Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________

Triệu Văn Cường

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU HỌC

HÀ NỘI - 2004


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________

Triệu Văn Cường

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC LƯU TRỮ
CHUYÊN NGÀNH : LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU HỌC
MÃ SỐ : 5.10.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS.Dương Văn Khảm

HÀ NỘI - 2004


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Mọi kết quả và số liệu trong luận văn là xác thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả
Triệu Văn Cường


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, các giáo sư,
tiến sĩ giảng viên đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi kiến thức chuyên môn
trong suốt thời gian học cao học. Cảm ơn các cán bộ khoa, phòng Đào
tạo nhà trường đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tại trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Với tình cảm chân thành nhất tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo,
tiến sĩ Dương Văn Khảm đã giảng dạy, chỉ bảo hướng dẫn tôi rất nhiều
trong suốt thời gian tôi viết luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp ở Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nước, Trường TH Văn thư Lưu trữ Trung ương I đã tạo điều kiện giúp

tôi tư liệu và góp ý rất nhiều trong khi viết luận văn này.
Cảm ơn gia đình-những người thân thương nhất của tôi, các bạn bè
đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi
có thể hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2004
Triệu Văn Cường


MỤC LỤC

Trang

Mục lục ......................................................................................... 1
Bảng
các
chữ
viết
tắt 3
..................................................................
Phần mở đầu ..............................................................................
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................

2. Mục

tiêu



phạm


vi

nghiên

4
4
cứu 6

.............................................

3. Đối

tượng

nghiên

cứu 7

................................................................
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................

5. Phương

pháp

7
cứu 7

nghiên


...........................................................

6. Lịch

sử

nghiên

cứu

vấn

đề 8

sử

dụng 9

........................................................

7. Các

nguồn



liệu

được


..............................................
8. Đóng góp của luận văn .............................................................
9. Cấu trúc của luận văn ................................................................

10
10

Chương Cơ sở lý luận xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn
1. bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ 13
........................

1.1. Những vấn đề chung về văn bản quản lý nhà nước 13
.........................

1.1.1. Khái

niệm

chung

về

văn

bản 13

...................................................................

1.1.2. Văn


bản

quản



nhà

nước 14

........................................................

1.1.3. Văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ .................... 21
1.2. Các nguyên tắc, yêu cầu bảo đảm chất lượng văn bản 25
quản lý nhà nước về công tác lưu trữ
.....................................


1.2.1. Các nguyên tắc bảo đảm chất lượng văn bản quản lý nhà 25
nước
về
công
tác
lưu
trữ
............................................................

1.2.2. Các yêu cầu về bảo đảm chất lượng văn bản quản lý nhà 27
nước
về

công
tác
lưu
trữ
............................................................

1.3. Ý nghĩa của việc hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý 29
nhà
nước
về
công
tác
lưu
trữ
....................................................

Chương Tình hình xây dựng, ban hành văn bản qui phạm pháp
2. luật và hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ ở nước ta từ 1945
đến nay........................................................................................... 33
2.1. Hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý lưu trữ qua các
thời kỳ ........................................................................................... 33
2.2. Tình hình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà
nước về công tác lưu trữ từ 1945 đến 1962 38
..........................

2.3. Tình hình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà
nước về công tác lưu trữ từ 1962 đến 1981 42
..........................

2.4. Tình hình xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà

nước về công tác lưu trữ từ 1981 đến nay 46
.............................

2.5. Nhận xét và đánh giá về hệ thống văn bản quản lý nhà
nước
về
công
tác
lưu
trữ
hiện
nay 63
...........................................

Chương Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công
3. tác lưu trữ và các biện pháp thúc đẩy việc hoàn thiện...... 67
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công
tác lưu trữ ..................................................................................... 68
3.1.1. Các loại văn bản qui phạm pháp luật và hướng dẫn
nghiệp
vụ
lưu
trữ 68
.........................................................................

