Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

ĐỖ MẠNH HƢNG

VAI TRÒ CỦA CHUYÊN GIA KINH TẾ ĐỐI VỚI
BÁO CHÍ KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Báo chí học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------

ĐỖ MẠNH HƢNG

VAI TRÒ CỦA CHUYÊN GIA KINH TẾ ĐỐI VỚI
BÁO CHÍ KINH TẾ VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Vũ Quang Hào

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân. Các kết quả
nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong luận văn là hoàn toàn chính xác
và trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố
trong và ngoài nước, nếu sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Hưng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ báo chí với đề tài “Vai trò của
chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế Việt Nam”tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Quang Hào
đã tận tình dìu dắt và có những hướng dẫn, ý kiến góp ý chân thành cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí và
Truyền thông, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội cùng các thầy cô giáo giảng dạy các bộ môn đã chỉ bảo và tạo điều
kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Đồng thời, tôi cũng xin
được gửi lời cám ơn các anh, chị đồng nghiệp, phóng viên, biên tập viên của
các tòa soạn báo; các bạn học viên, sinh viên báo chí đã cung cấp cho tôi
những thông tin cần thiết phục vụ trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình,
bạn bè, những người luôn ủng hộ, động viên tôi nỗ lực để hoàn thành tốt luận
văn này.
Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn không tránh khỏi còn những

thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô, bạn
bè… để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Hưng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ........................................................................ 11
7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN GIA,
CHUYÊN GIA KINH TẾ, BÁO CHÍ KINH TẾ ....................................... 13
1.1 Chuyên gia, chuyên gia kinh tế .............................................................. 13
1.2 Vai trò của chuyên gia kinh tế ............................................................... 15
1.3 Báo chí, báo chí kinh tế ........................................................................... 19
1.3.1 Báo chí.................................................................................................... 19
1.3.2 Báo chí kinh tế ........................................................................................ 20
1.4. Các yếu tố cấu thành thông tin kinh tế ................................................ 23
1.4.1. Thông tin số liệu thống kê ..................................................................... 24
1.4.2. Thông tin từ quan sát của phóng viên ................................................... 25
1.4.3. Thông tin tài liệu văn bản ..................................................................... 26
1.4.4. Thông tin từ các chuyên gia kinh tế ...................................................... 27

Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 28
CHƢƠNG 2: SỨC NẶNG CỦA THÔNG TIN KINH TẾ ĐƢỢC CUNG
CẤP TỪ CÁC CHUYÊN GIA ..................................................................... 29
2.1 Giới thiệu về các ấn phẩm báo chí, bản tin truyền hình đƣợc khảo sát ...29
2.1.1 Thời báo Kinh tế Sài Gòn....................................................................... 29
2.1.2 Bản tin Tài chính kinh doanh, phát sóng trên kênh VTV1 - Đài truyền
hình Việt Nam .................................................................................................. 29


2.1.3 Thời báo Kinh tế Việt Nam..................................................................... 30
2.2. Vai trò của chuyên gia kinh tế thể hiện qua các báo đƣợc khảo sát ....... 30
2.2.1 Tần suất xuất hiện của các chuyên gia kinh tế ...................................... 30
2.2.2 Cách thức thể hiện thông tin kinh tế khai thác từ chuyên gia................ 34
2.2.3 Những vai trò chủ yếu của chuyên gia kinh tế ....................................... 41
2.3. Đánh giá chung ....................................................................................... 69
2.3.1. Những mặt tích cực ............................................................................... 69
2.3.2 Những điểm còn hạn chế ........................................................................ 72
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 75
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC KHAI THÁC
THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA KINH TẾ .............................................. 76
3.1 Vấn đề lựa chọn chuyên gia ................................................................... 76
3.2 Bảo đảm tính chân thực, chính xác khi chuyển tải ý kiến chuyên gia
đến công chúng .............................................................................................. 80
3.4 Xây dựng mối quan hệ giữa báo chí và chuyên gia kinh tế ................ 88
3.5 Đổi mới cách thể hiện thông tin do chuyên gia kinh tế cung cấp ....... 90
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97
PHỤ LỤC



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Khảo sát ý kiến chuyên gia trên Thời báo Kinh tế Việt Nam .............31
Biểu đồ 2.2 Khảo sát ý kiến chuyên gia trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online ...32
Biểu đồ 2.3 Khảo sát ý kiến chuyên gia trên Bản tin Tài chính Kinh doanh .........33
Biểu đồ 2.4 So sánh tần suất xuất hiện ý kiến chuyên gia........................................34
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu bài viết có ý kiến chuyên gia trên Thời báo Kinh tế Việt Nam ........ 35
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu bài viết có ý kiến chuyên gia trên TB Kinh tế Sài Gòn
Online .............................................................................................................. 36
Biểu đồ 2.7 Cơ cấu bài có ý kiến chuyên gia trên Bản tin Tài chính kinh doanh ..37


