Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đảng bộ tỉnh hưng yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 1997 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.34 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

ĐÀO THỊ VÂN

ĐẢNG BỘ TỈNH HƢNG YÊN LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ THEO HƢỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA GIAI ĐOẠN 1997 – 2003

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ ĐẢNG
Mã số: 5 03 16

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Xuân Mỹ

HÀ NỘI - 2004
1


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu............................................................................

1

Chƣơng 1. Cơ sở của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở tỉnh Hƣng
yên giai đoạn 1997 - 2003..............................................

7

1.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Vịêt Nam về chuyển


dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá..............................................................................

7

1.2. Thực trạng và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
Hưng Yên.........................................................................

25

Chƣơng 2. Đảng bộ tỉnh Hƣng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu

kinh

tế

giai

đoạn

1997

-

32

2003........................................
2.1 Quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế (1997 - 2000)........................................................


32

2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giai đoạn 2001 - 2003...........................................
Chƣơng 3. Kết quả và một vài kinh nghiệm bƣớc đầu trong
lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ
tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 1997 - 2003...........................
3.1. Thành tựu và hạn chế chủ yếu

49

75
75

.........................................
3.2. Một vài kinh nghiệm bước đầu trong lãnh đạo chuyển
dịch cơ cấú kinh tế của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 1997 - 2003.............................................................

96

Kết luận...........................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo........................................

105
109

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến nay, Đảng CSVN đã đề
ra và không ngừng hoàn thiện đường lối đổi mới toàn diện mà trung tâm là đổi
mới kinh tế. Điều đó hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại và đòi hỏi của tình
hình đất nước, đáp ứng đúng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Hiện nay
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá
kinh tế phát triển mạnh mẽ, đang tác động đến mọi quốc gia cũng như mỗi địa
phương. Ở nước ta, đổi mới lấy phát triển kinh tế trước hết phải lấy phát triển
lực lượng sản xuất, CNH, HĐH đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời
kỳ quá độ lên CNXH. Xuất phát từ thực tiễn một nước nông nghiệp, kinh tế
chưa phát triển, Đảng ta đã coi CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn là nhiệm
vụ hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong đó, chuyển dịch CCKT
nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH, HĐH là vấn đề cốt lõi quan trọng
nhất, là qui luật phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên
CNXH.
Nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới từ 1986 đến nay đã
từng bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh theo hướng CNH, HĐH, tạo ra
bước phát triển có tính đột phá trên lĩnh vực sản xuất hàng hoá. Qúa trình đó
còn tác động mạnh đến công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thay đổi mạnh kết
cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng nông thôn mới, củng cố khối đoàn kết liên
minh công, nông, trí thức, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và
thành thị và củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng.
Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ.
Đây là vùng đất phù sa màu mỡ, phát triển sớm nghề sản xuất lúa nước với
nhiều sản phẩm nổi tiếng. Với lợi thế tự nhiên có đường quốc lộ số 5, đường
sắt Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế phiá Bắc và tam

3



giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sau khi cầu Thanh Trì, cầu
Minh Khai xây dựng xong, cùng với các cầu Triều dương, Yên lệnh, Hưng Yên
càng có nhiều lợi thế phát triển. Khi còn trong tỉnh Hải Hưng cũ, Hưng Yên đã
phát huy được tiềm năng kinh tế nông nghiệp của mình. Từ khi tách tỉnh năm
1997 đến nay, Đảng bộ Hưng Yên đã có nhiều chủ trương lớn nhằm phát huy
thế mạnh của tỉnh, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, từng
bước chuyển dịch CCKT của địa phương theo hướng CNH, HĐH, nền kinh tế
của tỉnh đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, cơ sở hạ tầng và đời sống
nhân dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế, Hưng Yên đang còn những
hạn chế và đang đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh. Thực hiện bước đi
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn như thế nào để phát huy thế mạnh của địa
phương, tiếp tục phát huy truyền thống sản xuất lương thực thực phẩm hàng
hoá, phát triển các khu công nghiệp, kết hợp kinh tế nông - công nghiệp - dịch
vụ, du lịch, giải quyết việc làm, chế biến nông sản, thực phẩm, mở rộng thị
trường tiêu thụ...? Đó là những câu hỏi đòi hỏi đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân
Hưng Yên tìm câu trả lời.
Đề tài “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH giai đoạn 1997 - 2003” được chọn làm luận văn cao học
ngành lịch sử, chuyên ngành Lịch sử ĐCSVN là để góp phần làm rõ quá trình
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo giải quyết các vấn đề trên, rút ra những kinh
nghiệm cần thiết, phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa Hưng Yên trở thành một
trong những tỉnh đi đầu của cả nước thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch CCKT ở
nước ta trong những năm đổi mới như :
- Giáo sư Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp


4


hoá nền kinh tế quốc dân. NXB CTQG, Hà Nội, 1994.
- TS Đặng Văn Thắng, TS Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch CCKT công
nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng NXB CTQG,
Hà Nội 2003.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phạm Văn Quế - “Chuyển dịch CCKT ở tỉnh
Bình Dương theo hướng CNH, HĐH”, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà
Nội, 1999.
Một số bài báo viết về chuyển dịch CCKT trên một lĩnh vực cụ thể đăng
trên báo Hưng Yên thời gian qua như bài “Phát triển làng nghề một hướng đi
đúng” của Phạm Đức Nhuận (18/8/1999), bài "Công nghiệp - những khởi sắc”
của Quốc Việt (1/9/1999), bài “Vùng đất mời gọi đầu tư” của Công Đán
(8/10/2001), bài “Nên chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp như thế nào”
của TS Lê Hưng Quốc (18/9/2002) và nhiều bài báo riêng lẻ khác.
Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào tổng kết một cách hệ thống
và toàn diện quá trình Đảng bộ Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch CCKT theo
hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh.
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình mới mẻ do tôi tự nghiên cứu và
thực hiện, chưa có ai nghiên cứu với những nội dung trên, tôi không có sự sao
chép bất cứ một công trình khoa học nào khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
a. Mục đích nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch CCKT
ở địa phương giai đoạn 1997 - 2003.
- Đánh giá bước đầu những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển
dịch CCKT ở Hưng Yên.
- Nêu lên một số kinh nghiệm bước đầu trong lãnh đạo chuyển dịch
CCKT giai đoạn 1997 - 2003.

5


a. Nhiệm vụ của luận văn
- Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên vận
dụng đường lối của Đảng để lãnh đạo chuyển dịch CCKT ở tỉnh từ 1997 2003.
- Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của kết quả của quá
trình đó.
- Tổng kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch CCKT của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên (1997 - 2003) làm cơ sở cho việc hoạch định công tác
này trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Hưng
Yên giai đoạn 1997 - 2003 theo tinh thần của Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, IX của Đảng CSVN và thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV và XV của
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên.
b. Phạm vi nghiên cứu
Sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh Hưng Yên trong thực hiện chuyển dịch
CCKT trên các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và
thương maị dịch vụ, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh
từ tháng 1/1997 (thời điểm tách tỉnh) đến hết tháng 12/2003.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu
* Cơ sở lý luận
Đây là một phần công trình khoa học lịch sử Đảng bộ địa phương, Luận
văn dựa trên trên nền tảng lý lụân của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối của Đảng CSVN về phát triển kinh tế, CNH, HĐH
đất nước trong thời kỳ đổi mới.
* Phương pháp nghiên cứu
6



