường Sơn, NXB thống kê, Hà Nội - 1997. Từ việc phân tích hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam từ 1988 - 1997 và tác động của nó đến tăng
trưởng kinh tế, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn FDI.


- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, của ThS
Nguyễn Văn Tuấn, NXB Tư pháp, Hà Nội - 2005. Đây là một đề tài nghiên cứu có
phạm vi rộng về lịch sử hình thành, phát triển của hoạt động FDI, trên cơ sở đó tác
giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn FDI đối với kinh tế Việt Nam.
Các công trình trên đây đã nhìn nhận, tiếp cận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau,
giúp tôi có được những quan điểm, nhận thức chung về lý luận đối với đầu tư trực
tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) và nhiều tài liệu cần thiết để kế thừa trong quá trình
thực hiện luận văn. Tuy vậy, mặt trái của ĐTTTNN thì lại chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống, nhất là dưới giác độ của một luận văn
thạc sỹ.
3) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu: là nhằm tìm ra những mặt trái của ĐTTTNN tại Việt
Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp khắc phục, nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của khu vực ĐTTTNN ở nước ta trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ĐTTTNN.
- Phân tích, đánh giá mặt trái của ĐTTTNN tới sự phát triển kinh tế - xã hội
của Việt Nam thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của
ĐTTTNN, nhằm phát huy những tác động tích cực của nó trong quá trình phát
triển kinh tế- xã hội ở nước ta.
4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu:


+ Về không gian: mặt trái của ĐTTTNN ở Việt Nam.
+ Về thời gian: chủ yếu từ 1995 đến nay.
5) Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: trừu tượng hóa khoa học, logic- lịch
sử, phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh.
6) Những đóng góp mới của luận văn
- Phân tích một cách toàn diện mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam cả trên lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác động
trái chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
7) Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1:

Những vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2:

Phân tích mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt

Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế mặt trái của đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam trong thời gian tới




Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ĐTTTNN
a. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Khoản 1, Điều 2 (được sửa đổi,
bổ sung năm 2000): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài
đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động
đầu tư theo qui định của luật này”, trong đó nhà đầu tư được hiểu là tổ chức kinh
tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Như vậy, theo khái niệm này, đầu tư
trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ
tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm
soát doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Dưới góc độ kinh tế chính trị, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức của
xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới, hoặc mua lại những xí nghiệp
đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến nó thành chi nhánh của các công ty mẹ ở
chính quốc. Đây là hình thức đầu tư mà quyền sở hữu, quyền sử dụng, quản lý vốn
của người đầu tư thống nhất với nhau, tức là họ trực tiếp tham gia vào quá trình
quản lý, tổ chức và điều hành các dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về kết quả rủi ro
trong kinh doanh và thu lợi nhuận. Mục tiêu của quá trình này là tối đa hóa lợi
nhuận cho nhà đầu tư.
b. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, các yếu tố đầu tư được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia


Đặc điểm này có nghĩa là FDI gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các

quốc gia. Vì vậy, FDI sẽ làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp
nhận, làm giảm lượng tiền và tài sản của nước đi đầu tư. Tài sản ở đây bao gồm tài
sản hữu hình (máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu…), tài sản vô hình
(sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý…). FDI
không chỉ di chuyển vốn thuần túy, mà còn bao gồm chuyển giao công nghệ, cơ
chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư về các đối tượng sở hữu.
Do gắn với việc di chuyển tài sản, nên mỗi loại tài sản đòi hỏi nước tiếp nhận có cơ
chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư phù hợp với tính chất đặc thù của
từng loại.
Thứ hai, FDI được tiến hành thông qua việc thành lập các doanh nghiệp mới,
mua lại các chi nhánh, doanh nghiệp hiện có, hoặc tiến hành các hoạt động hợp
nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.
Điều đó cho thấy hoạt động FDI có thể diễn ra theo nhiều hình thức và phương
thức rất đa dạng. Một nước có thể khai thác tính đa dạng của các hình thức và
phương thức đầu tư để tăng cường thu hút vốn FDI từ nước ngoài cũng như tiến
hành đầu tư ra nước ngoài. Việc thành lập và phát triển các thị trường tài chính,
đặc biệt là thị trường chứng khoán là điều kiện thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ ba, chủ sở hữu đầu tư có thể là người nước ngoài, sở hữu 100% vốn hoặc
đồng chủ sở hữu vốn với một tỷ lệ nhất định đủ mức khống chế và trực tiếp tham
gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ lệ sở hữu vốn khống chế này từ 10% trở lên trong tổng số vốn của doanh
nghiệp tùy luật pháp của mỗi nước quy định. Đây là yếu tố quyết định đến tính
chất trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và
quản trị doanh nghiệp. Chính vì có sự thay đổi cơ bản về hình thức sở hữu trong


