Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực hành phân tích mã chứng khoán PGC, GAS, PPC đối với khách hàng e sợ rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 25 trang )

Câu 1: Khách hàng muốn đến mở tài khoản hộ một số người bạn cùng công ty.
Nhân viên mở tài khoản sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Trả lời: Khi khách hàng đến mở tài khoản hộ một số người bạn cùng công ty:
- Đầu tiên, hỏi bản thân khách hàng đó có nhu cầu mở tài khoản giao dịch
chứng khoán không. Nếu có thì đề nghị khách hàng trình chứng minh thư nhân
dân và hoàn thiện các thủ tục khác để mở tài khoản.
- Thứ hai, khách hàng không thể mở tài khoản hộ cho người khác được.
Tuy nhiên khách hàng này có thể hoàn thiện một số thông tin cơ bản cho những
người bạn kia. Sau đó nhân viên mở tài khoản sẽ liên lạc trực tiếp với họ và hẹn
gặp sớm nhất có thể tại công ty hoặc địa điểm hai bên thống nhất để hoàn thiện
các hồ sơ và hợp đồng. Trường hợp khách hàng bận rộn không thể đến trực tiếp
mà lại có nhu cầu giao dịch ngay, khách hàng có thể mở tài khoản trực tuyến,
nhân viên sẽ gửi bộ hồ sơ kèm bản hướng dẫn khai thông tin đến email của
khách hàng. Khách hàng sẽ in hồ sơ và gửi lại bộ hồ sơ (kèm chứng minh thư
photo) về công ty bằng đường thư. Ngay khi nhận được hồ sơ mở tài khoản, cán
bộ sẽ kích hoạt tài khoản, thông báo số tài khoản, mật khẩu giao dịch, chuyển
cho khách hàng 01 bản Hợp đồng và hồ sơ đã được phê duyệt; hướng dẫn khách
hàng phương thức giao dịch và sử dụng dịch vụ tại công ty.
Câu 2: Khách hàng muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán nhưng e sợ rủi ro,
nên đã yêu cầu nhân viên tư vấn chứng khoán hùn vốn cùng đầu tư với mình.
Nhân viên tư vấn chứng khoán sẽ xử ý tình huống này như thế nào?
Trả lời: Nhân viên tư vấn không được phép hùn vốn để đầu tư cùng với khách
hàng nên đã từ chối khách hàng yêu cầu này. Nhân viên tư vấn cho khách hàng
khi khách hàng e sợ rủi ro như sau:
- Khách hàng có thể ủy quyền cho cá nhân khác, hoặc ủy quyền cho công
ty chứng khoán HVU đầu tư chứng khoán hộ mình. Khi đó khách hàng sẽ phải
làm hợp đồng ủy quyền giao dịch chứng khoán theo mẫu của công ty.
- Nhân viên tư vấn sẽ tư vấn cho khách hàng một số mã chứng khoán ở
các ngành phù hợp không có nhiều biến động khi khách hàng e sợ rủi ro.
Khách hàng đã đồng ý với phương án thứ 2 với nhân viên tư vấn. Nhân viên đã


1


tư vấn 3 mã chứng khoán PGC, GAS, PPC thuộc nhóm ngành Năng lượng
Điện/Khí/Gas. Nhóm ngành này có hệ số rủi ro β = 0,7 khá phù hợp với khách
hàng e sợ rủi ro.
1. Mã chứng khoán PGC - Công ty Cổ phần Gas Petrolimex
Tiền thân là Công ty Gas được thành lập 25/12/1998. Đến 3/12/2003
chuyển thành Công ty Cổ phần Gas Petrolimex. Ngày 24.11.2006 Công ty cổ
phần Gas Petrolimex chính thức niêm yết cổ phiếu tại trung tâm giao dịch chứng
khoán thành phố HCM được cấp mã CK là PGC. Các hoạt động chính là xuất
nhập khẩu và kinh doanh gas hoá lỏng; Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,
bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan
đến phục vụ kinh doanh gas theo quy định của pháp luật.
a. Phân tích cơ bản
* Phân tích bảng cân đối kế toán

