Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường trung học phổ thông hùng vương quận 5, thành phố hồ chí minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VÂN YÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG
QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VÂN YÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÙNG VƢƠNG
QUẬN 5, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số:


60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐINH THỊ KIM THOA

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm và lòng chân thành của mình tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn

sâu

sắc

đến

q u í thầycôTrƣờngĐại

họcGiáodụcĐạihọcQuốcgiaHàNộicùngcácthầycôgiáođãtrựctiếpgiảngdạychún
gtôitrongcảkhoáhọc.Cácthầycôđãdànhnhiềucôngsứcgiảng dạy, tận tình giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS Đinh Thị
Kim Thoa ngƣời đã quan tâm và tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
làm luận văn. Cô đã cho tôi thêm nhiều kiến thức về khoa học quản lý giáo
dục cũng nhƣ giúp tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Một lần nữa,
tôi xin đƣợc trân trọng Cảm ơn cô!
Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo,
các cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban giám hiệu, các đồng chí cán bộ giáo viên,
phụ huynh học sinh và học sinh Trƣờng THPT Hùng Vƣơng, quận 5, Thành

phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cộng tác, cung cấp số liệu, cho ý kiến.
Cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên
cứu trong suốt thời gian qua!
Mặc dù đã cố gắng thật nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận đƣợc sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của quý các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và
những ngƣời cùng quan tâm tới những vấn đề đƣợc trình bày trong luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm2015
Tácgiả
NGUYỄN VÂN YÊN

i


DANH MỤC VIẾTTẮT

BGH

Ban giámhiệu

CBGV

Cán bộ, giáoviên

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đạihoá


CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC

Cơ sơ vậtchất

ĐĐ

Đạođức

ĐTN

Đoàn thanhniên

GD

Giáodục

GDCD

Giáo dục côngdân

GDĐĐ

Giáo dục đạođức

GV


Giáoviên

GVBM

Giáo viên bộmôn

GVCN

Giáo viên chủnhiệm

HĐND

Hội đồng nhândân

HS

Họcsinh

KHCN

Khoa học côngnghệ

LLGD

Lực lƣợng giáodục

QL

Quảnlý


QLGD

Quản lý giáodục

THPT

Trung học phổthông

TNCS

Thanh niên cộngsản

UBND

Uỷ ban nhândân

XH

Xãhội

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾTTẮT ................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ........................................................... vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 3
3.1. Khách thể nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Đối tương nghiên cứu ................................................................................ 3
4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận..................................................... 5
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................. 5
8.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng .................... 6
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 6
9.1. Ý nghĩa khoa học:....................................................................................... 6
9.2. Ý nghĩa thực tiễn: ....................................................................................... 6
10. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH ................................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 8
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước ........................................................................... 8
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 9

iii


1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý nhà trƣờng ...................................... 13
1.2.1. Quản lý .................................................................................................. 13
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................... 14
1.2.3. Quản lý nhà trường ............................................................................... 15

1.3. Cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh ...................................... 17
1.3.1. Đạo đức ................................................................................................. 17
1.3.2. Giáo dục đạo đức cho học sinh ............................................................. 19
1.4. Quản lí hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng ............................ 30
1.4.1. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ..................................... 30
1.4.2. Các yếu tố tác động đến quản lý giáo dục đạo đức học sinh ............... 34
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 39
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TRƢỜNG THPT HÙNG VƢƠNG - QUẬN 5, THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH .............................................................................................. 40
2.1. Khái quát về trƣờng THPT Hùng Vƣơng ................................................ 40
2.1.1. Quy mô trường lớp ................................................................................ 40
2.1.2. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ........................................................ 41
2.2. Thực trạng đạo đức và hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT
Hùng Vƣơng .................................................................................................... 43
2.2.1. Đạo đức học sinhcủa trường THPT Hùng Vương ................................ 43
2.2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức học sinhcủa trường THPT HùngVương 48
2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của
trường THPT Hùng Vương ............................................................................. 59
2.3. Kết luận chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng .................................................................... 71
2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................. 71
2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 71
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém ........................................... 73
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 75

