Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Những biện pháp cải tiến quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở quận hai bà trưng, hà nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.81 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ HOA

NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HAI BÀ TRƢNG,
HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

HÀ NỘI-2008


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Giả thuyết nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lược về vấn đề nghiên cứu
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo dục
1.2.2. Nhà trường


1.2.3. Nhà trường trung học cơ sở
1.2.4. Quản lý
1.2.5. Quản lý giáo dục
1.2.6. Quản lý nhà trường
1.2.7. Xã hội hoá con người
1.2.8. Xã hội hoá giáo dục
1.3. Công tác xã hội hoá giáo dục ở nhà trường trung học cơ sở
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục
1.3.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của xã hội hoá giáo dục
1.3.3. Mục tiêu công tác xã hội hoá giáo dục
1.3.4. Những nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội hoá giáo dục
1.3.5. Nội dung cơ bản của xã hội hoá giáo dục
1.4. Quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở
1.4.1. Xây dựng kế hoạch phù hợp với hoạt động giáo dục và
điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị

1
3
3
3
4
4
4
4
5
5
7
7
9
10

11
13
14
15
16
17
17
18
20
20
21
24
24


1.4.2. Tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
1.4.3. Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối
1.4.4. Kiểm tra
1.4.5. Thông tin
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN HAI BÀ TRƢNG, HÀ NỘI
2.1. Khái quát về giáo dục của Quận Hai Bà Trưng
2.1.1. Tình hình kinh tế và xã hội
2.1.2. Tình hình giáo dục và đào tạo
2.1.3. Tình hình giáo dục trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng,
Hà Nội
2.2. Thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở
quận Hai Bà Trưng
2.2.1. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương,

các đoàn thể, nhân dân và các cán bộ quản lý giáo dục đối với
công tác xã hội hoá giáo dục
2.2.2. Những chủ trương, chính sách của các cấp lãnh đạo địa
phương và ngành giáo dục đối với công tác xã hội hoá giáo dục
2.2.3. Thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường trung
học cơ sở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
2.3. Thực trạng quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở Quận
Hai BàTrưng, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
2.3.1. Về kế hoạch công tác xã hội hoá giáo dục
2.3.2. Về tổ chức thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục
2.3.3. Về chỉ đạo, giám sát công tác xã hội hoá giáo dục
2.3.4. Kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hoá giáo dục
2.4. Đánh giá chung và những bài bài học kinh nghiệm rút ra từ
thực tiễn công tác quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở
Quận Hai Bà Trưng
2.4.1. Thành tựu
2.4.2. Hạn chế

24
25
25
25
28

28
28
29
32
34
34


37
38
42
43
44
44
44
44

44
47


2.4.3. Nguyên nhân
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP CẢI TIẾN QUẢN LÝ XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN HAI BÀ TRƢNG,
HÀ NỘI

49
52

3.1. Định hướng phát triển giáo dục trung học cơ sở và xã hội hoá
giáo dục trung học cơ sở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay

52

3.2. Các biện pháp cải tiến quản lý xã hội hóa giáo dục trung học
cơ sở Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay


54

3.2.1.Tổ chức quán triệt chủ trương chính sách, pháp luật nhằm
nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

55

3.2.2.Tăng cường huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
xã hội tham gia công tác xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

60

3.2.3. Xây dựng cơ chế chính sách huy động các nguồn lực để
phát triển giáo dục trung học cơ sở

65

3.2.4. Xây dựng trường trung học cơ sở thành đơn vị cung ứng
dịch vụ công ích phục vụ đời sống cộng đồng

72

3.3. Thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp cải
tiến quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở Quận Hai Bà
Trưng