2


3


Nhận xét:
Từ bảng trên có thể thấy tổng tài sản của công ty liên tục tăng trong giai đoạn
2010-2014 chỉ có năm 2011 là giảm nhẹ là 6,94% so với năm 2010, mức giảm tương
ứng 79213 triệu đồng. Đặc biệt năm 2013 có sự tăng mạnh mẽ đạt 35,18% tương ứng
530660 triệu đồng.
Trong cơ cấu tổng tài sản của công ty có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm
khoảng 60% trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Điều này cho

thấy công ty luôn chú trọng tận dụng vốn để đầu tư tài chính ngắn hạn, có tính thanh
khoản cao. Sự thay đổi của nguồn này cũng chính là nguyên nhân thay đổi của tài sản
ngắn hạn tại công ty.
Tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty không nhiều cho thấy công ty
luôn tận dụng tối đa nguồn vốn mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
mình, cụ thể tỷ lệ này qua các năm 13,59%, 5,04%, 6,67%, 18,77%, 8,35%.
Các khoản phải thu ngắn hạn liên tục giảm trong 3 năm gần đây và chiếm tỷ
trọng nhỏ 14,58% năm 2013 và 13,33% năm2014 cho thấy hoạt động kinh doanh của
công ty khá tốt và công ty đã đang tích cực thu hồi các khoản phải thu để tránh bị
chiếm dụng vốn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty.
Bên cạnh đó, tài sản dài hạn tại công ty tăng không đáng kể trong giao đoạn
cho thấy quy mô hoạt động, sản xuất của công ty khá ổn định, không thay đổi nhiều.
Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng trong giai đoạn. Trong đó chủ yếu là
các khoản nợ phải trả cụ thể là nợ phải trả ngắn hạn. Nợ phải trả tại công ty chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn, cụ thể trong giai
đoạn 54,68%, 48,88%, 58,95%, 66,8%, 69,19%. Điều này cho thấy công ty đã tăng
quy mô nguồn tài chính và đã tận dụng được lá chắn thuế, đòn bẩy tài chính nhờ việc
sử dụng phần lớn nguồn vốn vay. Tuy nhiên trong hai năm gần đây tỷ lệ này tăng dần
và nếu quá lạm dụng nợ sẽ dẫn đến không kiểm soát được có thể gây ra mất khả năng
thanh toán gây nguy hiểm cho công ty cần phải lưu ý.
Vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng liên tục trong giai đoạn cho thấy công ty
đã duy trì sự tự chủ tài chính cao. Năm 2014 vốn chủ sở hữu có biến động giảm

4


48406 triệu đồng tương ứng giảm 7,7% tuy nhiên không ảnh hưởng nhiều đến doanh
nghiệp.
Từ bảng trên cũng có thể thấy đến hết quý 3 năm 2015, tình hình tài sản và

nguồn vốn tại công ty cũng có biến động tốt. Đến quý 3 năm 2015, tổng tài sản và
nguồn vốn là 1919750 triệu đồng.
* Phân tích báo cáo tài chính của công ty

