Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.61 KB, 21 trang )

Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy - học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2&3.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG
TRONG VIỆC DẠY- HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 2&3
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong sách giáo khoa Tiếng việt Tiểu học (chương trình cũ) nội dung về
từ và câu được dạy trong 2 phân môn Từ ngữ và Ngữ pháp. Nhưng hiện nay, để
nhằm thể hiện rõ hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa từ và câu trong việc sử dụng từ
để đặt câu, mở rộng vốn từ nên nội dung từ và câu được tích hợp trong một phân
môn mới đó là Luyện từ và câu. Phân môn Luyện từ và câu là phân môn quan
trọng của môn Tiếng việt, nhằm mở rộng vốn từ, cung cấp những hiểu biết sơ
giản về từ loại và về kiểu cấu tạo của các từ thông qua vốn từ các em sẵn có các
từ mới học. Đồng thời rèn kỹ năng nói, viết thành câu, dùng một số dấu câu khi
viết, cung cấp những mẫu câu cần thiết đế học sinh vận dụng trong giao tiếp và
học tập.
Đối với học sinh lớp 2,3 do vốn sống, vốn từ của các em còn quá ít, phân
môn này lại rất mới mẻ với các em, đặc biệt là đối với học sinh lớp 2. Mà chúng
ta đã biết từ ngữ Việt Nam rất phong phú, như nhiều người thường nói “ Phong
ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Bởi vậy làm cho các em hiểu đúng
đắn về từ, câu để có thể phát triển một cách đồng đều về mọi mặt là một việc
không dễ.
Chính vì nhận thức trên, chúng tôi nghĩ rằng muốn học sinh học tốt phân
môn Luyện từ và câu giai đọan đầu ở bậc tiểu học, không gì hơn phải thiết kế
và giảng dạy sao cho tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả cao mà vẫn
đảm bảo được nguyên tắc học sinh là nhân vật trung tâm, phát huy được tính chủ
động tích cực của từng học sinh, của tập thể học sinh trong giờ học.
Năm học 2006-2007, Ban giám hiệu phân công chúng tôi giảng dạy ở lớp
2 và lớp 3. Qua một năm thực hiện chương trình, chúng tôi nhận thấy học sinh
lúng túng, thụ động, thực hành sai ở 4 dạng bài tập sau:
Một là Dạng bài tập tạo lập từ và câu.
Hai là Dạng bài tập sử dụng dấu câu.
Trang 1


Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy - học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2&3.
Ba là Dạng bài tập nhận diện về biện pháp tu từ nhân hóa.
Bốn là Dạng bài tập mở rộng vốn từ về chủ điểm Nghệ thuật.
Vì thế, cuối năm học chúng tôi trao đổi với Ban giám hiệu về những
vướng mắc trên và được gợi ý nên đầu tư, suy nghĩ tìm biện pháp thích hợp giúp
học sinh học tốt hơn trong năm học mới.Và năm học 2007-2008, chúng tôi đề
xuất với Ban giám hiệu cho tiếp tục giảng dạy lại các khối lớp 2,3 để kiểm
nghiệm những biện pháp đã và sẽ thực hiện nhằm phát huy tích cực học tập của
học sinh, giúp các em tiếp thu và vận dụng kiến thức đạt hiệu quả cao. Bởi vì
các em có học tốt phân môn Luyện từ và câu mới học tốt các môn học khác
được.
Xuất phát từ cơ sơ lý luận, và những khó khăn trở ngại như chúng tôi đã
trình bày, do vậy chúng tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát huy tính tích
cực chủ động trong việc dạy - học phân môn Luyện từ và Câu ở lớp 2,3”.
II/ THỰC TRẠNG LỚP CHỦ NHIỆM
Năm học này, hai lớp do chúng tôi phụ trách số học sinh là 70 em, có
những thuận lợi và khó khăn sau:
 Thuận lợi:
Học sinh chăm, ngoan vâng lời cô giáo, ham thích học tập.Một số phụ
huynh luôn quan tâm đến việc học của con em. Đặc biệt được sự quan tâm của
Ban giám hiệu tích cực dự giờ, thăm lớp, đóng góp ý kiến để đổi mới phương
pháp phù hợp.Tạo điều kiện cho học sinh hai lớp chúng tôi được học 2 buổi/
ngày.
 Khó khăn:
Các em chủ yếu là con em gia đình làm nông nên sự quan tâm thiết thực
đến việc học của các em còn nhiều hạn chế, chủ yếu là giao phó cho giáo viên
chủ nhiệm. Mặt khác về chương trình hiện nay có khác nhiều so với chương
trình trước đây, do vậy việc kèm cặp con em ở gia đình gặp nhiều khó khăn. Bản
thân các em vốn từ còn quá ít ỏi.
Để có cơ sở so sánh kết quả học tập của học sinh qua từng thời điểm khi

