Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Những sáng kiến và cách làm hay trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.62 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tân Hưng Tây, ngày 26 tháng 12 năm 2013

BÁO CÁO ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN

- Tên sáng kiến: NHỮNG SÁNG KIẾN VÀ CÁCH LÀM HAY
TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

- Họ và tên người sáng kiến: Lê Thanh Nghị
- Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày 01/01/2011 đến
ngày 31/12/2013

1/ Thực trạng:
Tân Hưng Tây là một xã vùng nông thôn sâu, cách trung tâm huyện Phú
Tân 12km về phía Nam. Vị trí của xã nằm giữa trong của địa bàn toàn huyện.
1


Với vùng sông nước, bốn mặt được bao bộc của các xã lân cận của huyện.
Toàn xã có diện tích tự nhiên 4.241ha, có 7 ấp gồm 2.524 hộ với 10.548 khẩu.
Xã có địa bàn sông ngòi chằng chịt, giao thông đi lại chủ yếu bằng đường thủy
nên rất khó khăn trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nhất là việc
giao lưu hàng hóa. Bên cạnh đó, trung tâm xã Tân Hưng Tây với điều kiện hạ
tầng và các công trình phúc lợi công cộng chỉ đáp ứng được phần nào cho nhu
cầu hoạt động, sinh hoạt của một trung tâm xã.

2/ Sự cần thiết của sáng kiến:
Tuy nhiên, với một xã được thành lập từ rất lâu và có thành tích bề dày lịch sử


nên điều kiện phát triển có phần vượt trội hơn những xã khác. Từ đó, xã Tân
Hưng Tây được huyện chọn là một trong hai xã chỉ đạo điểm về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011-2015. Đây vừa là vinh dự nhưng cũng vừa là
trách nhiệm hết sức nặng nề đối với xã trong thời gian tới.
Khi bước đầu thực hiện đề án, xã luôn gặp rất nhiều khó khăn, thách
thức ở hầu hết các tiêu chí như: thực trạng xã chưa có điểm để quy hoạch,
chưa có khu thiết chế văn hóa; các tuyến lộ giao thông chưa đảm bảo, chưa có
đường ô tô về trung tâm xã, chất lượng công trình còn nhiều hạn chế, hầu hết
các mặt đường hẹp, nhiều tuyến lộ nông thôn còn là đất đen, các tuyến lộ đa
số là hộ nghèo và có mặt tiền dài, cầu trên địa bàn xã còn rất ít và chưa đảm
bảo lưu lượng xe đi lại; hệ thống thủy lợi còn nhiều tuyến bồi lắng nhưng chưa
được nạo vét nên không đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất; hệ thống điện
chưa được đảm bảo, tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn chỉ đạt 70%, còn nhiều
2


tuyến chưa có điện, hộ dân phải chia hơi rất khó khăn; toàn xã có 5 điểm
trường nhưng chưa đảm bảo cho công tác giảng dạy, cơ sở vật chất còn nhiều
thiếu thốn; xã chưa quy hoạch được khu thiết, các nhà văn hóa ấp được xây
dựng bán cơ bản, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt; diện tích khu vực chợ
chưa đảm bảo, chợ chưa có khu đổ rác thải; dịch vụ Internet chưa về đến các
ấp; nhà ở dân cư nằm rải rác và phần lớn xây dựng bán cơ bán, nhà kiến cố chỉ
chiếm 20%; thu nhập của người dân chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, còn nhiều
hộ thiếu vốn, hộ nghèo chiếm tỷ lệ khá cao 10,2%, thu nhập bình quân đầu
người chỉ đạt 15 triệu đồng/người/năm; số người trong độ tuổi lao động qua
đào tạo chỉ chiếm 13%; các hợp tác xã và tổ sản xuất chưa được thành lập,
người dân chủ yếu là sản xuất mang tính tự phát; cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác khám và điều trị bệnh còn hạn chế và thiếu thốn; tuy xã được công
nhận đạt chuẩn văn hóa nhưng so với tiêu chí mới thì còn nhiều vấn đê cần
khắc phục; công tác vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập, hệ thống nước sạch

phục vụ cho người dân còn hạn chế chưa đảm bảo; cán bộ xã đạt chuẩn về
chuyên môn nghiệp vụ chỉ đạt 60%; tình hình an ninh trật tự còn diễn ra phức
tạp, tệ nạn xã hội từng lức từng nơi vẫn còn xảy ra, chưa có biện pháp ngăn
chặn.
Trước những khó khăn trên, với vai trò là Chủ tịch UBND xã Tân Hưng
Tây cũng là Trưởng ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã, đồng chí Lê
Thanh Nghị luôn chăn trở không biết phải làm thế nào và bất đầu từ đâu để
thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới, do nguồn lực đầu tư xây dựng nông

3


thôn mới chủ yếu là lâu nay người dân địa phương còn tư tưởng trông chờ, ỷ
lại vào sự đầu tư của nhà nước, một bộ phận người dân đời sống còn gặp
nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp. Nhưng lý do chủ yếu là người dân
chưa hiểu gì về ba từ “ Nông thôn mới” nên rất khó thực hiện.
Thực hiện lời dạy của Bác “ Dân vận kém thì việc gì cũng kém, Dân
vận khéo thì việc gì cũng thành công” nên bản thân đã tham mưu và đề xuất
với ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã là phải đẩy mạnh công tác
tuyên truyền. Vận động làm sao để cho người dân hiểu được xây dựng nông
thôn mới là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân để dân tích cực hưởng cùng
với chính quyền địa phương chung tay xây dựng nông thôn mới, có như vậy
mới thực hiện thành công đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 –
2015.