iv


CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT HÙNG VƢƠNG QUẬN 5,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO
DỤC HIỆN NAY ........................................................................................... 77
3.1. Một số căn cứ và nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................... 77
3.1.1. Căn cứ ................................................................................................... 77
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 77
3.2. Một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng
Vƣơng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ....................................... 79
3.2.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các thành viên, tổ chức
trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh .................. 79
3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động GDĐĐ cho học sinh ..................................... 81
3.2.3. Bồi dưỡng đội ngũ GVCN có phẩm chất đạo đức cách mạng, vững vàng
về chuyên môn, gương mẫu, tích cực trong giảng dạy và giáo dục ............... 84
3.2.4. Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ...... 89
3.2.5. Khai thác công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động giáo dục
đạo đức ............................................................................................................ 92
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
........................................................................................................................ 95
3.2.7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm
GDĐĐ cho học sinh ........................................................................................ 97
3.2.8. Tăng cường tính đồng bộ của các biện pháp giáo dục đạo đức ......... 103
3.3. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ................ 104
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3................................................................................ 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 109
1. Kết luận ..................................................................................................... 109
2. Khuyến nghị .............................................................................................. 111
2.1. Đối với Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 111
2.2. Đối với nhà trường ................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 113
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 116


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1:

Kết quả 5 năm học từ 2010 - 2015 ......................................... 41

Bảng 2. 2:

Thống kê tình hình đội ngũ từ năm học 2010 - 2015 ............. 42

Bảng 2. 3:

Những biểu hiện vi phạm đạo đức của học sinh (tỉ lệ %) ...... 46

Bảng 2. 4:

Nguyên nhân dẫn đến những vi phạm đạo đức của học sinh
(tỉ lệ %) ................................................................................... 47

Bảng 2. 5:

Đánh giá vị trí, vai trò của giáo dục đạo đức (tỉ lệ %) ........... 49

Bảng 2. 6:

Đánh giá của giáo viên về công tác giáo dục đạo đức so với
công tác chuyên môn (tỉ lệ %) ................................................ 51


Bảng 2. 7:

Mức độ cần thiết của các nội dung GDĐĐ ............................ 52

Bảng 2. 8:

Đánh giá của GV về hình thức, hoạt động giáo dục đạo đức
đƣợc nhà trƣờng tổ chức nhằm GDĐĐ học sinh (tỉ lệ %) .... 546

Bảng 2. 9:

Mức độ sử dụng các biện pháp GDĐĐ cho HS (tỉ lê %) ....... 56

Bảng 2. 10:

Một số nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả ............................ 58

Bảng 2. 11:

Đánh giá của CB – GV và HS về mức độ ảnh hƣởng của các
LLGD đối với hoạt động GDĐĐ cho HS (tỷ lệ %) ................ 61

Bảng 2. 12:

Các nội dung quản lí giáo dục đạo đức……………………63

Bảng 2. 13:

Thực trạng triển khai các biện pháp quản lí GDĐĐ cho học

sinh của hiệu trƣởng( tỉ lệ %) ................................................. 65

Bảng 2. 14:

Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh ....................................... 69

Bảng 3. 1:

Tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất ............. 104

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2. 1: Kết quả xếp loại học tập của học sinh trong 5 năm học ......... 43
Biểu đồ 2. 2: Kết quả xếp loại đạo đức của HS trong 5 năm học từ 2010 2015......................................................................................... 44
Biểu đồ 2. 3: Các yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến hiệu quả quản lý ......... 69
Biểu đồ 3. 1: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .................. 106
Sơ đồ 1. 1:

Mô hình quản lý ...................................................................... 14

