Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Tục ngữ nhật bản về văn hoá ứng xử có so sánh với tục ngữ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.28 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG THU

Tục ngữ Nhật Bản về văn hoá ứng xử : Có so
sánh với tục ngữ Việt Nam
Luận án TS. Văn học: 5 04 0

HÀ NỘI - 2005


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Hưởng ứng cuộc vận động Thập kỷ Văn hoá do UNESCO phát
động từ những năm 80 của thế kỷ 20, giới khoa học Việt Nam, ở các ngành,
các cấp độ khác nhau đã dành nhiều thời gian và trí lực để tiến hành nghiên
cứu văn hoá nước mình và văn hoá của một số nước trong khu vực cũng như
trên thế giới. Những thành tựu đạt được không chỉ có giá trị về mặt học thuật
mà trên thực tế nó đã góp sức định hướng cho sự phát triển toàn diện của đất
nước.
Ở lĩnh vực văn hoá dân gian, cụ thể là với thể loại tục ngữ, với ý thức trân
trọng đối với di sản văn hoá của dân tộc, các học giả Việt Nam đã dành nhiều
tâm huyết để sưu tập, biên soạn nên nhiều tuyển tập rất có giá trị. Có nhiều
công trình nghiên cứu về tục ngữ ở nhiều khía cạnh đã được ra đời. Văn hoá
ứng xử nói chung và văn hoá ứng xử được thể hiện qua tục ngữ nói riêng là
một trong những đề tài gần đây bắt đầu được quan tâm đến nhiều.
1.2. Tương đối gần nhau về mặt địa lý, cùng chịu ảnh hưởng từ cái nôi
văn minh Trung Hoa vĩ đại nên giữa Nhật Bản và Việt Nam có khá nhiều sự
tương đồng về văn hoá. Trên thực tế, hai nước đã có quan hệ với nhau từ lâu
đời. Xa hơn thì chúng ta chưa đủ cứ liệu để nhắc tới, nhưng một Hội An cổ


với nhiều chứng tích văn hóa Nhật ở Việt Nam, một phong trào Đông Du của
người Việt Nam tại Nhật cũng đủ để minh chứng cho sự giao lưu này. Ngày
nay, đặc biệt từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, quan hệ hợp
tác hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản được mở rộng và phát triển hơn bao giờ
hết. Tuy nhiên, có một thực trạng là chúng ta được biết đến Nhật Bản là một
đất nước rất phát triển về kinh tế mà còn chưa chú ý nhiều đến việc nghiên


cứu văn hoá của quốc đảo này. Chính vì vậy, đi sâu tìm hiểu văn hoá Nhật
Bản đã trở thành một nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Nhật Bản có một kho tàng kotowaza (tục ngữ, thành ngữ, châm
ngôn...) đồ sộ. Người Nhật rất coi trọng và tự hào về bộ phận văn hoá phi vật
thể này. Có thể coi kotowaza là một loại hình văn hóa- ngôn ngữ có khả năng
phản ánh một cách sinh động và toàn diện về đời sống xã hội con người Nhật
Bản. Nó là một cuốn sách giáo khoa lớn, là cẩm nang của mọi thế hệ, đồng
thời nó cũng phản ánh một nền văn hoá đa sắc diện, độc đáo vừa rất truyền
thống và cũng rất hiện đại, vừa rất Đông phương nhưng cũng chứa nhiều
những yếu tố văn hoá Tây phương của xứ sở hoa anh đào. Nói tóm lại, ở góc
độ folklore, kotowaza là nơi hội tụ một cách toàn diện, phong phú những giá
trị văn hóa dân gian của một dân tộc. Chính bởi vậy nó đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học ở Nhật Bản và ở khá nhiều nước
trên thế giới.
Chiếm một phần lớn trong kho tàng kotowaza (tục ngữ) là các đơn vị tục
ngữ thể hiện về cách đối nhân xử thế, quan niệm về nhân sinh của mọi tầng
lớp nhân dân trong xã hội. Có thể coi tục ngữ là một cuốn từ điển mà trong đó
người ta có thể tìm thấy cách ứng xử thích hợp cho các mối quan hệ trong gia
đình, trong xã hội, trong cộng đồng v. v. Nói một cách khác, qua một bộ phận
tục ngữ, người ta có thể hiểu được về văn hóa ứng xử của đất nước Mặt trời
mọc này.
1.4. Có rất nhiều tuyển tập kotowaza được lưu hành rộng rãi trong công

chúng Nhật Bản và chúng cũng được dịch và phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, chúng ta chỉ mới được biết dăm ba đơn vị tục
ngữ nằm rải rác ở các loại sách báo và hầu hết chúng được dịch từ các thứ
tiếng khác, ngoài tiếng Nhật. Trong lĩnh vực nghiên cứu, nói chung, vì nhiều
lý do, cả khách quan lẫn chủ quan, chúng ta cũng chưa thật quan tâm đến
mảng văn hoá này. Cho đến nay chưa có một công trình nào giới thiệu một


cách tương đối đầy đủ và có hệ thống về tục ngữ Nhật Bản. Có thể khẳng
định đây là vấn đề vẫn còn để ngỏ, rất cần được quan tâm.
Với các lý do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu về tục ngữ Nhật
Bản ở mọi khía cạnh là một việc làm hết sức cần thiết. Chọn đề tài: “Tục ngữ
Nhật Bản về văn hoá ứng xử”, chúng tôi hy vọng bằng việc làm thiết thực của
mình, ở phương diện lý luận khoa học, sẽ góp phần giới thiệu về một bộ phận
văn hoá dân gian của Nhật Bản ở phương diện là một thể loại văn học, đặc
biệt trong đó có việc giới thuyết các khái niệm cơ bản và vạch ra một số đặc
trưng của thể loại. Mặt khác, chúng tôi cũng cố gắng nêu lên những nét đặc
thù của văn hoá ứng xử Nhật Bản, làm rõ thêm những nét đẹp truyền thống
trong tâm hồn và tính cách người dân Nhật, góp phần khắc hoạ diện mạo văn
hoá Nhật Bản nói chung. Cũng qua đề tài này, chúng ta sẽ có dịp nhận ra
những nét tương đồng và dị biệt về văn hoá giữa hai dân tộc nói riêng và các
dân tộc khác trong khu vực và trên thế giới nói chung, để từ đó chúng ta “hiểu
người, hiểu ta” hơn và có cách ứng xử thích hợp khi tham gia hội nhập.
Chúng tôi đặt ra mục tiêu bằng sự lao động thực sự nghiêm túc và vất vả
trong một thời gian dài, công trình của chúng tôi sẽ góp phần cung cấp ít
nhiều tri thức về Nhật Bản cho những người làm công tác nghiên cứu cũng
như phục vụ cho việc học tập, giảng dạy về ngôn ngữ, văn học, văn hoá dân
gian Nhật Bản.