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong cuộc sống hiện đại, vai trò của các phương tiện truyền thông đại
chúng ngày càng quan trọng. Nhu cầu được cung cấp thông tin của một bộ
phận lớn công chúng đang trở nên không thể thiếu. Ở nước ta, nền báo chí
cách mạng đã được nhiều thành tựu, hiện nay, đang có sự phát triển bùng bổ.
Số lượng lớn các ấn phẩm báo in, tạp chí, các kênh phát thanh, truyền hình và
trang báo mạng điện tử đã cung cấp khối lượng tin, bài “khổng lồ” đến công
chúng. Sự phát triển của báo chí nước ta đang đặt ra nhiều vấn đề cho công
tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bổ sung cơ sở lý luận. Điều đó không chỉ
giúp báo chí có định hướng phát triển tốt hơn, hạn chế được những mặt tiêu
cực, phát huy những xu hướng tích cực mà còn nâng cao hiệu quả của quá
trình truyền thông.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng, độc giả, khán
thính giả, xu hướng xuất hiện những sản phẩm báo chí chuyên sâu về một số
lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội tại Việt Nam ngày càng mở rộng. Đặc
biệt, các nội dung về kinh tế luôn dành được sự quan tâm rất lớn của công
chúng. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá là phát triển năng động

và dự báo sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian
tới. Nhiều vấn đề của nền kinh tế tác động trực tiếp đến cuộc sống người dân.
Chính vì vậy, thông tin kinh tế được công chúng theo dõi sát sao. Nắm bắt
được xu thế đó, trong thời gian qua, các cơ quan báo chí dành một thời lượng,
diện tích đáng kể để đưa thông tin về các lĩnh vực của nền kinh tế đến công
chúng. Đáng chú ý, trên các loại hình báo chí như báo in, báo mạng điện tử đã
có những tờ báo, trang báo thông tin chuyên sâu về kinh tế như Thời báo
Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đầu tư... Kênh truyền hình kinh
tế cũng đã ra đời, có thể kể đến như Info TV, InvestTV, VITV... Bên cạnh đó,
1


còn có rất nhiều chuyên mục, chuyên trang về các lĩnh vực kinh tế được xây
dựng trên báo chí.
Sự nở rộ của báo chí chuyên sâu về kinh tế là kết quả tất yếu của quá
trình phát triển kinh tế đất nước, hình thành nên đối tượng công chúng, độc
giả, khán thính giả có nhu cầu cao đối với nội dung thông tin này. Đối với
nhiều người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, nắm được thông tin là một
trong những yếu tố quyết định đến thành công của công việc kinh doanh.
Chính vì vậy, bên cạnh yêu cầu cập nhật nhanh chóng, đặc thù của thông tin
kinh tế cần có sự nhìn nhận, phân tích sâu, nguồn cung cấp thông tin đáng tin
cậy và đưa ra được dự báo xu hướng. Từ những yêu cầu đó, nhiều báo chí
kinh tế đã lựa chọn sử dụng thông tin từ các chuyên gia kinh tế. Tần suất xuất
hiện của chuyên gia kinh tế trên báo chí ngày càng nhiều và họ đã tạo được
dấu ấn đáng kể đối với công chúng. Chuyên gia có thể xuất hiện với tư cách là
người cung cấp thông tin, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của mình; có thể
phân tích, lý giải những vấn đề còn đang có nhiều cách hiểu khác nhau; bày tỏ
quan điểm cá nhân về một sự kiện, vấn đề đang diễn ra; đưa ra những dự báo
về xu hướng phát triển... Nội dung chuyển tải từ các chuyên gia rất phong
phú, thành phần các chuyên gia kinh tế cũng rất đa dạng. Chuyên gia có thể là

người nghiên cứu, am hiểu sâu về một hoặc một số lĩnh vực kinh tế, hay
những người có kinh nghiệm hoặc những nhà quản lý...
Từ thực tế của đời sống báo chí, việc tìm hiểu, nghiên cứu về vai trò
của chuyên gia kinh tế là vấn đề có tính thời sự hiện nay. Trong đó, có một
số vấn đề cấp thiết đang được đặt ra đòi hỏi cần có sự tìm hiểu, phân tích, lý
giải như: Vai trò của chuyên gia đối với báo chí chuyên sâu về kinh tế được
thế hiện như thế nào? Thông tin kinh tế được cung cấp bởi chuyên gia có
ảnh hưởng ra sao đối với tin, bài trên báo chí kinh tế? Có vấn đề gì đặt ra đối
với việc sử dụng ý kiến của chuyên gia kinh tế trên báo chí hiện nay và làm
cách nào để phát huy hơn nữa vai trò của họ? Làm thế nào để lựa chọn được
2


