Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Khóa luận xác định bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên địa bàn huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC
----------

Hoàng Nam Trung

XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ

Khóa luận đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn học
(Chương trình đào tạo chất lượng cao)

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA KHÍ TƯƠNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC
----------

Hoàng Nam Trung

XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ

Khóa luận đại học hệ chính quy
Ngành: Thủy văn học


(Chương trình đào tạo chất lượng cao)
Cán bộ hướng dẫn:

PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn
ThS. Ngô Chí Tuấn

Hà Nội – 2016


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp: “Xác định bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ
lụt trên địa bàn huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị” hoàn thành tại Khoa Khí tượng Thủy văn - Hải Dương học thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia
Hà Nội vào tháng 5 năm 2016, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS - TS. Nguyễn Thanh
Sơn và ThS. Ngô Chí Tuấn.
Tác giả xin bầy tỏ sự cảm ơn chân thành tới PGS - TS. Nguyễn Thanh Sơn và
ThS. Ngô Chí Tuấn đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu khóa luận.
Sinh viên xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Khí tượng - Thủy
văn và hải Dương học đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt trong quá trình học tập và nghiên
cứu khóa luận. Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các
anh, chị và bạn bè sinh viên Khoa Khí tượng – Thủy văn và Hải dương học.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, sinh viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý
báu từ phía độc giả và những người quan tâm.
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Hoàng Nam Trung


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI
NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ ...................... 6
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU.................................. 6
1.1.1 Ngoài nước ............................................................................................. 6
1.1.2 Trong nước ............................................................................................. 7
1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH
TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ ................................ 8
1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................ 8
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................... 13
1.2.3 Tình hình lũ lụt và những tổn thương do lũ gây ra trong những năm gần
đây trên tỉnh Quảng Trị ................................................................................. 16
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
DO LŨ LỤT ........................................................................................................ 18
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG ........................ 18
2.1.1 Sự phát triển của khái niệm tính dễ bị tổn thương ............................... 18
2.1.2 Khái niệm tính dễ bị tổn thương do lũ ................................................. 20
2.2 TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ ....................................................... 21
2.2.1 Độ phơi nhiễm (E) ................................................................................ 21
2.2.2 Tính nhạy (S) ........................................................................................ 21
2.2.3 Khả năng phục hồi (R) ......................................................................... 21
2.3 GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ ............... 22
2.3.1 Phương pháp UNESCO-IHE .............................................................. 22
2.3.2 Phương pháp Messner và Meyer .......................................................... 22
2.3.3 Phương pháp Shantosh Karki ............................................................... 22
2.3.4 Phương pháp Villagran de Leon .......................................................... 22
2.3.5 Phương pháp Ibidun O. Adelekan ........................................................ 23
2.4 Phương pháp phát triển chỉ số dễ bị tổn thương do lũ ở khu vực đô thị theo
công thức của Hajar Nasiri và Shahram Shahmohammadi-Kalalagh .............. 23
1



CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 27
3.1 TÌNH HÌNH SỐ LIỆU................................................................................ 27
3.1.1 Bản đồ................................................................................................... 27
3.1.2 Số liệu khí tượng thủy văn ................................................................... 29
3.1.3 Phiếu điều tra ........................................................................................ 29
3.2 CÁC BƯỚC TÍNH TOÁN ......................................................................... 30
3.2.1 Bước 1: Lựa chọn vùng ........................................................................ 30
3.2.2 Bước 2: Thiết lập bộ tiêu chí ................................................................ 30
3.2.3 Bước 3: Chuẩn hóa các tham số đánh giá ............................................ 36
3.2.4 Bước 4: Tính giá trị chỉ số dễ bị tổn thương ........................................ 36
3.2.5 Bước 5: Phân hạng mức độ tổn thương và xây dựng bản đồ tính dễ bị
tổn thương. .................................................................................................... 37
3.3 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ............................................................................ 38
3.3.1 Chuẩn hóa các tham số ......................................................................... 38
3.3.2 Tính FVI ............................................................................................... 40
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 47

2


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị.................................

8

Hình 2. Bản đồ mạng lưới sông suối huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị..................

27


Hình 3. Bản đồ sử dụng đất huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị................................

28

Hình 4. Bản đồ ngập lụt huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị......................................

29

Hình 5. Bản đồ phân vùng dễ bị tổn thương huyện Vĩnh Linh ..............................

41

Hình 6. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI xã hội của các xã huyện Vĩnh Linh.............

41

Hình 7. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI kinh tế của các xã huyện Vĩnh Linh............

42

Hình 8. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI môi trường của các xã huyện Vĩnh Linh.....

43

Hình 9. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI vật lý của các xã huyện Vĩnh Linh..............

44

Hình 10. Biểu đồ biểu diễn giá trị FVI của các xã huyện Vĩnh Linh......................


44

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1. Diện tích và cơ cấu các loại đất huyện Vĩnh Linh.....................................

10

Bảng 2. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014...............................................

11

Bảng 3. Thành phần hệ thống FVI (Balica, 2012; UNESCO-IHE, 2013)..............

24

Bảng 4. Bảng phân cấp tính dễ bị tổn thương do lũ(Balica, 2012).........................

26

Bảng 5. Bảng tham số vùng đồng bằng ngập huyện Vĩnh Linh..............................

32

Bảng 6. Bảng tham số vùng đồng bằng, miền núi không ngập huyện Vĩnh Linh...

33

Bảng 7. Bảng tham số vùng đô thị không ngập huyện Vĩnh Linh..........................


34

Bảng 8. Bảng tham số vùng đô thị ngập huyện Vĩnh Linh.....................................

35

Bảng 9. Bảng phân cấp mức độ tổn thương do lũ...................................................

37

Bảng 10. Các giá trị tham số đã được chuẩn hóa....................................................