II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trước hết, chúng tôi xác định đây không phải là một chuyên luận của
ngành văn hoá học về văn hoá ứng xử mà là văn hoá ứng xử được thể hiện
qua việc nghiên cứu kotowaza- tục ngữ. Xác định điều này là rất quan trọng
bởi nó định hướng cho việc triển khai nội dung luận án.


Như trên đã trình bày, ở Việt Nam, chúng ta chưa biết nhiều đến văn hoá
dân gian Nhật Bản nói chung, tục ngữ Nhật Bản nói riêng. Việc đầu tiên mà
luận án cần phải làm đó là việc xác định các khái niệm về thể loại. Đây là một
việc cực kỳ khó khăn. Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam đã có rất nhiều
người, trong số đó có nhiều học giả có uy tín, ở các ngành khoa học khác
nhau, tham gia việc xác định hai khái niệm là thành ngữ và tục ngữ. Công
việc này được tiến hành từ cách đây vài chục năm và về cơ bản ranh giới của
chúng đã được vạch ra, nhưng cho đến nay cũng còn tồn tại một số vấn đề mà
chưa có được sự đồng thuận hoàn toàn… Xác định các khái niệm này trong
tiếng Nhật không chỉ giúp cho việc tìm kiếm tư liệu phục vụ cho luận án mà
nó còn đóng góp cho các ngành nghiên cứu về Nhật Bản học (ngôn ngữ, văn
học, văn hoá…) một thuật ngữ mang tính khoa học chuyên ngành.
Khái niệm tiếp theo mà luận án cần xác định đó là văn hoá ứng xử. Tuy có
khá nhiều định nghĩa đã được đưa ra, song chúng tôi cũng muốn nêu lên quan
niệm riêng của mình trên cơ sở có tiếp thu thành tựu của những ngườ i đi
trước…
Văn hoá ứng xử liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như: văn hoá học, tâm lý
học, xã hội học, kinh tế, giáo dục, lịch sử, y tế (sinh đẻ cũng nằm trong lĩnh
vực này, chẳng hạn việc kế hoạch hoá gia đình…) cả dưới hình thức trực tiếp
lẫn gián tiếp v.v. Tuy nhiên, do đặc thù của chuyên môn, chúng tôi cố gắng
tiếp cận đề tài trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu là tục ngữ, tức là văn hoá ứng
xử truyền thống được ghi nhận từ góc nhìn của văn học dân gian.
Vì đối tượng nghiên cứu là tục ngữ nên cho dù diện phản ánh của nó
có rộng đến đâu cũng không thể bao quát hết được mọi mặt, mọi tính chất của

cuộc sống. Điều này sẽ cắt nghĩa cho việc trong công trình của chúng tôi
không nêu được đầy đủ mọi khía cạnh về văn hoá ứng xử Nhật Bản. Bởi có
những điều được thể hiện ở những lĩnh vực khác mà không có hoặc được thể
hiện một cách mờ nhạt trong tục ngữ, và ngược lại… Những khái quát, những


kết luận trong công trình này chủ yếu là những điều được rút ra từ chính
những con chữ có trong văn học- văn hoá dân gian Nhật Bản, theo phương
pháp và các thao tác nghiên cứu truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, để có
được một cái nhìn mang tính bao quát chúng tôi cũng vận dụng ít nhiều kiến
thức của các ngành khoa học khác như lịch sử, xã hội học… Người viết cũng
củng cố thêm các luận điểm của mình bằng những thể loại văn học dân gian
khác như một số truyền thuyết, truyện cổ tích, thơ ca dân gian…
Coi tục ngữ là đối tượng để nghiên cứu nên việc tìm hiểu nghệ thuật biểu
hiện của nó cố nhiên là cần thiết. Khi giải quyết vấn đề này chúng tôi vừa đặt
chúng trong cái chung của tổng thể mà thể loại có vừa nhìn nhận chúng ở
khía cạnh riêng mà giới hạn của đề tài đặt ra.
Đề tài được xác định là rất rộng và cũng rất khó nên chúng tôi chỉ giới hạn
ở một số nội dung mang tính chất cơ bản và đặc thù. Trong phạm vi luận án
này, bằng chứng liệu là tục ngữ, nội dung văn hoá ứng xử Nhật Bản được
khảo sát theo một hệ thống quan hệ tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên, giữa con người với nhau, và con người với chính bản thân mình.
Nói một cách khác, nó được xét trong hệ thống cụ thể: ứng xử với tự nhiên,
ứng xử trong gia đình (vợ chồng, cha mẹ con cái, anh em, họ hàng), ứng xử
trong xã hội (bạn bè, thầy trò, hàng xóm ...), tức là mối quan hệ ứng xử giữa
các thành viên trong cộng đồng, những quan niệm về nhân sinh (ứng xử với
bản thân)... Ở bình diện khái quát, chúng tôi cũng cố gắng nêu lên những nét
đặc thù chính về văn hoá ứng xử của dân tộc Nhật Bản (trong sự đối sánh với
văn hoá ứng xử Việt Nam và một số nước khác).


III. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


Tại Nhật Bản đã có một số công trình nghiên cứu về những đề tài liên
quan đến kotowaza, nhưng do sự ngăn cách về không gian nên việc sưu tầm
tài liệu tham khảo của chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, qua phần tài
liệu có được, mặc dù không thật phong phú như mong muốn, chúng tôi cũng
cố gắng gạn được ít nhiều tư liệu tạm đủ để phục vụ cho công việc của mình.
Các học giả Nhật Bản rất quan tâm đến kotowaza. Sau đây chúng tôi xin
trích dẫn một số ý kiến tiêu biểu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản.
Trong phần dẫn luận của cuốn

ことわざ の ?泉 ?

(Dòng suối tục ngữ), Taiji

Takashima có viết: “Nhà triết học người Đức thế kỷ 18 Johann Gottfried Von
Herde đã nhận định: Kotowaza là tấm gương phản ánh lối suy nghĩ của một
dân tộc”. Ông còn viết tiếp đại ý: ngày nay các quốc gia trên thế giới càng
ngày càng xích lại gần nhau, những khoảng cách không gian càng được thu
hẹp lại nhờ vào những phương tiện giao thông và liên lạc hiện đại. Tuy nhiên,
chưa thể nói rằng bức tường ngăn cách về văn hoá giữa các dân tộc đã hoàn
tòan được dỡ bỏ. Sở dĩ như vậy là bởi chúng ta có sự bất đồng về ngôn ngữ…
Nghiên cứu về kotowaza sẽ phần nào hoá giải được vấn đề trên và nhờ nó mà
các dân tộc sẽ hiểu biết, tin tưởng và gắn bó với nhau hơn...[118,
tr.2].“Kotowaza được kết tinh từ trí tuệ anh minh của nhân dân. Với hình thức
ngắn gọn hàm súc, cùng sự tinh tế đầy tình người và cách thể hiện rất thú vị
nhờ âm điệu, những chân lý, những lời giáo huấn hoặc những điều hài hước
được rút ra từ sự trải nghiệm của nhân dân qua thời gian dài năm tháng, đã
được người ta vận dụng nhiều trong mọi cảnh huống của đời sống thường

nhật”. Trên đây là nhận xét về kotowaza của Yamoto, tác giả cuốn 日英 p 比較
ことわざ (So sánh thành ngữ, tục ngữ Nhật-Anh) [119, tr.129].