79

3.3.1. Quy trình lấy ý kiến


79

3.3.2. Kết quả thăm dò

80

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

83

1. Kết luận

83

2. Khuyến nghị

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

87

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một hiện tượng vĩnh hằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người, có vai trò và tác dụng to lớn đến toàn bộ cấu trúc xã hội. Giáo dục là nền

tảng, là động lực quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của đất nước. Nghị quyết
hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2, khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến


hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo,
phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền
vững…Giáo dục là quốc sách hàng đầu” [9,tr.19-29].
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý là thực hiện chủ trương đường lối giáo
dục của Đảng, là bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của
người dân, của mọi lực lượng xã hội, tạo ra sự phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo
và quản lý thống nhất của nhà nước để làm cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực
sự là của dân, do dân và vì dân.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có ý nghĩa rất to lớn, mở ra
một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21.
Về giáo dục, Đại hội khẳng định: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc
sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và
đào tạo…Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo vệ sự nghiệp giáo dục
phát triển ổn định…Đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo. Huy động
và sử dụng mọi nguồn lực cho giáo dục và đào tạo” [10,tr.292 - 294].
Xác định công tác XHHGD là vận động, tổ chức sự tham gia của toàn xã hội
vào phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo
dục. Xã hội hoá và đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục cho phép mở
rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, trí lực trong xã hội
để phát triển giáo dục; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân
dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục.
Hiện nay, XHHGD THCS trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó,
bởi vì còn nhiều thiếu sót trong nhận thức và thực hiện XHHGD. Có quan điểm cho
rằng XHHGD THCS chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình thức đóng góp của
nhân dân và xã hội mà ít chú trọng tới nâng mức hưởng thụ giáo dục của người
dân.



Lâu nay, công tác XHHGD luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo địa
phương triển khai thực hiện. UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành nhiều nghị
quyết, nhiều văn bản quan trọng triển khai công tác XHHGD. Thực tế cho thấy,
trong những năm qua, công tác XHHGD ở quận Hai Bà Trưng nói chung, ở các
trường THCS nói riêng đã đạt được kết quả nhất định. Tuy vậy, vẫn tồn tại nhiều
bất cập, hạn chế; trong đó có công tác quản lý.
Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Những biện pháp cải tiến
quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng XHHGD THCS, đề tài
đề xuất những biện pháp cải tiến quản lý XHHGD THCS quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể: Hoạt động XHHGD THCS trong giai đoạn hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý XHHGD THCS ở địa bàn quận Hai Bà Trưng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về XHHGD và quản lý XHHGD nói chung và
XHHGD THCS.
4.2. Đánh giá thực trạng quản lý XHHGD THCS và các biện pháp quản lý XHH sự
nghiệp giáo dục THCS Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4.3. Đề xuất các biện pháp cải tiến quản lý XHH sự nghiệp giáo dục THCS trên địa
bàn Quận Hai Bà Trưng trong giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất một cách căn cứ khoa học và áp dụng vào thực tiễn các biện
pháp XHHGD THCS trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thì kết quả XHHGD sẽ



được nâng cao và mục tiêu của giáo dục THCS trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
sẽ được thực hiện tốt hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các trường THCS trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Thời
gian áp dụng trong giai đoạn 5 - 7 năm trước mắt
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
+ Phương pháp điều tra XHH
+ Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn sâu.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục thực tiễn.
7.3. Các phương pháp hỗ trợ khác:
+ Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê (SPSS).
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Thực trạng xã hội hoá và quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở
trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Chƣơng 3: Đề xuất những biện pháp cải tiến quản lý xã hội hoá giáo dục trung học
cơ sở trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là một hiện tượng vĩnh hằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người, có vai trò và tác dụng to lớn đến toàn bộ cấu trúc xã hội. Giáo dục là nền
tảng, là động lực quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của đất nước. Nghị quyết
hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 2, khoá VIII khẳng định: “Muốn tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo,

phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền
vững…Giáo dục là quốc sách hàng đầu” [9,tr.19-29].
Trên tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều giải pháp chiến lược,
trong đó công tác XHHGD được coi là một giải pháp giữ vai trò chủ yếu trong quá
trình phát triển sự nghiệp GD & ĐT.
Trong những năm qua, quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, chưa
được nhận thức và thực hiện đầy đủ trong xã hội, cũng như trong ngành giáo dục.
Công tác quản lý, kể cả đầu tư cho giáo dục chưa tạo ra được sự đồng bộ giữa các
ngành, các cấp, các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục.
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý là thực hiện chủ trương đường lối giáo
dục của Đảng, là bằng con đường giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham gia của