3.1.2. Xây dựng Luật lưu trữ để hoàn thiện hệ thống văn bản
quản lý nhà nước về công tác lưu trữ 76


......................................


3.1.3. Mô hình hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác
lưu trữ ............................................................................................ 79
3.2. Các biện pháp thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống văn bản
quản lý nhà nước về công tác lưu trữ 84
.....................................

3.2.1. Sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước
cho
công
tác
lưu 84
trữ............................................................................
3.2.2. Tăng cường vai trò của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nước trong việc tham gia xây dựng các văn bản quản lý
nhà
nước
về
công
tác
lưu 87
trữ.............................................................
3.2.3. Kế thừa và vận dụng các thành tựu trong nước và trên
thế giới về xây dựng luật pháp lưu trữ 88
..........................................

3.2.4. Vai trò của các Bộ, ngành và các địa phương trong việc
xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu
trữ ................................................................................................... 92
3.2.5. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên

môn nghiệp vụ phục vụ công tác soạn thảo văn bản quản

nhà
nước
về
công
tác
lưu
trữ 93
...............................................

3.2.6. Tuyên truyền phổ biến quán triệt luật pháp lưu trữ .............
Phần kết luận .............................................................................
Tài liệu tham khảo ...................................................................
Phụ lục .........................................................................................

96
99
104
111


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CNTT


Công nghệ thông tin

CHXHCN

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

HĐBT

Hội đồng Bộ trưởng

HĐCP

Hội đồng Chính phủ

HĐND

Hội đồng nhân dân

HĐNN

Hội đồng Nhà nước

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn


TLLTQG

Tài liệu lưu trữ quốc gia

TTLTQG

Trung tâm lưu trữ quốc gia

THCN

Trung học chuyên nghiệp

TW

Trung ương

UBHC

Uỷ ban hành chính

UBND

Uỷ ban nhân dân

UBNN

Uỷ ban nhà nước

VNDCCH


Việt Nam dân chủ cộng hoà

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Các hoạt động công tác lưu trữ luôn gắn liền với quá trình vận hành
của bộ máy nhà nước. Đây là một công tác mà không một thể chế nhà
nước nào có thể xem nhẹ vai trò của nó. Nhận thức rõ điều đó, trong
những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn để đưa công tác này đi vào nền nếp và ngày càng hoàn
thiện hơn. Để bảo vệ an toàn và tổ chức sử dụng tốt tài liệu lưu trữ phục
vụ lợi ích đất nước, cơ quan quản lý lưu trữ đã có nhiều biện pháp quản
lý nhà nước về công tác lưu trữ trong đó có việc biên soạn các văn bản
qui phạm pháp luật trình nhà nước ban hành.
Công tác lưu trữ ở Việt Nam trong những năm gần đây có bước tiến
quan trọng, hệ thống văn bản quản lý nhà nước ngày càng hoàn thiện
góp phần đưa công tác lưu trữ dần đi vào nền nếp. Kết quả đó thể hiện
sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối với công tác này. Ngay từ
khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký những văn bản pháp luật có giá trị để tổ chức cơ quan quản lý lưu
trữ và quản lý tài liệu lưu trữ nhà nước Việt Nam non trẻ. Nhất là từ khi
Cục lưu trữ Phủ Thủ tướng được thành lập năm 1962 có nhiệm vụ tham
mưu giúp Chính phủ về quản lý nhà nước công tác lưu trữ thì đã có
nhiều văn bản quản lý chỉ đạo công tác lưu trữ, hướng dẫn qui trình
nghiệp vụ được ban hành và hệ thống tổ chức lưu trữ ngày càng hoàn

chỉnh. Năm 1982 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh
Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia, năm 1997 Thủ tướng Chính phủ ban