Các tác giả của 日本人の ?生活 ? 文化事 ?典 (Bách khoa tòan thư (sự điển) về
đời sống văn hoá của người Nhật Bản) thì cho rằng kotowaza là một bộ phận
văn hoá ngôn ngữ của dân tộc. Ở bề sâu của lớp ngôn ngữ là cả một dòng văn


hoá được tích tụ từ lâu đời ngầm chảy liên tục để hợp lưu các nguồn mạch,
nối quá khứ với hiện tại, vươn xa về tương lai.
Trong chuyên luận của mình, Kaneko Takeo đã nhận định như sau:
“Kotowaza là những lời vàng ngọc được đúc rút từ đời sống hiện thực. Nhưng
kotowaza không chỉ được sáng tác bởi các học giả, các vĩ nhân mà nó còn là
sản phẩm của quần chúng nhân dân lao động bình thường. Kotowaza được
sản sinh từ cuộc sống của nhân dân lao động… Người ta có thể tìm thấy được
những bài học ngầm ẩn trong những câu chữ nhưng đó không phải là sự dạy
dỗ từ bên trên mà nó được dân chúng, những người lao động bình thường rút
ra từ sự thể nghiệm của họ trong cuộc sống”…[111, tr.3]. Ngoài ra ông còn
nhận định thêm: kotowaza được lưu hành rộng rãi trong đời sống, phản ánh
mọi mặt trong xã hội… Nó là những lời giáo huấn chân thực, những chân lý
của cuộc sống, những triết lý dân gian sâu sắc…
“Kotowaza là một kho tàng văn hoá dân gian được tập hợp bởi rất nhiều
đơn vị được ra đời từ đời sống hiện thực của dân tộc, có thể có xuất xứ từ
những câu chuyện thần thoại, những truyện cổ hoặc đến từ nền văn hoá Trung
Hoa cổ điển hoặc gần đây đến từ các nước phương Tây…Qua kho tàng
kotowaza có thể hiểu được những quan điểm, những thiên kiến của dân
tộc…”… [109, tr. 5 ]
Sau khi phân tích về vai trò của kotowaza trong đời sống ngôn ngữ dân tộc
như việc nó được sử dụng nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, được dùng
một cách phổ biến trong các tác phẩm văn học, Setsui Hideharu đã nhận xét

đại ý: Kotowaza thể hiện nhiều tri thức dân gian về tự nhiên và xã hội. Mọi
trạng thái tinh thần của con người như yêu ghét, vui buồn, những quan niệm
về cái tốt cái xấu… đều có trong kotowaza. Đây là tài sản tinh thần vô giá của
Nhật Bản… Là những thể nghiệm được rút ra từ đời sống hiện thực, kotowaza
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, với
đặc thù riêng của mình (kotowaza có nhiều tầng nghĩa, có nghĩa hàm ẩn) nên


nếu không cẩn trọng khi sử dụng thì nó cũng dễ gây nên tổn thương cho
người khác [117, tr. 23].
Nhận xét chung về những công trình nghiên cứu về kotowaza của Nhật
Bản là tuy cũng quan tâm đến những vấn đề xã hội mà kotowaza đã phản ánh
nhưng các học giả Nhật chú trọng đến nó ở góc độ ngôn ngữ nhiều hơn.
Văn hoá Nhật Bản cũng đã được các học giả nghiên cứu nhiều. Có nhiều
nhận định, nhiều đánh giá có giá trị đã được nêu ra. Sau đây chúng tôi xin tóm
lược một số ý kiến khái quát trong số đó.
Nakane Chie là một nhà nhân loại học Nhật Bản, một học giả nổi tiếng trên
tòan thế giới. Trong cuốn: タテ社 ?会の ?人間 関係 (Quan hệ con người của xã hội
có kết cấu theo chiều dọc) mà bà là tác giả- được xuất bản lần đầu vào năm
1967 đến năm 1994 đã tái bản đến lần thứ 91, và được dịch ra trên một trăm
thứ tiếng, đã chỉ ra một số luận điểm rất đáng chú ý là:
- Quan hệ giữa người và người ở Nhật Bản được xác lập theo kết cấu dọc,
nghĩa là mọi người phải tuân thủ theo trật tự trên dưới với một kỷ cương chặt
chẽ.
- Tính tập đoàn (cộng đồng) là đặc trưng nổi bật trong văn hoá Nhật Bản…
- Ở xã hội Nhật Bản chủ nghĩa cá nhân không được phát triển như ở các
nước Âu Mỹ.
- Ngoài ảnh hưởng một cách sâu đậm văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản còn ảnh
hưởng nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới…
Trong 日本文化史 (Lịch sử văn hoá Nhật Bản), các tác giả đã viết: “Lối ứng

xử của người Nhật cổ truyền là lối ứng xử mang đặc điểm của cư dân một đất
nước coi sản xuất nông nghiệp là chính. Đó là tình đoàn kết gắn bó cộng đồng,
giàu nhân ái, đề cao những giá trị đạo đức như: sự chăm chỉ, cần kiệm, cẩn
trọng, ham học hỏi…” [122, tr.132]. Ngoài ra, còn một số nội dung chính
khác được cuốn sách nêu lên như sau:


- Ở mỗi triều đại, văn hoá Nhật Bản có những vận động, biến đổi theo thể
chế đương thời. Chẳng hạn: Khi thì Shinto được đề cao, khi thì đạo Phật
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội...
- Những yếu tố văn hoá ngoại lai khi du nhập vào đã được chuyển hoá cho
phù hợp với điều kiện xã hội và làm nên những đặc thù riêng của Nhật Bản.
Văn học Nhật Bản đến với độc giả Việt Nam khá sớm qua các bản dịch
từ tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Pháp…Một số tập thơ cổ như haiku,
tanka, renka…và Truyện về Genji, Truyện võ tướng Taira… cùng những
truyện cổ dân gian khác đã được giới thiệu khá rộng rãi và thu hút được sự
chú ý đặc biệt của đông đảo người say mê văn chương ở ta. Những tác phẩm
của các nhà văn nổi tiếng như Kendaburo Oe và Kawabata Yasunari- các tác
giả đã đoạt giải Nobel về văn chương, cũng được chuyển ngữ sang tiếng
Việt…Tuy không thật đầy đủ và phong phú song với những gì mà chúng ta
tiếp cận được cũng tạm đủ để có thể phác thảo sơ lược về tiến trình phát triển
của văn học Nhật Bản.
So với những thành tựu dịch thuật văn học, việc nghiên cứu văn hoá Nhật
Bản nói chung và văn học nói riêng còn chưa được chú trọng lắm. Sau đây
chúng tôi xin điểm qua một số những công trình tiêu biểu đã được xuất bản
trong thời gian gần đây ở Việt Nam: Chân dung văn hoá đất nước Nhật Bản
của Hữu Ngọc (1998), Văn học Nhật Bản từ cổ điển đến cận đại của Nxb Đà
Nẵng (1999)… Ngoài ba tập Lịch sử Nhật Bản của George Sansom được Nxb
Khoa học xã hội dịch và phát hành 1994, rải rác trên các loại sách báo tạp chí
của Việt Nam cũng đã công bố những công trình nghiên cứu về tôn giáo và

tín ngưỡng, văn học, ngôn ngữ, lễ hội… Gần đây, Văn hoá Nhật - những
chặng đường phát triển do Hồ Hoàng Hoa chủ biên (2001) cũng đã ra mắt
bạn đọc. Đây là một công trình giới thiệu về văn hoá Nhật Bản ở nhiều
phương diện như: lịch sử, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, hội hoạ…Nội dung
chủ yếu của cuốn sách nêu trên là trình bày về các diễn biến lịch sử, sự hình


thành, phát triển hay suy yếu của một số các loại hình nghệ thuật, sự du nhập
những tư tưởng, những tôn giáo ngoại lai…theo từng giai đoạn của tiến trình
lịch sử dân tộc. Riêng ở mảng văn học dân gian, số lượng các công trình
nghiên cứu còn rất ít. Có thể kể ra đây những bài viết sau: "Một số nét đặc
trưng của văn học Nhật Bản" của Trần Hải Yến, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản
số 4 năm 1999, "Một số đặc điểm của thơ Haiku Nhật Bản" của Hà Văn
Lưỡng, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 4 năm 2001 và đôi
ba bài viết về các thể loại khác của văn học Nhật Bản như truyện thần thoại,
cổ tích, Tanca, Renca v.v. đăng ở một vài tạp chí khác. Vì không gần với đề
tài của chúng tôi nên chúng không được đề cập đến trong bản luận án này. Về
tục ngữ và văn hoá ứng xử thể hiện qua tục ngữ Nhật Bản thì hầu như chưa
có ai đi sâu vào nghiên cứu… Chúng tôi cho rằng chúng tôi là người đầu tiên
đi vào lĩnh vực này.
Gần đây vấn đề “Văn hoá ứng xử” đã được quan tâm nhiều ở Việt
Nam. Ở góc độ xã hội học, văn hoá học hay tâm lý học đều có những công
trình về đề tài này. Ví dụ: “Ứng xử truyền thống của các dân tộc ít người Việt
Nam” của Trần Bình Minh, “Văn hoá ứng xử của người Mường tỉnh Hoà
Bình” của Nguyễn Hữu Thức, “Văn hoá ứng xử với người chết của các dân
tộc Tây Nguyên” của Ngô Văn Doanh, “Tâm lý học ứng xử” của Lê Thị
Bừng”... Tuỳ yêu cầu của từng chuyên ngành, các tác giả đã nghiên cứu văn
hoá ứng xử từ các góc độ tiếp cận khác nhau và vì khác chuyên môn nên
chúng tôi không đề cập đến chúng trong công trình của mình. Chúng tôi chỉ
xin sơ bộ nhắc tới một số công trình nghiên cứu của các tác giả mà đã ít nhiều

khai thác đề tài này qua nguồn tư liệu là văn học dân gian, đặc biệt là qua tục
ngữ, ca dao (với tư cách một thành tố văn hoá dân gian)… Sau đây chúng tôi
xin điểm qua những nội dung chính mà các công trình đã đề cập đến:
Trần Thị Thuý Anh là tác giả của cuốn: Thế ứng xử xã hội cổ truyền
của người Việt châu thổ Bắc bộ. Trong công trình của mình, người viết đã:


“cố gắng dựng một mô hình ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt ở châu
thổ Bắc bộ… xác định hệ giá trị của thế ứng xử Việt Nam là lưỡng đoan (hay
đa đoan) với những giá trị tinh thần, bao gồm sự: hiếu hoà- khoan dung- giản
dị- vui vẻ…”. Mô hình ứng xử mà tác giả muốn định danh và định tính đó là
“mô hình tình nghĩa”. Tác giả đã đưa ra những kết luận rất xác đáng (tất nhiên
trong số đó có nhiều nhận định là kết quả nghiên cứu của nhiều ngành chuyên
môn khác đã khẳng định từ trước). Với lối viết mang nặng tính khẩu ngữ, qua
những cứ liệu của nhiều lĩnh vực tác giả có những cách lập luận thú vị về thế
ứng xử, mô hình ứng xử của xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc bộ.
Điều mới mẻ mà qua luận văn này chúng tôi cảm nhận được đó là ở một phần
trong công trình của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu theo
kiểu phân chia vùng miền, hay là có thể dùng khái niệm của các nhà văn hoá
học đó là phương pháp nghiên cứu “địa - văn hoá”… Tuy nhiên, vì đưa quá
nhiều tư liệu của rất nhiều ngành khác nhau vào nên hướng đi của luận văn
khá tản mạn. Chẳng hạn, người viết phân chia ra các tiểu vùng ở châu thổ bắc
bộ như: Bắc, Nam, Đoài, Đông, nhưng lại không nêu lên một cách rõ ràng đặc
trưng thế ứng xử của mỗi vùng miền mà chỉ chú ý đến phương diện văn hoá
vật thể (cho dù cần thiết bởi nó cũng là một biểu hiện của văn hoá tinh thần,
văn hoá phi vật thể)… Tác giả viết: “Bắc là vùng châu thổ cao, đồng mùa
nhiều, làng nghề làng buôn, mạng lưới chợ quê sinh động, dày đặc, vô vàn lễ
hội chùa, đền, đình. Nét bản sắc là “cỗ ba tầng”, “nón ba tầm”, “áo mớ ba mớ
bảy”, “quan họ”, hội Gióng, “Ăn Bắc mặc kinh”. Nam là vùng chiêm trũng,
với mắm tôm mắm tép (tép riu), thợ đấu, đào vượt thổ, múa rối nước (Nguyên