38

Bảng 11. Kết quả tính toán FVI...............................................................................

40

3


BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
IPCC Intergovermental Panel on Climate Change (Ban Liên chính phủ về Biến
đổi khí hậu)
ISDR International Strategy for Disaster Reduction (Chiến lược giảm nhẹ thiên tai
quốc tế)
SAR Second Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần II)
TAR Third Assessment Report (Báo cáo đánh giá lần III)
UNESCO United Nations Emducation, Scientific and Cultural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc)

UNDP United Nations Depvelopment Programme (Chương trình Phát triển Liên
hợp quốc)

4


LỜI MỞ ĐẦU
Khu vực miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng là nơi giao lưu của
nhiều đới khí hậu phức tạp, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai đặc biệt là bão lũ.
Lũ lụt hàng năm thiệt hại rất lớn về người và của nên phòng và chống là
mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Từ trước đến nay khi thống kê thiệt hại của
bão lũ chủ yếu là thống kê các tài sản và số người bị chết để tính ra tổng thiệt hại
bằng tiền. Tuy nhiên, nếu chỉ liệt kê như thế thì chưa đủ vì ngoài nó ra lũ lụt còn
ảnh hưởng đến các mặt khác trong đời sống tinh thần và kinh tế - xã hội như: học
sinh phải nghỉ học, nguồn cung về tài sản khan hiếm , đất đai bị ngập không sản
xuất được, phát sinh dịch bệnh và những tổn thương về tinh thần khác nữa, đặc
biệt là các tổn thương về xã hội, môi trường và vật lý. Chính vì vậy, khóa luận này
với cách tiệm cận để đánh giá toàn diện bức tranh về thiệt hại có thể có trong tương
lai gây ra bởi lũ lụt đã chọn huyện Vĩnh Linh làm đối tượng nghiên cứu. Khóa
luận có tên là: “Xác định bộ chỉ số đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt trên
địa bàn huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị”.
Với khuôn khổ của một khóa luận, tác giả mới tìm hiểu và áp dụng các
phương pháp nghiên cứu thông qua việc lựa chọn bộ chỉ số thích ứng cho huyện
Vĩnh Linh. Kết quả mới ở mức thử nghiệm do đó vẫn còn nhiều vấn đề đang bị bỏ
ngỏ. Tác giả sẽ tìm hiều và hoàn thành trong các bài nghiên cứu sau.
Bố cục luận văn bao gồm:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá tính
dễ bị tổn thương do lũ
Chương 2: Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ lụt

Chương 3: Kết quả và thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo

5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
DO LŨ
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, thì tính dễ bị tổn thương được các nhà
khoa học tập trung nghiên cứu nhiều trong các lĩnh vực như; kinh tế - xã hội, môi
trường, tự nhiên, thiên tai…Tuy nhiên các nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do
ngập lụt thì mới được nghiên cứu trong những năm gần đây theo các cách tiếp cận
khác nhau như:
1.1.1 Ngoài nước
Conner (2007) đã đưa các biện pháp công trình và phi công trình vào tính
toán chỉ số tổn thương lũ, nó thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng dân cư
mà không xét đến sự lộ diện của cộng đồng đó trước nguy cơ lũ. Hay Sebastian
(2010) đã xác định tính tổn thương lũ là sự kết hợp giữa xác suất, tác động (thiệt
hại) và khả năng chống chịu. Theo như nghiên cứu này chưa xét đến diện lộ, khả
năng phục hồi của hệ thống.
Ở một số nước châu Âu các nghiên cứu định tính và định lượng đã được
thực hiện tập trung vào sự tác động của lũ lụt tới cộng đồng và hộ gia đình và phản
ứng với lũ lụt của họ. Trong đó bao gồm các khía cạnh của dễ bị tổn thương xã
hội, chủ yếu là về tác động kinh tế - xã hội của lũ lụt và quá trình phục hồi (ví dụ
như Tapsell và cộng sự, 1999, 2003; Tapsell và Tunstall năm 2001; Carroll và
cộng sự, 2006).
Nghiên cứu gần đây thực nghiệm về lũ quét được tiến hành ở Italy, Đức và

Anh cho các dự án EC FP6 FLOOD có những điểm nổi bật:
+ So sánh xuyên quốc gia.
+ Về hiệu quả của việc áp dụng các chỉ số dễ bị tổn thương "cổ điển" như
tuổi tác, giới tính hoặc thu nhập (De Marchi và cộng sự, 2007; Steinführer và
Kuhlicke, 2007;. Tunstall và cộng sự, 2007). [4]

6


1.1.2 Trong nước
Theo luận văn của Đặng Đình Khá [1] đã viết: Trong nghiên cứu của Việt
Trinh (2010) về “Đánh giá rủi ro do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng
Trị”, tác giả đã đánh giá rủi ro do lũ dựa trên bản đồ nguy cơ do lũ và bản đồ tính
dễ bị tổn thương, coi tính dễ bị tổn thương do lũ là một hàm của bản đồ sử dụng
đất và mật độ dân số chưa xét đến khả năng chống chịu của cộng đồng. Với cách
tiếp cận này, Việt Trinh chỉ dựa trên mật độ giá trị của các vùng khác nhau trong
khu vực nghiên cứu, dựa trên giả thiết tính dễ bị tổn thương của cộng đồng với
cùng các điều kiện kinh tế xã hội là giống nhau.
Với nghiên cứu “Đánh giá các thông số rủi ro do lũ ở vùng ngập lụt sông
Đáy, đồng bằng sông Hồng, Việt Nam” của Mai Đăng (2010) thì khái niệm tính
dễ bị tổn thương đã được mở rộng, bao gồm các vấn đề kinh tế, xã hội và môi
trường. Trong nghiên cứu đó, tác giả đã đánh giá trọng số ảnh hưởng của các yếu
tố đến tính dễ bị tổn thương như: mật độ dân số, nhận thức cộng đồng, các công
trình phòng lũ, sự ô nhiễm, sự xói mòn và nhiều yếu tố khác.
Theo hướng đó, trong nghiên cứu của Đặng Đình Khá [1] đã áp dụng để
xây dựng bộ chỉ số và bản đồ tổn thương do lũ cho lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh
Quảng Trị, đồng thời đề cập đến độ phơi nhiễm, tính nhạy và khả năng chống chịu.
Trong công trình của Cấn Thu Văn và Nguyễn Thanh Sơn [8] đã đánh giá
khả năng dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, đã
đưa vào các thành phần sinh kế, môi trường, điều kiện chống lũ, sự hỗ trợ, kinh