5


6


Nhận xét:
Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có thể khái quát tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm, đồng thời phản ánh toàn bộ giá
trị về sản phẩm, dịch vụ mà công ty đã thực hiện được và phần chi phí tương ứng
phát sinh. Nhận thấy doanh thu thuần giai đoạn 2011 - 2015 chỉ tăng vào năm 2012
và có xu hướng giảm nhẹ trong những năm gần đây, cụ thể năm 2013 giảm 4,45%,
năm 2014 giảm 3,57%. Giá vốn hàng bán cũng giảm vào năm 2013 3,12% và 4,49%
năm 2014, năm 2012 giá vốn hàng bán tuy tăng nhưng các chi phí hoạt động được
giảm đáng kể. Nguyên nhân là giá gas đầu vào giảm vào những năm gần đây. Điều
này làm cho lợi nhuận của công ty liên tục tăng . Lợi nhuận năm 2013 tăng 2,28%,
năm 2014 tăng 7,33%.
Kết quả từ hoạt động kinh doanh khác cũng tăng cho thấy công ty vẫn giữ
được sự ổn định của mình, không chỉ chuyên kinh doanh gas hóa lỏng mà công ty
còn đầu tư kinh doanh vào rất nhiều lĩnh vực như bất động sản, bảo dưỡng, sửa chữa
lắp đặt các dịch vụ liên quan đến gas.
Tình hình 3 quý đầu năm 2015 cũng cho thấy năm 2015 lợi nhuận của công ty
cũng sẽ có chiều hướng tăng lên.
*Phân tích các chỉ số tài chính

7



- Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Gồm các chỉ tiêu thanh toán hiện hành,
thanh toán nhanh, thanh toán nợ ngắn hạn. Dựa vào bảng ta thấy, doanh nghiệp có
khả năng thanh toán, các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang được đảm
bảo tốt, duy trì sự ổn định trong thanh toán cho doanh nghiệp. Các chỉ tiêu trên được
cải thiện đáng kể đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng đối phó với các tình huống
bất thường cho doanh nghiệp, đảm bảo được khả năng thanh toán cho doanh nghiệp ở
mức độ cao Cụ thể:
Khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số này luôn được duy trì lớn hơn 100%
trong giai đoạn, đến quý 3 năm 2015 là 86%. Điều này cho thấy cứ 100 đồng nợ ngắn
hạn được đảm bảo bằng hơn 100 đồng tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này tại công ty trong giai đoạn được duy trì
ổn định trên 90%, quý 3 năm 2015 là 75%. Điều này cho thấy cứ 100 đồng nợ ngắn
hạn được đảm bảo bằng gần 100 đồng tiền mặt và chứng khoán thanh khoản.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số này phản ánh lượng tiền mặt, các
khoản tương đương tiền để đảm bảo cho khoản nợ ngắn hạn.
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản:

8


Hệ số nợ: thể hiện việc sử dụng nợ của Công ty trong việc tổ chức nguồn vốn
và cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Hệ số nợ lần lượt
trong giai đoạn là 49%, 59%, 67%, 69%, 64%. Có thể thấy công ty hệ số nợ tương
đối lớn, tổng số nợ chiếm quá nửa tổng nguồn vốn, điều này là do hình thức pháp lý
của công ty là công ty cổ phần và do đặc điểm ngành kinh doanh của công ty, nên
hoàn toàn hợp lý nhưng cũng khiến cho khả năng tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp thấp. Tuy vậy, công ty có lợi thế về sử dụng đòn bẩy tài chính này để gia tăng
lợi nhuận và công ty vẫn luôn giữ hệ số này ở mức an toàn tránh rủi ro tài chính.

Hệ số phản ánh cơ cấu tài sản: TSNH chiếm phần lớn tổng tài sản của công ty.
Doanh nghiệp thương mại nên TSNH chiếm phần lớn tổng tài sản của doanh nghiệp
là điều hoàn toàn phù hợp.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Tỷ suất doanh lợi doanh thu của cả giai
đoạn tương đối thấp. Lợi nhuận sau thuế chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với doanh
thu thuần trong kỳ cho thấy doanh nghiệp mất quá nhiều chi phí. ROA và ROE của
công ty cũng khá thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động: vòng quay hàng tồn kho của công ty
trong giai đoạn luôn ở tỷ lệ cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và
hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ số này quá
cao cũng có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị
trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ
cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các
khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng
quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu
cầu khách hàng
b. Phân tích kỹ thuật

9


Biểu đồ trên cho thấy sự biến động của giá chứng khoán PGC từ khi bắt đầu
giao dịch, có thể thấy giá biến động liên tục trong từng giai đoạn. Mức giá cao nhất là
vào tháng 3 năm 2007 đạt 15.8 nghìn đồng. Mức giá xuống đáy thấp nhất là vào
tháng 3 năm 2009 và tháng 11 năm 2011 còn 1.9 nghìn đồng, có thể nhận thấy
nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, và ảnh hưởng từ tình hình
lạm phát của nền kinh tế nước ta năm 2010, 2011. Trong những năm gần đây, giá
PGC đã có chiều hướng tăng và khá ổn định.