áp dụng biện pháp dạy - học. Vào đầu tháng 10, chúng tôi tiến hành khảo sát
Trang 2
Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy - học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2&3.
chất lượng phân môn Luyện từ và câu của học sinh, và nhận thấy rằng: các em
tìm từ theo chủ điểm còn chậm, dùng từ đặt thành câu chưa phù hợp, còn đơn
điệu, nhận biết từ chỉ sự vật được so sánh và từ so sánh còn sai nhiều. Các em
chỉ biết được những từ ngữ đơn giản thường giao tiếp hàng ngày như ông, bà,
bố, mẹ, ăn, uống, đi, đứng, chạy, nhảy,…trong khi đó học phân môn Luyện từ
và câu yêu cầu các em tìm từ ngữ theo chủ điểm, dùng từ đặt câu theo ngữ cảnh,
theo kiểu câu, cách sử dụng dấu câu, nhận diện các biện pháp tu từ so sánh nhân
hóa….Bởi vậy khi tiếp cận phân môn này số đông các em thụ động, không mấy
hứng thú, rụt rè khi phát biểu, tiếp thu chậm,ngôn từ sử dụng hạn hẹp…
Do đó yêu cầu đặt ra của chúng tôi là phải làm thế nào để giúp học sinh
ham thích học phân môn Luyện từ và câu, không những nắm được yêu cầu cơ
bản mà học sinh dễ dàng tiếp thu thực hành các dạng bài tập chúng tôi đã nêu ở
phần đầu một cách chủ động, sáng tạo.
Cụ thể: số học sinh 2 lớp được khảo sát là 70 em, kết quả phân loại như
sau:
Xếp loại Tổng số học sinh đạt Tỷ lệ
Giỏi 15 21,4
Khá 13 18,6
Trung bình 29 41,4
Yếu 13 18,6
Từ những lý do trên và tình hình thực tế của lớp chúng tôi phụ trách, để
khắc phục tình trạng trên chúng tôi xin trình bày những biện pháp đã áp dụng
vào dạy - học phân môn Luyện từ và câu trong năm học 2006-2007 và 2007-
2008 như sau:
III/ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG
Sau vài tiết dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp, chúng tôi đã nắm rõ
được lực học của các em, từ đó phân loại theo đối tượng học sinh (khá, giỏi,

trung bình, yếu), theo khả năng tiếp thu (nhanh, chậm) của học sinh và vạch ra
kế hoạch giúp đỡ các em:
 Trong công tác chủ nhiệm chúng tôi xếp chỗ ngồi phù hợp, những em
học sinh yếu ngồi ở đầu bàn hoặc bàn đầu để giáo viên dễ kiểm tra.
Trang 3
Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy - học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2&3.
 Bầu ban cán sự lớp có năng lực, nhiệt tình học giỏi, giao nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên.
 Quá trình giảng dạy hệ thống câu hỏi phù hợp cho tất cả các đối tượng
học sinh để khuyến khích học sinh yếu, phát huy năng lực của học sinh khá giỏi.
 Cuối tiết học bình chọn, nhận xét tuyên dương để khích lệ tinh thần học
tập của các em, hạn chế học lười học, chán học.
 Thường xuyên gặp gỡ trao đổi tình hình học tập của các em với phụ
huynh đề nghị cùng phối hợp.
 Trong giảng dạy, chúng tôi chú ý tìm ra những vấn đề vướng mắc khó
khăn, xác định cần giúp đỡ học sinh ra sao, sử dụng những phương pháp nào
phù hợp để phát huy được tính tích cực học tập của các em, nhằm khuyến khích
các em tự giác, thích thú thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên. Chúng
tôi lập kế hoạch thật chi tiết cụ thể, chọn phương pháp phù hợp cho từng hoạt
động, từng loại bài, từng đối tượng học sinh. Có nhũng bài chúng tôi sắp xếp lại
cho phù hợp với trình độ tâm sinh lý của học sinh. Đảm bảo kiến thức theo hệ
thống từ thấp đến cao, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.
 Dạng bài tập tạo lập từ và câu.
Ví dụ: Bài Từ và câu (TV2/ tập 1/trang 8,9)
Bài này gồm 3 bài tập. Với bài 1 yêu cầu tạo từ thông qua tranh ảnh, học
sinh dễ dàng hoàn thành, chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian cho bài tập 2 và 3.
 Bài tập 2: Tìm các từ
- Chỉ đồ dùng học tập. M: bút
- Chỉ hoạt động của học sinh. M: đọc
- Chỉ tính nết học sinh. M: chăm chỉ.