chuyên gia phù hợp với từng nội dung tin bài?... Việc đi sâu nghiên cứu
những vấn đề này sẽ góp phần trực tiếp giúp báo chí không ngừng đổi mới,
cải tiến để đáp ứng tốt hơn nhu cầu công chúng. Điều này càng có ý nghĩa
tích cực trong bối cảnh yêu cầu của độc giả, khán thính giả ngày càng cao,
cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt. Là người đang công tác trong cơ
quan báo chí, được phân công theo dõi một số lĩnh vực kinh tế, tôi mong
muốn khảo sát, tìm hiểu thực tế để giải đáp một phần những vấn đề đang
được đặt ra như đã trình bày ở trên. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài cho
luận văn thạc sĩ của mình là “Vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí
kinh tế Việt Nam”.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề vai trò của báo chí đối với kinh tế nhận được sự nhận được sự
quan tâm của một số nhà nghiên cứu. Có thể kể đến như cuốn chuyên khảo
“Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội” của TS Lê Thanh Bình [1].
Trong đó, tác giả nghiên cứu, phân tích ở một số góc độ như báo chí góp phần
thúc đẩy lĩnh vực văn hóa phát triển; đẩy mạnh truyền thông khuyến nông ở
nông thôn; truyền thông và hoạt động dân số, kế hoạch hóa gia đình… Tác giả

cũng trình bày kinh nghiệp trong công tác truyền thông về các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, xã hội ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Mỹ…
Ngoài ra, cuốn “Vai trò của báo chí trong phát triển doanh nghiệp” do TS
Phạm Thắng và TS Hoàng Hải (chủ biên) đã trình bày những nội dung đa
dạng về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, khẳng định vai trò quan trọng,
những tác động của báo chí đối với sự phát triển doanh nghiệp [15].
Hội Nhà báo Việt Nam và một số cơ quan, đơn vị đã tổ chức nhiều hội
thảo, diễn đàn về vấn đề nâng cao năng lực, kỹ năng của nhà báo viết về kinh
tế, vai trò của nhà báo đối với doanh nghiệp. Năm 2011, Hội Nhà báo Việt
Nam phối hợp với Viện KAS (Cộng hòa liên bang Đức) đã tổ chức hội thảo
khoa học “Nâng cao năng lực và kỹ năng đội ngũ nhà báo viết về kinh tế”. Tại
3


hội thảo này, ông Hà Minh Huệ, lúc đó là Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà
báo Việt Nam đã khẳng định: “Viết một bài báo hay đã khó. Viết một bài báo
hay trong lĩnh vực kinh tế lại càng khó hơn vì đây là lĩnh vực vốn khô khan và
phức tạp, chuyên sâu. Vì nó đòi hỏi nhà báo không chỉ có kiến thức hiểu biết
về các chuyên ngành kinh tế, mà còn cần có nghệ thuật viết sao cho công
chúng hiểu được, ứng dụng được…”. Năm 2015, Hội Nhà báo Việt Nam phối
hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn
đàn đối thoại doanh nhân với nhà báo, chủ đề là “Nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia – hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp”. Mới đây, vào ngày
20/4/2016, Ban thư ký Chương trình thương hiệu quốc gia (Bộ Công thương)
đã tổ chức “Diễn đàn thương hiệu quốc gia với truyền thông và cộng đồng”.
Báo chí chuyên sâu về kinh tế mặc dù đã có sự hiện diện khá đậm nét
trong đời sống báo chí nhưng đến nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về
các vấn đề liên quan đến thông tin kinh tế trên báo chí. Một số công trình
nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ đã đề cấp đến báo chí kinh tế, chủ yếu ở
góc độ nội dung, hình thức thể hiện của thông tin kinh tế trên báo chí.

Luận văn thạc sỹ ngành truyền thông đại chúng của Ngô Bá Thành về
đề tài “Thông tin kinh tế trên Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC” [29] đã khảo
sát những chương trình kinh tế được phát sóng trên Đài truyền hình Kỹ thuật
số VTC, nhận xét những ưu, nhược điểm của hoạt động thông tin kinh tế trên
đài, từ đó dự thảo kênh truyền hình chuyên biệt về kinh tế đầu tiên của Đài
truyền hình Kỹ thuật số VTC. Đây là luận văn có tính thực tiễn khá cao khi
mạnh dạn đưa ra mô hình kênh chuyên biệt về kinh tế cho Đài truyền hình Kỹ
thuật số VTC. Thông qua việc tìm hiểu đặc thù của một đài truyền hình, tác
giả mong muốn những nghiên cứu, đề xuất của mình sẽ được ứng dụng trong
thực tế. Tác giả cũng đặt thông tin kinh tế trên Đài truyền hình Kỹ thuật số
VTC trong mối tương quan so sánh với một số đài truyền hình khác. Từ đó,
rút ra kinh nghiệm để xây dựng kênh truyền hình chuyên biệt về kinh tế được
4


