Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ ham thích học môn làm quen với toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.24 KB, 3 trang )

PHÒNG GD-ĐT
QUẬN BÌNH THỦY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ ham thích học môn làm quen với toán
GV: Nguyễn Thị Tuyết Mai
Lớp: Lá2
Đơn vị: Trường Mầm Non Long Tuyền
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Như chúng ta đã biết, nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo
hướng đổi mới của ngành giáo dục mầm non hiện nay yêu cầu trẻ được phát triển qua
5 lĩnh vực: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm – xã hội. Trong đó nội
dung phát triển nhận thức là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo
viên mầm non. Mà một trong các mục tiêu của phát triển nhận thức cho trẻ 5 tuổi là:
hình thành và phát triển ở trẻ khả năng nhận biết phân biệt các chữ số, các dạng hình
hình học phẳng, các dạng hình khối ..và một số kỹ năng sắp sếp từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới, ghép tương ứng, tách gộp, thêm bớt, so sánh, đo và diễn đạt kết quả
đo ..Là giáo viên trực tiếp dạy trẻ 5 tuổi, tôi nhận thấy rằng việc giúp trẻ ham thích học
môn làm quen với toán sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả cao trong việc phát triển
nhận thức cho trẻ 5 tuổi.Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: " Một số biện pháp giúp trẻ
ham thích học môn làm quen với toán”.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Thực trạng của vấn đề dạy trẻ làm quen với toán ở trường mầm non trước đây:
* Về phía giáo viên:
- Khi tổ chức dạy trẻ 5 tuổi làm quen với toán, giáo viên chưa chú ý đến đồ dùng dạy
học, nơi hoạt động, khả năng nhận thưc của trẻ, còn dạy đại trà theo chương trình đã
lên kế hoạch.
+ Ở góc toán chưa có những bài tập mở cho trẻ thực hiện, đồ dùng học toán ít, chưa


đẹp nên không thu hút trẻ.
+Công nghệ thông tin giáo viên chưa tiếp cận được.
*Về phía trẻ:
+Trẻ làm quen với các biểu tượng toán còn yếu, chưa nhận biệt được chữ số các dạng
hình hình học phẳng, hình khối , cách đo.. chưa sử dụng đúng các cụm từ toán học
-Trẻ hoạt động hoàn toàn thụ động, trẻ là người lĩnh hội kiến thức (nghe), còn cô là
người truyền thụ kiến thức ( nói) giáo viên là trọng tâm.
*Về phía phụ huynh:
- Chưa phối kết hợp với giáo viên để dạy theo một phương pháp nhất định.
- Chưa hiểu được việc dạy cho trẻ làm quen với toán có tác dụng quan
trong việc phát triển nhận thức cho trẻ 5 tuổi như thế nào.
Từ thực trạng trên, tôi suy nghĩ phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ
phát triển nhận thức, đặc biệt có kiến thức cơ bản về làm quen với toán, để trẻ tự tin
khi bước vào trường phổ thông thật tốt. Đi tìm lời giải đó là cả quá trình không đơn
giản. Từ thực tế giảng dạy, kết hợp với học tập nghiên cứu tài liệu và học tập bồi
dưỡng chuyên đề do ngành chỉ đạo. Tôi đã rút ra được một số biện pháp giúp trẻ ham
1


thích học mô làm quen với toán
*BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.Biện pháp : Giúp trẻ ham thích học môn làm quen với toán:
+Vì sao giúp trẻ ham thích học môn làm quen với toán?
Như chúng ta đã biết đối với trẻ mầm non lớp học chính là mái nhà thứ hai của
trẻ. Để trẻ hứng thú với các mảng hoạt động, tôi đã tập chung trẻ cùng tham gia thảo
luận và phân công công việc với nhau . Cuối cùng cô và trẻ đi đến thống nhất một
nhóm trẻ thì sưu tầm tranh ảnh tô màu bổ sung bài tập ở góc toán, một nhóm thì cắt
dán làm tranh lô tô dùng trong hoạt động học tập Như vậy sẽ thu hút được sự hứng
thú tham gia học toán của trẻ với nhữ đồ dùng trẻ tự làm
Ví dụ: Chủ điểm ngành nghề: cô dạy trẻ nhận biết số lượng trong phạm vi 7

