Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Đảng bộ hà nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng giai đoạn 1986 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.72 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐÀO THÀNH CƢƠNG

Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tƣ
tƣởng giai đoạn 1986 – 2000
Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng
Mã số: 5 03 16

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đinh Trần Dƣơng

HÀ NỘI - 2005
1


LỜI CAM ĐOAN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận
văn thạc sỹ khoa học lịch sử với đề tài: "Đảng bộ Hà Nội thực hiện
nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng giai đoạn 1986 - 2000".
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học đầu tiên của tôi. không trùng lặp, sao chép của bất cứ một công
trình khoa học, luận văn, luận án nào khác.
Hà nội, ngày 25 tháng 04 năm 2005
Tác giả

Đào Thành Cƣơng

.

2




BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐB

Đảng bộ

ĐCS

Đảng cộng sản

ĐH

Đại hội

Đoàn TNCS

Đoàn Thanh niên cộng sản

Ban TTVHTW

Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương

BCV

Báo cáo viên


CHN - HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CLB

Câu lạc bộ

DLXH

Dư luận xã hội

GDCT

Giáo dục chính trị

HĐND

Hội đồng nhân dân

Hội LHPN

Hội liên hiệp phụ nữ

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

NQ


Nghị quyết

PTTH HN

Phát thanh truyền hình Hà Nội

Sở VH-TT

Sở Văn hóa - Thông tin



Thủ đô

TU

Thành ủy

TW

Trung ương

UBND

Uỷ ban nhân dân

VN

Việt Nam


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

3


MỤC LỤC
Tr
Lời nói đầu

5

Chƣơng 1: Đảng bộ Hà Nội bƣớc đầu thực hiện nhiệm vụ
giáo dục chính trị tƣ tƣởng của thời kì đổi mới (1986 -1990).
1.1 - Tầm quan trọng của công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong

10
10

cách mạng XHCN
1.2 - Tình hình chính trị tư tưởng trong Đảng bộ Hà Nội và
nhân dân Hà Nội trước năm 1986.

14

1.3 - Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư
tưởng của Đảng bộ Hà Nội trong 5 năm đầu của thời kì đổi mới
18


(1986 - 1990).
1.4 Những chuyển biến về chính trị tư tưởng của Đảng bộ Hà
Nội sau 5 năm bước vào thời kì đổi mới.

31

Chƣơng 2: Đảng bộ Hà Nội đẩy mạnh đổi mới nội dung và
phƣơng thức giáo dục chính trị tƣ tƣởng giữ vững định hƣớng
41

XHCN (1991 - 1995).
2.1- Những nhân tố mới tác động tới tư tưởng chính trị ở Hà
Nội.

41
2.2 - Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tư

tưởng giai đoạn 1991 - 1995.

44

2.3 - Thành công và tồn tại trong công tác giáo dục chính trị tư
tưởng của Đảng bộ Hà Nội giai đoạn 1991 - 1995.

63

Chƣơng 3: Đảng bộ Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lƣợng
công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá thủ đô và hội nhập quốc tế (1996 - 2000).


74

3.1- Đại hội XII (5 - 1996) của Đảng bộ Hà Nội đưa cuộc vận
động đổi mới và chỉnh đốn Đảng vào chiều sâu nhằm thực hiện tốt
74

nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng.

4


3.2 - Đảng bộ Hà Nội không ngừng nâng cao chất lượng công
tác giáo dục chính trị tư tưởng đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ( 1996 - 2000).

81

3.3 Những chuyển biến mới của Đảng bộ Hà Nội trên mặt trận
tư tưởng chính trị giai đoạn 1996 - 2000.
KẾT LUẬN

102
113

1. Hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ
Thành phố Hà Nội trong 15 năm đầu của thời kì đổi mới.

114

2. Những tồn tại của Đảng bộ Hà Nội trong thực hiện nhiệm vụ

giáo dục chính trị tư tưởng.