đề xuất trong luận văn. Mặc dù vậy, phương án đề xuất của tác giả không có
điểm nhấn cụ thể cho kênh truyền hình này. Nội dung các chuyên mục được
đề xuất không có quá nhiều sự khác biệt so với kênh truyền hình kinh tế đang
được phát sóng. Chính vì vậy, có thể đặt nghi ngờ về sức hấp dẫn, từ đó tạo
nên tính cạnh tranh của kênh truyền hình này.
Luận văn thạc sĩ của Hà Khắc Minh nghiên cứu về một nội dung trong
các lĩnh vực kinh tế đó là “Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà
nước” [24]. Qua khảo sát một số tờ báo in chuyên sâu về kinh tế (Báo Đầu tư,
Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Kinh tế doanh nghiệp) và báo in có chuyên
trang về kinh tế (báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh), tác giả đánh giá thực trạng
nội dung thông tin, hình thức, phương pháp thể hiện của vấn đề tái cơ cấu
doanh nghiệp Nhà nước trên báo chí. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thông tin về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trên báo
chí. Cách lựa chọn đề tài của tác giả cho phép nghiên cứu sâu về một nội
dung của lĩnh vực kinh tế, qua đó mang đến kết quả nghiên cứu giá trị. Đề tài

nghiên cứu đang có tính thời sự, được quan tâm của xã hội. Tác giả đặt vấn đề
“Báo chí với quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước” nhưng mới chỉ
khảo sát được một số ấn phẩm báo in, chưa đề cập đến truyền hình, báo mạng
điện tử, phát thanh. Luận văn sẽ hấp dẫn, thiết thực và có ý nghĩa thực tiễn
cao hơn nếu tác giả có được thông tin nghiên cứu từ phóng viên theo dõi lĩnh
vực này, những người trực tiếp đưa tin, bài về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà
nước và lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhà nước nằm trong diện thực hiện tái
cơ cấu. Những thông tin đó có thể bổ sung cho phần nội dung những vấn đề
đặt ra đối với việc chuyển tải thông tin về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
trên báo chí cũng như tác động, ảnh hưởng của báo chí lên chính doanh
nghiệp, rộng hơn là cái nhìn của công chúng về vấn đề này sau khi tiếp nhận
thông tin từ báo chí.

5


Cũng đề cập đến nội dung tái cơ cấu, luận văn thạc sĩ của Lê Phương
Vân lựa chọn hướng nghiên cứu ở quy mô lớn hơn: “Vấn đề tái cơ cấu nền
kinh tế trên báo chí kinh tế Việt Nam” [32]. Luận văn khảo sát 3 ấn phẩm
chuyên sâu về kinh tế là Thời báo Kinh tế Việt Nam, báo Đầu tư và Thời báo
Tài chính Việt Nam, làm rõ thực trạng thông tin, tuyên truyền về hoạt động
tái cơ cấu nền kinh tế, đánh giá ưu, nhược điểm, chỉ ra nguyên nhân, đưa ra
những khuyến nghị, giải pháp... Cách chọn đề tài, đặt vấn đề nghiên cứu của
tác giả là một sự dũng cảm. Bởi đây là vấn đề rất lớn của nền kinh tế, liên
quan đến nhiều lĩnh vực, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội. Trong
khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, để giải quyết được vấn đề này là nhiệm
vụ không dễ dàng. Cũng giống luận văn của tác giả Hà Khắc Minh, tác giả Lê
Phương Vân mới khảo sát 3 ấn phẩm của một loại hình báo chí. Vì vậy, nội
dung nghiên cứu có thể mới chỉ được ghi nhận từ một góc độ.
Lựa chọn đề tài “Đặc thù của thông tin về thị trường chứng khoán

trên báo in hiện nay”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thu Trang đề cập đến một
trong những lĩnh vực kinh tế còn mới mẻ nhưng đã có bước phát triển nhanh
chóng ở nước ta [30]. Luận văn đã tìm hiểu những nét đặc thù về nội dung
(thông tin phân tích, bình luận chuyên sâu, mức độ chính xác và tin cậy cao,
tính tự chủ cao) và hình thức của thông tin (thể hiện ở trình bày, dung lượng
tin, thể loại và việc sử dụng ngôn ngữ) về thị trường chứng khoán trên báo in
hiện nay. Tác giả cũng đưa ra những nhận xét khẳng định ưu thế nổi trội của
thông tin trên báo in và đề xuất nâng cao chất lượng thông tin thị trường
chứng khoán trên báo in. Về nội dung thông tin, luận văn cho rằng cần tăng
cường tính thời sự, nâng cao tính chính xác, trung thực, khách quan, tăng
cường số lượng và chất lượng thông tin phân tích, bình luận chuyên sâu. Về
hình thức thể hiện của thông tin, cần tổ chức các tin bài theo hướng "nhiều
cửa", khai thác hiệu quả kênh đồ hình, trau dồi ngôn ngữ, rút ngắn dung
lượng bài viết. Một trong những điểm đáng chú ý của luận văn là đề xuất xây
6


dựng đội ngũ nhà báo chứng khoán chuyên nghiệp, đội ngũ cộng tác viên có
uy tín. Nội dung này khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc biết cách khai
thác thông tin hiệu quả sẽ có tác động tích cực đến chất lượng tin, bài về các
vấn đề kinh tế. Trong đội ngũ cộng tác viên có uy tín mà tác giả đề cập, không
thể thiếu các chuyên gia kinh tế. Mặc dù không phải là đối tượng nghiên cứu
trực tiếp, nhưng qua luận văn này có thể thấy vai trò của chuyên gia kinh tế đã
bắt đầu được nhìn nhận trong đời sống báo chí, dù chỉ mới khía cạnh rất nhỏ.
Ngoài ra, có thể kể đến một số luận văn thạc si có vấn đề nghiên cứu
liên quan đến báo chí kinh tế ở Việt Nam như “Thông tin kinh tế trên truyền
hình Thông tấn” của Vương Huyền Linh [26]; “Báo chí với việc thông tin
điển hình kinh tế nông nghiệp - nông thôn hiện nay” của Lê Duy Phong [27]
hay “Ứng dụng các tính năng đa phương tiện trong tổ chức sản xuất bản tin
Tài chính Kinh doanh trên kênh VTV 1 - Đài truyền hình Việt Nam” của Chu