nghiệm chống lũ,... Tuy có thêm được khá nhiều và đầy đủ các thành phần quan
trọng để tính giá trị dễ bị tổn thương do lũ nhưng vẫn chưa đưa vào được thành
nhóm bao quát hơn như kinh tế, môi trường, xã hội, vật lý.

7


1.2 TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ
- XÃ HỘI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ
1.2.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh Linh nằm phía Bắc tỉnh Quảng Trị, Huyện nằm trong giới hạn
tọa độ địa lý từ 1705’ vĩ độ Bắc và 1070 kinh Đông, từ phía Tây sang phía Đông
rộng 62km, bờ biển dài gần 30km. Chính vì vậy mà Huyện Vĩnh Linh tiếp giáp với
nhiều đơn vị hành chính trong và ngoài tỉnh:
Phía Đông của huyện giáp với biển Đông.
Phía Tây của huyện giáp với huyện Hướng Hóa.
Phía Nam của huyện giáp với huyện Gio Linh.
Phía Bắc của huyện giáp với huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị
(Nguồn: Bản đồ ATLAT năm 2009)

8


Tổng diện tích tự nhiên của huyện Vĩnh Linh là 617,15 km2; Dân số 86.600
người; Bao gồm 22 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có 3 thị trấn (Bến
Quan, Cửa Tùng, Hồ Xá), 19 xã (Vĩnh Thái, Vĩnh Tú, Vĩnh Trung, Vĩnh Chấp,
Vĩnh Nam, Vĩnh Khê, Vĩnh Long, Vĩnh Kim, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thạch, Vĩnh Lâm,

Vĩnh Hiền, Vĩnh Thuỷ, Vĩnh Thành, Vĩnh Hà, Vĩnh Sơn, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang,
Vĩnh Ô). [11]
b) Địa hình địa mạo
Vĩnh Linh nằm trong khu vực sườn Đông của dãy Trường Sơn, thấp dần từ
Tây sang Đông. Địa hình có thể chia làm ba dạng chính:
- Vùng đồi núi phía Tây: là vùng có độ cao trung bình khoảng 500m so với
mặt nước biển, đây là vùng có độ dốc lớn.
- Vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng ven biển về phía Đông: là
vùng đồng bầng, có địa hình cao thấp không đều, có độ cao trung bình khoảng 5m
so với mặt nước biển. Đất đồng bằng được hình thành bởi phù sa của hệ thống
sông Bến Hải.
- Vùng duyên hải: trừ khu vực Mũi Lai, là nơi đất đỏ bazan ăn lan ra biển,
còn lại được hình thành chủ yếu bởi các đụn cát cao khoảng 20-30m so với mặt
nước biển, rộng khoảng 1-1,5m. Địa hình cát có chỗ ăn sâu vào với nội địa tới
10km. [11]
c) Địa chất thổ nhưỡng
Huyện Vĩnh Linh có tổng diện tích đất tự nhiên là 62.317 ha. Huyện Vĩnh
Linh nằm trên một nền địa chất có đủ 3 nhóm đá chính (Mácma biến chất và trầm
tích), qua quá trình phong hóa và bồi tụ đã hình thành nhiều loại đất với tính chất
và tiềm năng khác nhau có thể chia thành 5 tiều vùng thổ nhưỡng và địa hình sau
đây:
+ Tiều vùng 1: Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất với tổng diện tích
28.983 ha, phần lớn nằm tròng vùng núi từ đường Hồ Chí Minh đến hết địa giới
phía Tây gồm các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà và một phần xã Vĩnh Khê.
+ Tiểu vùng 2: Đất vàng nhạt trên đá cát với tổng diện tích 10.416 ha xen
lẫn với 2.920 ha đất phong hóa trên phù sa cổ. Phần đất này phân bố tập trung từ

9



đường sắt đến quốc lộ 15 lan rộng lên phía Bắc nông trường Quyết Thắng và một
phần phía Tây xã Vĩnh Chấp.
+ Tiểu vùng 3: Đất phù sa không được bồi hàng năm với tổng diện tích
4.245 ha phân bố tập trung ở đồng bằng Lâm - Sơn - Thủy - Long - Nam - Hòa Thành - Giang.
+ Tiểu vùng 4: Đất nâu đỏ trên đá bazan với tổng diện tích 8.913 ha. Phân
bố chủ yếu ở nông trường Quyết Thắng và nông trường Bến Hải, từ trước đến nay
vẫn khẳng định đây là loại đất tốt nhất của Vĩnh Linh.
+ Tiểu vùng 5: Cồn cát trắng vàng và cát biển với tổng diện tích 7.434 ha.
Loại đất này phân bố tập trung ở Vĩnh Tú, Vĩnh Trung và Vĩnh Quang. [11]
Bảng 1. Diện tích và cơ cấu các loại đất huyện Vĩnh Linh