3/ Phạm vi triển khai thực hiện:
Triển khai rộng rãi trong cả hệ thống chính trị và nhân dân
4/ Giải pháp thực hiện và kết quả mang lại.
Trước hết, ngay từ đầu năm 2011 chỉ đạo cho bộ phận văn phòng
UBND xã ban hành tờ bướm với nội dung tuyên truyền 19 tiêu chí nông thôn

mới cấp phát đến tận hộ gia đình, cũng vào thời điểm này, tham mưu cho ban
chỉ đạo tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp xã với thành phần là Ban
phát triển ở các ấp.

4


Hàng năm, Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển ký kết giao ước thi
đua, giao rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, từng ngành và các ấp cần phải làm
gì, lồng ghép cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” để tổ chức thực hiện. Từ đó, mỗi tập thể, cá nhân cùng hộ gia đình có
hướng phấn đấu trong nhiệm vụ được giao, 6 tháng sơ kết giao ước ký kết thi
đua để khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào.
Đồng thời, chỉ đạo các ngành, các ấp đẩy mạnh công tác triển khai tuyên
truyền sâu rộng các chủ trương, nghị quyết chính sách của Đảng và nhà nước
về xây dựng nông thôn mới, lồng ghép trong các cuộc họp để triển khai vận
động. Bên cạnh đó, Ban quản lý còn tuyên truyền vận động bằng nhiều hình
thức như: đối thoại trực tiếp vận động hộ gia đình, vận động theo nhóm, tuyên
truyền trong họ đạo, phát thanh trên trạm truyền thanh, xây dựng được các
cổng trào ở vị trí cổng chính và điểm phụ có liên quan, treo các cụm pa nô, áp
phích trên các tuyến đường. Ban quản lý xã thường xuyên phát động nhân dân
trong xã chung tay xây dựng nông thôn mới lồng ghép với cuộc vận động “
Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng
nông thôn mới” và hưởng ứng phong trào thi đua “ Cà Mau chung sức xây
dựng nông thôn mới” do tỉnh, huyện phát động. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ
chức vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, kết luận, nghị quyết
chuyên đề của huyện ủy như: Chỉ thị 02,07, 08; nghị quyết 02 kết luận 02,
nghị quyết 03, nghị quyết 04 .v.v.

5



Bản thân tham mưu cho Đảng ủy tổ chức chào cờ hàng tuần thay vì đọc
mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác nay là cán bộ được phân công đọc
mẫu chuyện kèm theo phải thuộc them 19 tiêu chí nông thôn mới, khi lãnh đạo
hỏi tiêu chí nào thì phải thuộc hết nội dung tiêu chí đó. Từ đó, mỗi cán bộ,
đảng viên của các ngành xã ai nấy đều thuộc và hiểu rất rỏ các tiêu chi xây
dựng nông thôn mới. Đồng thời, trong các cuộc họp chi bộ cũng áp dụng hình
thức tuyên truyền này, bàn thân đề xuất với Thường trực Đảng ủy và Ban chỉ
đạo xây dựng nông thôn mới của xã tổ chức cuộc thi tuyên truyền viên giỏi
cấp xã, thành phần tham dự là quần chúng nhân dân ở các ấp. Cuộc thi tuy
hình thức khen thưởng nhỏ nhưng hiệu quả đem lại rất cao.
Thường xuyên củng cố lại từng thành viên Ban quản lý, Ban phát triển
ở các ấp theo tình hình thực tế ở địa phương đảm bảo hoạt động đạt chất lượng
cao. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo rà soát, đối chiếu lại từng tiêu chí đã đạt
được đối với các ấp, xem tiêu chí nào đã đạt, tiêu chí nào chưa đạt hoặc đạt
đến chừng mức nào để từ đó có giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Tranh thủ với cấp trên và thường xuyên họp dân trao đổi với nhân dân
về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới nên được bà
con đồng thuận cao và cùng chính quyền địa phương thực hiện các tiêu chí
nông thôn mới như: quy hoạch cụm dân cư, xây dựng lộ giao thong nông thôn
theo phương thức không giao thầu mà thuê công thợ có tay nghề ở địa phương
để xây dựng nhằm bớt đi chi phí nhưng đảm bảo chất lượng. Vận động các
nhà haot tâm, các mạnh thường quân trong và ngoài xã đóng góp xây dựng đối
6


với những tuyến khống, những hộ có mặt tiền dài và những hộ có hoàn cảnh
khó khăn. Tranh thủ lực lượng lao động ở địa phương làm mặt bằng đất đen
trước khi xây dựng lộ bê tông, đồng thời thường xuyên duy tu, sửa chữa, kè