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực đƣợc toàn xã hội quan

tâm, đóng một vai trò quan trọng và góp phần trực tiếp trong việc bồi dƣỡng
và đào tạo con ngƣời. Giáo dục đào tạo mang trong mình sứ mạng cao cả là
đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Lịch sử nhân loại đã
chứng minh chân lý: Ở quốc gia nào và ở giai đoạn nào giáo dục và đào tạo
đƣợc quan tâm đúng đắn thì khi đó xã hội phát triển lành mạnh, bền vững.
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xác định giáo dục là chiến lƣợc, là quốc sách
hàng đầu. Lúc sinh thời Bác Hồ nói: “Nâng cao dân trí là nhiệm vụ hết sức
quan trọng, nó có tính chất quyết định đến sự thành bại của đất nước”. Quan
điểm giáo dục toàn diện đƣợc quán triệt xuyên suốt ngay từ khi nền giáo dục
cách mạng ra đời. Trong thời kì đổi mới, Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sảnViệt Nam khóa VIII khẳng định: “Thực
hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học
(hết sức coi trọng giáo dục đạo đức)”. Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục nhấn
mạnh: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức; cơ
chế quản lý; nội dung; phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện
đại hóa, xã hội hóa chất lượng nền giáo dục Việt Nam”. Nghị quyết 29 của
Ban chấp hành trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI ngày
23/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đặt ra yêu cầu cấp bách cho
giáo dục đạo đức hiện nay là: “ Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ
bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại,
giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

1


Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng
nghiệp”.

Trong nhƣ̃ng năm qua , đất nƣớc ta chuyể n miǹ h trong công cuộc đổ i
mới sâu sắc và toàn diê ̣n , tƣ̀ một nề n kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nề n kinh tế nhiề u thành phầ n vâ ̣n hành theo cơ chế thi ̣trƣờng có sƣ̣ quản lý
của Nhà nƣớc. Với công cuộc đổ i mới , chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất
đáng tƣ̣ hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục. Song chúng ta
không thể không thừa nhận những nguy cơ và thách thức đối với lĩnh vực
giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Mặt trái kinh tế
thị trƣờng, sự tác động xấu của văn hóa ngoại lai, hoạt động chống phá của
các thế lực thù địch. Chúng ta đang phải đối diện với tình trạng suy thoái,
xuống cấp về đạo đức, lối sống; sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm; đáng lo
ngại nhất là ở học sinh vấn đề tiêu cực trong học tập, thi cử; vấn đề bạo lực
học đƣờng ngày càng gia tăng. Một số học sinh chạy theo lối sống thực dụng,
chƣa có ý thức trong việc rèn luyện đạo đức, nhiều giá trị đạo đức xã hội bị
đảo lộn. Không ít học sinh thiếu tích cực trong học tập và rèn luyện; không
chịu phấn đấu; thiếu niềm tin, lý tƣởng sống. Thực trạng học sinh mắc vào
các tệ nạn xã hội, đánh nhau, bạo lực học đƣờng…đã và đang là mối lo lớn
của toàn xã hội.
Trƣớc thực trạng trên, cả xã hội đang lo lắng, ngành giáo dục đang trăn
trở tìm giải pháp. Đảng và Nhà nƣớc đang chỉ đạo quyết liệt nhằm đổi mới
căn bản và toàn diện nền giáo dục nƣớc nhà. Trong đó vai trò của giáo dục
phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo dục phổ thông là vƣờn ƣơm để có
những con ngƣời toàn thiện; là nơi khởi đầu của sự nghiệp đào tạo con ngƣời,
hình thành nhân cách. Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết là đòi hỏi chúng
ta phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục và GDĐĐ cho học sinh, nhất
là học sinh THPT. Đây là giai đoạn của sự chuyển tiếp giữa thiếu niên và
thanh niên, là giai đoạn tạo dựng nền móng nhân cách để trở thành sinh viên,
trí thức, ngƣời lao động trong tƣơng lai.

2



Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy rằng hoạt động GDĐĐ ở các trƣờng
THPT hiện nay nói chung vẫn còn tồn tại những hạn chế, và công tác quản lý
hoạt động GDĐĐ cũng chƣa mang lại hiệu quả. Trƣờng THPT Hùng Vƣơng quận 5, thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài thực tế đó.
Với những lý do và thực trạng nhƣ trênmà tôi đã quyết định lựa chọn
và nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đứchọc sinh ở trường
trung học phổ thông Hùng Vương - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thƣ̣c trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

cho

học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, để đề
xuấ t một số biện pháp nhằm cải thiện chất lƣợ ng quản lý; nâng cao phẩm chất
đạo đức, góp phần hoàn thiện toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờngTHPT.
3.2. Đối tương nghiên cứu
Quản lýgiáo dục đạo đức cho học sinh của trƣờng THPT Hùng Vƣơng quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi đƣợc đặt ra cho nghiên cứu của chúng tôi đó là:
-

Đạo đức học sinh ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận 5, Thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay nhƣ thế nào.
-


Công tác quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng

THPT Hùng Vƣơng - quận 5,thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thực hiện nhƣ thế
nào.