10



Từ biểu đồ ta thấy trong 3 năm gần đây, giá PGC có sự biến động đáng kể,
nhưng nhìn chung thì có chiều hướng tăng lên. Giá có biến động giảm mạnh vào đầu
năm 2014. Trong 2 năm gần đây, giá chỉ giảm nhẹ sau đó lại tăng trở lại. Tại thời
điểm hiện tại từ tháng 10/2015 đến 01/2016, phân tích biểu đồ có:
Tại thời điểm hiện tại, từ biểu đồ ta thấy:
+ Đường giá mới vượt xuống dưới dải Bollinger và đang có dấu hiệu đi xuống,
cho tín hiệu mua
+ Đường SMA(50) nằm trên đường SMA (200) có dấu hiệu đi xuống và chuẩn
bị cắt đường SMA(200), xu hướng giá giảm trong ngắn hạn do đương SMA(200) đi
lên.
+ Dải Bollinger phình hẹp hơn so với thời gian trước cho thấy biến động giá
nhỏ hơn .
Vậy chỉ dẫn chậm cho thấy giá có xu hướng giảm và tín hiệu mua.
+ Đường RSI= 49.5 nằm dưới đường 50 cho thấy dấu hiệu giá có kỳ vọng
giảm giá.
+ Chỉ báo Stochastic có dấu hiệu không rõ ràng.
=> 2 chỉ dẫn nhanh và chậm đưa ra tín hiệu không rõ ràng. Nhà đầu tư cần tính toán
thêm thời gian giảm giá chứng khoán. Nhà đầu tư có thể mua lúc này, hay chờ giá
giảm thêm để mua vào nếu giá giảm trong thời gian ngắn.
2. Mã chứng khoán GAS - Tổng công ty khí Việt Nam
Ngày 18/7/2007, Tổng công ty Khí Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ chức
lại Công ty TNHH một thành viên Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí và một số
đơn vị kinh doanh Khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Ngày 17/11/2010, Tổng công ty Khí Việt Nam đã tổ chức thành công đợt bán cổ
phần lần đầu ra công chúng tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán khí và các sản phẩm khí: gồm khí
khô, LPG, Condensate. Dịch vụ: vận chuyển khí và các dịch vụ liên quan khác.
a. Phân tích cơ bản

*Phân tích bảng cân đối kế toán

11


12


Từ bảng trên có thể thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty liên tục
tăng trong giai đoạn, chỉ giảm không đáng kể vào năm 2012.
Trong cơ cấu tổng tài sản của công ty có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm chủ
yếu trong đó chủ yếu là tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Lượng tiền mặt tại
công ty khá nhiều, chiếm tỷ trọng lần lượt qua các năm 22,02%, 28,25%, 36,31%,
44,77% và đến quý 3 năm 2015 là 36,08%. Như vậy tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản tại
công ty khá cao. Điều này có thể giúp công ty đảm bảo khả năng thanh toán, tuy
nhiên chưa tận dụng được nguồn vốn này để đầu tư thu về thêm lợi nhuận. Sự biến
động của khoản này cũng chính là nguyên nhân làm cho tài tản ngắn hạn tại công ty
thay đổi theo qua các năm.
Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn biến động không đều trong giai
đoạn và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, thường chiếm khoảng
15%. Điều này cho thấy hoạt động thu hồi các khoản phải thu của công ty chưa thực
sự hiệu quả.
Tài sản dài hạn tại công ty biến động không đều trong giai đoạn, nhất là tài sản
cố định. Tài sản cố định cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu tổng tài sản, cụ thể là
38,07%, 35,08%, 33,8%, 28,31% và đến quý 3 năm 2015 là 25,06%. Điều này là phù
hợp với hoạt động của công ty là sản xuất và kinh doanh khí gas.
Tổng nguồn vốn của công ty cũng tăng trong giai đoạn. Trong đó chủ yếu là
tăng vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu tại công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng
nguồn vốn cụ thể trong giai đoạn 54,85%, 63,87%, 69,54%, 70,04% cho thấy công ty
có sự tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên công ty lại không tận dụng được lá chắn thuế và