116

3 Những bài học, kinh nghiệm về công tác giáo dục chính trị tư
tưởng.

116

TÀI LIỆU THAM KHẢO

120

5


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Giai đoạn 1986 - 2000 là mười lăm năm cuối của thế kỉ XX với nhiều biến
động trong lịch sử nhân loại, cũng là 15 năm đầu của thời kì đổi mới ở Việt
Nam. Do vậy, công tác giáo dục chính trị tư tưởng có vị trí đặc biệt quan trọng
trong công việc tạo dựng nguồn lực con người cho công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc trong điều kiện mới. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng không chỉ
chăm lo củng cố đội ngũ cán bộ đảng viên mà còn vận động quần chúng nhân
dân, những người làm nên lịch sử, trang bị cho quần chúng cách mạng thế giới
quan, phương pháp luận Mác - Lênin. Đây là một phương thức lãnh đạo của
Đảng, là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc xác lập hệ tư tưởng chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và
nhân dân, thực hiện tốt đường lối, chủ trương chính sách của Đảng trong công
cuộc đổi mới. Nhận thức tầm quan trọng đặc biệt đó, Đảng bộ Hà Nội đã có

nhiều chủ trương, biện pháp giáo dục nhằm tạo ra môi trường chính trị bền vững
cho sự phát triển của Thủ đô theo định hướng XHCN.
Trong thời kì đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt, đầu tư
ưu tiên phát triển Thủ đô. Do đó, Hà Nội đã có những chuyển biến rõ nét về mọi
mặt. Song, kết quả đạt được còn chưa tương xứng với sự đầu tư của Nhà nước,
với tiềm năng và vị thế Thủ đô.
Hà Nội với vị thế là Thủ đô của cả nước, trung tâm đầu não chính trị, một
trung tâm kinh tế lớn, văn hóa, khoa học, một đầu mối giao lưu quốc tế quan
trọng của cả nước, trình độ dân trí Hà Nội được đánh giá là cao nhất cả nước, là
nơi tập trung mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần xã hội; nhưng cũng là nơi
các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá về mọi mặt.
Trong khi công tác tư tưởng vừa có những đóng góp quan trọng vào sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính trị, thì vẫn còn nhiều
hạn chế, yếu kém, nhận thức của một số cấp ủy còn chưa đúng mức, nội dung,
hình thức giáo dục chính trị tư tưởng còn chậm được đổi mới.
6


Những tiêu cực mới nảy sinh của kinh tế thị trường: sự phân hóa giàu
nghèo giữa dân cư thành thị với nông thôn, giữa nhân dân và cán bộ công chức;
các tệ nạn tham nhũng, tiêu cực xã hội gia tăng đang tác động lớn đến tình hình
tư tưởng của cán bộ đảng viên; các thế lực thù địch ra sức khoét sâu vào những
thiếu sót, khó khăn đó nhằm gây chia rẽ nhân dân với Đảng và chính quyền; gây
hoài nghi đối với những thành công của sự nghiệp đổi mới, lung lạc niềm tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng,
Một trong những giải pháp hạn chế sự phá hoại của các thế lực thù địch là
phải phát huy mạnh mẽ nguồn lực con người, bằng biện pháp đẩy mạnh công tác
giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng trong Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.
Trong tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp và đất nước còn
nhiều khó khăn, việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục

chính trị tư tưởng là hết sức cần thiết để đưa Hà Nội bước vào thế kỉ XXI. Với
việc chọn đề tài “Đảng bộ Hà Nội thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị tƣ
tƣởng giai đoạn 1986 - 2000" làm Luận văn thạc sỹ khoa học lịch sử, tôi hy
vọng được góp một phần vào việc tổng kết một số công việc và bài học kinh
nghiệm mà Đảng bộ Hà Nội đã trải qua trên trận địa tư tưởng trong chặng đầu
của thời kì đổi mới.
2. Tình hình nghiên cứu công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng
bộ Hà Nội.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là phạm trù về hoạt động thực tiễn
trên lĩnh vực của một Đảng chính trị. C.Mác và VI.Lênin đã từng đề cập đến lĩnh
vực chính trị tư tưởng trong các tác phẩm của mình. Hồ Chí Minh cũng đã bàn
tới “chiến tranh tư tưởng”. Đảng ta cũng đã có nhiều hội nghị chuyên đề về công
tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Đảng bộ Thành phố Hà Nội, Ban Tuyên giáo với nhiệm vụ là tham mưu
trên lĩnh vực công tác chính trị tư tưởng, đã nghiên cứu và công bố các công
trình khoa học tập trung vào những bài học kinh nghiệm trong giáo dục chính trị
tư tưởng của Thành ủy như “Những bài học kinh nghiệm 50 năm công tác tư
7