chống sạt lỡ các tuyến lộ trên địa bàn xã để sử dụng lâu dài. Công tác xây
dựng cầu cũng được quan tâm, tranh thủ với cấp trên và vận động các nhà hảo
tâm, các mạnh thường quân và nhân dân đóng góp xây dựng cầu nông thôn
đảm bảo đúng chuẩn quy định; công tác thủy lợi được nạo vét thường xuyên
và thông thoáng; thực hiện tốt công tác xã hội hóa về giáo dục như vận động
nhân dân hiến đất xây dựng trường, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, tận
dụng các điều kiện để san lắp mặt bằng sân trường và các điều kiện khác để
xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trực tiếp gặp các hộ dân để vận động
hiến đất xây dựng nhà văn hóa, tận dụng các điều kiện xây dựng nhà xe, sân
nhà văn hóa ấp, đến nay xây dựng xong 7/7 nhà văn hóa ấp đưa vào hoạt động
đảm bảo sinh hoạt họp hội cho người dân; tranh thủ nạo vét bùng binh Cái Bát
để san lắp mặt bằng khu trung tâm văn hóa, hiện đang chờ huyện cho chủ
trương đền bù để tiến hành xây dựng; vận động nhân dân trong khu vực chợ
cùng với ngân sách xã xuất ra đã nâng cấp mặt bằng chợ khô ráo, sạch sẽ,
thoáng mát; tranh thủ với trung tâm viễn thông đã đưa mạng Internet về đến
7/7 ấp; thường xuyên vận động nhân dân giúp nhau phát triển kinh tế gia đình,
tạo việc làm cho người lao động, hướng dẫn nhân dân cách làm ăn và hỗ trợ
vốn để nhân dân phát triển kinh tế; thường xuyên vận động nhân dân thực hiện
tốt nghị quyết 02, 03 của Huyện ủy, từ đó hộ khá giàu tăng lên, hộ nghèo giảm
xuống đáng kể. Bản thân cùng với các ngành củng cố thành lập các hợp tác xã,
7


tổ hợp tác sản xuất và có giải pháp hỗ trợ, động viên nên các tổ chức này hoạt
động khá tốt. Tranh thủ với cấp trên, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân đẩy
mạnh xã hội hóa về y tế như xây dựng trạm y tế khang trang, các trang thiết bị
phục vụ khám và chữa bệnh được đầu tư, thực hiện tốt các chương trình y tế
quốc gia, vận động nhân dân tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt
phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”,
chất lượng gia đình văn hóa ngày càng được năng lên. Tổ chức đưa cán bộ đi

học chuyên môn, nghiệp vụ để được chuẩn hóa đúng quy định. Công tác vệ
sinh môi trường thường xuyên được quan tâm, rác thải được thu gom về điểm
tập kết, rác thải rắn y tế được thiêu hủy đúng quy định. Chỉ đạo các ngành
chức năng kết hợp với các ngành, các ấp thành lập nhiều tổ an ninh tự quản,
các trục lộ chính đều được gắn đền chiếu sang và xây dựng cổng an ninh trật
tự.
Từ những sáng kiến, cách làm hay trên đã mang lại những kết quả rất
quan trọng trong việc thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới. Hiện nay, trên xã
đã đạt huyện quyết định công nhận được 11/19 tiêu chí báo gồm: Tiêu chí số
01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch, tiêu chí số 3 về thủy lợi, tiêu chí số 5
về trường học, tiêu chí số 8 về bưu điện, tiêu chí số 10 về thu nhập, tiêu chí số
12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 11 về hộ nghèo, tiêu
chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, tiêu chí số 14 về giáo dục, tiêu chí số
15 về y tế, tiêu chí số 19 về an ninh trật tự. Các tiêu chí còn lại đạt từ 60 đến

8


90%, như vậy đến cuối năm 2015 xã sẽ hoàn thành đề án xây dựng xã đạt
chuẩn nông thôn mới.
Đối với các tiêu chí còn lại đạt trong năm 2014 và 2015, bản thân đã
xây dựng kế hoạch, đề ra lộ trình cụ thể cho từng tiêu chí và được đoàn kiểm
tra của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh chấp thuận và đánh giá
rất cao.

5/ Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Tóm lại, từ những cách tuyên truyền, vận động như trên đã tạo sự
chuyển biến mạnh mẻ từ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội
viên và quần chúng nhân dân. Nhân dân trong xã đồng tình ủng hộ đóng góp
tiền của và công sức cùng với chính quyền địa phương chung tay xây dựng xã

đạt chuẩn nông thôn mới. Người dân không còn thờ ơ và xa lạ với việc xây
dựng nông thôn mới nên những chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính
sách pháp luật của nhà nước luôn được nhân dân đồng thuận và thực hiện đạt
kết quả khá cao.
Trên đây là những sáng kiến mà bản thân Tôi đã chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác xây dựng nông thôn mới về kết cấu hạ tầng giao thông nông
thôn trong thời gian qua./.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

NGƯỜI BÁO CÁO SÁNG KIẾN

9


Lê Thanh Nghị

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN

10



×