đòn bẩy tài chính từ việc sử dụng phần lớn vốn vay.
Từ bảng trên cũng có thể thấy đến hết quý 3 năm 2015, tình hình tài sản và
nguồn vốn tại công ty cũng có biến động tốt. Đến quý 3 năm 2015, tổng tài sản và
nguồn vốn là 54878246 triệu đồng.
*Phân tích báo cáo tài chính

13


14


Nhận xét:
Nhận thấy doanh thu thuần biến động không đồng đều trong giai đoạn. Năm
2013 giảm 4,44% so với năm 2012 nguyên nhân do diễn biến bất ổn của ngành gas,
khí gas nói chung khi việc "gas dởm" đã ảnh hưởng không nhỏ đến công ty. Đến năm
2014 tăng đáng kể, mức tăng là 12,22% so với năm 2013.
Giá vốn hàng bán biến đổi cùng chiều với doanh thu, cho thấy giá vốn chịu sự
tác động trực tiếp của việc tăng hay giảm xuống của mức độ kinh doanh. Do chi phí
các nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất đều tăng mạnh làm tăng giá vốn hàng bán
của công ty, có thể kể đến như giá điện, giá dầu mỏ thế giới..
Lợi nhuận thuần của công ty liên tục tăng trong giai đoạn. Nguyên nhân do lợi
nhuận khác của công ty năm 2013 tăng. Cho thấy nỗ lực của công ty làm lợi nhuận
tăng liên tục. Do vậy EPS cũng tăng liên tục trong giai đoạn.
*Phân tích chỉ số tài chính

15


- Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Gồm các chỉ tiêu thanh toán hiện hành,

thanh toán nhanh, thanh toán nợ ngắn hạn. Dựa vào bảng ta thấy, doanh nghiệp có
khả năng thanh toán cao, các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp cao và tăng
dần trong giai đoạn, quý 3 năm 2015 tỷ lệ thanh toán nhanh là 562%. Điều nay cho
thấy doanh nghiệp sẵn sàng có thể đối phó với các tình huống bất thường, luôn đảm
bảo thanh toán. Tuy nhiên đó là biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh
lời.
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản:
Hệ số nợ: thể hiện việc sử dụng nợ của Công ty trong việc tổ chức nguồn vốn
và cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Hệ số nợ lần lượt
trong giai đoạn là 45%, 36%, 30%, 30% và 20%. Có thể thấy hệ số nợ của công ty
giảm dần và không cao, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty khá tốt.
Điều này là hợp lý khi công ty là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ
trên 50% vốn điều lệ. Tuy vậy, công ty không có lợi thế về sử dụng đòn bẩy tài chính
này để gia tăng lợi nhuận.
- Hệ số phản ánh cơ cấu tài sản: TSNH chiếm phần lớn và tăng dần trong tổng
tài sản của công ty. Doanh nghiệp thương mại nên TSNH chiếm phần lớn tổng tài sản
của doanh nghiệp là điều hoàn toàn phù hợp.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Tỷ suất doanh lợi doanh thu của cả giai
đoạn tăng tương đối ổn định. Lợi nhuận sau thuế chiếm tỷ trọng chưa cao so với
doanh thu thuần mặc dù cũng tăng dần trong giai đoạn cho thấy doanh nghiệp đang
nỗ lực giảm thiểu chi phí để tăng lợi nhuận. ROA và ROE của công ty cũng tăng dần
tuy nhiên chưa cao, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động: vòng quay hàng tồn kho của công ty
trong giai đoạn luôn ở tỷ lệ rất cao. Điều này cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh.
Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không
nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất
khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật
liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng
trệ.