tưởng của Thành ủy”. Thành ủy Hà Nội với “Báo cáo Sơ kết 7 năm thực hiện
Nghị quyết TW3, Khoá VII về Nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc
gia, chống diễn biến hoà bình của địch" ở Thủ đô Hà Nội”, “50 năm hoạt động
và trưởng thành”. Đây là một trong những thuận lợi lớn trong quá trình thực hiện
luận văn của tôi.
3. Mục tiêu của Luận văn.
3.1 Mục tiêu:
Trên cơ sở khái quát đặc điểm chính trị, kinh tế và xã hội; thực trạng tình
hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô, Luận văn tập trung phân
tích các quan điểm của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong công tác giáo dục

chính trị tư tưởng và hiệu quả của nó trong giai đoạn 1986- 2000 để từ đó rút ra
những nhận xét, một số bài học kinh nghiệm góp phần phục vụ cho công tác
giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ Hà Nội nói riêng và toàn quốc nói
chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu sự biến động chính trị của thế giới trong 15 năm cuối thế kỉ
XX, trong đó cuộc khủng hoảng của CNXH, nghiên cứu những đặc điểm kinh tế
- xã hội trong 15 năm đổi mới đã tác động vào tư tưởng cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân. Quán triệt những quan điểm của Đảng về giáo dục chính trị
tư tưởng và hoạt động thực tiễn của Đảng bộ Hà Nội .
- Nghiên cứu chủ trương, nhiệm vụ và hiệu quả của công tác giáo dục
chính trị tư tưởng trong việc xây dựng thủ đô Hà Nội theo định hướng XHCN.
- Những bài học về công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong giai đoạn
1986 - 2000.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục chính trị tư tưởng. Đề tài khoa học
lịch sử sử dụng các phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử để phân tích lí
giải những vấn đề cụ thể. Luận văn cũng chú trọng việc sử dụng các phương
8


pháp nghiên cứu như lịch sử và lôgíc, thống kê, so sánh và kết hợp một số
phương pháp khác.
5. Nguồn tài liệu nghiên cứu.
Để thực hiện tốt Luận văn của mình, tôi đã sưu tầm, đọc kết hợp ghi chép,
nghiên cứu các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ thị - nghị quyết Bộ
chính trị, Ban Bí thư các khoá trong giai đoạn 1986 - 2000. Các văn kiện đại hội
Đảng bộ thành phố Hà Nội các khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII. Các
nguồn tư liệu khác nói về công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ

thành phố, các công trình nghiên cứu trong nước của các tác giả nghiên cứu về
lĩnh vực chính trị tư tưởng Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
6. Giới hạn nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung, phương pháp và các hoạt động
lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đối với việc thực hiện nhiệm vụ giáo
dục chính trị tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1986 - 2000.
7. Đóng góp của Luận văn.
(1) Hệ thống hoá công tác giáo dục chính trị tư tưởng;
(2) Làm rõ những đóng góp của Đảng bộ Hà Nội trong 15 năm đầu của
thời kì đổi mới của đất nước, giúp người đọc nhìn nhận những phương pháp tích
cực trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ thành phố Hà Nội
(3) Nêu một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giáo dục chính trị
tư tưởng .
(4) Cung cấp một nguồn tài liệu khoa học tin cậy để sử dụng trong nghiên
cứu khoa học.
8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Đảng bộ Hà Nội bƣớc đầu thực hiện nhiệm vụ giáo dục
chính trị tƣ tƣởng của thời kì đổi mới (1986 -1990).
Chƣơng 2: Đảng bộ Hà Nội đẩy mạnh đổi mới nội dung và phƣơng
thức giáo dục chính trị tƣ tƣởng giữ vững định hƣớng XHCN (1991 - 1995).
9