- Trên cơ sở phương pháp luận sử học mac - xit, phương pháp nghiên
cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và sự kết
hợp hai phương pháp đó để làm rõ quá trình Đảng bộ địa phương lãnh đạo trên
một lĩnh vực kinh tế.
- Luận văn có sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, lập bảng để
trình bày kết quả nghiên cứu làm rõ nội dung nêu trên.
* Nguồn tư liệu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế, các Văn kiện Đại hội VI,
VII, VIII, IX của Đảng CSVN và các Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng,
BBT , BCT các khoá VI, VII, VIII, IX về phát triển kinh tế.
- Các Văn kiện Đại hội XIV, XV Đảng bộ tỉnh Hưng Yên và các Nghị
quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
- Các Quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên và một số số liệu thống kê
của Cục thống kê Tỉnh Hưng Yên.
- Một số báo cáo tổng kết của các ngành công nghiệp, nông nghiệp,
thương mại - du lịch tỉnh Hưng Yên.
6. Đóng góp của luận văn
- Đóng góp mới mẻ của luận văn là trình bày một cách tương đối hệ
thống và toàn diện quá trình Đảng bộ tỉnh lãnh đạo và tổ chức thực hiện
chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH ở Hưng Yên thời kì 1997 - 2003.
- Chỉ rõ kết quả nổi bật của quá trình đó và bước đầu tổng kết một số
kinh nghiệm lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ Hưng Yên trong chuyển dịch
CCKT .
- Luận văn có thể góp một phần trong Lịch sử Đảng bộ địa phương lãnh
đạo phát triển kinh tế trong thời kì đổi mới, cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho
việc nghiên cứu và giảng dạy môn lịch sử Đảng CSVN thời kỳ đổi mới, phần
lịch sử Đảng bộ Hưng Yên.
7



- Luận văn có thể phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy môn
Phương hướng phát triển kinh tế địa phương ở chuyên ngành đào tạo Văn giáo dục công dân ở trường CĐSP Hưng Yên.
7. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, Luận văn
được kết cấu thành 3 chương :
Chương 1: Cơ sở của việc chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2003.
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch CCKT giai
đoạn 1997 - 2003
Chương 3: Kết quả và một vài kinh nghiệm bước đầu trong lãnh đạo
chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2003.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2001), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên
năm 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2.

Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2003), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên
năm 2002, Nxb Thống kê, Hà Nội.

3.


Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII - Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội.

7.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp
hành Trung ương khoá VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành Trung ương khoá VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.


9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết của Bộ Chính trị “Về một
số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.

11.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.

Đảng Cộng sản Viẹt Nam (2002), Văn kiện Đại hội Đảng toàn tập, tập

9


21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14.


Trần Ngọc Hiên (1987), Sự hình thành CCKT trong chặng đường đầu
của thời kỳ quá độ, Nxb Sự thật, Hà Nội.

15.

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17.

Sở Công nghiệp Hưng Yên (21/1/2004), Báo cáo tình hình phát triển
công nghiệp Hưng Yên năm 2003 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch 2004 2005.

18.

Sở Thương mại Du lịch Hưng Yên (18/02/2004), Báo cáo tổng kết hoạt
động thương mại du lịch năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm
2004.

19.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên (8/11/2004), Báo cáo
tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2003 - Phương hướng, nhiệm vụ năm
2004 tỉnh Hưng Yên.

20.


Đặng Văn Thắng - Phạm Ngọc Dũng (2002), Chuyển dịch CCKT công nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21.

Tỉnh uỷ Hải Hưng khoá VI (5/1996), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII.

22.

Tỉnh uỷ Hưng Yên, Các văn bản chủ yếu của tỉnh uỷ Hưng Yên ban hành
trong nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XIV, tập 1, Văn phòng tỉnh uỷ
Hưng Yên.

23.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (11/1997), Báo cáo chính trị trình đại hội đại biểu lần
10


thứ XIV.
24.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (12/2000), Văn kiện trình Đại hội đại biểu Đảng bộ
lần thứ XV.

25.

Tỉnh uỷ Hưng Yên, Các văn bản chủ yếu của tỉnh uỷ Hưng Yên ban hành

trong nhiệm kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh khoá XV, tập IV, Văn phòng Tỉnh
uỷ.

26.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (20/6/1998), số 03 - NQ/TU, Nghị quyết của ban
Thường vụ tỉnh uỷ “Về đẩy mạnh nhiệm vụ hợp tác đầu tư trên địa bàn
tỉnh trong thời gian tới”.