hành Chỉ thị 726/TTg về tăng cường chỉ đạo công tác lưu trữ trong thời
gian tới, năm 1998 Bộ Trưởng Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là
Bộ Nội vụ) ban hành Thông tư số 40/1998/TT-TCCP hướng dẫn tổ chức
lưu trữ ở các cơ quan nhà nước các cấp, năm 2001 Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội thông qua Pháp lệnh lưu trữ quốc gia sửa đổi và thay thế Pháp
lệnh 1982 và rất nhiều văn bản quản lý khác về công tác lưu trữ. Đến
nay đã có hệ thống tổ chức lưu trữ tương đối hoàn chỉnh từ Trung ương
đến địa phương và qui trình nghiệp vụ lưu trữ khá hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, trong nhiều năm liền việc quản lý
công tác lưu trữ gặp nhiều khó khăn. Công tác lưu trữ trong nhiều năm
không được coi trọng, không được phát triển ngang tầm với sự phát triển
chung của đất nước. Hệ thống tổ chức lưu trữ chưa thật hoàn chỉnh, chưa
được đầu tư thích đáng, nghiệp vụ lưu trữ còn rất yếu kém ở nhiều nơi,
chưa thống nhất được qui trình chuẩn, thể hiện rõ nhất là ở khối tài liệu
ở cơ quan Đảng và Nhà nước. Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật còn
chồng chéo rất nhiều. Nguyên nhân là cơ sở pháp lý cho công tác lưu trữ
chưa đầy đủ, đó là hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu
trữ không đồng bộ và thống nhất. Trong nhiều năm chỉ đạo vĩ mô cũng
như cụ thể về công tác lưu trữ chưa được chú ý và quan tâm, nặng về vụ
việc. Thể hiện là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước ban hành một số văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ, chưa có chiến lược phát triển ngành. Tuy rằng
sau khi có Chỉ thị 726/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ
đạo công tác lưu trữ trong thời gian tới, Cục Lưu trữ Nhà nước đã đầu tư
xây dựng đề tài cấp nhà nước Qui hoạch tổng thể cơ sở vật chất-kỹ thuật
bảo quản tài liệu lưu trữ quốc gia đến năm 2010 song việc áp dụng vào



thực tiễn chưa thực sự nhiều. Pháp lệnh lưu trữ quốc gia 2001 đã nêu rõ
việc thống nhất quản lý tài liệu lưu trữ, cần thiết phải có hệ thống văn
bản quản lý thống nhất đối với công tác lưu trữ. Do vậy, vấn đề đặt ra là
phải nhìn nhận lại thực tại công tác lưu trữ mà cụ thể là ở hệ thống văn
bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ, xây dựng cơ sở khoa học cho
hệ thống văn bản qui phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn nghiệp
vụ lưu trữ làm cơ sở xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về
công tác lưu trữ hoàn chỉnh hơn, khoa học hơn, tiến tới xây dựng luật
lưu trữ và một hệ thống văn bản qui phạm pháp luật và hướng dẫn
nghiệp vụ lưu trữ đồng bộ có hiệu quả. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài
này: “Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu
trữ”.

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nguyên tắc, các yêu cầu và sự
cần thiết của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà
nước về công tác lưu trữ. Đánh giá ưu điểm, hạn chế bất cập của hệ
thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ở Việt Nam hiện
nay. Trên cơ sở đó chúng tôi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm
thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống văn bản qui phạm pháp luật và hướng
dẫn nghiệp vụ lưu trữ từ Trung ương đến địa phương, giúp công tác lưu
trữ phát triển góp phần vào sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Đưa ra mô hình hệ thống văn bản quản lý nhà nước về
công tác lưu trữ.
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hệ thống văn bản qui phạm
pháp luật về công tác lưu trữ, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ của