FDI nên cần có thể chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài rõ ràng và
chặt chẽ thì mới tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn. Việc bảo đảm tỷ lệ sở hữu ở
mức khống chế còn là cơ sở để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở

thành những chi nhánh của các công ty ở nước đầu tư.
Đặc trưng này là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa FDI với hoạt động
thương mại, gia công quốc tế. Trong hoạt động thương mại có sự dịch chuyển sở
hữu về hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán sang người mua trên nguyên tắc thỏa
thuận. Người mua phải trả tiền cho người bán để có quyền sở hữu về hàng hóa
hoặc sử dụng dịch vụ từ người bán. Trong hoạt động gia công quốc tế, một bên
thuê bên kia gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng, thanh toán tiền công và các
khoản chi phí khác theo từng sản phẩm trong từng thời gian ngắn. Thương mại
quốc tế ra đời và phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh, còn FDI gắn với khả năng
khai thác nguồn lực để phát triển. Đặc điểm này làm cho các khoản lợi nhuận thu
được từ FDI lớn hơn nhiều so với thương mại quốc tế. Khi đầu tư gắn với thương
mại thì lợi nhuận thương mại là một phần lợi nhuận của hoạt động đầu tư được
phân phối lại. Do vậy có thể khẳng định rằng, đầu tư quốc tế là sự bổ sung cần
thiết cho hoạt động thương mại quốc tế; việc tổ chức hoạt động FDI phải xử lý
nhiều vấn đề phức tạp hơn so với hoạt động buôn bán thông thường.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia thực
hiện, bởi chủ thể hoạt động đầu tư là tư nhân với mục tiêu cơ bản thu lợi nhuận (trừ
một số doanh nghiệp nhà nước và một ít đầu tư của chính phủ).
Hoạt động FDI diễn ra khi có thị trường đầu tư có khả năng tạo lợi nhuận cao,
nghĩa là có chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận của vốn và chi phí giữa nước đầu tư và
nước nhận đầu tư do lợi thế so sánh. Điều này phân biệt FDI và ODA.
Các khoản ODA của các chính phủ gắn với những cam kết và ràng buộc chặt
chẽ giữa nước viện trợ và nước nhận viện trợ, chịu sự chi phối đáng kể bởi quan hệ


chính trị giữa hai nước. Các pháp nhân và thể nhân đầu tư ODA không thể gây sức
ép với nước tiếp nhận phải có những điều chỉnh nhất định về chính sách, thể chế và
cả những vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền. ODA phần lớn là vốn vay,
nên nếu không được sử dụng có hiệu quả sẽ làm cho nước nhận viện trợ trở thành
con nợ quốc tế ngày càng nhiều.

Trong khi đó, FDI ít có khả năng xảy ra tình trạng này vì chủ yếu là đầu tư do
doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư và kinh doanh,
được tính toán kỹ trước khi quyết định đầu tư. Đồng thời, hoạt động FDI khác với
vay tín dụng thương mại theo lãi suất thị trường với những cam kết và thế chấp hết
sức nghiêm ngặt, mà không được giám sát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng vay tín
dụng thương mại để đầu tư, khó có khả năng hoàn vốn, chậm thanh toán nợ, gây ra
tình trạng nợ nước ngoài vượt quá giới hạn cho phép.
Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) là những tập đoàn có hệ thống các chi
nhánh sản xuất ở nước ngoài, có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ cao, nhãn hiệu sản
phẩm có uy tín và danh tiếng lớn trên toàn cầu, tính năng động cao, đội ngũ các
nhà quản lý có trình độ cao, có khả năng điều hành các hoạt động sản xuất và phân
phối trên toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao. Các nước đang phát triển và các
doanh nghiệp của họ có thể tiếp cận từ các công ty xuyên quốc gia thông qua hoạt
động đầu tư trực tiếp để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, đội ngũ cán bộ
quản lý có trình độ cao, cải thiện năng lực cạnh tranh và năng động hóa các quan
hệ giao dịch. Bên nước tiếp nhận ngoài mục tiêu thu hút vốn đầu tư từ nhà đầu tư
nước ngoài còn có mục tiêu tiếp nhận kiến thức và kỹ năng quản lý. Kỹ năng quản
lý và loại tài sản vô hình cực kỳ quan trọng đối với các nước có nền kinh tế chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường, khía cạnh này tăng thêm tính chất đa phương diện
của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các công ty đa quốc gia thường thuộc
các nước công nghiệp phát triển, do đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp ban đầu xuất