Xá), làm ăn khắc khổ, “Xắn váy quai cồng”, “Sống ngâm da chết ngâm
xương” nhưng được an ủi tâm linh là có Mẫu Liễu Hạnh, tiên Chử Đồng Tử,
hầu bóng, hát chầu văn…” [2, tr.38].
Sử dụng ca dao tục ngữ làm “công cụ” (từ dùng của tác giả), nhưng thực
ra nguồn tư liệu là tục ngữ ca dao lại rất ít, hướng tiếp cận chủ yếu của luận


văn vẫn nghiêng về lịch sử và văn hoá học nhiều hơn… Tuy vậy, tính bao
quát của luận văn cao, đặc biệt ở góc độ lịch sử, văn hoá học, xã hội học là
điều đáng ghi nhận ở công trình này…
Khác với tác giả Trần Thị Thuý Anh, Phạm Vũ Dũng, qua ca dao, sau khi
phác thảo về văn hoá ứng xử của người Việt nói chung đã đi sâu vào một đối
tượng cụ thể đó là người phụ nữ với lý lẽ là họ “tập trung đầy đủ đặc trưng
vốn có của người Việt cũng như văn hoá Việt trong suốt lịch sử hình thành và
phát triển đất nước” [25, tr. 43].
Tuy là phác thảo song tác giả cũng nhấn mạnh đến một số nội dung, những
đức tính nổi bật của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam như “đó là lòng
yêu nước, tính cần cù, tính cộng đồng và tính đoàn kết dân tộc, tính hài hoà
chừng mực, tính kiên định nhưng không bảo thủ mà dễ dung hợp; tính sáng
tạo và sự nhạy bén; giàu tình cảm trọng nhân nghĩa; tính chất duy tình trong
sinh hoạt và ứng xử: sự bao dung và hoà đồng…”. Tác giả khẳng định: “ngoài
những yếu tố khác, căn cốt của người Việt bộc lộ ở tư tưởng bao dung, hoà
đồng” [25, tr.39].
Đi vào phân tích đề tài cụ thể tác giả đã nhận xét:
- Ở thế phụ thuộc, với địa vị thường là thấp kém hơn trong các quan hệ xã
hội rộng lớn, bóng dáng và hình ảnh ứng xử của người phụ nữ trong các mối
quan hệ xã hội thường là thoáng qua, chỉ trừ mối quan hệ tình cảm nam nữ
trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau...
- Sự gắn bó với thiên nhiên, đồng hành với thiên nhiên, sự đa diện trong
cảm xúc trước thiên nhiên…vẫn là đặc điểm dáng chú ý trong thế ứng xử của

người phụ nữ Việt (và con người Việt Nam nói chung) với môi trường tự
nhiên xung quanh.
- Ước vọng hạnh phúc, mong muốn gia đình êm ấm sum vầy, khát khao
tình cảm lứa đôi, than thân trách phận, thở than tình nghèo, duyên mỏng… là


một số nội dung tình cảm và ứng xử bản thân mà người phụ nữ Việt hay
quan tâm đến…
Tác giả đã khái quát thêm: do ảnh hưởng của Nho giáo, người phụ nữ Việt
Nam “luôn có những tâm lý, cảm xúc, ý tưởng éo le, vừa tự tôn lại vừa tự ti
vừa muốn làm tròn thiên chức của mình vừa muốn vượt lên thiên chức ấy,
vừa hài lòng với hình ảnh mình lại vừa than thân trách phận” [25, tr.119].
“Nho giáo và văn hoá ứng xử của người Việt bình dân trong quan hệ hôn
nhân và gia đình” là tên một bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim
Loan đăng trong Tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 3 năm 2003. Sau khi đi vào
chứng minh và phân tích những ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hoá ứng
xử gia đình truyền thống, tác giả đã đi đến kết luận: “Dường như Nho giáo
không thực sự bắt rễ sâu vào tâm thức người Việt bình dân, ít nhất thì cũng
trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Các mối quan hệ cha mẹ- con cái, anhem, chồng- vợ của người Việt vẫn giữ nguyên được cách tư duy, ứng xử biện
chứng, trọng tình của nền văn hoá nông nghiệp tĩnh tại” [40, tr.27].
Trên đây chúng tôi đã điểm qua nội dung những công trình đã sử dụng
vốn văn học dân gian làm phương tiện nghiên cứu về văn hoá ứng xử. Tuy
nhiên, vì xác định đối tượng nghiên cứu là văn hoá nên về phương pháp mà
các tác giả vận dụng là phương pháp nghiên cứu văn hoá, không coi tục ngữ
ca dao là đối tượng nghiên cứu mà chỉ là “công cụ”, tức là không chú trọng
đến đặc trưng thể loại của nó, không tiếp cận nó ở góc độ văn học. Dưới đây
xin điểm lại đến một công trình khác ít nhiều gần với nội dung và hướng tiếp
cận của chúng tôi.
Bằng những con số thống kê cụ thể, Phạm Việt Long trong “Cách thức
ứng xử trong vợ chồng người Việt thể hiện qua tục ngữ” đã đưa ra kết luận:

“Qua tục ngữ thấy rõ đặc tính nổi bật của người phụ nữ Việt Nam xưa là
nhường nhịn, giàu tình thương, hy sinh nhưng lại bị đối xử khắt khe…dù
người phụ nữ Việt sống trong gia đình phụ hệ, nhưng cách thức ứng xử không


phải là theo giáo lý của đạo Nho (trong đó người phụ nữ phụ thuộc hoàn
toàn vào người đàn ông phải ứng xử theo giáo lý, khuôn phép nhà chồng) mà
là theo đạo lý dân tộc, trong đó lấy cái tình làm kim chỉ nam cho hành động”
[41, tr.14].
Từ 1997-2001, khi là học viên cao học, chúng tôi đã thực hiện đề tài này ở
Viện Văn hoá dân gian (vì tục ngữ cũng là thành tố của văn hoá dân gian).
Chúng tôi đã cố gắng tiếp cận từ ngả đường văn học để làm nổi bật lên những
đặc trưng của văn hoá ứng xử Nhật Bản, nghĩa là chúng tôi đã xử lý đề tài
theo hướng: chủ yêú căn cứ trên những cứ liệu là tục ngữ, tức là từ ngôn ngữ
dân gian để khái quát và luận giải về văn hoá. Tuy nhiên, do yêu cầu của một
luận văn Thạc sĩ nên vấn đề mới được giải quyết ở mức phác thảo, sơ lược.
Nhận thấy đây là một đề tài mới, rất thú vị và cũng… rất khó nên chúng tôi lại
tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu nó với một hy vọng có thể công việc mình làm
ít nhiều có ích dụng trong thực tiễn, phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu
hiện nay của những người quan tâm đến văn hoá hai nước. Chúng tôi được
biết rằng trong thực tế cuốn Tục ngữ Nhật- Việt do chúng tôi biên soạn (Nxb
Văn học 2001) đã ít nhiều phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập của
người Việt và người Nhật.