Chƣơng 3: Đảng bộ Hà Nội tiếp tục nâng cao chất lƣợng công tác giáo
dục chính trị tƣ tƣởng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và
hội nhập quốc tế (1996 - 2000).
Trong thời gian học tập, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy
giáo trong Khoa Lịch sử - Trường Đại học KHXH&NV, tôi đã tích lũy thêm cho
mình một lượng kiến thức không nhỏ về Lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam,

chuyên ngành mà tôi theo học.
Để có được bản luận văn kết thúc khoá học này, tôi xin chân thành cảm
ơn các thầy cô trong quý Khoa. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
đến thầy giáo, PGS - TS Đinh Trần Dương, người hướng dẫn khoa học, chỉ bảo
và giúp đỡ tận tình cho tôi trong một thời gian dài, để hôm nay tôi có được bản
luận văn này.
Có thể nói, không chỉ có được sự hướng dẫn của các thầy, cô giáo trong
Khoa, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các học viên cùng khoá với tôi.
Tôi xin được chân thành cảm ơn các bạn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn toàn thể cán bộ, công nhân viên Phòng Văn thư
Lưu trữ - Thành ủy Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi tiếp xúc, nghiên cứu,
ghi chép những tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung luận văn của tôi.
Tuy đã cố gắng nhiều trong việc tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành được
luận văn của mình, song đối với tôi luận văn này là một đề tài khó, do vậy
không tránh khỏi những thiếu sót, sơ xuất. Tôi rất mong được sự góp ý của các
nhà khoa học, các thầy và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn của tôi hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Ban Bí thư TW Đảng (1977): Chỉ thị số 14/CT - TW, Hà Nội.
2. Ban Dân vận Thành ủy, ngày 21/11/1987 - Báo cáo về công tác quần chúng
của Đảng bộ Hà Nội trong 3 năm 1985 - 1987.
3. Ban Tuyên huấn trung ương- Vụ thông tin khoa học (1984): Về hiệu quả
công tác tư tưởng, NXB sự thật, Hà Nội.
4. Ban tuyên giáo Thành ủy (1987) - Báo cáo thực hiện Nghị quyết lần thứ 7
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI, Hà Nội.

5. Ban Tuyên giáo Thành ủy - Báo cáo tình hình chính trị tư tưởng năm 1994.
6. Ban Tuyên giáo Thành ủy (1995)- Tổng kết công tác tư tưởng, tuyên giáo 5
năm 1991 - 1995; phương hướng công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo 5
năm 1996 - 2000, Hà Nội.
7. Ban Tuyên giáo Thành ủy (1995): Đề cương giới thiệu NQ Bộ chính trị về
"Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay", Hà Nội.
8. Ban Tuyên giáo Thành ủy - Báo cáo tổng kết công tác tuyên giáo và tình hình
tư tưởng năm 1995, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1996.
9. Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (1999): 50 năm hoạt động và trưởng thành,
Hà Nội.
10.Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (1999): Đề tài khoa học " Đấu tranh chống
chiến lược Diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch trên mặt trận tư
tưởng văn hóa ở địa bàn Hà Nội". Nội dung và giải pháp, Hà Nội.
11.Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội (2000): Báo cáo kết quả điều tra xã hội
học, Hà Nội.
12.Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội
VIII của Đảng (Dành cho báo cáo viên), NXB CTQG, Hà Nội - 1996.
13.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
NXB Sự thật, Hà Nội- 1977.