người dân, của mọi lực lượng xã hội, tạo ra sự phối hợp liên ngành dưới sự chỉ đạo
và quản lý thống nhất của nhà nước để làm cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực
sự là của dân, do dân và vì dân.
Xu thế hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đặt ra nhiều nhu cầu đối
với giáo dục. Giáo dục đang đứng trước những thời cơ phát triển cực kỳ thuận lợi,
nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn, đòi hỏi phải có những giải
pháp, những cách làm giáo dục thích hợp.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có ý nghĩa rất to lớn, mở ra một
thời kỳ mới, thời kỳ phát triển đất nước trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Về
giáo dục, Đại hội khẳng định: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách
hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển giáo dục và đào
tạo…Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp để bảo vệ sự nghiệp giáo dục phát
triển ổn định…Đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo. Huy động và sử
dụng mọi nguồn lực cho giáo dục và đào tạo” [10,tr.292 – 294]. Do đó, hơn lúc nào
hết công tác XHHGD phải trở thành phong trào rộng lớn, mạnh mẽ tạo điều kiện cho
sự nghiệp giáo dục phát triển đáp ứng được mục tiêu chiến lược của đất nước trong
thời kỳ CNH-HĐH.

Xác định công tác XHHGD là vận động, tổ chức sự tham gia của toàn xã hội
vào phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo
dục. Xã hội hoá và đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục cho phép mở
rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, trí lực trong xã hội
để phát triển giáo dục; phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân
dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục.
XHHGD không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm và sự đầu tư của Nhà nước
mà trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách
chi cho các hoạt động giáo dục, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn kinh phí đó. Chính phủ đã ban hành nghị quyết 90/CP, nghị quyết
05/2005/NQ-CP, nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối
với các hoạt động trong giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác.


Hiện nay, XHHGD THCS trên thực tế chưa phát huy được thế mạnh của nó,
bởi vì còn nhiều thiếu sót trong nhận thức và thực hiện XHHGD. Có quan điểm cho
rằng XHHGD THCS chỉ đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình thức đóng góp của
nhân dân và xã hội mà ít chú trọng tới nâng mức hưởng thụ giáo dục của người
dân. Vì vậy, có nơi công tác XHHGD THCS chỉ đơn thuần là huy động cơ sở vật
chất, Nhà nước khoán giáo dục cho dân, ít quan tâm đến sức dân. Trái lại có nơi lại
thụ động trông chờ vào sự bao cấp chủ yếu của nhà nước. Vấn đề đặt ra là phải làm
sâu sắc hơn về lý luận và thực tiễn ở từng địa bàn dân cư để quản lý tốt hơn công
tác XHHGD THCS.
Lâu nay, công tác XHHGD luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp lãnh đạo địa
phương triển khai thực hiện. UBND quận Hai Bà Trưng đã ban hành nhiều nghị
quyết, nhiều văn bản quan trọng triển khai công tác XHHGD. Thực tế cho thấy,
trong những năm qua, công tác XHHGD ở quận Hai Bà Trưng nói chung, ở các
trường THCS nói riêng đã đạt được kết quả nhất định. Tuy vậy, vẫn tồn tại nhiều
bất cập, hạn chế; trong đó có công tác quản lý.
XHHGD là một công tác quan trọng và cần thiết được nhiều nhà nghiên cứu,

tìm hiểu, đề cập đến nhiều phương diện: Từ hình thức đến mô hình, biện pháp, hiệu
quả hoạt động…nhưng việc tìm hiểu các biện pháp quản lý XHHGD THCS trên
địa bàn quận Hai Bà Trưng Hà Nội vẫn chưa được nghiên cứu và giải quyết.
Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề XHHGD và vận dụng
vào địa bàn quận Hai Bà Trưng có thể giúp phát triển đồng bộ sự nghiệp giáo dục
đào tạo, đặc biệt hệ THCS nhằm hạn chế, tháo gỡ những vướng mắc tồn tại, phát
huy tiềm năng của xã hội trong sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Những biện pháp cải tiến
quản lý xã hội hoá giáo dục Trung học cơ sở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu


Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng XHHGD THCS, đề tài
đề xuất những biện pháp cải tiến quản lý XHHGD THCS quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
Khách thể: Hoạt động XHHGD THCS trong giai đoạn hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý XHHGD THCS ở địa bàn quận Hai Bà Trưng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về XHHGD và quản lý XHHGD nói chung và
XHHGD THCS.
4.2. Đánh giá thực trạng quản lý XHHGD THCS và các biện pháp quản lý XHH sự
nghiệp giáo dục THCS ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4.3. Đề xuất các biện pháp cải tiến quản lý XHH sự nghiệp giáo dục THCS trên địa
bàn quận Hai Bà Trưng trong giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất một cách căn cứ khoa học và áp dụng vào thực tiễn các biện
pháp XHHGD THCS trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thì kết quả XHHGD sẽ
được nâng cao và mục tiêu của giáo dục THCS trên địa bàn quận Hai Bà Trưng

sẽ được thực hiện tốt hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các trường THCS trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội. Thời gian áp dụng trong giai đoạn 5 - 7 năm trước mắt
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm:
+ Phương pháp điều tra XHH
+ Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn sâu.
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục thực tiễn.
7.3. Các phương pháp hỗ trợ khác:


+ Xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê (SPSS).
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2: Thực trạng xã hội hoá và quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở
trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 3: Đề xuất những biện pháp cải tiến quản lý xã hội hoá giáo dục trung học cơ
sở trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lƣợc về vấn đề nghiên cứu
Giáo dục là phạm trù vĩnh cửu, sự ra đời của giáo dục gắn liền với sự hình
thành, tồn tại và phát triển của loài người. Chức năng đầu tiên, chức năng nguyên

thuỷ của giáo dục là XHH.
Ngày nay, loài người đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mở ra cho nhân loại một
thời đại văn minh trí thức. Thời đại đó yêu cầu con người phải: “Học để biết, học
để làm, học để chung sống với người khác, học để khẳng định mình và phát triển”.
Tuy nhiên, không có một ngôi trường nào, người thầy nào đủ sức đưa hết mọi tri
thức, kỹ năng, thái độ vào dạy học nhà trường. Bởi vậy, việc học tập ngày nay
không chỉ diễn ra trong nhà trường mà còn phải học trong gia đình và ngoài xã hội
với nhiều hình thức phong phú và đa dạng; kéo dài suốt đời, học những gì cần cho
cuộc sống khi có nhu cầu và điều kiện, nghĩa là phải giáo dục cho mọi người và
mọi người phải tự giáo dục để tiến tới một xã hội học tập.
XHHGD là một quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm đó là sự đúc
kết truyền thống hiếu học, đề cao sự học và chăm lo việc học hành của nhân dân ta
suốt hàng nghìn năm lịch sử phát triển của dân tộc. Từ cách mạng tháng 8/1945
thành công đến nay, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo sự nghiệp
giáo dục đã khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”, “Nhà nước và
Nhân dân cùng làm giáo dục”. Nghị quyết TW 4 khoá VII nhấn mạnh: “Nhà nước
cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, nhưng vấn đề quan trọng là phải quán triệt sâu
sắc và tiến hành tốt việc xã hội hoá các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng
phát triển giáo dục trong nhân dân, coi giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội”.
Nghị quyết TW 2 khoá VIII một lần nữa khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của
toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Nghị quyết TW 6 khoá IX, Đảng ta
chỉ rõ: “Đẩy mạnh XHHGD, xây dựng xã hội học tập, coi giáo dục là sự nghiệp