IV. Nguồn tư liệu
- Tiếng Nhật
Công việc sưu tầm và biên soạn tục ngữ ở Nhật Bản đã được tiến hành từ
lâu và thu được nhiều kết quả. Không đi sâu vào vấn đề này nên chúng tôi chỉ
xin sơ lược điểm qua quá trình đó.
Trước khi khái niệm kotowaza được sử dụng một cách rất phổ biến như hiện

nay, người Nhật đã có rất nhiều tên gọi cho thể loại này, lẽ dĩ nhiên nội hàm


của chúng cũng ít nhiều có khác so với khái niệm hiện tại. Nói một cách cụ
thể hơn là những tuyển tập kotowaza hiện đang lưu hành chính là sự tập hợp
của rất nhiều thể loại khác nhau trong văn hoá truyền thống Nhật Bản trước
đây.
Do thời gian quá lâu và do nhiều lý do nên có một số ấn phẩm không rõ niên
đại và tên người sưu tầm. Theo những tư liệu mà chúng tôi biết được thì Cổ
kim Hoà ca tập (Tập sách về những bài ca dao, dân ca Nhật Bản) là một trong
nhưng tuyển tập thuộc loại hình này ra đời sớm nhất, năm in có thể là 905,
908 hoặc 913, không rõ tên người biên soạn.
Vào khoảng thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 một tuyển tập khác được in ấn đó là:
Những câu nói ở chốn thôn dã. Trong cuốn này có nhiều thể loại như: những
câu nói có tính đúc kết kinh nghiệm, những câu dân ca kể cả những câu đùa
bỡn cợt của dân gian…
Tuy văn hoá Trung Hoa đến Nhật sớm song những thành ngữ và tục ngữ có
xuất xứ từ Trung Hoa có mặt chung với các thể loại khác của Nhật Bản lại
khá muộn. Đặc biệt những lời giáo huấn của các bậc được coi là thánh nhân
của Trung Hoa như Khổng Tử, Mạnh Tử… xuất hiện trong các tập kotowaza
càng muộn hơn. Có thể khởi thuỷ chỉ giới quý tộc, các học giả, các quan lại
trong cung đình… mới có điều kiện tiếp cận loại văn hoá mang nặng tính
chính trị này. Dần dần sau đó, chúng được dân gian hoá và đi vào vốn ngữ
văn bình dân. Tuy nhiên thời điểm chính xác mà chúng “gia nhập” vào kho
tàng văn hoá dân gian thì cũng khó xác định. Chúng tôi nghĩ rằng khảo sát
vấn đề này sẽ rất thú vị song cũng không đơn giản chút nào.
Văn hoá thời Taisho và đầu thời Showa (1912- 1945) có một đặc điểm nổi
trội nhất là sự ra đời của nền văn hoá đại chúng, phát triển song song với các
trào lưu dân chủ. Vào giai đoạn này, có rất nhiều sách báo được xuất bản,
trong số đó có các tuyển tập văn học bác học lẫn dân gian. Chủ trương “mở

cửa” từ giai đoạn Minh Trị trước đó đã tạo điều kiện cho các tầng lớp xã hội


có điều kiện tiếp xúc và học hỏi mọi lĩnh vực của phương Tây. Những tinh
hoa của một châu lục phát triển sớm này, kể cả ngôn ngữ lẫn văn hoá, đã được
người Nhật du nhập vào nước mình. Những sưu tập về tục ngữ lúc này cũng
bắt đầu xuất hiện với những đơn vị thành ngữ và tục ngữ của phương Tây.
Hầu hết các đơn vị này được chuyển dịch vào tiếng Nhật từ tiếng Anh… Đặc
biệt vào những năm đầu thế kỷ 20, có khá nhiều sưu tập thành ngữ, tục ngữ đã
được ra đời. Trong số đó phải kể đến Cổ kim ngạn ngữ, Cổ kim cách ngôn,
Tục tín, tục thuyết, Phương ngôn và tục tín, Đông Tây ngạn ngữ … Trong
phần tài liệu tham khảo của các cuốn Đại từ điển kotowaza thường đưa ra một
danh sách gồm vài trăm cuốn. Vì một số lượng lớn như vậy nên chúng tôi
không thể nêu đầy đủ ra đây được.
Do khối lượng kotowaza rất lớn nên chúng tôi không thể biên dịch
được tòan bộ mà chỉ tuyển dịch được khoảng gần 4200 đơn vị. Chúng tôi dịch
trọn vẹn cuốn 日英 p 比較ことわざ事 ?典 (Từ điển so sánh thành ngữ, tục ngữ
Nhật-Anh) do Yamoto biên soạn, xuất bản năm 1980 tại Tokyo. Cuốn này
gồm có:1230 đơn vị và có phần đối dịch với tiếng Anh nên tiện cho chúng tôi
có thể so sánh được. Mặt khác, ngoài phần giải thích nghĩa của từng đơn vị
cuốn này còn đưa ra các thí dụ về cách dùng. Ngoài ra, chúng tôi dịch thêm
một phần (khoảng gần 4000 đơn vị) của cuốn ことわざ大辞典 (Đại từ điển
kotowaza) do Bộ biên tập Từ điển, Viện Nghiên cứu ngôn ngữ Nhật Bản biên
soạn, Nxb Shogakukan phát hành năm 1992 trong lần tái bản thứ 18. Đây là
một tuyển tập được biên soạn rất công phu, đầy đủ nhất từ trước đến nay.
Ngoài phần bình chú, nêu tất cả các nghĩa, các cách hiểu khác nhau của một
đơn vị, cuốn này còn dẫn cả xuất xứ và đưa thêm cả những câu biến thể, phái
sinh. (Tất cả các đơn vị của 日英 p 比較ことわざ事 ?典 đều nằm trong cuốn
này).
Như đã nêu trên, ở Việt Nam cho đến nay chưa có công trình nào nghiên