cơ quan quản lý nhà nước ngành lưu trữ. Nghiên cứu hoàn thiện hệ

thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ có nghĩa phải
nghiên cứu cấu trúc, nội dung, qui trình xây dựng và ban hành văn bản
của hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ. Nhưng do
điều kiện thời gian, khuôn khổ của luận văn thạc sĩ nên chúng tôi chỉ đi
sâu vào nghiên cứu hoàn thiện cấu trúc của hệ thống văn bản quản lý nhà
nước về công tác lưu trữ. Nội dung và qui trình xây dựng có đề cập đến
nhưng chỉ để làm rõ thêm cấu trúc.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hệ thống văn bản chỉ đạo công tác lưu trữ
như Hiến pháp, các luật liên quan, pháp lệnh, các văn bản qui phạm pháp
luật khác, các văn bản do cơ quan quản lý lưu trữ ban hành và tập trung
vào những nội dung nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, văn bản hướng
dẫn nghiệp vụ lưu trữ từ năm 1945 đến nay;
- Nghiên cứu tình hình vận dụng văn bản qui phạm pháp luật, văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ trong các cơ quan lưu, tổ chức lưu trữ;
- Nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp hoàn thiện văn bản quản
lý ngành lưu trữ trong yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm của đề tài tập trung vào các vấn đề:


- Nghiên cứu lý luận, phương pháp luận xây dựng hệ thống văn bản
quản lý và chỉ đạo công tác lưu trữ. Nghiên cứu sự cần thiết xây dựng hệ
thống văn bản quản lý và chỉ đạo công tác lưu trữ;
- Nghiên cứu thực trạng hệ thống văn bản chỉ đạo công tác lưu trữ ở
nước ta trong thời gian qua;
- Nghiên cứu đề xuất biện pháp hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo
công tác lưu trữ trong thời gian tới, mô hình hệ thống văn bản quản lý

nhà nước về lưu trữ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài là vận dụng các phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng các nguyên tắc
chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện tổng hợp. Những
nguyên tắc này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề
tài. Ngoài ra để nghiên cứu đề tài chúng tôi còn sử dụng tổ hợp phương
pháp: Lịch sử, lô gíc, hệ thống, so sánh, phân tích, nghiên cứu khảo sát,
phương pháp chuyên gia. Phần nghiên cứu khảo sát là nghiên cứu khảo
sát luật pháp lưu trữ một số nước và nghiên cứu khảo sát ở một số Bộ,
ngành và tỉnh.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong nhiều năm qua việc nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý nhà
nước về công tác lưu trữ đã được rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý
ngành lưu trữ quan tâm. Ngoài những đề tài nghiên cứu cấp ngành,
những luận văn tốt nghiệp thì phải kể đến đề án cấp nhà nước “Quy


hoạch tổng thể cấp cơ sở vật chất kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ quốc
gia đến năm 2010” do Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì nghiên cứu biên soạn, chủ nhiệm đề án là PGS-TS Nguyễn
Quang Thái, Phó viện trưởng, cơ quan chủ đầu tư dự án là Cục Lưu trữ
Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước). Đề án tập trung
vào vấn đề quy hoạch cơ sở vật chất bảo quản tài liệu lưu trữ quốc gia
mà trong đó cũng đã có đề cập đến vai trò hệ thống văn bản quản lý
ngành lưu trữ, cần phải có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho công tác lưu trữ.
Tuy nhiên, hướng nghiên cứu của đề án không phải là hệ thống văn bản
nên không đi sâu và đưa ra được nhận xét và mô hình của một hệ thống
hoàn chỉnh các văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ. Gần đây

nhất đề tài “Cơ sở khoa học để xây dựng luật lưu trữ” của nhóm tác giả
do tiến sĩ Dương Văn Khảm làm chủ nhiệm và được nghiệm thu vào đầu
năm 2003 có giá trị lớn trong việc nghiên cứu khoa học xây dựng cơ sở
lý luận khoa học để xây dựng Luật Lưu trữ. Đề tài này đã nêu được tính
cấp thiết khoa học của luật lưu trữ đối với sự phát triển của công tác lưu
trữ. Tuy nhiên đề tài cũng đi sâu vào nghiên cứu việc cần thiết phải xây
dựng Luật Lưu trữ chứ không nghiên cứu việc xây dựng hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo nghiệp vụ công tác lưu trữ. Trong
tình hình hiện nay khi đất nước đang chuyển mình, chúng ta đang tập
trung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì việc xây dựng
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh giúp cho ngành hoạt động thực sự cần thiết
và có ý nghĩa to lớn. Do vậy đề tài mà các tác giả nghiên cứu trong luận
văn này có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác lưu trữ, nhất là trong hoàn