phát từ các nước công nghiệp và tạo nên những xu hướng chính trong hoạt động
FDI. Các nước đang phát triển khi đã đạt đến trình độ phát triển nhất định, tích lũy
được vốn, ngoại hối có thể và cần phải khuyến khích doanh nghiệp của nước đó
đầu tư ra nước ngoài để tham gia ngày càng nhiều vào thị trường đầu tư thế giới.
Thứ năm, các chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia kiểm soát, điều hành
quá trình đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp với

đầu tư gián tiếp. Trong khi đầu tư gián tiếp không cần sự quản lý của doanh
nghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại các
doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư, ngược lại nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có
quyền tham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI. Tuy vậy, nhà đầu
tư nước ngoài phải có bao nhiêu phần trăm cổ phần mới được phép tham gia quản
lý doanh nghiệp FDI? Theo hướng dẫn của OECD và Bộ thương mại Hoa Kỳ thì
nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tối thiểu 10% cổ phiếu thường hoặc quyền bỏ
phiếu trong các doanh nghiệp FDI để cho các nhà đầu tư có tiếng nói hay tham gia
quản lý trong các doanh nghiệp FDI.
Việc điều hành và trực tiếp ra quyết định đầu tư là điều kiện để nhà đầu tư thực
hiện được chiến lược kinh doanh của họ một cách chủ động và tối ưu. Tuy nhiên,
trên thực tế thường nảy sinh khoảng lệch giữa mục tiêu thu hút vốn đầu tư của
chính phủ với chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư, do mục tiêu của chính phủ
với mục tiêu của nhà đầu tư đã không phù hợp với nhau. Chẳng hạn, mục tiêu ưu
tiên hàng đầu của chính phủ là việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu, trong khi một số
nhà đầu tư chỉ coi trọng việc thu lợi nhuận tối đa và chiếm lĩnh thị trường trong
nước. Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư muốn hướng FDI vào các dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng như đường sá, sân bay, bến cảng… với lượng vốn đầu tư rất lớn, tỷ
suất lợi nhuận thấp và thời gian thu hồi vốn khá dài; trong khi các nhà đầu tư


thường chú trọng các dự án có thời hạn đầu tư ngắn và tỷ lệ thu hồi vốn cao… Đặc
điểm này đòi hỏi chính phủ nước tiếp nhận đầu tư chủ động quy hoạch phát triển
các ngành, các vùng và có các chính sách hấp dẫn phù hợp với từng ngành, lĩnh
vực để thu hút FDI.
Thứ sáu, xu hướng chuyển dịch FDI thường từ những nước phát triển sang các
nước đang phát triển
FDI ban đầu do các công ty xuyên quốc gia của các nước, công nghiệp phát
triển đầu tư vào các nước thuộc địa để khai thác nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và
nguồn lao động rẻ… Do đó, khái niệm FDI chủ yếu được sử dụng để chỉ sự vận

động của vốn từ các nước chính quốc sang các nước thuộc địa; từ các nước công
nghiệp phát triển sang các nước đang phát triển. Sau đó, xuất hiện các hoạt động
đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển với nhau và tiếp đó là dòng vốn di chuyển
từ các nước đang phát triển ra nước ngoài, kể cả sang các nước công nghiệp phát
triển để khai thác tính không hoàn hảo của thị trường. Hai dòng di chuyển vốn vào
và ra này khác nhau về chiều hướng vận động và tác động của chúng đến nền kinh
tế của các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư. Do đó, đòi hỏi phải có cách ứng
xử về mặt chính sách để điều chỉnh và quản lý dòng vận động của vốn đầu tư [11].

