Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến sinh trưởng và năng suất của dong riềng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGUYỆT
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG XEN
ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA DONG RIỀNG
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: Nông học
: 2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ NGUYỆT

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ CÂY TRỒNG XEN


ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA DONG RIỀNG
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học cây trồng
: K43 Trồng trọt - N01
: Nông học
: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: TS.Nguyễn Thị Lân

Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong
chương trình đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên vận dụng kiến thức đã học áp dụng
vào thực tiễn sản xuất. Qua đó củng cố và nâng cáo kiến thức đã được trang
bị, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Sau

khi ra trường sinh viên mới có đầy đủ năng lực, kiến thức kỹ năng phục vụ
cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của nền nông nghiệp nước ta hiện nay.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận được sự quan
tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
nhà trường và tập thể các thầy cô giáo khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp
đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn
Thị Lân, khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi
thiếu sót. Vậy em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến bổ sung của các
thầy cô giáo và các bạn để đề tài em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày...tháng...năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Nguyệt


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến tỷ lệ nảy mầm và thời
gian sinh trưởng của dong riềng ..................................................... 21
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến động thái tăng trưởng
chiều cao cây của dong riềng .......................................................... 23
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến động thái tăng trưởng
đường kính thân của dong riềng ..................................................... 25
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến động thái ra lá của dong

riềng ................................................................................................ 27
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến một số đặc điểm hình thái
và độ đồng đều của dong riềng ....................................................... 29
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến tình hình sâu bệnh hại và
khả năng chống đổ của dong riềng ................................................. 31
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của dong riềng .................................................... 33
Bảng 4.8. Kết quả năng suất cây trồng xen với dong riềng ............................ 35
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.............................. 36


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao của cây dong riềng ........... 24
Hình 4.2. Động thái tăng trưởng đường kính thân của cây dong riềng .......... 26
Hình 4.3. Đồ thị động thái ra lá của cây dong riềng tham gia thí nghiệm năm
2014 ................................................................................................. 28
Hình 4.4. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của dong riềng ............. 33
Hình 4.5. Biểu đồ hoạch toán kinh tế của một số cây trồng xen đến hiệu quả
kinh tế dong riềng ........................................................................... 37


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT


: Công thức

Cs

: Cộng sự

CIP

: Trung tâm khoai tây quốc tế

Đ/C

: Đối chứng

Ha

: Hecta

KHSS : Khoa học sự sống
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu


v

MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 2

1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học ........................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất ............................................................................ 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
2.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong
riềng .................................................................................................................. 4
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới và Việt Nam. ...... 8
2.3. Tình hình nghiên cứu dong riềng trên Thế giới và Việt Nam ................. 10
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 16
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 16
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
3.4. Phương pháp thí nghiệm .......................................................................... 16
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 21
4.1. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến khả năng sinh trưởng của dong
riềng ................................................................................................................. 21
4.1.1 Ảnh hưởng một số cây trồng xen đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng
của dong riềng năm 2014 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .............. 21
4.1.2. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến động thái tăng trưởng chiều
cao của dong riềng........................................................................................... 23


vi

4.1.3. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến động thái tăng trưởng đường
kính thân của cây dong riềng .......................................................................... 25
4.1.4. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến động thái ra lá của dong riềng .... 27
4.1.5 Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến đặc điểm hình thái của dong
riềng ................................................................................................................. 29

4.2. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến tình hình nhiễm sâu bệnh hại và
khả năng chống đổ của dong riềng.................................................................. 30
4.3. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất ..................................................................................................... 32
4.3.1. Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của dong riềng .................................................................... 32
4.3.2. Kết quả nghiên cứu năng suất cây trồng xen với dong riềng................ 35
4.3.3. Hoạch toán kinh tế của một số cây trồng xen cho các công thức thí
nghiệm dong riềng........................................................................................... 35
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 38
5.1. Kết luận .................................................................................................... 38
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 40


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang rất quan
tâm tìm hướng giải quyết cho những vấn đề quan trọng như khủng hoảng về
năng lượng, các rủi ro về môi trường và đảm bảo an ninh lương thực. Đã có
nhiều nước quan tâm phát triển nhiều loại cây trồng đảm bảo đáp ứng về
lương thực, thực phẩm cho người và gia súc gia cầm, trong đó có nghiên cứu
và phát triển cây dong riềng. Ở Việt Nam trong những năm gần đây nhiều địa
phương đã tập trung chỉ đạo phát triển cây dong riềng và đem lại hiệu quả
kinh tế cao, có nơi cây dong riềng đã góp phần xóa đói giảm nghèo như Bắc
Kạn, Điện Biên, Quảng Ninh,…
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (indica), họ dong riềng