cảnh hiện nay công tác lưu trữ đang cần phải được đầu tư phát triển hơn
nữa.
7. Các nguồn tư liệu được sử dụng
Để thực hiện đề tài này, các nguồn tư liệu được sử dung bao gồm:
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về công tác công văn giấy tờ
và công tác lưu trữ từ năm 1945 đến nay, kể cả các văn bản về các lĩnh
vực khác có đề cập đến công tác ban hành văn bản và quản lý hồ sơ lưu
trữ. Các văn bản qui phạm pháp luật như: Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu
trữ 1982, Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001, các nghị định hướng
dẫn các pháp lệnh, các thông tư , các quyết định…
Các giáo trình, tập bài giảng về văn thư lưu trữ sử dụng giảng dạy ở
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng-Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn.
Các báo cáo về công tác lưu trữ của các cơ quan trung ương, địa
phương và các đơn vị trong ngành lưu trữ.

Các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ,
các luận văn tốt nghiệp của sinh viên liên quan đến đề tài này. Các bài
viết đăng trên tạp chí chuyên ngành.
Các sách tài liệu của nước ngoài, đặc biệt những tài liệu giới thiệu
hệ thống luật pháp lưu trữ các nước: Nga, Anh, Pháp, Đức, Canađa,
Trung Quốc và các nước trong khu vực…
8. Đóng góp của luận văn


Nếu được triển khai, đề tài sẽ có những đóng góp đáng kể góp phần
vào sự phát triển của công tác lưu trữ đó là:
Qua nghiên cứu đề tài chúng ta sẽ thấy được thực trạng hệ thống
văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ ở nước ta từ trước đến nay
sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành lưu trữ ở các thời kỳ khác nhau qua đó
thấy được tính tất yếu khách quan phải xây dựng hệ thống văn bản quản
lý nhà nước về lưu trữ hoàn thiện hơn.
Đề tài sẽ giúp các nhà quản lý lưu trữ có thêm tư liệu tham khảo để
có thể xây dựng hệ thống văn bản qui phạm pháp luật và chỉ đạo nghiệp
vụ lưu trữ hoàn chỉnh hơn góp phần cải cách hệ thống văn bản quản lý
nhà nước nói chung và hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác
lưu trữ nói riêng. Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý thống nhất công tác
lưu trữ và tài liệu lưu trữ quốc gia. Xây dựng đề cương Luật Lưu trữ qua
đó góp một phần trong việc biên soạn Luật Lưu trữ sau này.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia làm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần
kết luận.
- Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, mục đích ý nghĩa nghiên cứu
của đề tài.
- Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn

bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ


Nội dung của chương này nêu nên tính cấp thiết phải hoàn thiện hệ
thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ. Phân tích đánh giá
các khái niệm, chức năng, vai trò của các loại văn bản và đưa ra các
nguyên tắc các phương pháp làm cơ sở xây dựng các biện pháp nhằm
thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về công tác
lưu trữ. Các biện pháp sẽ được nêu trong chương 3 là chương quan trọng
nhất của đề tài này.
Chương 2: Tình hình xây dựng, ban hành văn bản qui phạm
pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ ở nước ta từ 1945 đến
nay
Chương này nêu bức tranh tổng quan về hệ thống văn bản qui phạm
pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ ở nước ta từ 1945 đến nay,
đánh giá thực trạng hệ thống văn bản hiện nay để thấy được tính cấp
thiết cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo công tác lưu trữ. Để
có được bức tranh tổng quan về thực trạng của hệ thống thì cần thiết phải
nêu được tình hình ban hành văn bản qua các thời kỳ, phân tích những
ưu và nhược điểm của nó để làm cơ sở cho những giải pháp sau này, chú
trọng đến tình hình xây dựng và ban hành văn bản hiện nay.
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về
công tác lưu trữ và các biện pháp thúc đẩy việc hoàn thiện
Đây là chương quan trọng nhất của đề tài. Từ những cơ sở lý luận,
phương pháp luận và tình hình xây dựng, ban hành văn bản pháp luật lưu
trữ thời gian qua đã được phân tích ở chương 1 và 2 chúng tôi sẽ đưa ra
những biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước về