16


b. Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ trên cho thấy sự biến động của giá chứng khoán GAS từ khi bắt đầu giao
dịch, có thể thấy GAS mới chỉ bắt đầu giao dịch từ tháng 7 năm 2013 với mức giá
33.8 nghìn đồng. Trong giai đoạn giá biến động liên tục tăng cao nhất vào tháng 9
năm 2014 đạt 112.6 nghìn đồng. Giá chỉ xuống đáy thấp nhất vào lúc mới giao dịch
là vào tháng 7 năm 2012 là 30 nghìn đồng.

17


Từ biểu đồ ta thấy trong 3 năm gần đây, giá GAS có sự biến động đáng kể, và
có xu hướng giảm trong 1 năm trở lại đây. Giá chỉ có biến động giảm mạnh vào cuối
năm 2014. Phân tích các tín hiệu biểu đồ ta thấy:
+ Đường SMA(50) và đường SMA(200) đều có xu hướng đi xuống và chưa
thấy có dấu hiệu cắt nhau. Điều này cho thấy giá có thể vẫn sẽ tiếp tục giảm trong
thời gian ngắn sắp tới.
+ Dải Bollinger hẹp cho thấy xu hướng giá biến động nhỏ.
+ Chỉ số RSI và Stochastic có tín hiệu mua.
Tóm lại, tại thời điểm hiện nay, giá chứng khoán vẫn có tín hiệu giảm nhẹ. Tuy
nhiên nhà đầu tư có thể mua vào khi kỳ vọng giá GAS sẽ có biến động tăng trong
thời gian sau vì tình hình kinh doanh của công ty vẫn rất tốt. Tuy nhiên nếu giá vẫn
tiếp tục giảm trong thời gian dài thì nhà đầu tư không nên mua.
3. Mã chứng khoán PPC - Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại
Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại (nay là Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại) được
thành lập theo Quyết định số 22 ĐL/TCCB của Bộ Điện lực vào ngày 26/04/1982, là
đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Điện lực I.

Ngày 30 tháng 3 năm 2005 Bộ Công Nghiệp có Quyết định số 16/2005/QĐBCN chuyển Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại thành Công ty Nhiệt điện Phả Lại, hạch
toán độc lập - thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
Năm 2004 , Công ty Nhiệt điện Phả Lại đã hoàn thành công tác cổ phần hóa và
chính thức chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần với tên mới là Công ty Cổ
phần Nhiệt điện Phả Lại.
Ngày 19/05/2006, cổ phiếu của công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại được chính
thức giao dịch trên TTGDCK Hà Nội. Đến 2007, chuyển sang niêm yết tại TTGDCK
Hồ Chí Minh. Ngày 26/01/2007, Cổ phiếu của nhiệt điện Phả Lại được chính thức
giao dịch trên TTGDCK TP Hồ Chí Minh.
a. Phân tích cơ bản
*Phân tích bảng cân đối kế toán

