Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

MIỄN DỊCH TRONG BỆNH lý HUYẾT học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 46 trang )

MIỄN DỊCH TRONG
BỆNH LÝ HUYẾT HỌC


I. TẠO MÁU - CƠ SỞ CỦA HT MIỄN DỊCH
1. Khái niệm tế bào máu- tế bào miễn dịch
Các tế bào MD chính là các tế bào máu.
Không có ranh giới rõ rệt giữa hệ thống máu
và hệ thống miễn dịch.
Trạng thái tạo máu có ảnh hưởng mật thiết
tới khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể
và ngược lại. Các yếu tố miễn dịch thể dịch
như kháng thể, cytokin, bổ thể... hầu như
đều do các tế bào của hệ thống tạo máu
tiết ra.


2. Tủy xương
- Tủy xương là tổ chức sinh máu chính của cơ
thể, sinh ra cả các tế bào dòng tủy lẫn dòng
lympho. Quá trình tăng sinh và biệt hóa của
các tế bào lympho phần lớn chưa hoàn
thành tại tủy xương. Sau khi biệt hóa đến
giai đoạn đầu của lympho T, các tế bào này
ra máu ngoại vi để đến tuyến ức, tiếp tục
quá trình thành thục về chức năng.


- Lympho B được biệt hóa đầy đủ tại tủy
xương để trở thành lympho B trưởng thành
trước khi ra máu. Tuy nhiên, các lympho B


này vẫn ở dạng “nguyên vẹn”. Màng tế bào
có các IgM, chưa có khả năng đáp ứng miễn
dịch dưới kích thích kháng nguyên. Lympho
B sẽ phải trải qua những chặng đường để
thành thục về mặt chức năng. Lympho B
"nguyên vẹn" ra máu; sau đó vào tổ chức
lympho ngoại vi thành lympho B trưởng
thành; cuối cùng trở thành plasmocyte có
khả năng tiết globulin miễn dịch. Các tế bào
này cư trú nhiều trong tủy xương và ở các
cơ quan lympho khác. Một quần thể lympho
B sau đáp ứng miễn dịch sẽ chuyển sang
trạng thái lympho B "nhớ", lưu trú lâu dài tại
các cơ quan lympho.


Dòng tế bào NK tăng sinh và biệt hóa hoàn
thiện nhất tại tủy xương. Tế bào NK chủ
yếu tồn tại ở tủy xương và máu ngoại vi.
- Mặc dù là cơ quan lympho quan trọng nhất,
người ta vẫn chưa cho rằng tủy xương có
vai trò đáng kể nào trong đáp ứng miễn
dịch đặc hiệu. Tuy nhiên có những bằng
chứng gợi ý cho vai trò này của tủy xương.
Ngoài quần thể lympho B - plasmocyte và
tế bào NK đông đảo trong tủy xương, phân
bố các dưới nhóm lympho T khác hẳn tại
máu ngoại vi. Trong các bệnh lý suy tủy
xương do hóa trị liệu chống ung thư hoặc
tia xạ, tình trạng suy giảm MD không chỉ

do mất BC hạt, mà còn do giảm nặng các
dưới nhóm lympho
-


3. Tổ chức tạo máu ngoài tủy xương
3.1. Tuyến ức
Là cơ quan cần thiết trong quá trình thành
thục về chức năng của dòng lympho T. Tại
đây có các tương tác tế bào- tế bào giúp
cho lympho T biệt hóa đến tận giai đoạn
cuối cùng. Tuy nhiên, tuyến ức chỉ tồn tại ở
trẻ nhỏ. Khi trưởng thành, tuyến ức teo
nhỏ lại và gần như không hoạt động nữa.


3.2. Hạch bạch huyết
- Hạch bạch huyết và hệ thống mạch bạch
huyết tạo thành mạng lưới bạch huyết
phân bố rộng rãi hầu khắc cơ thể. Vai trò:
+ Bắt giữ & thanh lọc VSV xâm nhập cơ thể.
+ Tạo cánh cửa để lympho đi vào
+ Tạo môi trường đặc hiệu cho các lympho
triển khai đáp ứng miễn dịch.
- Gồm hai vùng: vùng vỏ và vùng tủy (lõi).
Vùng vỏ chứa chủ yếu L B tạo các nang
lympho. Vùng tủy là khu vực TB tập trung
đi vào đường bạch huyết để ra máu.
- Các tổ chức lympho ngoại vi không chỉ là
kho chứa tế bào lympho yên lặng. Các

lymphocyte đến và đi khỏi tổ chức lympho
liên tục theo đường mạch bạch huyết riêng


3.3. Lách
- Cấu trúc cơ bản giống với cấu trúc của
hạch. Đặc trưng quan trọng nhất là
lymphocyte đi tới và đi khỏi lách đều theo
đường máu chứ không theo đường bạch
huyết. Tại các tiểu ĐM, tập trung lympho T,
bao quanh là nang lympho B. Ngoài ra,
lách còn giữ vai trò tiêu hủy các TB máu
già cỗi và các tế bào bệnh lý khác. Tại cuối
các tiểu động mạch lách, tập trung nhiều
đại thực bào, tế bào tua, hồng cầu.
Điểm quan trọng trong cấu trúc của cả hạch
bạch huyết và lách là đã tạo môi trường
thuận lợi để hoàn thành tương tác giữa tế
bào trình diện kháng nguyên và lympho T.