công tác lưu trữ với mục đích giúp cho ngành lưu trữ phát triển và hoạt

động hiệu quả đưa công tác lưu trữ phát triển ngang tầm thời đại góp
phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đề xuất mô hình hệ
thống văn bản quản lý nhà nước về công tác lưu trữ với văn bản quan
trọng, cơ sở nền tảng của hệ thống đó là Luật lưu trữ.
- Phần cuối cùng của luận văn là phần kết luận.
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài chúng tôi sẽ đưa ra những nhận xét và
kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo công tác lưu trữ là
những cơ sở pháp lý quan trọng để đưa công tác lưu trữ phát triển góp
phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa ra những khuyến
nghị.
Đề tài mang tính chiến lược phát triển ngành lưu trữ do vậy không
tránh khỏi khiếm khuyết trong những giải pháp mà chúng tôi nêu trong
luận văn, bởi vì những vấn đề đề cập nghiên của đề tài mang tính vĩ mô
nên đã có rất nhiều nhà quản lý, nhà khoa học trăn trở và suy nghĩ. Tuy
nhiên do tính cấp bách của vấn đề nên chúng tôi đã mạnh dạn nêu ra và
nghiên cứu. Do vậy chúng tôi hy vọng rằng nếu đề tài được chấp thuận
thì nó sẽ là những tham khảo cho các nhà khoa học, các nhà quản lý lưu
trữ để xây dựng ngành lưu trữ mạnh góp phần vào công cuộc xây dựng
đất nước phát triển phồn vinh. Trong khi nghiên cứu đề tài chúng tôi đã
găp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu và xin ý kiến chuyên
gia, bởi vì vấn đề nghiên cứu rộng, khó mà thực sự nó đang rất được các
nhà quản lý ngành lưu trữ quan tâm. Mặt khác, bản thân tác giả còn hạn
chế nhiều về trình độ chuyên môn lưu trữ cũng như kinh nghiệm quản lý
nên không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi mong nhận được những


góp ý của những nhà khoa học, những đồng nghiệp, những bạn đọc quan
tâm.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Tạ Hữu Ánh, “Công tác hành chính văn phòng trong cơ quan
nhà nước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

2.

Bộ Nội vụ, “Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản hướng dẫn
thi hành”, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2004.

3.

Bộ Nội vụ, Tờ trình về việc ban hành Sắc lệnh về giữ gìn bí mật
quốc gia, 1950, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông Phủ
Thủ tướng, Hồ sơ 934.

4.

Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Thâm, Vương
Đình Quyền, “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ”, Nxb
Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990.

5.

Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hoà, “Công văn số
01 ngày 8/9/1945”, Lưu trữ Việt Nam, (4), tr.23-24, 2000.

6.


Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành
Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia”, Tư liệu Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước, 1993.

7.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo kỷ niệm 35 năm thành lập
Cục Lưu trữ Nhà nước (4/9/1962 - 4/9/1997)”, Tư liệu Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Hà Nội, 1997.

8.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ
thị 726/TTg của Thủ tướng Chính phủ ở các cơ quan Trung
ương (1997 - 2000)”, Tư liệu Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nước, Hà Nội, 2000.