(cannaceae) có nguồn gốc từ Nam mỹ và trồng ở nước ta từ đầu thế kỉ 19.
Dong riềng là cây trồng sinh trưởng, phát triển mạnh, có khả năng thích ứng
rộng, trồng được trên nhiều loại đất, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện
bất thuận đặc biệt là chịu hạn, năng suất củ tươi có thể đạt từ 45 – 60 tấn/ha,
hàm lượng tinh bột 13,36 – 16,4% (Nguyễn Thiếu Hùng và Cs, 2010)[6]. Do
có hàm lượng tinh bột cao nên củ dong riềng thường được dùng để chế biến
tinh bột, chăn nuôi gia súc đặc biệt được sử dụng để làm miến dong, bánh đa,
bánh mì, bánh bao,…Ngoài ra, thân, lá còn dùng cho chăn nuôi gia súc góp
phần tận dụng thúc đẩy chăn nuôi phát triển. Theo đánh giá người dân, dong
riềng dễ trồng ít tốn công chăm sóc nên đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một ha
dong riềng cho doanh thu 80 – 100 triệu, trừ chi phí khoảng 20 – 25 triệu,
người dân có thể lãi 60 – 80 triệu/ha (thu từ củ).
Cây dong riềng có thể trồng trên nhiều loại đất, ở điều kiện sinh thái
khác nhau. Sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất ảnh hưởng xấu đến sinh


2

trưởng của cây. Do có năng suất sinh khối lớn (đạt từ 40 – 70 tấn củ và 50 – 60 tấn
lá/ha) nên hàng năm dong riềng lấy đi một lượng dinh dưỡng khá lớn. Năng suất
dong riềng ngay càng tăng th́ nhu ầu
c của phân bón cũng được tăng lên.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây dong riềng ngày càng
tăng nhưng năng suất vẫn còn thấp chưa ổn định, để tăng sản lượng dong
riềng cho nhu cầu trong nước, chế biến xuất khẩu, bên cạnh việc mở rộng
diện tích, sử dụng giống mới cho năng suất cao…. Việc sử dụng các biện
pháp kỹ thuật phù hợp là một yếu tố quan trọng làm tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế của dong riềng. Thực tế ở nhiều tỉnh miền núi dong riềng được
trồng trên đất dốc mà không có biện pháp chống xói mòn, cùng với việc canh
tác nhiều năm không sử dụng phân bón dẫn đến đất bị cạn kiệt dinh dưỡng.

Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng
của một số cây trồng xen đến sinh trưởng và năng suất của dong riềng”.
1.2. Mục đích của đề tài
Lựa chọn được cây trồng xen phù hợp nhằm nâng cao năng suất dong
riềng góp phần nâng cao độ phì, hạn chế xói mòn đất
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến sinh trưởng của
dong riềng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến tình hình sâu
bệnh hại và khả năng chống đổ của dong riềng
- Ảnh hưởng của một số cây trồng xen đến yếu tố cấu thành năng suất
của dong riềng.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập nghiên cứu khoa học
- Nhằm giúp sinh viên củng cố kiến thúc, kỹ năng và nâng cao kiến
thức đã học vào thực tế tạo điều kiện học tập và phát huy khả năng vốn có.
Giúp sinh viên có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất.


3

- Trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn đã
giúp cho sinh viên nâng cao được chuyên môn của mình có cơ hội học hỏi,
nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
khoa học vào sản xuất.
1.4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Góp phần xác định được cây trồng xen phù hợp với điều kiện tự nhiên
nâng cao năng suất, giảm nguy cơ suy thoái đất, đáp ứng nhu cầu đưa vào sản
xuất tại Thái Nguyên và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.



4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây
dong riềng
2.1.1. Nguồn gốc

Cây dong riềng có tên khoa học Canna Edulis Ker. Dong riềng có
nguồn gốc ở Peru, Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của
dong riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng
dong riềng nhiều nhất (Cecil, 1992; Hermann, 1999). Dong riềng được gọi
với một số tên khác nhau như Queenlanl Arrowroot, Canna Indica (L.).
Dong riềng được chế biến lấy bột để làm lương thực, thực phẩm là
chính. Người ta đã xác định được 7 loài dong riềng nguồn gốc phát sinh ở
Nam Mỹ và Trung Quốc (Darlington và Janaki, 1945) đó là:
- Canna discolor ở Tây Ấn nhiệt đới,
- C. Flauca ở Tây Ấn và Mehico,
- C. flacida ở Nam Mỹ,
- C. edulis ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C. Indica ở châu Mỹ nhiệt đới,
- C.libata ở Brazin,
- C.humilis ở Trung Quốc.
2.1.2. Phân bố

Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tạicác nước
vùng Nam Mỹ, châu Phi, và một số nước nam Thái Bình Dương. Ở châu Á,
dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc và Đài

Loan (Hermann và Cs, 2007)[15].