Hồng Phương [28], “Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam
hiện nay” của Nguyễn Hữu Tuấn [31]...
Như đã nói, những công trình này chủ yếu đề cập đến khía cạnh nội
dung, hình thức của thông tin kinh tế được thể hiện trên báo chí. Việc nghiên
cứu chủ thể, nguồn phát của thông tin đó gần như còn bỏ ngõ. Đối với báo
chí, nguồn tin mang ý nghĩa sống còn. Hiệu quả trong khai thác nguồn tin
đóng vai trò quyết định đối với sức hấp dẫn của từng tin, bài. Chuyện gia kinh
tế có thể xem là một trong những nguồn cung cấp thông tin rất quan trọng đối
với báo chí đặc biệt là báo chí kinh tế. Hiện nay, chưa có luận án, luận văn,
công trình nào nghiên cứu về vấn đề vai trò của chuyên gia kinh tế đối với
báo chí kinh tế tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu tại luận văn thạc sĩ này sẽ
không bị lặp lại với công trình nghiên cứu khác, từ đó, có cơ hội để mang đến
những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn cho sự phát triển của báo chí
kinh tế nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung.

7


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đi vào
khảo sát vai trò của chuyên gia kinh tế được thể hiện qua các tin, bài trên báo
in và truyền hình; khảo sát ảnh hưởng của chuyên gia đối với chất lượng tin,
bài; ghi nhận, phát hiện những ưu điểm và hạn chế; đồng thời đề xuất giải
pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ chuyên gia. Những giải pháp
này cũng sẽ nhằm nâng cao chất lượng của các tin, bài trên báo chí chuyên
sâu về kinh tế, phục vụ tốt hơn nhu cầu độc giả, khán giả.
Từ những mục đích đó, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Nhìn nhận về chuyên gia kinh tế với tư cách người am hiểu sâu về
một hoặc một số lĩnh vực của đời sống kinh tế.
- Tìm hiểu về báo chí chuyên sâu về kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế

đất nước đang có sự phát triển không ngừng.
- Khảo sát, tìm hiểu một số tin, bài về kinh tế trên báo in, báo mạng
điện tử và truyền hình để thấy được vai trò của đội ngũ chuyên gia kinh tế.
- Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, từ đó, đề xuất giải pháp để
phát huy hơn nữa vai trò của chuyên gia kinh tế trên báo chí kinh tế.
Trong các nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn chú trọng tìm hiểu, đề xuất
một số giải pháp cụ thể để tiếp tục nâng cao vai trò của chuyên gia kinh tế đối
với báo chí kinh tế.
- Đối với chuyên gia, để đóng góp ý kiến trên báo chí một cách chân
thực, khách quan, chất lượng thông tin cao, chuyên gia cần được tạo điều kiện
tối đa nhất cả về môi trường, hoàn cảnh cũng như cơ sở pháp lý. Kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm của chuyên gia cần được khai thác phù hợp với nội
dung, lĩnh vực mà nhà báo, cơ quan báo chí đề cập tới.
- Đối với nhà báo, cần phải có ý thức trau dồi chuyên môn nghề
nghiệp, nắm bắt những kiến thức cơ bản về lĩnh vực kinh tế mà mình theo dõi.
Nhà báo phải công tâm, khách quan, tôn trọng sự thật khi khai thác, sử dụng ý
8


kiến chuyên gia. Cơ quan báo chí, nhà báo cần không ngừng đổi mới nội
dung, cách thức trình bày sản phẩm của mình để tăng thêm tính hấp dẫn đối
với công chúng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của chuyên gia kinh tế
đối với báo chí kinh tế Việt Nam thể hiện qua một số tin, bài trên báo in, báo
mạng điện tử và truyền hình đề cập đến nội dung chuyên sâu về kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu: Do đặc thù thông tin kinh tế gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau với phạm vi rất rộng, luận văn tập trung nghiên cứu lĩnh vực tài
chính và lĩnh vực ngân hàng. Đây là hai lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế, đồng
thời cũng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội. Trong điều hành kinh tế vĩ