18


19


Từ bảng trên có thể thấy tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty có sự biến
động liên tục trong giai đoạn. Cụ thể năm 2012 tăng 2,35% so với năm 2011, năm
2013 giảm 1,49% so với năm 2012 và năm 2014 giảm 5,15% so với năm 2013. Đến
quý 3 năm 2015 thì tổng tài sản là 11033943 triệu đồng. Như vậy tổng tài sản, tổng
nguồn vốn tuy giảm trong 2 năm gần đây nhưng chỉ giảm nhẹ.
Trong cơ cấu tổng tài sản của công ty có thể thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng
và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn. Tăng tài sản ngắn hạn trong đó chủ yếu là tiền mặt,
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho. Điều này cho thấy công ty luôn
chú trọng tận dụng vốn để đầu tư tài chính ngắn hạn, có tính thanh khoản cao. Tài sản
ngắn hạn tăng dần trong giai đoạn cụ thể đến năm 2014 là 65,05% và quý 3 năm 2015
là 68,71%.
Tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty khá nhiều cụ thể tỷ lệ này qua

các năm trong cơ cấu tổng tài sản là 10,03%, 8,34%, 9,97%, 10,48% và 4,6%, việc
giữ nhiều tiền mặt tăng sẽ đảm bảo cho việc thanh toán nhanh của công ty.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng trong giai đoạn và chiếm tỷ trọng đáng kể
trong cơ cấu tổng tải sản. Điều này cho thấy việc thu hồi các khoản phải thu của công
ty chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, tài sản dài hạn tại công ty giảm dần trong giai đoạn. Nguyên nhân
chủ yếu do giảm tài sản cố định, chủ yếu là do hao mòn tài sản làm giảm giá trị tài
sản cố định.
Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, tỷ trọng tổng nợ giảm dần trong giai đoạn. Đến
năm 2014 tỷ trọng hai nguồn vốn này gần như bằng nhau cho thấy công ty đang dần
tự chủ nguồn tài chính. Tổng Nợ trong giai đoạn liên tục giảm dần, chủ yếu do giảm
các khoản nợ dài hạn do nợ dài hạn chiếm phần lớn tổng nợ của công ty. Cụ thể
chiếm 72,8% năm 2014 và 82,165 vào quý 3 năm 2015. Cơ cấu này chưa được hợp lý
vì tài sản dài hạn nhỏ hơn so với nợ dài hạn dẫn đến lãng phí nguồn vốn. Tuy nhiên
công ty đang giảm dần nợ dài hạn nên điều này không đáng ngại.Vốn chủ sở hữu của
công ty tăng liên tục trong giai đoạn cho thấy công ty đã có sự tự chủ tài chính cao.
*Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
20


21


Ta thấy doanh thu thuần liên tục tăng trong giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể tăng
qua các năm là 10,5%, 59,5%, 13,56%. Nguyên nhân của sự tăng majnhmex này là
công ty đã cố gắng hết khả năng tăng sản lượng điện năng. Giá vốn hàng bán cũng có
biến động cùng chiều với doanh thu cho thấy giá vốn chịu sự tác động trực tiếp của
việc tăng hay giảm xuống của mức độ kinh doanh. Do chi phí các nguyên vật liệu đầu
vào để sản xuất đều tăng mạnh làm tăng giá vốn hàng bán của công ty, có thể kể đến
như giá điện, giá dầu mỏ thế giới, nhất là giá than. Trong vài năm gần đây chính sách

trợ cấp giá than bán cho ngành điện đã dần được xóa bỏ và hướng đến điều chỉnh
theo giá thị trường làm chi phí đầu vào ngành nhiệt điện ngày một tăng.
Các chi phí hoạt động giảm mạnh mẽ trong giai đoạn. Điều này làm cho lợi
nhuận của công ty tăng. Đặc biệt năm 2012 tăng 128,51% so với năm 2011, năm
2013 tăng 222,8% so với năm 2012. Tuy nhiên năm 2014 và tình hình 3 quý đầu năm
2015 cho thấy năm 2015 lợi nhuận của công ty có chiều hướng giảm. Nguyên nhân
giảm 3 quý năm 2015 do sự giảm mạnh của doanh thu thuần. Có thể thấy do công
suất điện năng năm 2015 của công ty chưa cao bằng những năm trước dohaof mòn tài
sản mà không đầu tư thêm máy phát điện.
*Phân tích các chỉ số tài chính