5

2.1.3. Phân loại cây dong riềng

- Tên khoa học : Canna Edulis Ker
- Dong riềng thuộc họ họ chuối hoa Cannacea
- Bộ : Scitaminales
Số lượng nhiễm sắc thể là 9, có 2 dạng nhị bội 2n = 18 và tam bội 2n =
2x= 27
2.1.4. Đặc điểm thực vật học của cây dong riềng

Là cây loại thân thảo đứng, cao từ 1,2 đến 1,5 m, màu tía. Thân ngầm
phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột. Củ nằm ngay dưới mặt đất. Lá hình
thuôn, dài 50 – 60 cm, rộng 25 – 30 cm có gân to chính giữa lá. Thời gian
sinh trưởng 10 – 12 tháng: 1 tháng đầu (từ khi cây mọc) là thời kì cây con; 5
tháng tiếp theo là thời kì cây đẻ nhánh phát triển hoàn chỉnh về thân lá; 4 - 5
cuối là thời kỳ củ phình to, tích lũy tinh bột. Thời kỳ này được nhận biết từ
khi dong riềng đẻ nhánh đông đặc kín đất và cây bắt đầu ra hoa. Sau 12 tháng
cây sinh trưởng trở lại khi đó củ non nảy mầm, hàm lượng tinh bột trong củ
chính sẽ giảm dần.
Thân: Thân dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ. Thân khí
sinh trung bình cao từ 1,2 đến 1,5m có những giống có thể cao trên 2,5m.
Thân cây thường có màu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những lóng kéo dài,
giữa các lóng là các đốt, thân khí sinh được tính từ đốt tiếp phần củ. Giải phẫu
thân khí sinh cho thấy bên ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì gồm những
tế bào dẹt, dưới biểu bì có những bó cương mô xếp thành những bó tròn có
tác dụng chống đỡ cho cây, tiếp đến là những bó libe và mạch, trong cùng là

nhu mô.
Củ: Củ cây dong riềng hình thành từ thân rễ phình to, những củ có thể
dài 60cm. Thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh bột, thân rễ
nằm trong đất gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy, lúc mới ra lá vảy có hình


6

chóp nhọn dần dần to ra bị rách và tiêu dần; Trên mỗi đốt của thân củ có
nhiều mầm có thể phát triển thành nhánh, nhánh có thể chia thành các nhánh
từ cấp 1 đến cấp 3. Vỏ của thân có thể có màu trắng, vàng kem đến màu tía
hồng. Kích thước củ biến động khá lớn phụ thuộc vào giống và điều kiện
chăm bón. Giải phẫu thân rễ cho thấy phía ngoài củ là biểu bì gồm những bó
mạch dẫn libe và gỗ, tiếp là lớp tế bào nhu mô chứ ít một số hạt tinh bột, vào
trong nữa là lớp trụ bì rất rõ và trong cùng là nhu mô chứa nhiều hạt tinh bột.
so với thân khí sinh thân rễ có ít bó cương mô hơn.
Năng suất cây dong riềng rất cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm
dong riềng có thể thu được 15 – 20kg củ. Trồng thâm canh trên diện tích dong
riềng cho năng suất đạt 50 – 60 tấn/ha.
Lá: Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phái gốc, lá
thuôn dài, mặt trên lá có màu xanh lục xen mặt dưới màu xanh hoặc màu tím.
Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có chiều rộng 22 – 25cm; Mép lá nguyên, xung
quanh mép lá có viền một đường mỏng màu tím đỏ hoặc màu trắng trong;
Cuống lá dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 – 15cm.
Rễ: Bộ rễ cây dong riềng thuộc loại rễ chùm, rất phát triển rễ mọc từ
các đốt của thân củ, từ lớp tế bào trụ bì đốt thân củ phát triển; Rễ của cây
dong riềng phát triển liên tục phân thành rễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (tùy thuộc
vào giống).Do củ phát triển theo chiều ngang nên rễ chỉ ăn sâu vào đất
khoảng 20 – 30 cm.
Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, hoa mọc ở

ngọn cây. Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều. Cụm hoa được bao
bởi một mo chung như hoa chuối. Chùm hoa tiết diện hình tam giác, có từ 6 –
8 đốt, mỗi đốt có 2 hoa, đốt dưới cùng và trên cùng có một hoa.
Cấu tạo hoa gồm có 3 lá đài hình cánh rời nhau, 3 cánh hoa dài thon
cuộn theo chiều dài. Hoa có 5 nhị đực, ngoài có 3 nhị thì 2 nhị biến thành bản