của toàn dân, và XHHGD là một giải pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo
dục”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta lại tiếp tục khẳng định: “Đẩy
mạnh XHHGD”. Chủ chương XHHGD của Đảng được thể chế hoá vào Hiến pháp
năm 1992. Điều 12, Luật Giáo dục 2005 đã nêu: Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục để
thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và các loại hình giáo dục; khuyến khích
huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo

dục”.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, Chính phủ ban hành nghị quyết số 90/CP về
phương hướng và chủ trương XHH các hoạt động giáo dục nhằm cụ thể hoá chủ
trương, nội dung, biện pháp XHH hoạt động GD & ĐT. Ngày 18/4/2005, Chính
phủ ban hành nghị quyết số 05/2005 NQ- CP về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD
& ĐT. Ngày 24/6/2005, Bộ GD & ĐT đã ban hành quyết định số 20/2005/ QĐBGD&ĐT phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển XHHGD giai đoạn 2005 –2010”.
Bên cạnh những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước nêu trên, các
nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục nước ta cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
XHHGD. Như tác giả Phạm Minh Hạc: “Xã hội hoá công tác giáo dục, một con
đường phát triển giáo dục của nước ta”[12]. Trong tác phẩm “Giáo dục Việt Nam
trước ngưỡng cửa thế kỷ XX”, tác giả Phạm Minh Hạc nêu rõ: “Sự nghiệp giáo dục
không chỉ là của Nhà nước mà là của toàn xã hội. Mọi người cùng làm giáo dục,
Nhà nước và xã hội, trung ương và địa phương cùng làm giáo dục” [11].
Nghiên cứu của Đặng Quốc Bảo cho rằng: “XHHGD phản ánh bản chất luận
đề: Giáo dục cho tất cả mọi người, tất cả cho sự nghiệp giáo dục (Education for All,
All for Education EFA- AFE). Vậy việc huy động toàn xã hội làm giáo dục, động
viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản
lý của Nhà nước không phải là một ý tưởng mới lạ” [3, tr.6].


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban khoa giáo TW (2000), Báo cáo tại hội thảo về xã hội hoá các lĩnh vực khoa
giáo, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2002), Tổ chức và quản lý; Từ một cách tiếp cận, giáo trình.
3. Đặng Quốc Bảo (2004), “Bản chất của XHHGD và dân chủ hoá giáo dục và dân
chủ hoá giáo dục”, Báo Giáo dục và thời đại, số 71, trang 6, Hà Nội.
4. Các Mác (1997), Tư bản, Quyển thứ nhất tập II, Nxb Sự thật Hà Nội
5. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương về quản lý, Giáo trình.
6. Chính phủ (2005), Nghị quyết số 05/CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy
mạnh XHH các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Doan (chủ biên) (1996), Các học thuyết quản lý, NXB chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành
TW khoá VII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành
TW khoá VIII, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. (trang 1)
10. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, NXB chính trị quốc gia Hà Nội (trang 2)
11. Phạm Minh Hạc (1986), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XX,
NXB Giáo dục, Hà Nội
12. Phạm Minh Hạc (1997), Xã hội hoá công tác giáo dục, NXB giáo dục Hà Nội
13. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện khoa học
Giáo dục, Hà Nội.
14. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục: Một số vấn đề lý luận thực
tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Đặng Bá Lãm (chủ biên) (2005), Quản lý Nhà nước về giáo dục, lý luận và
thực tiễn. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội.


16. Phùng Đình Mẫn (chủ biên) (2003), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo
dục THPT hiện nay, Đại học sư phạm Huế, Huế.
17. M.I. KONĐACỐP (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, trường
CBQL Giáo dục Hà Nội.
18. Hồ Chí Minh (1989); Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Sự thật, Hà Nội.
19. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005); Luật Giáo dục,
NXB Lao động-xã hội, Hà Nội.
20. Quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội – Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ
quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIII (2005 – 2010).
21.Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội – Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận Hai Bà
Trưng, Báo cáo tổng kết năm học 2007 – 2008.

22. Từ điển bách khoa Việt Nam. Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt
Nam. Hà Nội, 1995.



×