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Bá (2006), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2.

Đỗ Đức Bình, 1997, Doanh nghiệp quốc tế (Giáo trình) - Nhà xuất bản giáo
dục.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 2002,
Phương hướng điều chỉnh cơ cấu ngành và đầu tư trong điều kiện hội nhập
kinh tế, Hà Nội.


4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.
4. Ban tư tưởng văn hoá - trung ương, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng
(2005), FDI toàn cầu và những thách thức đối với môi trường đầu tư, Tài liệu
tham khảo số 2 .
5. Ban tư tưởng văn hoá - trung ương, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng
(2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 17 năm nhìn lại (1988 2004). Tài liệu tham khảo số 2. Tô Xuân Dân (1998), Kinh tế học quốc tế (Giáo
trình) - Nhà xuất bản Thống kê.

6. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Tô Xuân Dân (1998), Kinh tế học quốc tế (Giáo trình) - Nhà xuất bản Thống
kê.
8. Nguyễn Tấn Dũng (2006), Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, cơ hội thách
thức và hành động của chúng ta, Báo Thanh niên số 312.
9. Phan Thị Thành Dương (2006), Chống chuyển giá ở Việt Nam, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 2 (33).
10. Tống Quốc Đạt, 2005, Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế
ở Việt Nam (Luận án tiến sỹ).
11. Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Như Hà (2005), Đầu tư nước ngoài với việc khai thác và phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị số 4 .
13. Hoàng Hải (2004), Những vấn đề phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài, Tạp chí Cộng sản số 18.
14. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp
hoá ở Malaixia - Kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.
15. Phùng Xuân Nhạ (2001), Đầu tư quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.


16. Nguyễn Thị Nhiễu (2004), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: Những
cơ hội thách thức mới đối với phát triển thương mại và chức thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 24.
17. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2006, Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Hà Nội.
18. Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia,
2003, Kinh tế học phát triển - Những vấn đề đương đại - Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội.

19. Nguyễn Thủy Nguyên, 2006, WTO - Thuận lợi và thách thức cho các doanh
nghiệp Việt Nam - Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
20. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Chuyển giao công nghệ của đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở Việt Nam trong những năm qua, Tạp chí Cộng sản số 18
21. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở
Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội
22. Nguyễn Hữu Tuấn (2004), Thu hút đầu tư nước ngoài góp phần tạo việc
làm cho người lao động tại thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Lý luận chính trị số
4.
23. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Thực trạng
và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Trần Nguyễn Tuyên (2004), Hoàn thiện môi trường và chính sách khuyến
khích đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản số 14.
25. Nguyễn Xuân Thiên, 2001, Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Vấn đề
và giải pháp - Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 1 tháng 2/2001.
26. Vũ Trường Sơn (1997), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội
27. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hoá tại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
Tài liệu tiếng Anh:
30. APEC Secretariat, 2003, APEC Investment Guide, Singapore.


31. ASEAN Secretariat, 2001, ASEAN Investment Report, Jakarta.
32. Tran Hao Hung and Nguyen Quang Thai, 2003, Investment Policies and
Human Development in Viet Nam, Hanoi.
33. OECD - The Investment Division, 2005, Trends and Recent Developments in
Foreign Direct Investment.
34. UNDP/Asia Trade Initiatives and Malaysian Institute of Economic Research
(2004), Investment, Energy and Environmental Services: Promoting Human

Development in the WTO Negotiations, KualaLumpur, Malaysia.
35. UNCTAD (2003), “World Investment Report”, Policies for Development:
National and International Perpectives, the United Nations, Geneva and New
York.
36. UNCTAD (2004), “World Investment Report”, The Shift Toward Services, the
United Nations, Geneva and New York.
37. World Bank and the National Institute for Social Science and Humanity,
(2003), MPI’s presentation on Foreign Investment Policy in the Process of
Viet Nam's International Economic Integration at the Seminar on “Viet Nam:
Readiness for WTO Accession”, Hanoi.


Các trang Web
38.
39. nomist/countries
40.
41.
42.
43.
44.
45. />46.




×