7

hình cánh hoa, 1 nhị biến thành cánh môi cuộn lại phía trước. Vòng trong có 2
nhị, trong đó 1 nhị thì chỉ còn vết, nhị kia một nửa nhị cánh mang một bao
phấn, nửa còn lại cũng biến thành hình cánh. Tất cả các nhị đều có màu sắc
sặc sỡ, màu cánh biến động từ màu đỏ tươi đến màu vàng điểm đỏ. Bầu hoa
có 3 ô, mỗi ô có từ 6 – 8 noãn, phía trên bầu có tuyến tiết mùi, thời gian từ nụ
đến nở hoa là 3 – 5 ngày, hoa nở theo thứ tự từ thấp đến cao, từ trong ra
ngoài. Hoa nở vào buổi sáng, mỗi hoa nở từ 1 – 2 ngày.
Quả: Qủa cây dong riềng thuộc dạng quả nang, hình trứng ngược, kích
thước khoảng 3 cm, trên quả nang có nhiều gai mềm.
Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình tròn đường kính từ 5 đến
5 mm. Khối lượng 1000 hạt khoảng 12 – 13 g.
2.1.5. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng

Yêu cầu về nhiệt độ : Cây dong riềng thích hợp từ 25 – 300C, điều kiện
ấm áp dong riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và đẩy
nhanh quá trình hình thành củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy nhanh quá trình
hình thành tinh bột từ thân lá xuống củ.Tuy nhiên cây dong riềng có thể chịu
được ở nhiệt độ cao tới 37 – 380C, dong riềng chịu lạnh khá nên có khả năng
trồng ở vùng núi có độ cao trên 2.500 m so với mặt nước biển và nhiệt độ
dưới 100C.
Yêu cầu đất trồng: Dong riềng là cây có yêu cầu về đất không khắt khe

so với cây trồng khác, nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng
trồng trên đất pha cát đất nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất để cho năng suất cao.
Dong riềng là cây chịu úng kém do vậy đất trồng dong riềng cần phải dễ thoát
nước. Đất đọng nước sẽ làm bộ rễ hô hấp kém có thể thối củ. Là cây có độ
che phủ lớn trong suốt mùa mưa vì vậy có thể trồng trên đất dốc cao.
Yêu cầu nước: Cây dong riềng có đặc điểm chịu hạn tốt, có thể trồng
trên đất có độ dốc trên 150 C, ít ẩm. Vùng trồng dong riềng thích hợp có lượng
mưa từ 900 – 1200 mm.


8

Chất dinh dưỡng: Cũng như các loại cây trồng có củ khác, dong riềng
yêu cầu có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng NPK, trong đó Kali có ý nghĩa
trong việc tăng khối lượng củ. Cây dong riềng yêu cầu đất tốt giàu mùn để đạt
năng suất cao. Đối với những nơi đất quá cằn cỗi cần bón thêm phân hữu cơ.
Phân bón rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới và Việt Nam.
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới

Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước
vùng nam Mỹ, châu Phi, châu Á và một số nước nam Thái Bình Dương. Diện
tích dong riềng trên thế giới khoảng 200.000 – 300.000 ha. Năng suất bình
quân đạt 30 tấn/ha. Châu Phi là châu lục có sản lượng và diện tích trồng dong
riềng lớn nhất thế giới, năng suất trung bình đạt khoảng 30 tấn/ha.
Tại Châu Á dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, nam Trung
Quốc, Úc và Đài Loan (Hermann và Cs, 2007)[15]. Trung Quốc là nước có
diện tích dong riềng lớn nhất Châu Á.
2.2.2. Tìnhhình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam


Ở Việt Nam hiện nay cây dong riềng chưa được đưa vào báo cáo số
liệu chính thức của ngành thống kê, tuy nhiên trong những năm gần đây dong
riềng đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương như: Hướng Hóa, Quảng
Trị; Tam Đường, Lai Châu; Bình Liêu, Quảng Ninh; Nguyên Bình, Cao
Bằng; Bắc Kạn; Hà Giang;… Cây dong riềng đã thực sự trở thành cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế cao, được người nông dân lựa chọn để làm cây
trồng xóa đói giảm nghèo. Không chỉ mở rộng về diện tích trồng mà các sản
phẩm chế biến từ tinh bột dong riềng cũng đã được nhiều địa phương quan
tâm đầu tư, như Quảng Ninh, Bắc Kạn đã xây dựng thương hiệu sản phẩm
miến dong được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học công nhận.