27.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (27/8/1998), số 04A - NQ/HNTU, Nghị quyết hội
nghị lần thứ tư BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV “Về đẩy mạnh phát triển
công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp đến năm 2000”.

28.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (27/8/1998), số 04B - NQ/HNTU, Nghị quyết hội
nghị lần thứ tư BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 14 “Về tiếp tục đổi mới và
nâng cao chất lượng hoạt động các hợp tác xã”.

29.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (10/4/1998), số 03 CT/HNTU, Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết hội nghị BCH trung ương lần thứ 4, khoá VIII.

30.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (6/7/2001), số 06 NQ/TU, Nghị quyết của Ban
Thường vụ tỉnh uỷ “Về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

giai đoạn 2001 - 2005”.

31.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (21/10/2001), Số 08 - NQ/TU, Nghị quyết hội nghị
lần thứ năm BCH Đảng bộ tỉnh khoá XV “Về phát triển công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2001 - 2003”.

32.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (22/10/2001), số 09 - NQ/TU, Nghị quyết của Ban
Thường vụ tỉnh uỷ “Về tiếp tục nhiệm vụ hợp tác đầu tư giai đoạn 2001 2005”.

33.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (27/6/2002), số 30 - CT/TU, Chương trình hành động
11


thực hiện NQTW 5 (khoá IX) “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách,
khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.
34.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (27/6/2002), số 31 - CT/TU, Chương trình hành động
thực hiện NQTW 5 (khoá IX) “Về đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn từ giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến
2010”.

35.


Tỉnh uỷ Hưng Yên (27/6/2002), số 32 - CT/TU, Chương trình hành động
thực hiện NQTW 5 (khoá IX) “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả kinh tế tập thể ”.

36.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (24/9/2003), số 79 - BC/TU, Báo cáo kiểm điểm giữa
nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội XV Đảng bộ tỉnh.

37.

Tỉnh uỷ Hưng Yên (21/3/2003), Báo cáo kiểm điểm đánh giá tình hình và
kết qủa một năm thực hiện NQ 15 hội nghị TW5 (khoá IX).

38.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (1997), Qui hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên thời kỳ 1997 - 2010 và một số định hướng
chiến lược đến 2020.

39.

Uỷ ban Nhân tỉnh Hưng Yên (1997), Số 1424 /QĐ - UB/1997, Quyết
định của UBND tỉnh Hưng Yên “V/V tiếp tục triển khai thực hiện chương
trình “nạc hoá” đàn lợn và “sind hóa” đàn bò”.

40.

Uỷ ban Nhân tỉnh Hưng Yên (10/4/1998), số 29 /KH - UB, Kế hoạch
thực hiện chương trình hành động của tỉnh uỷ Hưng Yên số 03 CTHĐTU.


41.

Uỷ ban Nhân tỉnh Hưng Yên (1/2002), số 03/2002/QĐ - UB, “V/V ban
hành bản quy định tạm thời về chuyển đổi CCKT nông nghiệp tỉnh Hưng
Yên”.

42.

Uỷ ban Nhân tỉnh Hưng Yên (10/7/2002), số 33/2002/QĐ - UB, Quyết
định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên “về việc ban hành Bản quy
12


định thực hiện dồn thửa, đổi ruộng đất nông nghiệp trong toàn tỉnh”.
43.

Uỷ ban Nhân tỉnh Hưng Yên (9/9/2002), số 47/2002/QĐ - UB, Quyết
định của UBND tỉnh Hưng Yên “V/V phê duyệt quy hoạch phát triển
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001 - 2010”.

44.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (6/11/2002), số 2633/QĐ - UB, Quyết
định của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Qui hoạch phát triển nông
nghiệp nông thôn tỉnh Hưng Yên đến năm 2010”.

45.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên (18/3/2003), số 13/2003/QĐ - UB,

Quyết định của UBND tỉnh “Về việc ban hành qui định ưu đãi đầu tư
trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn tỉnh Hưng Yên”.

13



×