Với bài tập này chúng tôi sẽ vẽ sẵn bức tranh ngộ nghĩnh vào bảng phụ
(như trang sau).
Hình ảnh ngộ nghĩnh nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh,
giúp tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt hiệu quả cao hơn.
Trước hết học sinh nêu và hiểu yêu cầu bài. Giáo viên kết hợp giới thiệu
hình ảnh và làm mẫu như hình ảnh ông mặt trời bao gồm tập hợp những từ chỉ
Trang 4
Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy - học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2&3.
đồ dùng học tập (giáo viên viết từ bút vào một tia nắng của mặt trời). Hình ảnh
mặt người bao gồm những từ chỉ hoạt động của học sinh (viết từ đọc). Bông hoa
gồm những từ chỉ tính nết của học sinh (viết từ chăm chỉ).
Tương tự học sinh cả lớp tìm từ và phát biểu theo 3 nhóm trên. Giáo viên
ghi lần lượt vào nhóm thích hợp. Sau đó một vài học sinh nêu lại tất cả các từ
vừa tìm được.
 Bài tập 3: Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh trong mỗi bức tranh
sau:
Ở bài này mức độ yêu cầu khó hơn đó là tạo lập câu, điểm tựa về nội
dung để đặt câu là 2 bức tranh trên. Chúng tôi dành thời gian để học sinh hiểu
yêu cầu đề rồi giới thiệu.
Bức tranh 1:
+ Bức tranh này gồm các chi tiết nào? học sinh nêu giáo viên ghi nhanh
lên bảng (ví dụ như cây cối, các bạn, cây hoa,…).
+ Các bạn làm gì? (đi chơi trong vườn hoa, xem hoa, trò chuyện trong
vườn hoa,…).
+ Cây, hoa thế nào? (nở rất đẹp, xanh um, nở rực rỡ,…).
- Giáo viên dựa vào các chi tiết có trong tranh để đặt câu mẫu.Ví dụ giáo
viên vừa chỉ vào một bạn gái trong tranh và nói: “Cô đặt tên cho bạn này là Huệ
và chúng ta thấy Huệ cùng các bạn đang dạo chơi trong vườn hoa nên cô đặt câu
như sau: Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.” Giáo viên viết câu mẫu lên bảng.
- Tương tự các em sẽ dựa vào những chi tiết vừa nêu để đặt thành câu

trọn vẹn.
Trang 5
Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy - học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2&3.
- Học sinh lần lượt nêu câu văn vừa đặt, cả lớp nhận xét bổ sung sửa
chữa câu văn cho bạn.
- Giáo viên khen ngợi học sinh đặt câu văn hay phù hợp với bức tranh.
Bức tranh 2:
- Tiến hành tương tự như trên đối với bức tranh này, nhưng cho học sinh
hoạt động theo nhóm đôi.
- Khi hết thời gian thảo luận, đại diện một số nhóm nêu các câu văn vừa
đặt, các nhóm khác bổ sung sửa chữa.
 Dạng bài tập sử dụng dấu câu.
Kiểu bài yêu cầu điền một loại dấu trong câu.
Trọng tâm của dạng bài là giúp học sinh biết cách dùng đúng những dấu
câu như dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm,…trong các dấu câu này dấu phẩy có
ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong thực tế viết văn của học sinh, việc sử dụng dấu
phẩy liên quan đến hiểu biết về Tiếng Việt: sự phân biệt từ loại, thành phần phụ
của câu với thành phần nòng cốt câu. Khi hướng dẫn học sinh sử dụng dấu phẩy
đầu tiên giáo viên phải giúp học sinh nhận biết chức năng của dấu phẩy được thể
hiện trong câu. Dấu phẩy có nhiều công dụng ngăn cách các danh từ/ cụm danh
từ; động từ/ cụm động từ…đi liền nhau trong câu; Ngăn cách thành phần nòng
cốt của câu với thành phần phụ như trạng ngữ. Ví dụ: Hôm nay, Mai được cô
giáo khen. Ngăn các 2 hay nhiều vị ngữ song song, chủ ngữ song song. Ví dụ:
Bác Hồ rất yêu thương, quý mến thiếu nhi. Lan, Bình và Phong đi thăm cô giáo.
Tuy nhiên ở lớp 2,3 trong Luyện từ và câu, từ loại và cách dùng chúng được giới
thiệu thông qua hệ thống bài tập với những tên gọi cụ thể là chỉ hoạt động, trạng
thái, từ chỉ sự vật, từi chỉ tính chất…Khái niệm chủ ngữ và vị ngữ cũng không
được giới thiệu tường minh mà chỉ thể hiện thông qua việc nhận diện các mẫu
câu với những bộ phận được diễn đạt dưới dạng câu hỏi như: “Ai? Làm gì? Cái
gì? Như thế nào?”…Mặt khác thành phần phụ trạng ngữ cũng được giới thiệu