9.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Chỉ
thị 726/TTg của Thủ tướng Chính phủ ở các tỉnh, thành phố


trực thuộc Trung ương (1997 - 2000)”, Tư liệu Cục Văn thư
và Lưu trữ nhà nước, Hà Nội, 2000.
10.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Biên soạn và báo cáo về hội nghị lưu
trữ các nước XHCN”, Tháng 6 - 1984, Hà Nội, 1984.


11.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo về công tác văn thư lưu trữ từ
năm 1967 đến năm 2000 và nhiệm vụ phương hướng đến
năm 2002”, Tư liệu Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước,
2001.

12.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo 5 năm thực hiện Chỉ thị
726/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo
công tác lưu trữ trong thời gian tới và 01 năm thi hành
Pháp lệnh lưu trữ quốc gia”, Tư liệu Cục Văn thư và Lưu
trữ nhà nước, 2002.

13.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo quá trình xây dựng và trưởng
thành trong 40 năm qua của Cục Lưu trữ Nhà nước
(4/5/1962 - 4/5/2002)”, Tư liệu Cục Văn thư và Lưu trữ nhà
nước, 2002.

14.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo của các Bộ, ngành Trung
ương về tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 726/TTg”, Tư liệu
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

15.


Cục Lưu trữ Nhà nước, “Báo cáo của các Trung tâm lưu trữ
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về công tác văn thư
nhân tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 726/TTg”, Tư liệu
Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

16.

Cục Lưu trữ Nhà nước, Viện chiến lược phát triển-Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, “Báo cáo khoa học chỉnh sửa bổ sung kết quả thực


hiện dự án qui hoạch tổng thể cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo
quản tài liệu lưu trữ quốc gia đến năm 2010”, Tư liệu Cục
Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Hà Nội, 2001.
17.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Công tác lưu trữ Việt Nam”, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987.

18.

Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Công tác lưu trữ và công tác
văn thư trong hệ thống tổ chức Đảng, Đoàn Thanh niên”,
Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn, Hà Nội, 1990.

19.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Cục Lưu trữ Nhà nước - quá trình
phát triển và trưởng thành”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2002.

20.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Những văn kiện chủ yếu của Đảng và
Nhà nước về công tác công văn giấy tờ và công tác lưu
trữ”, Hà Nội, 1982.

21.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Phát huy thành tích 30 năm thực hiện
đổi mới nâng cao chất lượng công tác văn thư-lưu trữ”,
Lưu trữ Việt Nam, (3), tr.1-2, Hà Nội, 1992.

22.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Sách chỉ dẫn các phông lưu trữ thời kỳ
thuộc địa”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995.

23.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Phát huy thành tích, khắc phục khó khăn,
quyết tâm đẩy mạnh xây dựng ngành lưu trữ Việt Nam”, Tài
liệu nghiên cứu công tác lưu trữ (2), tr.1-5, Hà Nội, 1967.

24.

Cục Lưu trữ Nhà nước, “Kế hoạch phát triển ngành lưu trữ 5
năm 2001 - 2005”, Hà Nội, 2000.


25.

Đảng cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.


26.

Nguyễn Duy Gia, “Cải cách nền hành chính quốc gia ở nước
ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

27.

Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, “Đại cương lịch sử
Việt Nam”, Tập 3 (1945-1995), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.

28.

Nguyễn Văn Hàm, “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ nhìn
nhận từ thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí khoa học-Đại học
quốc gia Hà Nội, Số 3, 2003.

29.

Trần Văn Hùng, “Đổi mới công tác lưu trữ dưới ánh sáng của
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam”, Lưu trữ Việt
Nam, (1), tr.4.

30.


Nguyễn Xuân Hoà, “Mấy ý kiến về quản lý tài liệu lưu trữ Quốc
phòng”, Lưu trữ Việt Nam, (3), tr.9-12, Hà Nội, 1998.

31.

