1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cà Mau, ngày 10 tháng 12 năm 2013
BÁO CÁO NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến: “Lồng ghép sinh hoạt câu lạc bộ Mất cân bằng giới tính
khi sinh với các câu lạc bộ khác” (Câu lạc bộ không sinh con thứ ba, tư vấn
khám sức khỏe tiền hôn nhân, câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế...)
- Tên cá nhân hoặc tên người chủ trì, người đồng nghiên cứu (nếu là sáng
kiến đồng tác giả) thực hiện:
- Họ và tên: NGUYỄN CAO HÙNG
Đơn vị công tác Chi cục Dân số KHHGĐ Cà Mau.
- Cá nhân, tổ chức phối hợp: LÝ MINH KHẢI
Đơn vị công tác: Phòng nghiệp vụ Chi cục Dân số KHHGĐ Cà Mau.
- Đề nghị Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở năm 2013, như sau:
- Thời gian đã được triển khai thực hiện:
-Từ ngày: 04/ 02 /2013 đến ngày: 31/ 12 /2013
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
2
Vấn đề mất cân bằng giới tinh khi sinh hiện nay tại Cà Mau nói riêng và cả
nước nói chung đang là vấn đề nóng, hiện tại tỷ số giới tính khi sinh của Cà Mau
là 110 bé trai /100 bé gái, cả nước là 112 bé trai/100 bé gái đây là con số rất đáng
báo động nếu không kiểm soát được sẽ gây nhiều hậu quả xấu cho xã hội và con
người, thực tế một số nước có điều kiện kinh tế văn hóa tương đối giống Việt
Nam tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra trước chúng ta đã dẫn tới
cảnh thừa nam thiếu nữ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, đó cũng là bài học cho Việt
Nam nói chung và Cà Mau nói riêng.
Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình đã thực sự đi vào cuộc sống và
đạt được kết quả quan trọng. Đặc biệt là qui mô Dân số đã được kiểm soát.
Tuy nhiên, công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình nước ta vẫn đứng
trước nhiều khó khăn thách thức mới. Cùng với những khó khăn và thách thức
trong duy trì mức sinh thấp hợp lý, từng bước nâng cao chất lượng dân số không
ít những vấn đề về cơ cấu dân số đang trở thành vấn đề trọng yếu đòi hỏi phải
giải quyết hết sức cấp bách với một số thách thức mới đang nảy sinh đặc biệt đó
là tình
trạng mất cân bằng giới tính khi sinh không chỉ trong hiện tại mà cả trong
tương lai.
Trong cơ cấu dân số về giới tính, mặc dầu đến nay tỷ số giới tính (Số Nam
trên 100 nữ) vẫn trong giới hạn bình thường (95-100) nhưng tỷ số giới tính khi
3
sinh (số bé trai/ 100 bé gái sinh ra trong 1 năm) có xu hướng tăng mạnh đã đến
lúc báo động.
Tình trạng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh sẽ dẫn tới những hệ lụy khó
lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị khi các trẻ em sinh ra hôm nay
bước vào độ tuổi kết hôn (ở Việt Nam thời điểm này sẽ xảy ra vào năm 20252030).
Trước hết tình trạng thừa nam thiếu nữ trong độ tuổi kết hôn, có thể sẽ dẫn
tới những thay đổi trong hệ thống hôn nhân và gia đình. Một bộ phận nam giới có
thể sẽ kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không lấy được vợ. Một giải pháp
tình thế đang được áp dụng ở một số nước như Trung Quốc, Hàn quốc áp dụng là
kết hôn với người nước ngoài (nhập khẩu cô dâu). Giải pháp này tạo ra luồng di
cư quốc tế mới, các biến thái mới của nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em gái dưới hình
thức hôn nhân, đám cưới giả và trên hết là nảy sinh các xung đột mới giữa các
quốc gia “ xuất khẩu cô dâu” và “ nhập khẩu cô dâu”
Hiện tại chưa có mô hình chuẩn để thực hiện đề án này, xuất phát từ nhu
cầu của địa phương và mục đích chính là thực hiện giảm thiểu mất cân bằng giới
tính khi sinh, đưa tỷ số giới tính khi sinh trở về mức bình thường càng sớm càng
tốt. Để đạt mục đích này và có cơ sở cho tuyến huyện và xã làm cơ sở thực hiện
mô hình góp phần hoàn thành kế hoạch Dự án 2 “Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật
bẫm sinh và kiễm soát mất cân bằng giới tính khi sinh” tại địa phương. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề xuất mô hình “Lồng ghép sinh hoạt câu lạc bộ
Mất cân bằng giới tính khi sinh với các câu lạc bộ khác”
4
2. Phạm vi áp dụng:
Mô hình này áp dụng 100% xã phường đã triễn khai Đề ấn Giảm thiểu mất
cân bằng giới tính khi sinh trong toàn tỉnh Cà Mau.