mô của cơ quan quản lý Nhà nước, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa là
những công cụ hữu hiệu, tác động nhanh chóng đến các bộ phận của nền kinh
tế, từ đó, trở thành giải pháp có vai trò hàng đầu khi cần sự can thiệp của Nhà
nước. Lĩnh vực này cũng thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng
và được báo chí dành nhiều diện tích, thời lượng đưa thông tin. Do vậy, luận
văn tập trung nghiên cứu về thông tin tài chính, ngân hàng để có điều kiện tìm
hiểu sâu, không quá phân tán, đồng thời, đây cũng là những lĩnh vực có tính
chất đại diện, khái quát cao.
Luận văn nghiên cứu trên 3 loại hình báo chí là báo in, báo mạng điện
tử và truyền hình. Trong mỗi loại hình báo chí lựa chọn các tin, bài chuyên
sâu về kinh tế được nhiều độc giả, khán giả quan tâm, có ảnh hưởng lớn với
dư luận xã hội. Báo in là loai hình báo chí truyền thống, ra đời từ lâu và có
quá trình phát triển tương đối dài. Tại Việt Nam, báo in hiện nay là một trong
những loại hình báo chí chủ chốt, có sự hiện diện rộng rãi trong xã hội. Báo in
vừa mang đậm đặc điểm của báo chí vừa có những nét đặc thù riêng. Riêng
với báo chí kinh tế, báo in đã xuất hiện những ấn phẩm chuyên sâu, xuất bản
hằng ngày hoặc thưa kỳ với thông tin phong phú, đa dạng, trong đó nhiều tờ
9


báo đã tạo dựng thương hiệu lớn. Bên cạnh báo in, luận văn cũng khảo sát tin,
bài về kinh tế trên báo mạng điện tử. Đây là loại hình báo chí đang có sự phát
triển nở rộ, đa dạng. Thông tin trên báo mạng điện tử được cập nhật nhanh
chóng, thu hút ngày càng nhiều độc giả. Hiện nay hầu hết các cơ quan báo chí
trong đó có báo chí chuyên sâu về kinh tế đã có ấn phẩm điện tử. Ngoài ra
còn có những trang tin điện tử chuyên về các lĩnh vực của đời sống kinh tế.
Luận văn cũng khảo sát trên truyền hình, loại hình báo chí mang đặc
trưng nổi bật là thông tin nhanh chóng, sinh động, có tác động trực tiếp, mạnh
mẽ đến công chúng. Thông tin kinh tế trên truyền hình hiện nay cũng rất được
chú trọng với nhiều chương trình đặc sắc, những bản tin thu hút được số

lượng khán giả đông đảo. Trong phạm vi khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, luận
văn khó có điều kiện khảo sát tất cả các loại hình báo chí mà chỉ tập trung vào
báo in, báo mạng điện tử và truyền hình vì những lý do nêu trên.
Lựa chọn khảo sát các loại hình báo chí này, luận văn mong muốn thu
nhận được những kết quả giá trị. Từ đó, có thể đưa ra những nhận định, phân
tích, đánh giá về vai trò chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế. Đặt trong
mối tương quan so sánh với các tin, bài khác không sử dụng ý kiến chuyên
gia, luận văn mong muốn chỉ ra sức nặng thông tin được cung cấp bởi chuyên
gia kinh tế so với các thông tin khác như thông tin số liệu, thông tin từ điều
tra, khảo sát của phóng viên, thống tin báo cáo, văn bản...
- Khảo sát báo in: Thời báo Kinh tế Việt Nam trong thời gian 1 năm
(từ tháng 7/2014 đến 6/2015).
- Khảo sát báo mạng điện tử: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online trong
thời gian 1 năm (từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2015)
- Khảo sát truyền hình: Bản tin Tài chính Kinh doanh (VTV1 – Đài
truyền hình Việt Nam), do đặc thù về khả năng theo dõi cũng như lưu trữ nên
đối với bản tin này, tiến hành khảo sát trong 6 tháng (từ tháng 6/2015 đến
tháng 11/2015).
10


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu hai phương pháp nghiên cứu là phân tích
nội dung và phỏng vấn sâu:
- Phương pháp phân tích nội dung: Khảo sát, phân tích nội dung một
số tin, bài trên báo in và truyền hình về lĩnh vực tài chính, ngân hàng có sử
dụng ý kiến của chuyên gia kinh tế. Cụ thể là tin, bài trên Thời báo Kinh tế
Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online và Bản tin Tài chính Kinh doanh
(VTV 1 - Đài Truyền hình Việt Nam). Ngoài ra, còn sử dụng nội dung từ
công trình nghiên cứu về báo chí, truyền thông, kinh tế vĩ mô... Thống kê một

vài số liệu như tần suất xuất hiện, dung lượng, thời lượng các tin, bài có sử
dụng thông tin từ chuyên gia kinh tế... Từ cứ liệu có được qua việc phân tích
nội dung, thống kê, có được cái nhìn bao quát, từ đó có thể rút ra những luận
cứ, luận điểm, đưa ra đánh giá, đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn sâu với một số
chuyên gia kinh tế thường xuyên xuất hiện trên báo chí và phóng viên theo
dõi lĩnh vực tài chính, ngân hàng của một số cơ quan báo chí kinh tế như
Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Đài Truyền hình
Việt Nam...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về nghiên
cứu báo chí kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là về góc độ vai trò của chuyên gia
kinh tế.
Luận văn đóng góp cho quá trình nghiên cứu vai trò của báo chí nói
chung và báo chí kinh tế nói riêng trong việc phản ánh các thông tin kinh tế.
Định hướng giải pháp cho những vấn đề của kinh tế nói chung và báo chí nói
riêng, khẳng định mối quan hệ khăng khít và qua lại giữa báo chí và kinh tế.
Ý nghĩa thực tiễn:
11


Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp các cơ quan báo chí, nhà báo
trong việc nhìn nhận chính xác hơn vài trò của chuyên gia kinh tế đối với báo
chí nói chung và báo chí chuyên sâu về kinh tế nói riêng. Luận văn cũng sẽ
đánh giá những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò
của chuyên gia kinh tế, từ đó, có thể nâng cao chất lượng của các ấn phẩm
báo chí, chương trình truyền hình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3

chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chuyên gia, chuyên gia kinh tế,
báo chí kinh tế
Chương 2 : Sức nặng của thông tin kinh tế được cung cấp từ các
chuyên gia
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra đối với việc khai thác thông tin kinh
tế từ chuyên gia kinh tế

12


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYÊN GIA,
CHUYÊN GIA KINH TẾ, BÁO CHÍ KINH TẾ
1.1 Chuyên gia, chuyên gia kinh tế
Từ điển tiếng Việt định nghĩa, chuyên gia là người trực tiếp làm công
việc chuyên môn, là người có kiến thức chuyên sâu [20].
Theo Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, chuyên gia là thuật
ngữ chỉ về những người người được đào tạo theo hướng chuyên sâu có kinh
nghiệm thực hành công việc và có kỹ năng thực tiễn, lý luận chuyên sâu về
một lĩnh vực cụ thể hoặc có hiểu biết vượt trội so với mặt bằng kiến thức
chung. Tài liệu “Điều gì làm nên một chuyên gia” của Trung tâm Đào tạo
phát triển xã hội (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) thì cho rằng, các chuyên
gia có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua việc cho ý kiến, tham
vấn) vào một công việc hay một lĩnh vực cụ thể. Một trong những đặc điểm
quan trọng để nhận dạng chuyên gia so với các chuyên viên, đồng nghiệp
thông thường là: Kỹ năng, nghề nghiệp vượt trội đồng nghiệp; trong công
việc luôn cho kết quả chính xác; tinh thông nghiệp vụ, am tường về công việc
đang làm; được tổ chức có thẩm quyền thừa nhận hoặc công nhận bằng văn
bản; có khả năng tư vấn thông thạo trên mọi lĩnh vực...
Thạc sĩ Đặng Thanh Vân, sáng lập viên và Giám đốc điều hành Công ty

Thanhs, người có nhiều nghiên cứu về xây dựng thương hiệu và truyền thông,
đã đưa ra định nghĩa về chuyên gia của riêng mình trong bài viết “Làm gì để
trở thành chuyên gia”: Chuyên gia (từ tiếng Anh là expert) có từ gốc là
experience (kinh nghiệm, trải nghiệm) và bản thân từ này lại xuất phát từ
“experiment” (thí nghiệm, thử nghiệm, thực nghiệm). Vậy điều kiện cần của
chuyên gia trước tiên là người có rất nhiều kinh nghiệm rút ra thông qua việc
thử nghiệm/thí nghiệm/thực nghiệm nhiều lần trong chuyên môn của họ. Điều
kiện đủ mới là “có khả năng tham vấn, tư vấn, hướng dẫn cho người khác về
lĩnh vực đó”. Cũng theo tác giả Đặng Thanh Vân, trước nay, chúng ta “dị
13


ứng” với từ chuyên gia, cho rằng chuyên gia là một điều gì đó quá cao siêu
không thể đạt tới. Thực tế, một người quản đốc phân xưởng với tay nghề bậc
7/7 chính là một “chuyên gia” trong nghề.
Theo TS Cao Sỹ Kiêm, Chuyên gia là một khái niệm chỉ người làm
chuyên sâu về một số lĩnh vực nhưng phải có tầm hiểu biết rộng rãi các mặt,
có mối liên hệ các mặt kể cả trong nước và thế giới, tính lịch sử và tính thời
đại. Hiểu rồi, có nhận thức toàn diện rồi, có tính chất chuyên sâu một vấn đề
nhưng còn có khả năng phán đoán, phân tích, khả năng đề xuất giải pháp mà
qua thực tế công tác rút ra. Từ đó đưa ra kiến nghị cả về đường lối chính sách,
cả giải pháp để giải quyết vấn đề chung đặc biệt là lĩnh vực chuyên sâu mình
phụ trách. Chuyên gia không chỉ là người giỏi về lĩnh vực chuyên môn mà
còn có khả năng đóng góp, phân tích, giải quyết vấn đề đặt trong mối quan hệ
chung [Biên bản phỏng vấn sâu TS Cao Sỹ Kiêm – Phụ lục 1].
Chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long thì nhấn mạnh, đã là chuyên
gia mỗi người am hiểu một lĩnh vực nhất định, không có ai hiểu biết chuyên
sâu về mọi mặt. Để phát huy được vai trò của mình thì mỗi chuyên gia phải
có một lĩnh vực sâu, nếu cái gì cũng biết thì chẳng biết cái gì cả [Biên bản
phỏng vấn sâu PGS.TS Ngô Trí Long – Phụ lục 1]. TS Nguyễn Minh Phong