cứu hoặc giới thiệu về tục ngữ Nhật Bản. Chính bởi vậy chúng tôi phải sử


dụng nguồn tư liệu do chính chúng tôi biên soạn. Đó là cuốn Tục ngữ Nhật Việt do Nxb Văn học đã xuất bản năm 2001. Phần lớn những dẫn chứng mà
chúng tôi dùng để khảo sát đều được lấy từ cuốn sách này. Ngoài ra chúng tôi
có sử dụng thêm một số đơn vị trong ことわざ大辞典 (phần mà chúng tôi chưa
đưa vào cuốn Tục ngữ Nhật - Việt).
Để tiến hành biên soạn cuốn sách nêu trên, chúng tôi tuân theo những
nguyên tắc sau đây:
- Hầu hết các đơn vị tục ngữ được trực dịch để không làm mất đi nét
đặc thù trong cách diễn đạt của người Nhật. Đối với những câu nếu trực
dịch sẽ quá tối nghĩa thì chúng tôi mới chọn cách dịch ý (rất hạn chế cách
này). Sở dĩ chúng tôi làm như vậy là bởi chúng tôi cố gắng phản ánh trung
thực cách thể hiện cũng như nội dung đúng như nó tồn tại trong thực tế và
đúng như cách tư duy của người Nhật. Tuy nhiên, để dễ nhớ dễ thuộc, giống
như tục ngữ Việt, trong một chừng mực có thể, chúng tôi đã cố gắng sử
dụng cách diễn đạt theo lối văn vần…
- Có phần giải nghĩa đối với những đơn vị khó hiểu (đặc biệt những câu có
xuất xứ từ các điển tích, các Phật thoại, có nguồn gốc ngoại lai…) .
- Nêu đầy đủ tất cả các nghĩa hoặc các cách hiểu khác nhau của từng đơn
vị cụ thể.
- Tiếng Việt
Ở Việt Nam công việc sưu tầm, biên soạn và nghiên cứu tục ngữ đã
thu được những thành tựu rất đáng trân trọng. Trong phần “Phàm lệ biên
soạn” ở cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt của nhóm tác giả Nguyễn Xuân
Kính (chủ biên), Nguyễn Thuý Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân đã đưa
ra danh sách thống kê những tư liệu mà tuyển tập tham khảo. Phần này đã
phản ánh được quá trình sưu tập tục ngữ ở Việt Nam. Nhận thấy đây là phần
tư liệu hết sức đầy đủ và phong phú rồi nên chúng tôi không nhắc lại nữa.



Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng tuyển tập này làm tài liệu chính cho công
trình của mình với lý do đây là một công trình công phu, bao gồm 16.068 đơn
vị được biên soạn theo một phương pháp khoa học và hiện đại, rất thuận tiện
cho việc tra cứu.
Do phạm vi của một luận án và do giới hạn của đề tài (tập trung chủ yếu
nghiên cứu về tục ngữ Nhật Bản) nên chúng tôi chỉ lựa chọn một số ít các đơn
vị tục ngữ người Việt (người Kinh) trong cuốn sách nêu trên để làm tư liệu.
Cũng giống như phần tư liệu tục ngữ Nhật, chúng tôi chỉ sử dụng những đơn
vị tục ngữ cổ truyền đã được lưu giữ một cách ổn định trên các văn bản (trước
năm 1945).

V. Phương pháp nghiên cứu
Có nhiều hướng tiếp cận văn hoá. Lấy chính nền văn hoá của dân tộc
mình làm đối tượng nghiên cứu là một việc làm phổ biến từ xưa đến nay ở
mọi quốc gia. Tuy nhiên, sở dĩ các dân tộc khác nhau trên thế giới càng ngày
càng hiểu biết về nhau hơn chính là nhờ có sự tìm hiểu, khám phá lẫn nhau về
văn hoá từ nhiều hướng, bằng nhiều phương pháp khác nhau…
Trên mảnh đất văn học dân gian của dân tộc mình, quả thực chúng ta đã
cày xới và gặt hái được nhiều thành quả. Nhưng chỉ hiểu về ta thôi thì chưa
đủ. Chúng ta cần phải hiểu thêm về người, có hiểu rõ người thì chúng ta mới
thêm hiểu mình. Với suy nghĩ như vậy nên chúng tôi thấy việc nghiên cứu
văn học dân gian, cụ thể là nghiên cứu về văn hoá ứng xử Nhật Bản qua tục
ngữ là một việc cần thiết và hữu ích.
Để thực hiện đề tài của luận án, chúng tôi chọn một hướng đi tuy khó khăn
nhưng khá thú vị, đó là hướng tiếp cận từ bên ngoài, bằng cái nhìn từ một nền
văn hoá khác với văn hoá Nhật. Nói một cách cụ thể là chúng tôi muốn xử lý


đề tài theo lối truyền thống của Việt Nam, qua lăng kính của người Việt

Nam. Đây không phải là một cách làm ngoại lệ và không phải là không có
mặt mạnh riêng. Tác giả của Discover Japan (Tìm hiểu Nhật Bản) đã biện
minh cho cách làm này như sau: “Khi là thành viên trong bất cứ một nền văn
hoá nào đó, người ta sẽ không đủ khả năng để lột tả chính nền văn hoá đó,
bởi lẽ họ chỉ là một thành phần trong nền văn hoá ấy mà thôi”[81, tr 2]. Tuy
ý kiến này khá cực đoan song không phải là không có lý. Ngay cả ở Việt
Nam, trong những năm từ giữa thập kỷ của thế kỷ trước giới nghiên cứu cũng
chủ yếu sử dụng phương pháp này để tiếp cận các nền văn học nước ngoài
khác…
Tục ngữ Nhật Bản là một bộ phận văn học dân gian. Bởi vậy chúng tôi cũng
sử dụng những phương pháp nghiên cứu văn học dân gian nói chung và tục
ngữ nói riêng để tiến hành đề tài này.
Để thực hiện được mục tiêu của luận án đề ra đòi hỏi phải có cách tiếp cận
từ nhiều ngả và phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Do đề tài được
triển khai bằng con đường văn học, qua một thể loại văn học bình dân truyền
thống nên chúng tôi xác định những dẫn liệu được sử dụng trong công trình
phải là tục ngữ, nói chính xác hơn chủ yếu là tục ngữ. Vì lý do đó mà phương
pháp chứng minh được vận dụng trong luận án như một điều tất yếu. Tuy
nhiên, để lý giải và cắt nghĩa được những biểu hiện của văn hoá ứng xử tức là
đi sâu vào bản chất của vấn đề chúng tôi phải sử dụng phương pháp phân tích
và coi đây là phương pháp chủ đạo xuyên suốt toàn bộ công trình. Phương
pháp loại hình học là một phương pháp rất thích hợp dùng để nghiên cứu về
tục ngữ của các dân tộc khác nhau. Bởi hơn bất cứ một thể loại văn học nào
khác, tục ngữ mang tính nhân loại, tính quốc tế rất cao... Phương pháp so
sánh, thống kê đã giúp chúng tôi trong quá trình làm nổi bật lên những điểm
tương đồng và dị biệt trong văn hoá các nước, đặc biệt là khi đối sánh với
Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng để thực hiện được điều đó, trước hết người