3


-

Cần những biện pháp quản lý gì để nâng cao hiệu quả của những

hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận
5, thành phố Hồ Chí Minh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu
-

Đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận 5, thành phố

Hồ Chí Minh nhìn chung rất tốt, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ còn thiếu
ý thức tự phấn đấu, chậm tiến, bị lôi kéo từ môi trƣờng bên ngoài.
-

Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng -

quận 5, thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đƣợc thực hiện nhƣng còn thiếu
hiệu quả. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh thực sự chƣa
đồng bộ, chƣa có đƣợc nhiều sự quan tâm và định hƣớng chỉ đạo của đội ngũ
những nhà quản lý.

-

Nâng cao nhận thức giáo dục đạo đức cho học sinh và áp dụng một

số biện pháp quản lý phù hợp từ chƣơng trình, hình thức, phƣơng pháp tổ
chức và kiểm tra đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận 5, thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và các trƣờng THPT ở thành phố Hồ Chí Minh nói chung
đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh ở trƣờng THPT.
Khảo sát thƣ̣c tra ̣ng hoạt động giáo dục đ ạo đức cho học sinh và thực
trạng quản lý hoạt động giáo du ̣c đạo đức cho ho ̣c sinh trƣờng THPT Hùng
Vƣơng - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất một số biện pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Hùng
Vƣơng - quận 5, thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.

4


7. Phạm vi nghiên cứu
Với mong muốn đề tài có thể mang đến những giải pháp hiệu quả ngay
tại cơ sở giáo dục nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý
hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận
5,thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010 đến năm 2014.
Thông qua khảo sát các đối tƣợng sau:
-


251 học sinh khối 10, 11, 12.

-

12 cán bộ quản lý gồm: 02 ban giám hiệu, 10 tổ trƣờng và khối

trƣởng chủ nhiệm.
-

59 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn của trƣờng THPT

Hùng Vƣơng.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cƣ́u, phân tích, tổng hợp các văn bản, nghị quyết; các tài liệu,
sách, báo; các thông tin trên mạng, tham khảo các vấn đề có liên quan đến nội
dung quản lí hoạt độnggiáo dục đạo đức học sinh để làm cơ sở lý luận.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận 5 chúng tôi tiến hành sử
dụng các mẫu phiếu:
-

Phiếu dành cho GV, GVCN, CBQL nhằm tìm hiểu hoạt động giáo

dục đạo đức cho học sinh và công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức của
CBQL.
-


Phiếu dành cho học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng đạo đức học

sinh, các hoạt động giáo dục đạo đức của GVCN trong lớp, các hoạt động do
Đoàn thanh niên, nhà trƣờng tổ chức…
8.2.2. Phương pháp phỏng vấn

5


Phỏng vấn ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm, giám thị, học sinh, ban
đại diện hội phụ huynh học sinh. .. về các nội dung liên quan đến đề tài.
8.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng
8.3.1. Phương pháp quan sát
Tham dự giờ sinh hoạt chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt tại lớp của
GVCN, tham dự các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ở trƣờng THPT Hùng
Vƣơng - quận 5 nhằm tìm hiểu hình thức và phƣơng pháp tổ chức các hoạt
động giáo dục đạo đức.
8.3.2. Phương pháp thống kê số liệu
Để phân tích và xử lý các số liệu thu đƣợc, tôi tiến hành sử dụng phần
mềm thống kê xã hội SPSS.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa khoa học:
Tổng kết lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học
sinh ở trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận 5, TP. Hồ Chí Minh, chỉ ra những
thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số
phƣơng pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này phù hợp với yêu cầu đổi
mới giáo dục hiện nay.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng cho công tác quản lý hoạt

động GDĐĐcho học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng và các trƣờng THPT
khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trên tinh thần triển khai thực hiện các nội
dung của Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghị Trung ƣơng 8 - Khóa XI
về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:

6


Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về quản lý giáo dục đạo đức.
Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và
quản lý giáo dục đạo đức học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận 5, thành
phố Hồ Chí Minh.
Chƣơng 3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh trƣờng THPT Hùng Vƣơng - quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

7


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝCÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, hình thành rất sớm từ buổi bình

minh của lịch sử xã hội loài ngƣời, đƣợc mọi ngƣời trong xã hội và mọi giai
cấp quan tâm. Những tƣ tƣởng đạo đức, giá trị đạo đức, đạo đức học đã hình
thành từ nhiều thế kỷ trƣớc đây trong triết học Phƣơng Đông và triết học
Phƣơng Tây.
Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên nhất là học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trƣờng luôn là vấn đề quan trọng nhằm hình thành và phát triển nhân
cách toàn diện của ngƣời công dân, vì thế đã có rất nhiều nhà giáo dục trong
cũng nhƣ ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu.
1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước
Từ thời phong kiến Trung hoa, Khổng Tử (551 - 479 Trƣớc công
nguyên) đã rất coi trọng việc giáo dục đạo đức trong nhân cách con ngƣời. Đó
là việc giáo dục lòng nhân ái và biết sống có trên dƣới; trung thực; thủy
chung; có kỷ cƣơng từ gia đình đến xã hội; nhằm giữ trọn bổn phận của tôi
đối với vua, vợ đối với chồng, con cái đối với cha mẹ, em đối với anh, trò đối
với thầy, bạn bè đối với nhau… có đƣợc nhƣ vậy thì gia đình sẽ đƣợc yên ấm,
xã hội đƣợc bình an… [1, tr 62].
J.A. Comenxki (1592 - 1670), ông tổ của nền giáo dục cận đại đã đƣa
ra phƣơng pháp giáo dục đạo đức trong đó chú trọng đến hành vi là động cơ
đạo đức [1, tr 88].
Anton Makarenko (1888 - 1939), đại diện cho nền giáo dục đƣơng đại,
đã nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục đạo đức và các biện pháp giáo dục
đúng đắn nhƣ sự nêu gƣơng, “giáo dục trong tập thể và giáo dục bằng tập
thể” trong tác phẩm “Bài ca sƣ phạm”, các vấn đề giáo dục ngƣời công dân

8


(giáo dục trẻ em phạm pháp và không gia đình). Ông kết luận: “Nhiệm vụ của
chúng ta nói tóm lại là giáo dục tập thể”. Điều đó có nghĩa là hình thành nhận
thức, tình cảm, hành vi, thói quen tập thể; là góp phần tạo ra nhân sinh quan

Xã hội chủ nghĩa, bộ mặt đạo đức chủ yếu của con ngƣời mới Xã hội chủ
nghĩa để phân biệt với con ngƣời của giai cấp bóc lột - con ngƣời ích kỷ, cá
nhân [1, tr 216].
Theo quan điểm học thuyết Mác-Lênin: Đạo đức có nguồn gốc từ lao
động xã hội và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu sự chi phối
của tồn tại xã hội. Khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức xã hội cũng thay đổi
theo. Chính vì vậy đạo đức mang tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Dân tộc Việt Nam có truyền thống luôn coi trọng việc GDĐĐ, giáo dục
lễ nghĩa, đối nhân xử thế cho con em mình. Vấn đề đó đƣợc đề cập nhiều qua
các câu ca dao, tục ngữ nhƣ “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Giấy rách
phảigiữ lấy lề”, “Anh em như thể tay chân, anh em hòa thuận hai thân vui
vầy”…
Tiếp nối truyền thống đạo nghĩa của ông cha, ngày nay với xu thế phát
triển và hội nhập toàn cầu, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến vấn đề
GDĐĐ. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNHHĐH đất nƣớc, thanh niên-cán bộ
cần phải dốc lòng học tập, nâng cao vƣợt bậc trình độ khoa học – kỹ thuật và
quản lý rèn luyện tác phong công nghiệp, nhƣng vẫn phải coi trọng đạo đức lý
tƣởng, học tập tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân.” Nghị quyết Hội nghị lần thứ X BCH TW khóa 9
(07/ 2004) Đảng ta xác định nhiệm vụ cụ thể của thời kỳ đổi mới đó là: “Đẩy
mạnh giáo dục xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng lòng yêu nước, tạo sự chuyển
biến rõ rệt về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực trí tuệ con người
Việt nam, đủ sức thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.” [2,tr.
60]. Hai trong ba nhiệm vụ trọng tâm đó là: “Tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm
vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong

9



xã hội…” và “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng con người
Việt Nam theo năm đức tính được xác định trong Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII)”. [1, tr 65,67]. Nghị quyết của hội nghị lần II của BCH TW Đảng
khóa VIII khẳng định: “Mục tiêu chủ yếu là giáo dục toàn diện đức, trí, thể,
mỹ ở tất cả các bậc học, hết sức coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng, nhân
cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành”.
Trong Đại hội XI, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức; cơ chế quản lý; nội dung;
phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa chất
lượng nền giáo dục Việt Nam”. Nghị quyết 29 củaBan chấp hành trung ƣơng
Đảng cộng sản Việt Nam khoá XI ngày 23/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế, đặt ra mục tiêu giáo dục hiện nay: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh
mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn
công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
sống tốt và làm việc hiệu quả”. Trong đó nhấn mạnh yêu cầu cấp bách cho
giáo dục đạo đức hiện nay là: “Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối
sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ
bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại,
giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng,an ninh và hướng
nghiệp”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngƣời Việt Nam đầu tiên tiếp thu những quan
điểm đạo đức Mác - Lênin và thật sự làm nên một cuộc cách mạng trên lĩnh
vực đạo đức. Ngƣời gọi đó là đạo đức mới; Đạo đức Cách mạng: “Đạo đức
đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó


10


không phải là danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân
tộc, của loài người.” [35, tr 337]
Đạo đức Cách mạng mà Hồ Chí Minh quan tâm và đề cao không chỉ là
đạo đức theo nghĩa thông thƣờng mà là khẳng định những giá trị đạo đức
truyền thống, đồng thời tiếp thu phát triển tinh hoa đạo đức của nhân loại, đặc
biệt là nội dung tƣ tƣởng đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của ngƣời Cách mạng.
Nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức Cách Mạng là: trung với nƣớc,
hiếu với dân; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tƣ; yêu thƣơng con ngƣời;
tinh thần quốc tế trong sáng. Quan điểm của Ngƣời về đạo đức là những quan
điểm thật sự khoa học, biện chứng Mác - xít, phù hợp với sự tiến hóa của loài
ngƣời
Ở nƣớc ta đã có một số tác giả nghiên cứu về đạo đức và quản lý hoạt
động GDĐĐ cho học sinh. Trong đó có những công trình tiêu biểu nhƣ sau:
Đề tài: “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ CNH, HĐH” của
tác giả Phạm Minh Hạc, nghiên cứu của giáo sƣ đã nêu lên các định hƣớng
giá trị đạo đức con ngƣời Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH đất nƣớc và
nêu lên giải pháp cơ bản về GDĐĐ cho học sinh. “Tiếp tục đổi mới nội
dung,hình thức giáo dục đạo đức trong các trường học, củng cố ý tưởng
giáo dục ở gia đình và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường
trong việc giáo dục đạo đức cho con người, kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo
đức với việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của các cơ quan thi hành
pháp luật; tổ chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước và các phong
trào rèn luyện đạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ Đảng
viên, cho thầy cô các trường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo
thống nhất toàn xã hội, về giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho mọi
người.”[23, tr 171-176].

Tác giả Phạm Khắc Chƣơng, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội nghiên
cứu: Một số vấn đề GDĐĐ ở trƣờng THPT- Rèn ý thức đạo đức công dân.