9

Diện tích dong riềng ở Việt Nam đạt khoảng 30.000 ha. Sản lượng
hàng năm đạt 450.000 tấn củ tươi. Dong riềng được trồng ở những vùng đất
khô hạn, trên đất dốc. Các tỉnh trồng nhiều dong riềng để sử dụng làm miến là
Hà Nội, Hưng Yên, Hòa Bình và Đồng Nai. Ở những vùng có diện tích trồng
không đáng kể, dong riềng hầu hết được chế biến thành tinh bột, sau đó làm
miến (N. K. Quỳnh và T. V. Hộ, 1996)[7]. Tuy nhiên, các quy trình chế biến
miến dong ở nước ta hiện nay vẫn mang tính thủ công chưa được đảm bảo
chất lượng và chỉ có một số ít nhà máy sử dụng tinh bột dong để sản xuất
miến ăn liền. Dong riềng hiện nay được chế biến với khối lượng lớn chủ yếu
tại một số làng nghề tại Quốc Oai, Hoài Đức, Ba Vì (Hà Nội), Trảng Bom
(Đồng Nai), Yên Mỹ, Khoái Châu (Hưng Yên). Nhu cầu sử dụng miến ngày
càng tăng, trong khi đó nguồn nguyên liệu cho chế biến lại chưa đủ nên hàng
năm nước ta vẫn phải nhập hàng ngàn tấn tinh bột dong ẩm từ Vân Nam,
Trung Quốc.
Cây dong riềng hiện nay đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc
xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.

Dong riềng là cây trồng tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng đặc thù
như nơi đất khô hạn, đất dốc, khí hậu lạnh như Bắc Kạn, Mộc Châu, Sơn La,
Hòa Bình cụ thể như sau:
Bắc Kạn có diện tích trồng dong riềng năm 2012 là 1800 ha, năm 2013
là 2940 ha tập trung ở các huyện Ba Bể, Na Rì, Chợ Đồn, Bạch Thông, Pác
Nặm. Năm 2013, theo kế hoạch ban đầu của tỉnh là 2100 ha, nhưng diện tích
trồng thực tế đã lên tới 2943 ha, tăng 40% về diện tích so với chỉ tiêu ban đầu
đưa ra, sản lượng đạt gần 175000 tấn đặt ra áp lực lớn trong công tác tiêu thụ
dong riềng. Đứng trước tình hình đó, tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo các cấp, các
ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở
doanh nghiệp, hợp tác xã, thành lập, xây dựng cơ sở chế biến tinh bột, tổ chức


10

những chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ địa phương có
kinh nghiệm về sản xuất, chế biến dong riềng. Năm 2014, tỉnh xây dựng kế
hoạch trồng với diện tích 1700 ha để phù hợp với công suất chế biến của các
cơ sở sản xuất, chế biến (Phương Thảo, 2014)[8].
Tại xã Nà Tấu, huyện Điện Biên dong riềng đã trở thành cây mũi nhọn
của nông dân nơi đây với diện tích có trên 500 ha. Khoảng 3 – 4 năm trở lại
đây, diện tích và sản lượng cây dong riềng tươi giúp nông dân cho thu nhập
cao hơn 2 lần so với cây trồng khác nên bà con rất hào hứng (Thanh Tâm,
2014)[9].
Xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, cây dong riềng đang ngày
càng mở rộng thêm diện tích, trở thành một trong 3 loại cây hàng hóa mũi
nhọn xóa đói, giảm nghèo riềng ở vùng cao. Khoảng 3 – 4 năm lại đây, việc
tiêu thụ dong ổn định, lượng củ thu hoạch đến đâu tiêu thụ đến đó. Toàn xã
trồng khoảng 300 ha, năng suất ước đạt từ 35 – 40 tấn/ha, sản lượng ước đạt
11000 tấn. Từ hiệu quả kinh tế mà cây dong riềng mang lại ta thấy cây trồng

này đã thực sự trở thành cây trồng quan trọng trong cơ cấu kinh tế ở hầu khắp
các địa phương trên địa bàn một số tỉnh (Trịnh Thanh Hòa, 2013)[2].
2.3. Tình hình nghiên cứu dong riềng trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu dong riềng trên thế giới

Cây dong riềng thuộc nhiều nhóm cây công nghiệp có nguồn gốc phát
sinh ở Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới
và á nhiệt đới trên thế giới. Nam mỹ là trung tâm đa dạng của dong riềng
nhưng Châu Á, Châu Úc và Châu Phi là nơi trồng và sử dụng dong riềng nhiều
nhất, dong riềng được gọi bằng một số tên khác nhau như Queenland
Arrowroot, Canna Indica (L.), Canna Edulis (Kerr-Gawl) (Cecil T, 1992)[14].
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước
vùng Nam Mỹ, Châu Phi và một số nước Nam Thái Bình Dương. Tại Châu Á,