II. ĐIỀU HÒA ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
1. Đặc điểm chung
- Đặc điểm nổi bật là có khả năng phân biệt
giữa KN của cơ thể với các KN lạ. Các tế bào

có thẩm quyền miễn dịch của cơ thể nhận biết
và dung nạp các KN của mình trong suốt quá
trình sống.
- Các KT được sản xuất sẽ điều hòa nhu cầu sản
xuất chính KT đó. Bằng cách loại bỏ kháng
nguyên, hệ thống miễn dịch đã tự loại bỏ khả
năng tiếp tục đáp ứng miễn dịch. Các globulin
miễn dịch cũng mang những quyết định
kháng nguyên có vai trò điều hòa miễn dịch.


2. Sự phối hợp giữa các TB trong đáp ứng MD
2.1. Hợp tác giữa đại thực bào và lympho Th
- Là bước đầu tiên trong việc phát hiện KN và
phân công đáp ứng MD đặc hiệu giữa các quần
thể lympho. Lympho T có các thụ thể bề mặt,
nhận diện được những KN đã được xử lý - đặc
tính này liên quan đến các kháng nguyên hòa
hợp tổ chức. Lympho Th sử dụng MHC lớp II,
lympho Tc sử dụng MHC lớp I.
- KN được xử lý và sau đó được trình diện trên
màng các tế bào trình diện kháng nguyên
(APC). Các TB này gồm ĐTB, tế bào tua dạng
lympho, tế bào Langhans ở da, lympho B và
fibroblast. Các tế bào này nhận biết kháng
nguyên lạ qua MHC lớp II trên màng tế bào.
Sau khi tiếp nhận thông tin về kháng nguyên lạ
trên tế bào trình diện kháng nguyên, lympho T
sẽ to lên, bắt đầu tổng hợp cytokine và sau đó
phân bào, bắt đầu quá trình đáp ứng miễn dịch.



2.2. Hợp tác giữa lympho B và lympho Th
Lympho B có Ig màng, có khả năng tự nhận
diện các KN tự nhiên và hoạt hóa để đáp ứng
tạo KT. Lympho B cũng có thể đóng vai trò
của tế bào trình diện KN, bắt giữ và xử lý các
KN đơn giản và sau đó hoạt hóa lympho Th.
Hai loại TB này sẽ liên kết tác dụng: lympho
Th hoạt hóa sẽ tiết cytokine để tăng cường
hoạt hóa lympho B, kích thích lympho B bộc
lộ MHC lớp II trên màng nhiều hơn, và sau đó
sẽ tăng hoạt hóa lympho Th. Đây là quá trình
hợp tác lympho B-T. Các cytokine do lympho
Th tiết ra giúp lympho B tăng sinh, chuyển
hướng tiết Ig và biệt hóa thành tương bào có
khả năng tiết Ig mạnh


ĐÁP ỨNG MD THÍCH NGHI






Các tế bào T và B đặc hiệu cho MD qua
trung gian KT và MD qua trung gian TB
MD qua trung gian KT
 Lympho B, tương bào và KT

 MD dịch thể
MD qua trung gian tế bào
 Lympho T, tế bào trình diện KN và MHC
 MD tế bào


MD qua trung gian KT






Trực tiếp chống lại vi SV bên ngoài tế bào
và độc tố
Tế bào B
 Biệt hóa thành tương bào SX kháng thể
 Có chức năng như tế bào trình diện KN
Phân loại KT (Immunoglobulin)
 Immunoglobulin M (IgM)
 Immunoglobulin G (IgG)
 Immunoglobulin A (IgA)
 Immunoglobulin D (IgD)
 Immunoglobulin E (IgE)


MD qua trung gian tế bào







Trực tiếp chống lại VSV trong tế bào
 Tế bào thực bào và không thực bào
Tế bào T
 Biệt hóa thành tế bào effector tùy theoloại KN mà
tế bào trình diện KN trình diện
 Hoạt hóa lympho B
Chức năng các loại tế bào T
 Giúp đỡ (CD4)
 TH1 và TH2
 Độc tế bào (CD8)
 Điều hòa (Suppressor)





LYMPHOCYTE B VÀ
MD DỊCH THỂ





Lymphocyte B biệt hóa thành tương bào và
lympho B nhớ
Tương bào sx kháng thể



ĐÁP ỨNG KT NGUYÊN PHÁT VÀ THỨ
PHÁT




Đáp ứng nguyên phát
 Sau khi tiếp xúc KN, tăng chậm IgM sau đó
tăng chậm IgG
Đáp ứng thứ phát
 Sau khi gặp lại KN lần trước, tăng nhanh IgG
và tăng chậm hoặc không tăng IgM



×