11


Tác giả Đặng Quốc Bảo, trƣờng cán bộ quản lý giáo dục- đào tạo: “Một
số ý kiến về nhân cách thế hệ trẻ, thanh niên, sinh viên và phương pháp giáo
dục”.
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc- Đinh Thị Kim Thoa-Trần Văn
Tính-Vũ Phƣơng Liên: “Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh
THPT”.
Tác giả Hà Nhật Thăng viết bài: “Thực trạng đạo đức, tư tưởng chính
trị, lối sống của thanh niên - học sinh - sinh viên” (Tạp chí Nghiên cứu giáo
dục số 29/2002).
Tác giả Trần Viết Lƣu đã viết về: Gắn cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” với việc giáo dục đạo đức cho học
sinh phổ thông (Tạp chí Giáo dục số 243/2010).
Tác giảNguyễn Thị Hồng: “ Biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh
các trường THPT thuộc khu vực đô thị hoá huyện Từ Liêm, thành phố Hà
Nội”.
Dƣơng Thị Trúc Bạch với đề tài: “Những biện pháp quản lý hoạt động
GDĐĐ cho học sinh THPT của người Hiệu trưởng”.
Phạm Thị Minh Huệ với đề tài: “ Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh ở trường THPT tỉnh Thái Bình”.
Qua những đề tài trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý GDĐĐ của Hiệu trƣởng tại các cơ sở giáo dục đào tạo khác nhau;
đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của các biện pháp quản lý phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh thực tế từng cơ sở giáo dục.
Song vấn đề này ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh về mặt lý luận và

thực tiễn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Do đó việc nghiên cứu,
làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động GDĐĐ, quản lý hoạt động GDĐĐ để đề
xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ ở
trƣờng THPT Hùng Vƣơng quận 5, thành phố Hồ Chí Minh là việc làm cần
thiết. Chính vì vậy, tôi hi vọng rằng đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo

12


đức cho học sinhtrường THPT Hùng Vương - quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay” sẽ góp phần làm tƣ liệu
tham khảo cho các nhà QLGD ở thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu
quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý và quản lý nhà trƣờng
1.2.1. Quản lý
Trên cơ sở những tiếp cận khác nhau thuật ngữ “quản lý” đƣợc
hiểutheo nhiều cách khác nhau.
Quản lý là một hoạt động mang tính xã hội, lịch sử. Nó gắn liền với
hoạt động của con ngƣời, đặc biệt là hoạt động lao động rất đa dạng và phức
tạp. Vì vậy từ nhiều góc độ khác nhau, các nhà nghiên cứu lý luận đã đƣa ra
những khái niệm về quản lý:
Mary Paker Follett đƣa ra định nghĩa khá nổi tiếng về quản lý và đƣợc
trích dẫn khá nhiều là “Nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua người
khác”.
Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo
sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm.
Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong
đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc,
vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất”.
Tóm lại quản lý là những tác động có định hƣớng, có hƣớng đích của

chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển, làm cho hệ thống chuyển động biến
đổi phù hợp với quy luật khách quan, đạt đƣợc các mục tiêu mà chủ thể quản
lý đã xác định.
Qua cách hiểu trên và cụ thể hơn là theo lý luận về quản lý hành chính
Nhà nƣớc, hoạt động quản lý có sự hiện diện của các yếu tố:
Chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các hoạt động quản
lý. Chủ thể luôn là con ngƣời hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động lên đối

13


tƣợng quản lý bằng các công cụ với những phƣơng pháp thích hợp theo
những nguyên tắc nhất định.
Đối tượng quản lý: Đối tƣợng quản lý tiếp nhận trực tiếp sự tác động
của chủ thể quản lý. Tùy theo từng đối tƣợng khác nhau mà ngƣời ta chia
thành các dạng quản lý khác nhau.
Khách thể quản lý: Khách thể quản lý chịu sự tác động và sự điều
chỉnh từ chủ thể quản lý (đó là hành vi của con ngƣời, các quá trình xã hội).
Mục tiêu quản lý: Mục tiêu quản lý là cái đích cần đạt tới tại một thời
điểm nhất định do chủ thể quản lý định trƣớc. Đây là căn cứ để chủ thể quản
lý thực hiện các tác động quản lý cũng nhƣ lựa chọn các phƣơng pháp quản lý
thích hợp.
Khi xem xét hoạt động quản lý trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý
và khách thể quản lý, ta có thể mô hình hóa hoạt động quản lý nhƣ sau:
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý
Công cụ
Chủ thể
quản lý

Khách thể

quản lý

Mục tiêu
quản lí

Phƣơng pháp
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cũng nhƣ quản lý xã hội, quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức của
con ngƣời nhằm theo đuổi những mục đích của mình.
Trong tài liệu “Tổng quan về quản lý giáo dục” của trƣờng Cán bộ
quản lý giáo dục - đào tạo có nêu: “Quản lý giáo dục là một loại hình được
hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm
đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn
bằng cách hiệu quả nhất”.