11

dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc, và Đài
Loan. Mặc dù vậy đến nay chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích
loại cây trồng này.
Nghiên cứu về dong riềng ở các nước vẫn còn nhiều hạn chế. Theo
(Hermann và Cs, 2007)[15], cây dong riềng là loại cây có triển vọng cho hệ
thống nông lâm kết hợp vì nó có những được điểm như chịu bóng râm, trồng
được những nơi khó khăn như thiếu nước, thời tiết lạnh. Củ dong riềng có thể
luộc ăn, làm bột, nấu rượu. Bột dong riềng dễ tiêu hóa nên có thể làm nguồn
thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người ốm. Bột dong riềng có thể dung làm hạt
trân châu, miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao, mì sợi, kẹo và thức ăn chăn
nuôi. Đối với miền núi, những nơi kinh tế khó khan, dong riềng cũng là cây
có thể đảm bảo an ninh lương thực. Trong thân cây dong riềng có sợi màu
trắng, có thể sử dụng để chế biến thành sợi dệt thành các loại bao bì nhỏ. Củ

dong riềng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên cả củ, thân, lá đều
dùng được vào mục đích này.
Những vùng có truyền thống dong riềng chế biến thành tinh bột thì bã
có thể dung để nấu rượu, nấu rượu xong bã rượu có thể dung làm thức ăn
chăn nuôi. Bã thải của chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân cho cây trồng
và làm giá thể trồng nấm ăn. Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sắc sặc sỡ, bộ
lá đẹp cũng có thể sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong vườn nhà.
Ở Ecuador, dong riềng được trồng trên đất cát pha, ở độ cao 2340 m so
với mực nước biển, trong điều kiện nhiệt độ bình quân 15 – 170C. Trong 6
tháng đầu người ta trồng xen với khoai tây, sau 12 tháng thu hoạch cho năng
suất củ trung bình 56 tấn/ha. Nghiên cứu đánh giá cứu đánh giá 26 mẫu giống
dong riềng từ ngân hàng gen dong riềng quốc tế của CIP tại Ecuador, trong
nhà lưới ở nhiệt độ cao 2400 m, biên độ 12 – 270C với mật độ 2 cây/m2, trên
nền đất pha cát, không bón phân, đã thu được kết quả là năng suất củ tươi đạt


12

từ 17 – 96 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trong củ tươi đạt 4 -22% và đạt 12 –
31% quy về chất khô, hàm lượng đường hòa tan trong củ tươi là 5 – 11 độ
Brix (Hermam và Cs, 2007)[15].
Nghiên cứu hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế cho thấy có sự
tương quan thuận cao giữa hàm lượng chất khô của củ với hàm lượng đường
hòa tan và hàm lượng tinh bột trong củ tươi (r = 0,66), trong khi số chồi tương
quan nghịch với hàm lượng chất khô trong củ (r = -0,57). Phân tích các chất
dinh dưỡng trong đất trồng và trong cây, các nhà khoa học cho biết, để thu
được 1 tấn củ tươi, cho 120 – 130 kg tinh bột khô ở mật độ 20.000 cây/ha, cây
dong riềng cần 0,54 kg N, 0,53 kg P, 3,11 kg K, 2,47 kg Mg và 0,37 kg Ca.
Dong riềng là cây sử dụng rất hiệu quả nguồn N và nước trong đất.
Nhóm tác giả trong công bố của mình đã kết luận, mặc dù hàm lượng

tinh bột trong củ dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có
năng suất tinh bột đạt 2,8 – 14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong
riềng là cây tăng thu nhập của nông dân nghèo ở các vùng cao nhiệt đới. Tuy
nhiên cho đến nay, tại các nước có trồng dong riềng thì vẫn chưa được quan
tâm nghiên cứu. Ở châu Á, Trung Quốc và Việt Nam là những nước trồng và
sử dụng dong riềng hiệu quả nhất (Hermann và Cs, 2007)[15].
2.3.2. Tình hình nghiên cứu dong riềng ở Việt Nam

Dong riềng Canna EdulisKer là cây thân thảo, họ dong riềng
(Cannaeae). Dựa vào tính chất củ, thân, lá và hoa dong riềng, được chia ra 3
loại: Cây chuối hoa (Canna indica L.),cây dong dao (cannasp), cây dong
riềng (Canna Edulis Ker). Dong riềng có nhiều tên địa phương khác nhau như
khoai chuối, dong tây, khoai riềng, củ dao, chuối nước, củ đót.
Dong riềng được nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 19. Năm 1898,
ngườiPháp đã trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng công việc đã bị dừng lại
vì chưa biết cách chế biến tinh bột dong riềng (Lý Ban, 1963)[1]. Từ năm