theo cách tương tự với những từ hỏi cụ thể như: “ Ở đâu? Khi nào? Làm gì?...Do
vậy khi tiến hành các biện pháp dạy học các bài tập sử dụng dấu phẩy, giáo viên
Trang 6
Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy - học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2&3.
cần sử dụng thích hợp các tên gọi và đặt điểm của thành phần câu hay từ loại
như vừa nêu.
Sau đây chúng tôi xin trình bày một số biện pháp tổ chức cho học sinh
thực hiện các bài tập sử dụng dấu trong câu:
* Cách 1: Giáo viên đặt những câu hỏi phù hợp để giúp học sinh phát
hiện ra chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu.
Ví dụ: Có thể đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu sau?
a, Lớp em học tập tốt lao động tốt.
b, Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh.
c, Chúng em luôn kính trọng biết ơn thầy giáo cô giáo.
(Tiếng việt 2/tập 1/trang 67)
- Để giúp học sinh nhận diện được những cụm từ/ từ cấn phân cách bằng
dấu phẩy, giáo viên đặt câu hỏi: “ Lớp em làm gì?” (cho câu a), “Cô giáo chúng
em như thế nào?” (cho câu b), “ Chúng em như thế nào đối với thầy cô?” (cho
câu c). Một câu hỏi được hỏi nhiều lần; số lần hỏi phù hợp với số lượng yếu tổ
cần phân cách dấu phẩy. Với câu a sau khi học sinh đã trả lời được “học tập tốt
lao động tốt” thì giáo viên nhanh tay ghi riêng bộ phận đó lên bảng rồi hướng
dẫn tiếp.Theo các em ta nên đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong bộ phận này?, học
sinh lần lượt nêu ý kiến. Giáo viên tổng hợp lại và sử dụng một bìa cứng nhỏ có
viết sẵn dấu phẩy ( viết bằng mực đỏ) cùng học sinh thử nghiệm lại bằng cách
đặt dấu phẩy lần lượt vào sau những bộ phận “học”, “học tốt”, “ học tập tốt”,
“học tập tốt lao động”, …rồi hỏi các em cảm thấy thế nào khi đặt dấu phẩy vào
sau những bộ phận ấy.Học sinh nêu ý kiến, giáo viên chốt lại; Chúng ta sẽ đặt
dấu phẩy sau cụm từ “Học tập tốt” bởi vì “ học tập tốt” và “lao động tốt” là 2
hoạt động của lớp em nên đặt dấu phẩy để ngăm cách 2 hoạt động nêu trên,
- Tiến hành tương tự với câu (b) và (c).

Điều quan trọng là giáo viên phải đưa ra câu hỏi họsc sinh chỉ được trả
lời một việc, hay một vật, một hành động, một tính chất…cho mỗi lần hỏi mà
thôi. Cách làm nay tập cho học sinh tiến nhận về mối quan hệ giữa việc dùng
dấu phẩy với ý diễn đạt một cách có ý thức mà không rời xa ngữ cảnh.
Trang 7
Một số biện pháp phát huy tính tích cực chủ động trong việc dạy - học phân môn luyện từ và câu ở lớp 2&3.
* Cách 2: Dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo
nhóm nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu.
Ví dụ: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi câu dưới đây?
a, Vì thương dân Chử Đồng Tử” và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách
trồng lúa nuôi tằm dệt vải.
b, Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô-phi
đã về ngay.
c, Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã
bị thua.
d, Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp
đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.
(TV3/ tập 2/ trang 70).
Đây là một dạng bài tập khá phức tạp đối với học sinh lớp 3.Với bài này,
giáo viên có thể dùng câu hỏi kết hợp sơ đồ hỗ trợ học sinh làm việc theo nhóm
nhằm phát hiện chỗ cần đặt dấu câu theo yêu cầu như sau:
.Giáo viên đưa ra sơ đồ cho câu a.
Vì sao? Ai?………………..làm gì?
- sau khi học sinh phân cách các phần của câu theo mô hình, giáo viên
đưa thêm mô hình phụ “ Dạy dân những cách gì?” để học sinh tách 3 việc “ dạy
cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải”.
- Khi học sinh phân các phần trong câu theo sơ đồ xong, giáo viên hướng
dẫn học sinh đặt dấu phẩy bằng cách đặt câu hỏi: “Như vậy, ta có thể đặt dấu
phẩy vào những chỗ nào trong câu a?”.(Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công
chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.).

.Câu b.
Câu b có mô hình tương tự mô hình tổng quát của câu a: “Vì sao? và ai?
…………..làm gì?”.
Ở câu này giáo viên đề nghị học sinh vận dụng mô hình trên tìm ra chỗ
cần đặt dấu hỏi.
. Câu c.
Trang 8

×