viết phải thực hiện việc phân loại. Trong luận án, có những luận điểm được

triển khai theo cách quy nạp nhưng cũng có những chuyên mục lại đi theo
hướng diễn giải. Do mục tiêu của luận án đề ra là vừa đi vào tính chất quan hệ
ứng xử giữa những đối tượng cụ thể vừa muốn hướng tới sự khái quát để làm
rõ những đặc trưng văn hoá của con người Nhật Bản, dân tộc Nhật Bản nên
phương pháp nghiên cứu tổng hợp liên ngành cũng được vận dụng .
Vì đối tượng nghiên cứu là tục ngữ nên chúng tôi cũng rất quan tâm
đến đặc trưng của thể loại ở phương diện biểu hiện. Chính bởi vậy việc vận
dụng những thành tựu của thi pháp tục ngữ của Việt Nam đã giúp chúng tôi
tìm ra được những phương thức chuyển tải nội dung khá thú vị qua phần
nghiên cứu về nghệ thuật tục ngữ Nhật Bản.
Để luận án được ngắn gọn, chúng tôi lược bớt phần trích dẫn bằng
nguyên văn tiếng Nhật và tiếng Anh. Chúng chỉ được điểm xuyết trong những
trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, để tiện theo dõi, cuối bản luận án sẽ có phần
phụ lục tiếng Nhật. Phần phụ lục này cũng bổ sung thêm ít nhiều về nội dung
của đề tài mà vì giới hạn của một luận án, chúng tôi chưa có điều kiện trình
bày.

VI. Những đóng góp của luận án
1. Là chuyên luận đầu tiên giới thiệu về kotowaza, một thể loại văn học
dân gian Nhật Bản (qua việc đối chứng với khái niệm tục ngữ của Việt Nam).
2. Lần đầu tiên trình bày tương đối hệ thống và chi tiết về nội dung văn
hoá ứng xử trong tục ngữ Nhật Bản .
3. Bước đầu so sánh văn hoá ứng xử được thể hiện trong tục ngữ Nhật
và Việt. Sơ bộ chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa văn hoá


hai nước, trong đó nhấn mạnh những đặc trưng nổi bật của văn hoá ứng xử
Nhật Bản.

VII. Bố cục luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, được chia làm 3
chương.
Chương 1 : Khái quát về kotowaza (tục ngữ) và văn hoá ứng xử Nhật Bản
Chương 2 : Văn hoá ứng xử trong tục ngữ Nhật Bản
Chương 3 : Bước đầu so sánh văn hoá ứng xử được thể hiện trong tục ngữ
Nhật và tục ngữ Việt


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Tp HCM và khoa
lịch sử Trường Đại học Sư phạm Tp HCM.
2. Trần Thị Thuý Anh (2000), Thế ứng xử xã hội cổ truyền của người Việt
châu thổ Bắc bộ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thuý Anh (1999), “Tìm hiểu đạo Phật ở Nhật Bản”, Tạp chí
nghiên cứu Nhật Bản (5).
4. Nguyễn Trọng Báu (1993), “Tục ngữ và phương pháp folklore học trong
nghiên cứu thể loại tục ngữ”, Tạp chí văn hóa dân gian (1).
5. Nguyễn Đổng Chi (1969), “ Văn học dân gian là kho tàng quí báu cho sử
học”, Những ý kiến về văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
6. Nhật Chiêu (1997), “Manyoshu (Vạn diệp tập) hay là thơ ca từ mọi nẻo
đường đời”, Tạp chí Văn học,(9).
7. Trường Chinh (1971), Chủ nghĩa Mác và Văn hoá Việt Nam, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
8. Đoàn Trung Còn (2000), Minh đạo gia huấn, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
9. Nguyễn Đức Dân (1987), Đạo lý trong tục ngữ”, Tạp chí Văn học (5).
10. Triệu Kiến Dân (1996), “Truyền thống văn hoá Trung Quốc với hiện đại
hoá Nhật Bản”, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản (3).
11. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1993), Tục ngữ Việt

Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (in lần thứ hai).
12. Chu Xuân Diên (2001), Văn hoá dân gian - Mấy vấn đề phương pháp
luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1995), Từ điển Thành ngữ


và tục ngữ Việt Nam, tái bản lần thứ 2, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
14. Nguyễn Duy Dũng (2001), “Ảnh hưởng quốc tế và khả năng vận dụng
kinh nghiệm phát triển văn hoá của Nhật Bản”, Nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á (6).
15. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin,
Hà Nội.
16 . Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb
Hà Nội.
17. Phan Thị Đào (1997), “Tỉnh lược như là một yếu tố cấu thành
thi pháp tục ngữ”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3).
18. Cao Huy Đỉnh, Tìm hiểu tiến trình văn hoc dân gian Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Đỗ Công Định (2000), “Đạo Phật ở Nhật Bản”, Tạp chí nghiên
cứu Nhật Bản (6).
20. Phạm Văn Đồng (1974), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1995.
21. Dương Quảng Hàm (1951) Việt Nam văn học sử yếu, Nxb Văn hoá,
Hà Nội, (in lần thứ hai).
22.Trịnh Đức Hiển (1995), “Một số hình thức thể hiện tính hình
tượng trong xú pha xít Lào”, Tạp chí Văn hoá dân gian (2).
23. Hồ Hoàng Hoa (1999), “Một số nét về lối sống và quan niệm giá
trị lối sống của người Nhật Bản hiện đại”, Nghiên cứu Nhật Bản (3).
24. Hồ Hoàng Hoa - chủ biên (2001), Văn hoá Nhật - những chặng
đường phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Lê Như Hoa - chủ biên (2002), Văn hoá ứng xử các dân tộc Việt
Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
26. Nguyễn Thái Hoà (1997), Tục ngữ Việt Nam - Cấu trúc và thi pháp,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.


27. Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Tân, Hongzao Xiang, Nguyễn
Thế Sự (1998), Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa- Việt, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội.
28. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (1997)- Kỷ yếu Hội thảo khoa học
tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 1995), 50 năm sưu tầm, nghiên cứu, phổ
biến văn hoá văn nghệ dân gian, Nxb Khoa học Xã hội.
29. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1973), Lịch sử Văn học Việt Nam
- Văn học dân gian, Tập 2, Nxb Đại học & Trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội.
31. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
32. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
33. Nguyễn Xuân Kính, Lê Ngọc Canh, Ngô Đức Thịnh - tổ chức bản
thảo (1989), Văn hoá dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
34. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nguyễn Thuý Loan, Phan Lan
Hương, Nguyễn Luân (2002), Kho tàng tục ngữ người Việt, Nxb
Văn hoá- Thông tin, Hà Nội.
35 Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người môi trường và văn hoá,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. Vũ Khiêu (1997), Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.
37. Nguyễn Lạc, Thế Anh (1978), Thành ngữ Nga - Việt, Đại học
Sư phạm I Hà Nội xuất bản, Hà Nội .
38. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,


×