11


14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1982): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ V, NXB Sự thật, Hà Nội
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (1987): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Hội nghị Lần thứ hai BCH Trung

ương khoá VII, Hà Nội.
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (1994): Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kì của Đảng khoá VII, NXB Sự thật, Hà Nội.
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (1995): Một số định hướng lớn trong công tác tư
tưởng hiện nay, NXB CTQG, Hà Nội
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, NXB CTQG, Hà Nội
21.Đào Duy Tùng (1999): Một số vấn đề về công tác tư tưởng, NXB CTQG, Hà
Nội.
22.Giáo trình xây dựng Đảng (1999), NXB CTQG, Hà Nội .
23. Hoàng Tùng (1986): Công tác tư tưởng, NXB Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà
Nội.
24.Tô Hoài - Nguyễn Vinh Phúc (2000): Hỏi đáp 1000 năm Thăng Long- Hà
Nội, NXB Trẻ.
25.Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện báo chí và tuyên truyền
(1999): Nguyên lý công tác tư tưởng, NXB CTQG, Hà Nội.
26.Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 2 (1995), NXB CTQG, Hà Nội.
27.Hồ Chí Minh Toàn tập - Tập 7 (1996), NXB CTQG, Hà Nội .
28.Hồ Chí Minh (2000): Về công tác tư tưởng văn hóa. NXB CTQG, Hà Nội.
29.Vũ Hiển - Trần Quang Nhiếp (2000): Báo chí trong đấu tranh chống "diễn
biến hoà bình", NXB CTQG, Hà Nội.

12


30.Kế hoạch17-KH/TU ngày 27/2/1989 về công tác tư tưởng (thực hiện kết luận
20-NQ/TW của Bộ Chính trị)
31.Phạm Quang Nghị (chủ biên) (1996): Một số vấn đề về lý luận và nghiệp vụ
công tác tư tưởng, NXB CTQG, Hà Nội.
32.Số 09-TB/TU ngày 18/3/1989 thông báo thành lập ủy ban công tác tư tưởng

Thành phố.
33.Số 124-KH/TU ngày 25/9/1989 Kế hoạch thực hiện nghị quyết lần thứ 7 Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) về "Một số vấn đề cấp bách về công
tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế hiện nay".
34.Số 75-BC/TU ngày 30/6/2000 về Báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Thông
báo 71-TB/TW của Thường vụ Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo và đổi
mới công tác tuyên truyền miệng.
35.Trần Trọng Tân (1996): Góp phần đổi mới lý luận chính trị tư tưởng, NXB
CTQG, Hà Nội.
36.Tổng cục chính tri - Cục bảo vệ (tháng 6 năm 1997): Phòng chống "diễn biến
hoà bình" bảo vệ bản chất cách mạng của quân đội nhân dân Việt Nam - Hà
Nội, .
37.Lê Xuân Tùng (2001) : Công tác tư tưởng, văn hóa, khoa giấo và nâng cao
vai trò lãnh đạo của Đảng, NXB CTQG, Hà Nội.
38.Thành ủy Hà Nội (1977): Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Hà
Nội tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ VII, Hà Nội.
39.Thành ủy Hà Nội (1980): Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Hà
Nội tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII, Hà Nội.
40.Thành ủy Hà Nội (1983): Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Hà
Nội tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ IX, Hà Nội.
41.Thành ủy Hà Nội (1983): Nghị quyết của Thường vụ thành ủy Hà Nội về
công tác vận động quần chúng ở Thủ đô, Hà Nội .
42.Thành ủy Hà Nội (1985): Báo cáo kiểm điểm công tác tư tưởng năm 1985
của Ban tuyên giáo Thành ủy.
13


43.Thành ủy Hà Nội (1986): Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Hà
Nội tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ X, Hà Nội.
44.Thành ủy Hà Nội (1986): Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị trung