Đưa nội dung sinh hoạt mất cân bằng giới tính khi sinh lồng ghép vào các
nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ khác khác như: câu lạc bộ không sinh con
thứ 3, câu lạc bộ Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, câu lạc bộ giúp nhau
phát triển kinh tế gia đình…để nội dung sinh hoạt phong phú hơn, hình thức sinh
hoạt đa dạng hơn và thời gian nhiều hơn. Nhằm từng bước thay đổi cách nghĩ của
người dân về trọng nam hơn trọng nữ và từng bước làm cho mọi người coi con
trai cũng như con gái, không còn mong muốn có con trai nữa.
3. Mô tả sáng kiến:
Đề xuất thành Ban quản lý dự án do UBND Huyện/ Tp thành lập Dự án 2:
“Tầm soát dị dạng, bệnh, tật, bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi
sinh” bao gồm gồm 3 đề án: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Mô hình tư vấn và
khám sức khỏe tiền hôn nhân, và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
Dự thảo kế hoạch dựa theo công văn các đề án cấp trên.
3.1. Thành lập Ban quản lý mô hình cấp xã:
Toàn tỉnh có 101 Ban quản lý mô hình.
5
Chủ tịch UBND xã lựa chọn và ra Quyết định thành lập Ban quản lý mô
hình xã. Các thành viên Ban quản lý mô hình xã hoạt động theo chế độ kiêm
nhiệm.
- Thành phần Ban quản lý mô hình cấp xã gồm: 6 người
+ Trưởng ban: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã.
+ Phó trưởng ban: Trạm trưởng trạm y tế xã.
+ Thư ký: Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã.
+ Các thành viên: đại diện các ban ngành: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,
Văn hoá.
– Thông tin, Tư pháp hộ tịch hộ khẩu, các Trưởng thôn, Bí thư chi bộ thôn.
...
Ban quản lý mô hình cấp xã phân công rõ nhiệm vụ của các thành viên và
hoạt động theo hướng dẫn của Ban quản lý mô hình cấp huyện.
Thời
STT
Hoạt động
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Tháng
Trạm y tế Tham
Theo công văn
01-
mưu cho UBND
nguồn
gian
01
Thành lập BQL dự án
2013
6
02
Dự thảo kế hoạch
Tháng
Trạm y tế
01-
Trình UBND
xã/phường/thị trấn
2013
03
Triển khai kế hoạch
TTDS- KHHGĐ
Các ban ngành
xã/phường/thị trấn
04
Tổ chức
tập
xã/phường
huấn Tháng
TTDS- KHHGĐ
01-
Có giám sát BQL
Tỉnh
2013
05
05
Triển khai cấp
25-2-
Có sự tham gia BQL
phường/ xã
3013
xã/phường/thị trấn
Theo dõi giám sát Mổi
thực hiện
TTDS- KHHGĐ
tháng/1
Có sự tham gia BQL
xã/phường/thị trấn
lần
06
Tổng hợp báo cáo
Hàng
TTDS- KHHGĐ
tháng
Có sự tham gia BQL
xã/phường/thị trấn
3.2. Thành lập câu lạc bộ lồng ghép:
- Quyết định thành lập câu lạc bộ lồng ghép.
- Gồm chủ nhiệm câu lạc bộ, phó chủ nhiệm, thư ký và các thành viên
khoảng 50 người.
- Có kế hoạch và nội dung sinh hoạt phù hợp với kế hoạch của tiểu ban
quản lý dự án.
- Mỗi 01 tháng sinh hoạt 01 lần và thời gian khoảng 50 – 60 phút.
- Ghi biên bản báo cáo tiểu ban quản lý dự án.
7
3.3. Nội dung hoạt động:
- Lồng ghép tuyên truyền nội dung Đề án Mất cân bằng giới tính khi sinh
trong các hoạt động, chương trình khác của địa phương với mô hình Sàng lọc
trước sinh và sơ sinh và mô hình Tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân. (Một Ban quản
lý chung “ Ban quản lý Dự án 2: Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh, và
kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh”).