14


Chủ thể quản lý giáo dục là nhà quản lý, tập thể các nhà quản lý hay là
bộ máy quản lý giáo dục. Trong trƣờng học đó là Hiệu trƣởng (cùng với bộ
máy giúp việc của Hiệu trƣởng) đến tập thể giáo viên, các tổ chức Đoàn thể.
Khách thể quản lý giáo dục bao gồm trƣờng học hoặc là sự nghiệp giáo
dục trên địa bàn (cơ quan quản lý giáo dục các cấp), trong đó có bốn thành tố
của một hệ thống xã hội: tƣ tƣởng (quan điểm đƣờng lối, nguyên lý chính
sách chế độ, giáo dục…); con ngƣời (giáo viên, cán bộ công nhân viên và các
hoạt động của họ); quá trình giáo dục (diễn ra trong không gian và thời gian);
vật chất, tài chính (trƣờng sở; trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giáo dục;
ngân sách, ngân quỹ).
Từ các khái niệm trên ta có thể thấy rõ bốn yếu tố cơ bản của quản lý
giáo dục, đó là: Chủ thể quản lý tác động đến đối tƣợng quản lý và khách thể

quản lý (thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý bằng những công cụ
và phƣơng pháp) nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Dẫn theo M.I.Kônđacôp: “Quản lý nhà trường là một hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt. Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế
hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt đời sống nhà trường,
nhằm đảm bảo vận hành tối ưu về các mặt xã hội - kinh tế, tổ chức sư phạm
của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang trưởng thành”. [10, tr.373]
Theo Trần Thị Tuyết Oanh và cộng sự thì cho rằng: "Quản lý trường
học là hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục nhằm tập hợp và tổ chức
các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác huy
động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo trong nhà trường". [18, tr.135]
Theo tác giả Phạm Viết Vƣợng: "Quản lý trường học là lao động của
các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học
sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực
giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường".

15


Từ ba khái niệm trên có thể khẳng định quản lý nhà trƣờng thực chất là
quản lý hoạt động dạy học - giáo dục mà cụ thể là quản lý quá trình lao động
sƣ phạm của giáo viên, hoạt động học tập - tự giáo dục của học sinh diễn ra
trong quá trình dạy học - giáo dục.
Tóm lại, quản lý nhà trƣờng là quá trình tác động có định hƣớng, có kế
hoạch của chủ thể quản lý lên tất cả các nguồn lực theo nguyên lý giáo dục.
Nhằm thúc đẩy các hoạt động của nhà trƣờng tiến tới mục tiêu giáo dục mà
trọng tâm là đƣa hoạt động dạy và học tiến lên trạng thái mới về chất.
Công tác Quản lý trƣờng học bao gồm quản lý sự tác động qua lại giữa
trƣờng học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trƣờng. Quản lý quá trình

GD-ĐT trong nhà trƣờng đƣợc coi nhƣ một hệ thống, bao gồm các thành tố:
Thành tố tinh thần: Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, biện pháp
giáo dục
Thành tố con ngƣời: Cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
Thành tố vật chất: Cơ sở vật chất, các phƣơng tiện, trang thiết bị phục
vụ cho dạy và học.
Quản lý nhà trƣờng bao gồm có quản lý các hoạt động giáo dục diễn
ra trong nhà trƣờng và các quan hệ giữa nhà trƣờng với XH theo các nội dung
Quản lý hoạt động dạy - học.
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức.
Quản lý Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Quản lý hoạt động xã hội của nhà trƣờng, hoạt động của các đoàn thể
trong nhà trƣờng.
Quản lý sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính
Trong nhà trƣờng thì ngƣời trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm toàn
bộ hoạt động của nhà trƣờng là hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng giúp việc
hiệu trƣởng. Ngƣời hiệu trƣởng cần quan tâm quản lý các mặt cụ thể

16


×