Vũ Dương Hoan, “25 năm xây dựng và phát triển ngành lưu trữ
Việt Nam”, Văn thư-Lưu trữ, (3), tr.1-7, Hà Nội, 1997.

32.

Vũ Dương Hoan, “Ngành lưu trữ với việc bảo vệ an toàn tài
liệu trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ”,
Lưu trữ Việt Nam, (2), (3), Hà Nội, 2001.

33.

Vũ Dương Hoan, “Những ngày đầu xây dựng công tác lưu trữ ở
miền Nam”, Lưu trữ Việt Nam, (6), tr.169-172, Hà Nội,
2001.

34.

Học viện Hành chính quốc gia, “Giáo trình về quản lý hành
chính văn phòng”, Tập 2, Hà Nội, 1994.

35.

Học viện Hành chính quốc gia, “Giáo trình về quản lý hành
chính nhà nước”, Tập 1, Hà Nội, 1996.


36.

Nghiêm Kỳ Hồng, “Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác
lưu trữ từ năm 1945 đến năm 2000”, Luận án tiến sĩ lịch sử,


Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004.
37.

Nghiêm Kỳ Hồng, “Mấy suy nghĩ định hướng hoàn thiện và đổi
mới công tác lưu trữ hiện nay”,Lưu trữ Việt Nam, (2),
1996.

38.

Nghiêm Kỳ Hồng, “Xây dựng, ban hành quản lý văn bản và
công tác lưu trữ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

39.

Nghiêm Kỳ Hồng, Nguyễn Văn Thâm, “Những văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn soạn thảo văn bản và công tác văn thư, lưu
trữ”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

40.

Hội đồng Lưu trữ quốc tế, “Luật lệ lưu trữ các nước (1981 1994)”, Tư liệu dịch tại Trung tâm NCKH Lưu trữ, Cục
Lưu trữ Nhà nước, 1995.

41.


Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
(sửa đổi), Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật Tổ chức
Chính phủ năm 2001, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm
2002, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

42.

Dương Văn Khảm, “Công tác lưu trữ nhà nước và xây dựng hệ
thống cơ quan lưu trữ Trung ương và địa phương”, Tổ chức
Nhà nước, (8), 2002.

43.

Dương Văn Khảm (chủ nhiệm), “Cơ sở khoa học để xây dựng
luật lưu trữ”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tư
liệu Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

44.

Nghị định 527/TTg ngày 02 tháng 11 năm 1957 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành bản Điều lệ qui định chế độ chung về
công văn giấy tờ ở các cơ quan, Tư liệu Cục Văn thư và


Lưu trữ nhà nước.
45.

Lê nin, Toàn tập, Tập 45, Nxb Chính trị quốc gia.


46.

Lê Thị Nguyệt Lưu, “Giới thiệu một số văn bản quản lý nhà
nước của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (thời kỳ 19451960)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học lưu trữ học và quản trị
văn phòng lần thứ 2, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội, 2001.

47.

Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật (đã được sửa đổi bổ
sung năm 2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

48.

Luật Di sản văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

49.

Pháp lệnh lưu trữ quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội,
2001.

50.

Vũ Thị Phụng, “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam”, Hà
Nội, 1993.

51.

Vũ Thị Phụng, “Văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn (1802 1884)”, Luận án tiến sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản

trị văn phòng, 1999.

52.

Nguyễn Minh Phương, “Những kết quả chủ yếu trong 35 năm
hoạt động khoa học công nghệ của Cục Lưu trữ Nhà nước”,
Lưu trữ Việt Nam, (3), tr.8-11, 1997.

53.

Nguyễn Minh Phương, “Một số suy nghĩ bước đầu về ứng dụng
luật pháp lưu trữ nước ngoài để xây dựng luật pháp lưu trữ
Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học lưu trữ học và quản
trị văn phòng lần thứ 2, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Hà Nội, 2001.

54.

Vũ Công Quảng, “Cơ sở khoa học để phân loại tài liệu lưu trữ


×