Tiếp tục nâng cao sự hiểu biết, vận động cộng đồng ủng hộ mô hình.
- Cử tuyên truyền viên cấp huyện tham dự nói chuyện chuyên đề về Mất
cân bằng giới tính khi sinh tại các cuộc hội họp của chính quyền, các đoàn thể 12
cuộc mỗi cuộc cho 50 người nghe nhằm giới thiệu cho quảng đại quần chúng ở
các cuộc họp, huyện, xã; Phối hợp với Hội LHPN, Hội nạn nhân chất độc da cam
dioxin...
- Cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, có hệ thống đến các đối
tượng, phát 30.000 ngàn tơ rơi tờ bướm các loại.
- Hội nghị triển khai tập huấn thực hiện mô hình lồng ghép:
Lãnh đạo, Ban quản lý cấp xã, phường thị trấn cho 600 người.
- Huyện kiểm tra, giám sát hoạt động câu lạc bộ lồng ghép của tuyến xã,
mỗi câu lạc bộ lồng ghép sinh hoạt được giám sát mỗi quý một lần do huyện thực
hiện.
Nội dung giám sát:
8
+ Công tác triển khai thực hiện các hoạt động.
+ Kiểm tra đánh giá nội dung, chất lượng tập huấn, sinh hoạt.
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo từng nội dung.
4. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Mô hình đem lại hiệu quả:
- Thuận lợi về mặt nhân lực và các thủ tục hành chính, truyên đạt nhiều
nội dung trong một cuộc hoạt.
- Không tốn kém thời gian dành nhiều cho hoạt động đề án, tọa khí thế
sôi nổi trong sinh hoạt, nội dung mỗi kỳ điều khác nhau, tránh được sự
nhàm chán, khô cúng, khuôn mẫu.
- Giảm chi phí đi lại cho cán bộ quản lý đề án và người dân khi tham gia
đề án.
- Tạo ra sự đồng thuận, đa dạng về nội dung và tạo sinh khí vui vẽ khi
sinh hoạt câu lạc bộ.
- Kinh phí cho mỗ lần sinh hoạt được tập chung từ nhiều nguồn, do đó
cũng tăng lên. Nếu chỉ một nội dung sinh hoạt mỗi kỳ không quá
50.000đ, hiện nay lồng ghép các nội dung lại với nhau kinh phí cho mỗi
lần sinh sinh hoạt tăng lên đán kể.
- Hiệu quả là chuyển đổi nhận thức về bình đẳng giới và không lựa chọn
giới tính khi sinh góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và từng
bước đưa chỉ số này về mức bình thường.
9
Cụ thể tỷ số giới tính khi sinh giảm dần theo từng năm như sau:
Năm 2011 toàn quốc 111,9/100 Cà Mau 2011 là 111/100, năm 2013 toàn
quốc 112/100 Cà Mau là 110/100 (thống kê tổng cục Dân số -KHHGĐ) với kết
quả này Cà Mau được trung ương đánh giá rất cao.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Đưa nội dung sinh hoạt mất cân bằng giới tính khi sinh lồng ghép vào các
nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ khác để nội dung sinh hoạt phong phú hơn,
hình thức sinh hoạt đa dạng hơn và thời gian nhiều hơn. Nhằm từng bước thay
đổi cách nghĩ của người dân về trọng nam hơn trọng nữ và từng bước làm cho
mọi người coi con trai cũng như con gái, không còn mong muốn có con trai nữa,
về lâu về dài chúng ta không phải đi vào bước xe đổ của các nước trên thế giới
tình trang mất cân bằng giới tính dễn ra một cách phức tạp như: Trung Quốc, Ấn
Độ, Đài Loan…
6. Kiến nghị, đề xuất:
Thực hiện đồng bộ các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức, sự
hiểu biết và chuyển đổi hành vi không lựa chọn giới tính thai nhi.
Cần có đề tài nghiên cứu khoa học mang tính tổng thể trên địa bàn toàn
tỉnh có so sánh đánh gai với các địa phương trong vùng và toàn quốc để xác định
những nhóm nguyên nhân cụ thể, mà có hình thức tác động trực tiếp vào từ đó
mạng lại hiệu quả cao./.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
NGƯỜI BÁO CÁO
10
Nnguyễn Thị Thanh Trúc
Nguyễn Cao Hùng