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên

62.317

100,00

Đất đỏ vàng

28.983

46,51

Đất vàng nhạt


13.336

21,40

Đất phù sa

4.245

6,81

Đất đỏ bazan

8.319

13,35

Đất cát

7.434

11,93

(Nguồn: Phòng TN&MT huyện Vĩnh Linh)

d) Rừng và sử dụng đất
Tài nguyên rừng: Vĩnh Linh có địa hình đa dạng, rừng tự nhiên chiếm
khoảng gần 60%, với các loại gỗ có giá trị như lim, dỗi, chua khét. Chủ yếu là
rừng đã bị khai thác, trữ lượng còn lại rất thấp tập trung ở vùng sâu, vùng xa.
Trong những năm qua song song với việc chăm sóc diện tích rừng trồng các

địa phương đã trồng được một diện tích rừng tập trung, cùng với các chính sách
của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển lâm nghiệp, phát triển kinh tế
vùng gò đồi là các dự án trồng rừng, bảo vệ rừng làm cho tài nguyên rừng và thảm
thực vật rừng thêm phong phú hơn. Trồng rừng đi đôi với chăm sóc, bảo vệ, kết
10


hợp giữa khai thác và trồng mới làm cho diện tích rừng ở Vĩnh Linh ngày một tăng
phủ xanh đất trồng đồi núi trọc kết hợp bảo vệ tài nguyên đất đai. [11]
Bảng 2. Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2014

STT Loại đất

Tổng số (Km2)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

623,17

100,00

1

Đất rừng

365,43

58,64


2

Đất nông nghiệp

177,23

28,44

3

Đất công nghiệp

8,41

1,35

4

Đất ở

45,93

7,37

5

Đất bỏ hoang

26,24


4,21

[Nguồn: Bản đồ sử dụng đất huyện Vĩnh Linh]

e) Khí hậu
Vĩnh Linh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, chế
độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào. Tuy nhiên, Vĩnh Linh cũng là vùng có khí hậu
khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng thổi mạnh
từ tháng III đến tháng IX thường gây nên hạn hán, nhiệt độ có thể lên tới 400 420C. Từ tháng X đến tháng II năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
kèm theo mưa bão nên dễ gây nên lũ lụt. Vĩnh Linh nằm trong khu vực chịu nhiều
ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường tập trung vào các tháng IX và X. Bão có
cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ quét ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
Nhiệt độ trung bình năm từ 240 - 250C ở vùng đồng bằng, 220 - 230C ở độ
cao trên 500m. Mùa lạnh có 3 tháng (XII và I, II năm sau), nhiệt độ xuống thấp,
tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 220C ở đồng bằng, dưới 200C ở độ cao trên
500m. Mùa nóng từ tháng V đến tháng VIII nhiệt độ cao trung bình 280C, tháng
nóng nhất từ tháng 6, 7, nhiệt độ có thể lên tới 40 0 - 420C. Biên độ nhiệt giữa các
tháng trong năm chênh lệch 70 - 90C.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 - 2.200mm; số ngày mưa
trong năm dao động từ 154 - 190 ngày. Chế độ mưa ở đây biến động rất mạnh theo
các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng IX, X, XI.
11


Có năm lượng mưa trong 1 tháng mùa mưa chiếm xấp xỉ 65% lượng mưa trung
bình nhiều năm. Mùa khô thường từ tháng XII đến tháng VII năm sau, khô nhất
vào tháng VII, đây là thời kỳ có gió Tây Nam thịnh hành. Tính biến động của chế
độ mưa ảnh hưởng nhiều tới sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, cũng như thi công

các công trình xây dựng... Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn
thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước,
khô hạn.
Vĩnh Linh có độ ẩm tương đối, trung bình năm khoảng 83 - 88%. Tháng có
độ ẩm thấp nhất là tháng IV, độ ẩm thấp nhất có khi xuống đến 22%; trong những
tháng mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình thường trên 85%, có khi lên đến 8890%.
Vĩnh Linh cũng là vùng có số giờ nắng khá cao, trung bình 5- 6 giờ/ ngày.
Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng V đến tháng VIII đạt trên 200 giờ.
Lượng bốc hơi: Trong các tháng mùa đông, lượng bốc hơi thường nhỏ,
ngược lại trong các tháng mùa hè ( từ tháng V đến tháng VII) lượng bốc hơi chiếm
từ 70-75% tổng lượng bốc hơi cả năm, đây là một trong nguyên nhân hao hụt
nguồn nước gây khô hạn, ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp và rất dễ cháy
rừng.
Chế độ gió: Vĩnh Linh chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng từ tháng
III đến tháng VIII hàng năm, là một trong những địa phương có thời gian và cường
độ gió Tây Nam thổi nhiều và mạnh. Có thể nói gió Tây Nam khô nóng đã làm
tăng đáng kể tính khắc nghiệt của thời kỳ khô hạn ở tại đây. Điều này đã làm tăng
lượng bốc hơi nước, giảm độ ẩm không khí, góp phần gây cạn kiệt nguồn nước
mặt, hạ thấp mực nước ngầm.
Bão và lũ lụt: sự khắc nghiệt của chế độ huyện Vĩnh Linh càng trở nên khắc
nghiệt hơn khi bên cạnh thời kỳ khô hạn gay gắt lại đến thời kỳ chịu ảnh hưởng
nặng nề của bão lụt. Bão lũ thường xảy ra từ tháng VII đến tháng XI (tập trung
chủ yếu từ tháng XIII đến tháng X). Thường mùa bão cũng như mùa mưa, khi có
bão mưa càng lớn, đồng thời nước biển dâng cao, nước từ thượng nguồn các con
sông đổ về gây ra lũ lụt. [11]

12


f) Thủy văn

Huyện Vĩnh Linh nằm trong khu vực sông Bến Hải. Hệ thống sông Bến Hải
có các nhánh như Rào Thành, Sa Lung, Cảnh Hòm hợp thành, có chiều dài 59 km.
Lưu vực có diện tích 809 km2 được hình thành do hai sông chính là sông Bến Hải
và sông Bến Xe cùng nhiều sông suối nhỏ khác, bắt nguồn từ dãy Động Châu cao
trên 1200 km cách mặt biển và đổ ra biển qua Cửa Tùng. Ngoài hệ thống sông
suối, Vĩnh Linh còn có nhiều hồ chứa nước có dung tích trên 1 triệu m3: hồ La
Ngà (29km2, 36,7 triệu m3), hồ Bảo Đài (28,8 km2, 25,5 triệu m3) và hồ Bàu Nhum
(4,4 km2, 9 triệu m3), hồ chứa nước Sa Lung (là đập dâng nước, lưu lượng phụ
thuộc vào dòng chảy của sông Sa Lung) đây là các hồ có chức năng chứa nước
sinh hoạt và nước cho các hoạt động canh tác nông nghiệp.
Ở vùng duyên hải, do địa hình bằng phẳng, lượng nước ngầm trong vùng
cát khá lớn và có nguồn nước mặt được bổ sung từ các con sông nên có nhiều tiềm
năng khai thác và sử dụng nguồn nước. Theo số liệu của đoàn địa chất 708, trữ
lượng nước mặt khoảng 1000m3/km2/ngày. Với những năm có từ 3-4 tháng hạn
(1993,1998) mực nước ngấm vào cuối mùa khô chỉ còn ở độ sâu 50-130m. [11]
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a) Dân số
Tính đến hết ngày 31/12/2014 dân số trung bình của huyện là: 86.600 người.
Mật độ dân số 140 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đồng đều. Tập
trung chủ yếu ở các xã đồng bằng và thị trấn huyện, mật độ dân số theo đơn vị
hành chính cũng có sự chênh lệch đáng kể. Sự phân bố không đều do nhiều yếu tố
tác động như: điều kiện khí hậu, địa hình, tài nguyên đất, giao thông, văn hoá, xã
hội, y tế.
b) Cơ sở hạ tầng
Trong quá trình phát triển, huyện quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Các công
trình trọng điểm như: Lưới điện, trạm y tế, trường học, giao thông, thủy lợị và các
công trình phúc lợi… luôn được huyện chú trọng.

13



Nhờ sự đầu tư đó mà đến nay 100% trường phổ thông được cao tầng hóa,
gần 80% trường Mầm non được kiên cố hóa, có 49/71 trường học đạt chuẩn Quốc
gia, trong đó có 3 trường đạt chuẩn cấp độ II; trên 80% số hộ được dùng nước
sạch; 100% số xã có lưới điện, gần 100% số hộ dùng điện sản xuất và sinh hoạt,
100% số xã có điểm Bưu điện văn hóa và phủ sóng điện thoại cố định, 100% trạm
y tế xã, thị trấn được nâng cấp, xây dựng mới. Bệnh viện đa khoa huyện xây dựng
hiện đại với thiết bị khám chữa bệnh tiên tiến. Bê tông hóa, nhựa hóa giao thông
nông thôn phát triển mạnh ở 22 xã, thị trấn trong huyện. Vĩnh Linh là huyện 3 lần
được Bộ Giao thông Vận tải tặng cờ thi đua xuất sắc, được Chính phủ tặng cờ thi
đua về giao thông nông thôn - miền núi.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin và truyền thông, thể dục thể
thao liên tục phát triển, mang lại một không khí mới tại cộng đồng dân cư. 185/195
làng, bản, khóm phố, 130/130 cơ quan, trường học đã phát động và đạt chuẩn văn
hóa. Tỷ lệ dân xem Truyền hình và nghe Đài các cấp đạt 98%. Công tác chăm sóc
sức khỏe nhân dân, dân số-gia đình và trẻ em được huyện thường xuyên chăm lo.
18 xã, thị trấn dã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ tăng dân số đến nay chỉ còn
0,82%, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng 8,2%. [10]
c) Cơ cấu kinh tế
Năm 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, chăn
nuôi như: Sản lượng lương thực cây có hạt giảm so với năm 2014 trên 4 nghìn tấn,
giá mủ cao su tiếp tục đi xuống, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của nông dân.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng diễn ra còn chậm, có nơi còn thiếu kiên quyết;
Dịch bệnh gia súc, gia cầm, tôm nuôi tiếp tục xảy ra, mặc dù thiệt hại chưa lớn
nhưng phần nào có tác động thiếu tích cực đến quá trình đầu tư phát triển của nông
dân.
Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, việc cơ cấu các thành phần được chuyển
dịch theo hướng tích cực, Nông - Lâm - Ngư nghiệp giữ vị trí quan trọng, chiếm
34%. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn

nuôi, xóa vườn tạp chuyển sang chuyên canh với các loại cây có giá trị kinh tế,
đưa các loại giống cây, con có năng suất, giá trị kinh tế cao vào thay thế giống cũ,

14


tiếp tục dồn điền đổi thửa để thuận tiện xây dựng các mô hình kinh tế trang trại;
quy hoạch các vùng phù hợp các loại cây có giá trị hàng hóa như: Cao su, hồ tiêu,
lạc. Chỉ đạo các địa phương tăng diện tích và hiệu quả thực hiện đề án sản xuất
nông nghiệp đạt giá trị thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm trở lên; xây dựng câu lạc bộ
các mô hình sản xuất nông nghiệp 100 triệu/ha trở lên nhằm tạo điều kiện để nông
dân trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ nhau trong sản xuất.
Giá trị sản xuất năm 2015 đã đạt 5.439 tỷ đồng, tăng 15,6% so với năm
2014, trong đó ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng 6,9%, công nghiệp xây dựng
tăng 18,5%, thương mại-dịch vụ tăng gần 19%. Tổng thu ngân sách trong toàn
huyện đạt 395,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2014, trong đó thu trên địa bàn đạt
56,5 tỷ đồng, tăng 3,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng, tăng 3
triệu đồng so với năm 2014. Toàn huyện có 6.598 ha lúa, gần 1.300 ha hồ tiêu,
gần 1.500 ha lạc, 6.582 ha cao su. Sản lượng lúa trong toàn huyện thu được gần
34.471tấn/kế hoạch 37.170, giảm 4.065 tấn so với năm 2014. Một số cây lương
thực khác tăng về năng suất và sản lượng; sản lượng khai thác thủy, hải sản đạt
4.652 tấn, vượt kế hoạch 502 tấn và tăng 425 so với năm 2014. Vĩnh Linh có gần
1.000 ha cho thu nhập trên 70 đến 300 triệu đồng /ha/năm. Toàn huyện có 342
trang trại lớn, vừa và nhỏ. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy cầm được duy trì
và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ cho nông dân. Nhiều địa phương
còn vận động nông dân chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung quy mô, thâm
canh nuôi bò nhốt, lợn siêu nạc, vịt siêu trứng… thu lợi nhuận gấp nhiều lần so
với lối chăn nuôi truyền thống. Năm 2015, toàn huyện trồng mới 1600 ha rừng tập
trung, 820 nghìn cây phân tán, đưa độ che phủ của rừng lên 52%.
Trên lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ

đã bắt nhịp được với nền kinh tế thị trường, phát triển nhanh. Vĩnh Linh đã xây
dựng hàng chục nhà máy, xí nghiệp chế biến mủ cao su, sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến gỗ, gạch polyme. Nhiều nhà máy và cơ sở chế biến nông, lâm sản
được xây dựng gắn với vùng nguyên liệu tại địa phương. Một số ngành nghề truyền
thống được khôi phục như: chế biến các loại hải sản, làm bánh, đan lưới… Hoạt
động sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú và

15


sôi động. Nhiều địa phương đã hình thành hệ thống chợ trung tâm, chợ đầu mối,
chợ nông thôn hợp lý, đồng bộ, kích thích cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất phát triển,
tiêu thụ hàng hóa tại chỗ thuận tiện, hàng hóa vươn xa ra ngoài huyện cùng với
hàng trăm cơ sở sản xuất, chế biến Nông - Lâm - Thủy sản, sản xuất tiểu thủ công
nghiệp của nhóm hộ, hộ gia đình, giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế. Toàn huyện có trên 3.954 cơ sở hoạt động kinh doanh-dịch vụ, thu hút 5.750
lao động. Ngành Thương mại - Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh. Các hoạt
động Du lịch có nhiều chuyển động mới. Bãi tắm Cửa Tùng, Địa đạo Vịnh Mốc,
Khu di tích đôi bờ Hiền Lương, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, những danh thắng trên
địa bàn… thu hút nhiều du khách tham quan, tắm biển, nghĩ dưỡng…[10]
1.2.3 Tình hình lũ lụt và những tổn thương do lũ gây ra trong những
năm gần đây trên tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là một trong các tỉnh duyên hải Miền Trung có đặc điểm về khí
hậu và địa hình phức tạp. Là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai
thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tấn suất cao hơn, mức độ ác liệt hơn như bão
lũ, ngập lụt. Mùa lũ ở đây đựơc chia làm 3 thời kỳ trong năm:
- Lũ tiểu mãn xảy ra vào tháng V, VI hàng năm. Tính chất lũ này nhỏ, tập
trung nhanh, xảy ra trong thời gian ngắn, đỉnh lũ nhọn, lên xuống nhanh, thường
xảy ra trong 2 ngày nên ít ảnh hưởng đến đời sông dân cư, chủ yếu ảnh hưởng đến
sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

- Lũ sớm xảy ra vào tháng VI đến đầu tháng IX hàng năm. Lũ này không có
tính chất thường xuyên nhưng lũ có tổng lượng lớn hơn lũ tiểu mãn, tập trung lũ
nhanh. Thời kỳ xảy ra lũ sớm thường bắt đầu vào thời kỳ triều bắt đầu cao. Do vậy
mực nước lũ cao hơn lũ tiểu mãn. Lũ này ít ảnh hưởng tới dân sinh mà chủ yếu là
ảnh hưởng tới nông nghiệp và thủy sản.
- Lũ chính vụ xảy ra từ trung tuần tháng IX đến cuối tháng XI đầu tháng XII
hàng năm. Đây là thời kỳ mưa lớn trong năm và lũ thời kỳ này có thể xảy ra lũ
quét sườn dốc gây đất đá lở hay ngập lụt ở hạ du. Lũ này thường đi liền với bão
gây thiệt hại lớn cho kinh tế xã hội, gây chết người và hư hỏng công trình, cơ sở

16


hạ tầng. Lũ kéo dài 5 – 7 ngày, đỉnh lũ cao, tổng lượng lớn. Do đó những tổn thất
do lũ lụt gây ra cho tỉnh Quảng Trị là đáng kể.
Đặc biệt trong những năm gần đây, do tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh
cùng với việc các trận lũ xuất hiện với cường độ ngày càng lớn làm cho những
thiệt hại về kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Do đó các biện pháp phi công trình
như; cảnh báo lũ sớm, lập các phương án ứng cứu khẩn cấp, nâng cao nhận thức
của người dân về lũ vv…đóng vai trò chủ đạo trong công tác phòng chống lũ lụt
trong tỉnh cũng như trên các lưu vực sông. [1]

17


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN
THƯƠNG DO LŨ LỤT
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
2.1.1 Sự phát triển của khái niệm tính dễ bị tổn thương
Khái niệm về tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua.

Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu tố
để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ liên quan
đến tính dễ bị tổn thương giữa các ngành, lĩnh vực cũng khác nhau.
Đặc biệt, trong những năm gần đây khái niệm dễ bị tổn thương đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý lũ lụt. Việc
đánh giá tính dễ bị tổn thương là một hệ thống nhằm phân tích các rủi ro từ nguy
cơ bên ngoài cũng như nội bộ bên trong của nó. Điều này nhằm mục đích tăng khả
năng phục hồi của xã hội bằng cách tăng khả năng chống chịu của những yếu tố
dễ bị tổn thương.
Có rất nhiều những khái niệm dễ bị tổn thương được sử dụng, có thể chỉ ra
3 trường phái về tính dễ bị tổn thương: (1) Chú trọng đến sự tiếp xúc với các hiểm
họa sinh lý bao gồm phân tích điều kiện phân bố các hiểm họa, khu vực hiểm họa
mà con người đang sống, mức độ thiệt hại và phân tích các đặc trưng tác động
(Heyman và cộng sự 1991, Alexander 1993); (2) Chú trọng đến các khía cạnh xã
hội và các tổn thương liên quan đến xã hội nhằm đối phó với các tác động xấu
trong cộng đồng dân cư bao gồm cả khả năng chống chịu và khả năng tự phục hồi
đối với hiểm họa (Blaikie và cộng sự 1994, Watts and Bohle 1993); (3) Kết hợp
cả hai phương pháp và xác định tính dễ bị tổn thương như là hiểm họa nơi mà chứa
đựng những rủi ro sinh lý cũng như những tác động thích ứng của xã hội (Cutter
1996, Weichselgartner 2001).[4]
Quan điểm thứ (1):
"Tổn thương" có nguồn gốc từ chữ Latin có nghĩa là sự tổn hại ở một mức
độ rất cơ bản, dễ bị tổn thương có thể được định nghĩa là "khả năng bị thương"
(Kates 1985, Dow 1992) hoặc "thiệt hại tiềm năng"(Cutter 1996). Tuy nhiên, định

18


nghĩa chung dễ bị tổn thương không chỉ định loại của sự thiệt hại hoặc các cá nhân,
nhóm, hoặc tổn thất xã hội (Cutter, 1996; Dow, 1992).

Quan điểm thứ (2):
Blaikie (1994) cho rằng: Dễ bị tổn thương có nghĩa là các đặc tính của một
người hoặc một nhóm về năng lực của họ có thể dự đoán, đối phó, chống lại, và
phục hồi từ tác động của thiên tai. Nó là sự kết hợp của các yếu tố xác định mức
độ mà cuộc sống và sinh kế của người khác được đặt tại rủi ro bằng một sự kiện
rời rạc và nhận dạng trong tự nhiên hoặc trong xã hội.
Theo Christian Kuhlicke quan niệm Tính dễ bị tổn thương xuất phát từ một
khái niệm về sự không hiểu biết có nghĩa là con người đối phó như thế nào với
kiến thức hạn chế của mình.
Khái niệm dễ bị tổn thương áp dụng cho một hệ thống xã hội do đó có thể
được hiểu là "một tập hợp các điều kiện và quy trình kết quả từ vật lý, các yếu tố
xã hội, kinh tế và môi trường, làm tăng tính nhạy cảm của một cộng đồng có các
mối nguy hiểm tác động " (ISDR 2002).
Quan điểm thứ (3):
Joanne Linnerooth-Bayer định nghĩa “Tổn thương là một thuật ngữ phân
tích, tính dễ bị tổn thương là khái niệm được hiểu trong một phạm vi rộng và có
quy tắc, bao gồm cả địa lý, rủi ro, hiểm họa, kỹ thuật, nhân chủng học và sinh
thái”. [4]
Trong điều kiện tiếp xúc với một số căng thẳng hoặc khủng hoảng, Tính dễ
bị tổn thương không chỉ bởi tiếp xúc với sự nguy hiểm mà còn phụ thuộc vào khả
năng đối phó của những người bị ảnh hưởng (Anderson và Woodrow 1991; Dow
1992; Watts và Bohle 1993; Cutter 1996, Clark và cộng sự 1998; Wu và cộng sự
2002 ). Khả năng đối phó đã được xác định như là một sự kết hợp giữa sức kháng
cự (khả năng đối phó các tác động gây hại của mối nguy hiểm và tiếp tục tác động)
cũng như khả năng phục hồi tổn thương một cách nhanh chóng (Dow 1992, Cutter
1996, Clark và cộng sự 1998, Wu và cộng sự 2002).
Năm 1996, SAR đã xác định tính dễ bị tổn thương như mức độ mà biến đổi
khí hậu có thể gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống; nó không chỉ phụ thuộc vào

19



độ nhạy của hệ thống mà còn phụ thuộc vào khả năng thích ứng của cộng đồng
với điều kiện khí hậu mới. Nó được xem như những tác động còn lại của biến đổi
khí hậu sau khi các biện pháp thích ứng được thực hiện (Downing, 2005). Định
nghĩa này bao gồm sự lộ diện, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống
lại các mối nguy hiểm do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Các định nghĩa này đã thể hiện sự phát triển về quan điểm các nghiên cứu
về trường phái thứ 3 ngày càng nhiều. Trong đó họ đã nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các hoạt động con người và tác động của thiên tai theo chiều hướng tổn
thương kinh tế xã hội đã tăng lên. Các định nghĩa về tính dễ bị tổn thương đã dần
được cải thiện thể hiện một cái nhìn toàn diện của xã hội, liên quan đến lĩnh vực
tự nhiên và kinh tế xã hội của hệ thống. [4]
2.1.2 Khái niệm tính dễ bị tổn thương do lũ
Khái niệm tính dễ bị tổn thương mà tác giả sử dụng dựa trên khái niệm của
UNESCO-ihe “Tính dễ bị tổn thương là mức độ gây hại có thể được xác định trong
những những điều kiện nhất định thông qua tính nhạy, sự tổn thất và khả năng
phục hồi”.
Để tăng cường tính ứng dụng của các nghiên cứu trong thực tế, đặc biệt là
trong chủ động đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ thì Janet Edwards (2007) đã
đưa ra một khái niệm nữa là bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ “là bản đồ cho biết
vị trí các vùng nơi mà con người, môi trường thiên nhiên, của cải gặp rủi ro do
các thảm hoạ có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người,
gây ô nhiễm môi trường”.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu khác định nghĩa: Khái niệm tính dễ bị tổn
thương lũ lụt là việc xem xét lựa chọn tiếp xúc, nhạy cảm, và các chỉ số đối phó
của người dân trong khu vực nghiên cứu. Phân tích các chỉ số này cung cấp một
cái nhìn sâu sắc vào các đặc tính dễ bị tổn thương của người dân bị ảnh hưởng và
tác động đối với quản lý nguy cơ lũ lụt. (Ayoade 1979; Ayoade và Akintola 1980;
Olaniran 1983; Ologunorisa và Terso năm 2006). Khi định lượng được tính dễ bị

tổn thương của một vùng nào đó thì nó sẽ cung cấp những thông tin cần thiết hỗ

20


trợ trong việc ra quyết định nhằm chống lại các mối nguy hiểm do lũ lụt gây ra mà
xã hội phải hứng chịu. [4]
2.2 TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ
Ba thành phần được lựa chọn để đánh giá tính dễ bị tổn thương được có thể
được xác định theo đánh giá thứ 3 của IPCC: “Tính dễ bị tổn thương là một hàm
của các đặc trưng, độ lớn, và tỷ lệ thay đổi nhiệt độ với độ phơi nhiễm của hệ
thống, tính nhạy và khả năng phục hồi” (McCarthy và cộng sự 2001). Vì vậy, theo
định nghĩa này, tính dễ bị tổn thương có ba thành phần: tiếp xúc (độ phơi nhiễm),
tính nhạy và khả năng phục hồi. Ba thành phần này được mô tả như sau:
2.2.1 Độ phơi nhiễm (E)
Độ phơi nhiễm được hiểu như là mối đe dọa trực tiếp, bao hàm tính chất, mức
độ thay đổi các yếu tố cực đoan của khu vực như: Bản đồ tự nhiên; bản đồ sử dụng
đất; bản đồ ngập lũ (tần suất, thời gian, lượng lũ); dân số, tỷ lệ dân cư nông thôn,
thành thị, dân tộc thiểu số, phong tục, tập quán, tỷ lệ ngành nghề sản xuất.
2.2.2 Tính nhạy (S)
Tính nhạy mô tả các điều kiện môi trường của con người có thể làm trầm
trọng thêm mức độ nguy hiểm, cải thiện những mối nguy hiểm hoặc gây ra một
tác động nào đó như: Thu nhập, chi tiêu hộ gia đình; tỷ lệ giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp, giáo dục, hệ thống giao thông, liên lạc, thời gian ở trong khu vực ảnh
hưởng lũ, kinh nghiệm đối phó với lũ, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về
rủi ro lũ lụt, sự chuẩn bị cho việc xuất hiện lũ.
2.2.3 Khả năng phục hồi (R)
Khả năng phục hồi là khả năng thực hiện các biện pháp thích ứng nhằm
ngăn chặn các tác động tiềm năng như: Năng lực đối phó, quản lý và sự cứu trợ,
hỗ trợ có thể nhận được từ chính quyền địa phương, Cấu trúc nhà ở, hệ thống đê

điều phòng và chống lũ, dịch vụ y tế công cộng, hiện trạng hệ sinh thái. [6]

21


2.3 GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH BỘ CHỈ SỐ
2.3.1 Phương pháp UNESCO-IHE
Trong hướng dẫn của Viện giáo dục UNESCO-IHE đề xuất một dạng quan
hệ của chỉ số dễ bị tổn thương:
Chỉ số dễ bị tổn thương = Độ phơi nhiễm + Tính nhạy – Khả năng phục
hồi
2.3.2 Phương pháp Messner và Meyer
Tác giả cũng đã đề xuất quan hệ về chỉ số dễ bị tổn thương dạng đơn giản
trong trường hợp giá trị tính nhạy và khả năng phục hồi khó xác định thì có thể
kết hợp thành chỉ số khả năng chống chịu:
Chỉ số dễ bị tổn thương = Phơi nhiễm – Khả năng chống chịu
Như vậy việc tiến hành nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ về các khía
cạnh như: Phơi nhiễm (Exposue), tính nhạy (suscepcibility), khả năng chống chịu
(Coping capacity) sẽ mang tính tổng quát và có ý nghĩa.
2.3.3 Phương pháp Shantosh Karki
Theo chương trình Rừng và cuộc sống đã đề xuất quan hệ giữa tổn thương
như sau:
Chỉ số dễ bị tổn thương = (Tần suất lũ + Độ phơi nhiễm). mức độ nghiêm
trọng
Phương pháp này không tính đến những tác động xã hội của lũ lụt
2.3.4 Phương pháp Villagran de Leon
Từ năm 2006, Villagran de Leon đã đề xuất mối quan hệ giữa tính dễ bị tổn
thương, độ phơi nhiễm, nhạy cảm và khả năng chống chịu như sau:
Chỉ số dễ bị tổn thương = [(Độ phơi nhiễm) x (Tính nhạy)] / (Khả năng
chống chịu)


22


×