.Trước khi tổ chức hoạt động có chủ đích, cô và trẻ cùng làm đồ dùng phục vụ cho tiết
dạy, khi tổ chức tiết dạy cô gây hứng thú cho trẻ bằng một câu chuyện là dẫn trẻ đến
tham quan xưởng may và mời trẻ đến xem trong xương may có tất cả bao nhiêu công
nhân và chọn chữ số tương ứng gắn lên. Tiếp tục tôi tạo tình huống có một công nhân
mới xin vô làm nữa mời trẻ lên gắn số công nhân và chữ số tương ứng ... Và như vậy
trẻ hoạt động rất tích cực, vận động thoải mái và tập chung chú ý cao độ để trẻ tìm
thấy chữ số đã học trong "thế giới của người lớn". Ra ngoài cuộc sống gặp những chữ
số và hình ảnh thì trẻ có thể nhận biết được chữ số, biết cách đếm các tranh ảnh ...t
Vi dụ : Góc toán : Tôi và trẻ cùng thống nhất với nhau khi vào góc toán chơi
thì phải thực hiện các bài tập trên tường và làm thêm bài tập mới như tô màu, cắt dán
đếm số lượng và ghi số tương ứng với tranh trẻ vừa cắt, chọn và ghép đôi các đối
tượng…Tôi nhận thấy trẻ hoạt động hứng thú với nhiều bài tập
Ví dụ: Dạy trẻ đo một vật bằng nhiều cách khác nhau, để trẻ thích học tiết này
tôi đã coppy hình ảnh và dùng chương trình Fireworks 8 sử lý hình động (cây viết
biết nói, cái bàn biết cử động ..)cho trẻ xem cách đo trên máy bằng những hình tôi đã
sử lý, sau đó cho trẻ lấy dụng cụ đo như viên gạch, băng giấy, ve..trẻ tự tay đo và nêu
lên kết quả đo làm như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú vì giờ học cũng như giờ chơi
*Phát triển nhận thức cho trẻ qua việc dạy trẻ làm quen với toán nhằm cung
cấp một số kiến thức ban đầu cho trẻ về toán, như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm lý
của trẻ mầm non là "dễ nhớ dễ quên". Vì vậy, các kiến thức mới cung cấp cho trẻ, nếu
không thường xuyên ôn luyện trẻ sẽ nhanh chóng quên ngay khi lĩnh hội kiến thức
khác. Cho nên tôi thường tạo ra các bài tập mới lạ ở góc để thu hút sự chứ ý của
trẻ….
*Với phụ huynh:
Để làm tốt công việc này, sự cộng tác của phụ huynh là việc rất cần thiết, vì thế
tôi đã gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh vấn đề nhận biết chữ số, các dạng hình hình học
phẳng, các dạng hình khối , kỹ năng thêm bớt, đo và diễm đạt kết quả đo…trong
chương trình Mẫu giáo, nhất là những phụ huynh nóng lòng cho con học làm toán
sớm, những phụ huynh còn có quan niệm chưa đúng là trẻ phải biết cộng trừ được
ngay độ tuổi Mẫu giáo. Thêm vào đó, tôi vận động phụ huynh ủng hộ những nguyên

vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu, chủ yếu cho phụ huynh biết từ
những vật liệu đơn giản vẫn có thể trở thành đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Phụ huynh rất
vui và ngạc nhiên khi bắt gặp những tờ lịch cũ, trở thành những dạng hình học, hình
khối có đính chữ số, màu sắc …có đính kèm chữ số do chính tay trẻ làm
II. KIỄM NGHIỆM LẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2


*KẾT QUẢ:
Sau thời gian thực hiện những biện pháp như đã nêu trên, tôi thấy:
Bản thân tôi tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các
hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng các nguyên
vật liệu để trẻ tự làm đồ dùng phụ vụ cho các hoạt động trẻ rất hứng thú .Khoảng 90%
cháu trong lớp mạnh dạn, năng động, sáng tạo và tự tin trong các hoạt động, vui thích
đến lớp, nhận thức về làm quen với toán của trẻ phát triển đáng kể và cháu tiến bộ rõ
rệt trong việc nhận biết phân biệt chữ số, các dạng hình hình học phẳng, dạng hình
khối, không những thế mà còn sử dụng đúng các cụm từ trong toán học.Phụ huynh dần
hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình Mẫu giáo tuy đơn giản như trò
chơi nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực.
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Muốn cho trẻ làm quen với toán cách tích cực, giáo viên cần phải:
Tạo tình cảm gần gũi giữa cô và trẻ, nắm bắt tâm lý, trình độ và cá tính của
từng trẻ, kiên nhẫn và nhẹ nhàng giúp trẻ theo phương pháp “Chơi mà học, học bằng
chơi”.
Tận dụng nguyên vật liệu đơn giản để cô và trẻ cùng làm nhiều học cụ, đồ
dùng đồ chơi và cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi: Bằng giây mềm, bằng phấn vẽ trên
sân, đông nước, đo bằng gang tay, bàn chân. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh,
tạo sự gần gũi, niềm tin và thống nhất trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với toán.
Bản thân là giáo viên không ngừng rèn luyện, trao dồi học hỏi, tham khảo tài

liệu, tham dự hội thi khi có dịp và luôn phát huy tính tích cực ở mọi nơi mọi lúc có
thể.
III.KẾT LUẬN
Trên là một vài biện pháp tôi đã vận dụng và có hiệu quả cho lớp Lá2 của tôi.
Đây là một công việc tôi đã thực hiện và tôi vẫn còn đang nghiên cứu, tiếp tục thực
hiện lâu dài để bổ sung cho những kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn, hầu
mang lại kết quả hữu hiệu cho trẻ hơn nữa trong môn học “Làm quen với toán”. Rất
mong được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, của các cấp quản lý giáo dục và
các bạn đồng nghiệp, để những kinh nghiệm bé nhỏ của tôi ngày càng được hoàn thiện
và mang lại kết quả cho trẻ nhiều hơn trong quá trình giảng dạy.
Long Tuyền ngày 8 tháng 5 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Tuyết Mai

3



×