ương lần thứ 8 (khóa VI).
45.Thành ủy Hà Nội (1989): Lịch sử Đảng bộ Hà Nội, NXB Hà Nội, Hà Nội.
46.Thành ủy Hà Nội (tháng 5 -1990): Nghị quyết Hội nghị Thành ủy lần thứ 15,
Hà Nội.
47.Thành ủy Hà Nội (1991): Báo cáo tình hình năm 1990 và phương hướng
nhiệm vụ năm 1991 của Đảng bộ Thành phố.
48.Thành ủy Hà Nội (1991): Báo cáo tổng hợp ý kiến của các ngành, các cấp,
các đoàn thể và cán bộ, đảng viên, nhân dân góp vào dự thảo báo cáo chính
trị của thành ủy khóa X trình ĐH Đảng bộ TP lần thứ XI, Hà Nội.
49.Thành ủy Hà Nội (1991): Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Hà
Nội tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, Hà Nội.
50.Thành ủy Hà Nội (1991): Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần
thứ XI, Hà Nội.
51.Thành ủy Hà Nội (1996): Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Hà
Nội tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XII, Hà Nội.
52.Thành ủy Hà Nội (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hà
Nội lần thứ XII, NXB Hà Nội, Hà Nội.
53.Thành ủy Hà Nội (1996): Các Văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội ban
hành trong nhiệm kì Đại hội Đảng bộ Thành phố khoá XII - Tập I Các văn
bản chủ yếu ban hành năm 1996, Văn phòng Thành ủy, Hà Nội.
54.Thành ủy Hà Nội (1997): Các Văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội ban
hành trong nhiệm kì Đại hội Đảng bộ Thành phố khoá XII - Tập II Các văn
bản chủ yếu ban hành năm 1997, Văn phòng Thành ủy, Hà Nội.
55.Thành ủy Hà Nội (1998): Các Văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội ban
hành trong nhiệm kì Đại hội Đảng bộ Thành phố khoá XII - Tập III Các văn
bản chủ yếu ban hành năm 1998, Văn phòng Thành ủy, Hà Nội.
14


56.Thành ủy Hà Nội (1998): Chương trình công tác của BCH Đảng bộ Thành

phố Hà Nội Khóa XIII, Văn phòng Thành ủy, Hà Nội .
57.Thành ủy Hà Nội (1999): Các Văn bản chủ yếu của Thành ủy Hà Nội ban
hành trong nhiệm kì Đại hội Đảng bộ Thành phố khoá XII - Tập IV Các văn
bản chủ yếu ban hành năm 1999, Văn phòng Thành ủy, Hà Nội .
58.Thành ủy Hà Nội (ngày 17 tháng 08 năm 1999): Báo cáo một số vấn đề về
công tác tư tưởng trong tình hình hiện nay - Hà Nội.
59.Thành ủy Hà Nội (ngày 25 tháng 2 năm 2000): Báo cáo Sơ kết 7 năm thực
hiện Nghị quyết TW3, Khoá VII về "Nhiệm vụ quốc phòng và bảo vệ an ninh
quốc gia, chống diễn biến hoà bình của địch" ở Thủ đô Hà Nội - Hà Nội.
60.Thành ủy Hà Nội (2001): Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ Thành phố Hà
Nội tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, Hà Nội .
61.Thành ủy Hà Nội - Uỷ ban Kiểm tra (2001): Công tác kiểm tra của Đảng bộ
Hà Nội (Tư liệu 1930 - 2000), Hà Nội .
62.Thường vụ Thành ủy Hà Nội (ngày 25/11/1987) - Một số nhiệm vụ trước mắt
về công tác tư tưởng.
63.Thường vụ Thành ủy Hà Nội (ngày 14 - 10 - 1989): Kết luận của hội nghị
Thường vụ Thành ủy về công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội của thành
phố.
64.Thông tri số 41-TT/TU ngày 28/11/1990 Thông tri về việc thực hiện chỉ thị
61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về một số vấn đề trong công tác quản
lý văn học nghệ thuật hiện nay".
65.Thông báo số 58-TB/TU về kết luận giao ban công tác tư tưởng văn hóa 7/1997.
66.Thông báo số 62-TB/TU về kết luận giao ban công tác tư tưởng văn hóa 8/1997.
67.Lưu Minh Trị (chủ biên) (1997): Một số vấn đề về công tác tư tưởng và
nghiên cứu dư luận xã hội ở Hà Nội, NXB CTQG, Hà Nội .
68. Đặng Duy Phúc (2002): Sống mãi với Thăng Long - Hà Nội, NXB Hà Nội, .
69.Nguyễn Trọng Phúc (chủ biên) (2004): Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, hỏi và đáp, NXB CTQG, Hà Nội.
15



16



×