lưu ý đến trách nhiệm của chuyên gia: Chuyên gia hàm ý không chỉ là người
am hiểu chuyên môn mà còn dám nói, dám chịu trách nhiệm về lời nói của
mình cũng như về đa phần ý kiến của chuyên gia khá ngược với phát biểu
chính thống [Biên bản phỏng vấn sâu TS Nguyễn Minh Phong – Phụ lục 1].
Như vậy, có thể hiểu, chuyên gia là người được đào tạo chuyên môn
sâu, có kinh nghiệm thực hành, đầy đủ năng lực và kỹ năng. Chuyên gia tham
gia gián tiếp hay trực tiếp các hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể. Chuyên
gia thường cho ra những lời nhận xét, ý kiến chuyên môn đáng tin tưởng để
người khác tham khảo khi có những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà họ
thông thạo.
14


Chuyên gia kinh tế là người được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm,
kỹ năng, năng lực về một hoặc một số lĩnh vực kinh tế như tài chính, ngân
hàng, bất động sản, kinh tế vĩ mô… Tác giả Bùi Bửu Hà trong Luận văn thạc
sĩ “Thông tin chỉ dần đầu tư trên báo chí kinh tế Việt Nam” phân chia chuyên
gia kinh tế thành hai loại là chuyên gia lý thuyết và chuyên gia thực tế.
Chuyên gia lý thuyết: Là các chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về các
học thuyết đầu tư, kinh tế chuyên ngành, họ chủ yếu đưa ra các nguyên tắc
hoặc tư vấn chỉ dẫn dựa trên nghiên cứu khảo sát của mình.
Chuyên gia thực tế: Bên cạnh các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư-công
chúng cũng rất quan tâm đến những người đầu tư thực tế, những người có thể
không nắm chắc về lý thuyết nhưng có sự nhạy cảm về kinh tế dựa trên bản
năng hoặc nghiên cứu quy luật lên xuống của thị trường để đưa ra quyết định
đầu tư [23, tr. 30].
1.2 Vai trò của chuyên gia kinh tế
Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, vai trò dùng để nói về vị trí
chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn
cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó. Ví dụ : Vai trò của Đảng đối với sự

phát triển đất nước, vai trò của tác phẩm văn học nào đó đối với sự nghiệp
sáng tác văn học của tác giả. vai trò của từ đối với câu... Vai trò cũng là từ
được dùng để thể hiện tác dụng, chức năng của ai hoặc cái gì trong sự hoạt
động, sự phát triển chung của một tập thể, một tổ chức. Như vậy, có thể thấy,
vai trò được dùng khi muốn nói đến tác động, sức ảnh hưởng, đóng góp của
ai, cái gì đối với sự vận động, phát triển của sự vật, sự việc, hiện tượng, với
tập thể, tổ chức, cá nhân.
Vai trò của chuyên gia kinh tế được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Đối với
đời sống kinh tế-xã hội nói chung, trước hết, chuyên gia kinh tế có đóng góp
nổi bật ở khía cạnh chuyên môn. Thông qua nghiên cứu của mình, chuyên gia
bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực mà mình chuyên sâu. Nghiên cứu của
15


chuyên gia là kết tinh công sức, trí tuệ, tâm huyết của người làm khoa học. Tri
thức, kiến thức được chuyên gia chắt lọc, bổ sung, phát triển có ý nghĩa nhiều
mặt đối với đời sống kinh tế-xã hội, không chỉ làm giàu thêm nguồn tri thức
của dân tộc, của nhân loại mà còn có tác động hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển
của các lĩnh vực kinh tế.
Chuyên gia kinh tế là người thường xuyên theo dõi, nắm bắt thực tiễn,
gắn kiến thức, kinh nghiệm của mình vào các vấn đề đang nảy sinh trong đời
sống kinh tế để từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá, khuyến nghị. Theo
TS Cao Sỹ Kiêm: Chuyên gia thường phát hiện khuynh hướng, quan sát thực
tiễn, phân tích gắn vào chính sách, luật lệ, vào hoàn cảnh chung trong nước và
thế giới. Thường thường đóng góp của chuyên gia ở khía cạnh đóng góp
chính sách, phân tích những đúng sai của chính sách, tổng kết bài học thực
hiện, rút ra kinh nghiệm và phán đoán tính hình sắp tới. Trong đó, có một
phần đóng góp vào xây dựng chính sách, giải pháp. Đồng thời, cũng giúp cho
các ngành chuyên môn, cơ quan lãnh đạo kể cả Đảng, Chính phủ, