Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Biện pháp quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường cao đẳng du lịch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.07 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGHIÊM NỮ DIỄM THUỲ

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2008


đại học quốc gia hà nội
khoa s- phạm

nghiêm nữ diễm thuỳ

biện pháp quản lý công tác
kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở tr-ờng
cao đẳng du lịch hà nội

luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
Chuyên ngành: quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đức Chính

Hà Nội - 2008



LỜI CẢM ƠN
Luận văn khoa học này được hoàn thành với sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình
của các Cô giáo, Thầy giáo cùng với sự nỗ lực học hỏi, nghiên cứu của bản thân
trong thời gian học tập tại Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Ban chủ nhiệm và tập thể
giảng viên Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành chương trình học tập và có được những kiến thức, kỹ năng cần
thiết để nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Giáo sư –
Tiến sỹ Nguyễn Đức Chính, người đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn khoa học
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các cán bộ quản lý, giảng viên
và các sinh viên hệ Cao đẳng của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã ủng hộ,
cộng tác, giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các
dữ liệu liên quan đến đề tài.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm giúp đỡ, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này vẫn khó tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến góp ý, chỉ
bảo của các Cô, các Thầy, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và những
người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

năm 2008


Nghiêm Nữ Diễm Thuỳ


Danh mục từ viết tắt

Bộ Gd&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ LĐ - TB XH

Bộ Lao động Th-ơng binh và Xã hội

CB

Cán bộ

GV

Giảng viên

SV

Sinh viên

CBCNV

Cán bộ công nhân viên


CBQL

Cán bộ quản lý

CĐ DLHN

Cao đẳng Du lịch Hà Nội



Cao đẳng

Đh

Đại học

DL

Du lịch

KT - ĐG

Kiểm tra - Đánh giá

KQHT

Kết quả học tập

QL


Quản lý

QLGD

Quản lý giáo dục

QT

Quản trị

KS - NH

Khách sạn Nhà hàng

GS

Giáo s-


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
TRANG
1.

Lý do chọn đề tài

1

2.


Mục đích nghiên cứu

2

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

2

4.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

2

5.

Giả thuyết khoa học

3

6.

Phạm vi nghiên cứu

3

7.


Phương pháp nghiên cứu

3

8.

Cấu trúc luận văn

3

Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra - đánh giá

4

1.1

Lịch sử nghiên cứu

4

1.2

Các khái niệm của đề tài

5

1.2.1. Quản lý

5


1.2.2. Biện pháp quản lý

7

1.2.3. Kiểm tra

8

1.2.4. Đánh giá

9

1.2.5. Kiểm tra - đánh giá

10

1.2.6. Kết quả học tập

10

1.2.7. Mối quan hệ giữa kết quả kiểm tra - đánh giá và chất lượng đào tạo nói 11
chung
1.3.

Lý luận về kiểm tra - đánh giá

12

1.3.1. Tổng quan về kiểm tra - đánh giá


12

1.3.2. Vị trí, chức năng, vai trò của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy

13


học
1.3.3. Nguyên tắc kiểm tra - đánh giá

16

1.3.4. Các yêu cầu của kiểm tra - đánh giá

19

1.3.5. Các hình thức kiểm tra - đánh giá và phương thức kết hợp các hình

19

thức này trong các kỳ kiểm tra - đánh giá khác nhau
1.3.6. Đánh giá thực kết quả học tập của người học

25

Qui trình tổ chức một kì kiểm tra, thi

26

1.3.7.


1.3.8. Các biện pháp quản lý công tác kiểm tra - đánh giá

32

Chƣơng 2: Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá và quản lý công

35

tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trƣờng Cao
đẳng Du lịch Hà Nội.
2.1.

Khái quát về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.

35

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

35

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

36

2.1.3. Quy mô, ngành nghề đào tạo

38

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trường và đội ngũ giảng viên, giáo viên,


41

CBCNV
2.1.5. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường
2.2.

Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh

44
46

viên ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.2.1. Hình thức, phương pháp kiểm tra - đánh giá

48

2.2.2. Thực trạng khâu chuẩn bị câu hỏi thi, đề thi

50

2.2.3. Thực trạng công tác tổ chức thi, kiểm tra

55

2.3.

Thực trạng quản lý công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của
sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội


60


2.3.1. Việc tuân thủ nguyên tắc, yêu cầu, qui trình kiểm tra - đánh giá

60

2.3.2. Đánh giá chung, nguyên nhân

64

Chƣơng 3: các biện pháp quản lý công tác kiểm tra - đánh giá kết quả

68

học tập của sinh viên ở trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
3.1.

Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

68

3.2.

Các biện pháp quản lý

68

3.2.1. Tập huấn, nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm kiểm tra -


68

đánh giá cho nhà quản lý, giảng viên và sinh viên
3.2.2. Tổ chức, xây dựng kế hoạch và qui trình kiểm tra - đánh giá cho

72

các Bộ môn và quản lý các qui trình kiểm tra - đánh giá đó.
3.2.3. Tập huấn kỹ năng xây dựng cấu trúc đề, viết câu hỏi kiểm tra - đánh

87

giá
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý

90

công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
3.2.5. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.3.

Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

93
94
98

1.


Kết luận

98

2.

Khuyến nghị

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

101

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công
nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin và xu thế toàn cầu hoá, thì vai trò của giáo dục ngày
càng trở nên quan trọng, là động lực phát triển và nhân tố quyết định tương lai của mỗi
Quốc gia.
Giáo dục Việt Nam sau 20 năm đổi mới đã đạt được rất nhiều thành quả quan
trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cao cơ sở vật chất
cho nhà trường. Tuy nhiên, giáo dục nước ta còn nhiều bất cập, chất lượng và hiệu quả
giáo dục còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong
giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục đang được Đảng Nhà
nước và toàn xã hội quan tâm.

Mục tiêu của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng đó là, giáo dục phải
đào tạo nên nguồn nhân lực có đầy đủ các phẩm chất, năng lực, có khả năng làm việc độc
lập, sáng tạo để có thể thích nghi cao với thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập. Để
thực hiện được mục tiêu ngoài việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp… kiểm
tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên là khâu vô cùng quan trọng. Hoạt động kiểm
tra - đánh giá gắn liền với mục tiêu và nội dung đào tạo, thông qua kiểm tra - đánh giá
chúng ta biết được quá trình dạy học và kết quả học tập của sinh viên có đạt được mục
tiêu đề ra hay không để từ đó có các biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học.
Thực tiễn giáo dục cho thấy một khi công tác đánh giá được tổ chức đều đặn và thích hợp
thì chất lượng giáo dục sẽ không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên trên thực tế, giáo viên
dường như chưa nhận thức hết được ý nghĩa, vai trò của kiểm tra - đánh giá trong quá
trình dạy học, chưa quan tâm đến việc kiểm tra - đánh giá liên tục cũng như chưa thực sự
coi trọng những thông tin phản hồi từ các bài kiểm tra. Bên cạnh đó công tác tổ chức thi,
kiểm tra còn lỏng lẻo, hình thức thi còn đơn điệu, chưa kiểm soát, đánh giá được mục tiêu
đào tạo toàn diện. Do đó kiểm tra - đánh giá ở các trường Đại học, Cao đẳng vẫn chưa
chặt chẽ, chưa khách quan và chưa phản ánh đúng thực chất kết quả đào tạo.


Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, từ khi thành lập đến nay là một cơ sở đào tạo có
uy tín trong các trường đào tạo nghề Du lịch ở khu vực phía Bắc. Hơn ba mươi năm qua,
nhà trường đã đóng góp đáng kể cho nguồn nhân lực đã qua đào tạo cho ngành Du lịch.
Tuy nhiên, số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo vẫn chưa tương xứng với thế mạnh
của nhà trường và đòi hỏi mà xã hội đặt ra. Trước yêu cầu hội nhập, việc nâng cao chất
lượng kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một trong những yêu cầu cấp
bách cần thực hiện. Mặc dù nhà trường có rất nhiều cố gắng nhưng công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên còn hạn chế và chưa thực sự phát huy hết vai trò
quan trọng của công tác này trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì vậy tôi
chọn đề tài: “Biện pháp quản lý công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh
viên ở Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” với mong muốn đóng góp vào việc nâng cao
chất lượng đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp quản lý công tác kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của kiểm tra - đánh giá và kiểm tra đánh giá kết quả
học tập.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra – đánh giá và quản lý công tác
kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở
trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
4.2.Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học của đề tài


Công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng Du
lịch Hà Nội sẽ chính xác, khách quan đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng quá trình đào
tạo nếu áp dụng các biện pháp quản lý công tác kiểm tra - đánh giá được đề xuất trong
luận văn.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên
hệ cao đẳng chính quy tại khoa QT Khách sạn – Nhà hàng trường Cao đẳng Du lịch Hà
Nội.
- Khảo sát và sử dụng số liệu từ các năm học 2004-2005 trở lại đây.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp,
xử lý tài liệu.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, lấy
ý kiến cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng để sử lý các số liệu thu được từ khảo sát thực
tế.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục luận
văn được trình bày trong ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm tra - đánh giá và kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá và quản lý công tác kiểm tra
- đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch HN.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của
sinh viên ở trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản, văn kiện
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số 25/2006/QĐ - BGD & ĐT về việc ban hành
quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy, Hà Nội, tháng 6/2006.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học
Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội, tháng 11-2005.
3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, Hà Nội 2002.
4. Quyết định số 97/2002/QĐ-TTG ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc
Phê duyệt Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam 2001-2010.
5. Luật giáo dục: NXB Lao động – Xã hội – Hà Nội – 2007.
Tác giả, tác phẩm
6. Đặng Quốc Bảo, Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường, chuyên đề
đào tạo quản lý giáo dục, Hà Nội – 2005.
7. Các Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập – NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 2003.
8. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận quản lý nhà trường, tài liệu giảng

dạy cao học QLGD, Khoa sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2003.
9. Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Cơ sở khoa học quản lý, Tài liệu giảng dạy
cao học QLGD, Khoa sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2004.
10. Nguyễn Đức Chính- Đinh Thị Kim Thoa, Kiểm tra - đánh giá theo mục tiêu, Hà Nội,
2005 .
11. Nguyễn Đức Chính: Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học – NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội – 2002.
12. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật,
2005.
13. Đặng Xuân Hải, quản lý sự thay đổi, Đề cương bài giảng. Hà Nội – 2005.
14. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức, Lý luận dạy học Đại học, NXB Đại học sư phạm Hà
Nội, 2004.
15. Harold Koontz-Cyril Odonnell-Heinz Weirich: Những vấn đề cốt yếu của quản lý –
NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội – 1998.


16. Đặng Bá Lãm, Kiểm tra - đánh giá trong dạy - học đại học, NXB Giáo dục, 2003.
17. Lê Đức Ngọc, Vắn tắt về đo lường và đánh giá thành quả học tập trong giáo dục Đại
học. Hà Nội, 2001.
18. Hoàng Phê, 1998, Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH .
19. Tập bài giảng đo lường đánh giá trong giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
20. Lâm Quang Thiệp, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB khoa học xã
hội, 2005.
21. Dương Thiệu Tống, Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, NXB KHXH, 2005.
22. Từ điển tiếng Việt: NXB khoa học xã hội – Hà Nội – 1992.
23. Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục Đại học
Quốc gia Hà Nội, Giáo dục đại học – Chất lượng và đánh giá, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
24. Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (2005), Kế hoạch phát triển nhà trường trong giai
đoạn 2006 -2010.

25. Phan Thị Hồng Vinh, Tìm hiểu thực trạng hệ thống phương pháp kiểm tra chất lượng
dạy học, giáo dục học ở một số trường Đại học. Hà Nội 1999.
26. Nguyễn Như ý. Đại từ điển tiếng Việt, Xuất bản văn hóa thông tin, 1999.



×