22


- Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Dựa vào bảng ta thấy, doanh nghiệp có
khả năng thanh toán cao, các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang được
đảm bảo tốt, duy trì sự ổn định trong thanh toán cho doanh nghiệp và đảm bảo được
khả năng thanh toán cho doanh nghiệp ở mức độ cao Cụ thể:
Khả năng thanh toán hiện hành: Hệ số này luôn được duy trì lớn hơn 400%
trong giai đoạn, đến quý 3 năm 2015 là 799%. Điều này cho thấy cứ 100 đồng nợ
ngắn hạn được đảm bảo bằng hơn 400 đồng tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này tại công ty trong giai đoạn được duy trì
ổn định trên 400%, quý 3 năm 2015 là 713%.
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số này phản ánh lượng tiền mặt, các
khoản tương đương tiền để đảm bảo cho khoản nợ ngắn hạn.
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản:
- Hệ số nợ: thể hiện việc sử dụng nợ của Công ty trong việc tổ chức nguồn vốn
và cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Có thể thấy công ty
hệ số nợ tương đối lớn, tổng số nợ chiếm quá nửa tổng nguồn vốn,
23



- Hệ số phản ánh cơ cấu tài sản: TSNH chiếm phần lớn tổng tài sản của công
ty.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Tỷ suất doanh lợi doanh thu của cả giai
đoạn tương đối thấp nhất là vào quý 3 năm 2015. Lợi nhuận sau thuế chỉ chiếm một
tỷ trọng nhỏ so với doanh thu thuần trong kỳ cho thấy doanh nghiệp mất quá nhiều
chi phí. ROA và ROE của công ty cũng khá thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn
chưa tốt.
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động: vòng quay hàng tồn kho của công ty
trong giai đoạn luôn ở tỷ lệ cao. Điều này là hiển nhiên đối với ngành nhiệt điện nói
chung khi mà nhu cầu về điện năng ngày một tăng thêm.
b. Phân tích kỹ thuật

Biểu đồ trên cho thấy sự biến động không ngừng của giá chứng khoán PPC từ
khi bắt đầu giao dịch vào tháng 7 năm 2006 với mức giá 24.1 nghìn đồng. Trong suốt
giai đoạn giá PPC đã có nhiều biến động. Giá cao lên đỉnh vào tháng 3 năm 2007 là
55.1 nghìn đồng. Mức giá thấp xuống đáy là vào tháng 9 năm 2011 chỉ có 4.7 nghìn

24


đồng, nguyên nhân do ảnh hưởng của nền kinh tế nước ta năm 2011. Trong 3 năm
gần đây, giá PPC cũng đã có dấu hiệu tăng dần so với giai đoạn trước.

Tại thời điểm hiện tại, từ biểu đồ ta thấy:
+ Đường giá mới vượt xuống dưới dải Bollinger và đang có dấu hiệu đi xuống,
cho tín hiệu mua
+ Đường SMA(50) nằm dưới đường SMA (200) và có dấu hiệu đi xuống
+ Dải Bollinger phình to hơn so với thời gian trước cho thấy biến động giá lớn

hơn .
Vậy chỉ dẫn chậm cho thấy giá có xu hướng giảm và tín hiệu mua.
+ Đường RSI= 44.9 nằm dưới đường 50 cho thấy dấu hiệu giá có kỳ vọng
giảm giá.
+ Chỉ báo Stochastic có dấu hiệu vượt lên trên vùng 20 cho tín hiệu mua.
Vậy chỉ dẫn nhanh cho thấy giá có xu hướng giảm và tín hiệu mua
=> 2 chỉ dẫn nhanh và chậm đưa ra tín hiệu giống nhau. Nhà đầu tư cần tính toán
thêm thời gian giảm giá chứng khoán. Nếu giảm trong ngắn hạn thì nên mua, và nếu
giảm giá thời gian dài thì không nên mua.

25


×