13

1961 đến 1965 một số nghiên cứu về nông học với cây dong riềng đã được
thực hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở
rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng dong riềng vẫn không được
quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ năm1986 do nhu
cầu sản xuất miến từ bột dong ngày càng tăng nên diện tích loại cây này đã
được người dân tự phát mở rộng. Những địa phương trồng dong riềng với
diện tích lớn là Hòa Bình, ngoại thành Hà Nội, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa,
Hưng Yên, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Đồng Nai.
Theo một số tài liệu, vì trong thân lá dong riềng có một lượng dự trữ
chất dinh dưỡng khá cao (ép 7 lá dong riềng cho 1,5 lít nước, trong đó dinh

dưỡng chiếm 86%) do vậy dong riềng có thể chịu hạn tốt hơn lúa,khoai lang
và sắn. Dong riềng có sức sống rất mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều
kiện ngoại cảnh, có sức chống đỡ tốt với sâu bệnh. Cây không có nhu cầu cần
nhiều về ánh sang nên có thể sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Cây
dong riềng có khả năng chống chịu ở nhiệt độ thấp, có thể trồng ở những nơi
khoai lang, khoai sắn không trồng được. Hơn nữa, dong riềng còn là cây có
thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đồi, sườn núi dốc trên 150, vườn
nhà và bãi ven song vẫn cho năng suất cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm
có thể thu được 15 – 20kg. Trồng trên diện tích lớn dong riềng có cho năng
suất đạt tới 45 – 60 tấn củ/ha nếu thâm canh. Với những đặc điểm này, dong
riềng đã trở thành một loại mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển ở vùng
miền núi nước ta, có thể phát triển cây dong riềng trên một phạm vi rộng lớn
ở nhiều vùng để tăng nguồn vật liệu cho sản xuất ngành hàng miến, tinh bột
và các sản phẩm khác (Nguyễn Ngọc Huệ và Đinh Thế Lộc, 2005)[4].
Dong riềng có nhiều đặc tính sinh học quý như kích thước hạt tinh bột
lớn nhất trong nhóm cây có củ, tới 150 micron (tinh bột sắn là 35 micron).
Điều này giúp cho việc tách chiết tinh bột dong riềng dễ dàng hơn so với một


14

cây có củ khác. Hàm lượng amiloza trong tinh bột dong riềng cao đạt từ 38%
– 41%, gần bằng hàm lượng amiloa trong tinh bột đậu đỗ (46% - 54%) (Lê
Ngọc Tú và Cs, 1994)[10]. Điều này làm cho sợi miến dong dai và giòn tương
tự miến đỗ xanh. Đây là lợi thế cạnh tranh giữa miến dong với miến đậu xanh.
Dong riềng khi chế biến thành tinh bột lãi gấp 2-3 lần trồng lúa trong điều
kiện khó khăn.
Dong riềng đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm
nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi. Trong
những năm qua, sản xuất dong riềng và các sản phẩm chế biến đã thu hút

ngày càng nhiều lao độngcủa nông dân, thợ thủ công, góp phần tạo việc làm
cho nhiều người lao động, đồng thời đã góp một phần quan trọng trong việc
nâng cao nguồn thu cho người sản xuất.
Dong riềng là cây tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng sinh thái
đặc thù như nơi đất khô hạn (vùng đồi núi Huế, Sơn Tây), đất dốc, khí hậu
lạnh như Mộc Châu, Sơn La, Hòa Bình,… Tuy nhiên trong những năm gần
đây do không có sự đầu tư và chọn lọc, phục tráng giống cũng như các kỹ
thuật canh tác phù hợp, các giống dong riềng có tiềm năng và chất lượng cao
đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm
cho diện tích trồng dong riềng đang có xu hướng giảm khiến cho nguồn cung
cấp nguyên liệu ngày càng bị cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu dung các sản
phẩm của nó vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tại Việt Nam những trong năm 60 cây dong riềng đã được một số tác
giả nghiên cứu về đặc điểm thực vật học, giải phẫu lá và một số biện pháp kỹ
thuật trồng (Bùi công Trừng và Nguyễn Hữu Bình, 1963)[12], Tổ nghiên cứu
cây có củ, 1969)[13]. Theo (Mai Thạch Hoành, Nguyễn Công Vinh, 2003)[3],
nước ta thường trồng 3 nhóm giống: Nhóm giống đỏ, nếu thâm canh tốt năng
suất đạt 40 tấn/ha, bột ướt chiếm 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 8,5 – 10


15

tháng. Nhóm dong xanh năng suất đạt 40 – 42 tấn/ha nếu thân canh tốt, bột
ướt chiếm từ 25- 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 9 -12 tháng. Nhóm Việt –
CIP năng suất dạt trên diện tích nhỏ thâm canh có thể tới 60 tấn/ha, bột ướt
chiếm 23% củ tươi, thời gian sinh trưởng 7,5 tháng.
Những năm 1993 – 1994, Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, nay là
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ với sự hợp tác tài trợ của Trung
tâm Nghiên cứu và phát triển quốc tế Canada (IDRC), đã bước đầu thu thập
nguồn gen dong riềng tại nhiều vùng sinh thái trong cả nước, đây là cuộc thu

thập có quy mô lớn nhất và rộng nhất từ trước đến nay. Hiện tại ngân hàng
gen cây trồng quốc gia có 71 mẫu giống dong riềng gồm cả địa phương và
nhập nội từ CIP, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả tài nguyên này do
điều kiện kinh phí hạn hẹp chỉ đủ cho hoạt động bảo quản lưu trữ và đánh giá
ban đầu (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Cs, 2006)[5].
2.3.3. Vai trò của một số cây trồng xen với dong riềng

Dong riềng có thể trồng xen với nhiều loại cây khác nhau như: cây ăn quả,
ngô, đậu tương, lạc,… Ở vùng đất đồi dốc có thể áp dụng các biện pháp canh tác
bền vững trồng xen canh với cây keo dậu, dưới tán rừng keo nhằm mục đích vừa
bảo vệ, cải tạo đất, vừa tăng thêm thu nhập nhờ đa dạng hóa sản phẩm.
Trồng xen dong riềng với cây keo dậu vừa lấy lá làm thức ăn cho gia
súc (rễ keo đậu có khả năng tích lũy đạm từ khí trời để cải tạo đất) vừa hạn
chế rửa trôi đất, chống xói mòn và tăng thêm thu nhập cho người dân trên mỗi
đơn vị canh tác. Trồng xen cây họ đậu còn cung cấp một lượng phân bón
đáng kể cho dong riềng và nhờ sự cố định đạm nên có thể cải thiện được đặc
tính lý hóa của đất như nâng cao độ PH, hàm lượng chất hữu cơ, duy trì được
độ ẩm, thành phần cơ giới đất. Chính vì vậy việc nghiên cứu một số cây trồng
xen với dong riềng rất cần thiết.


16

Phần 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Giống dong riềng DR3
+ Cây trồng xen (đậu xanh, đậu đen, đậu tương, lạc đỏ).
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu từ
tháng 02năm 2014 đến tháng 12 năm 2014.
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại khu trồng cạn, viện KHSS,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
-Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây trồng xen đến khả năng
sinh trưởng của giống dong riềng DR3.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây trồng xen đến tình hình sâu
bệnh hại và khả năng chống đổ của giống dong riềng DR3.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại cây trồng xen đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống dong riềng DR3.
3.4. Phƣơng pháp thí nghiệm
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

-Thí nghiệm gồm 5 công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại.
- Diện tích mỗi ô : 24m2, tổng diện tích thí nghiệm: 360m2
- Các công thức thí nghiệm gồm:
+ Công thức 1: Công thức đối chứng (trồng thuần)
+ Công thức 2: Dong riềng trồng xen với 1 hàng đậu tương ở giữa 2
hàng dong riềng


17

+ Công thức 3: Dong riềng trồng xen với 1 hàng lạc ở giữa 2 hàng
dong riềng
+ Công thức 4: Dong riềng trồng xen với 1 hàng đậu xanh ở giữa 2
hàng dong riềng
+ Công thức 5: Dong riềng trồng xen với 1 hàng đậu đen ở giữa 2 hàng

dong riềng
Sơ đồ thí nghiệm
I

1(đ/c)

4

5

3

2

II

2

3

1(đ/c)

5

4

III

5


2

3

4

1(đ/c)

3.4.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho các thí nghiệm

- Thời vụ trồng: 13 /2
- Mật độ: 25.000 khóm/ha
- Khoảng cách: 80 x 50 cm
- Phân bón
+ Lượng phân bón: 3 tấn phân vi sinh + 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200
kg K2O/ha
+ Phương pháp bón
Bón lót: 100% phân vi sinh + 100% P2O5 + 50% N
Thúc lần 1 sau khi cây mọc 1 tháng: 25% N + 50% K2O
Thúc lần 2 sau khi cây mọc 4 tháng: 25% N + 50% K2O5
- Chăm sóc: làm cỏ ở gốc và hàng dong riềng. Hai đợt thúc trên kết
hợp xới sâu cách gốc 20 – 25 cm, và trải rộng ra để diệt cỏ, vun nhẹ vào gốc
(không vun cao quá) để đủ đất cho củ dong riềng phát triển rộng xung quanh.
Vì củ dong riềng phát triển nông sát mặt đất.


×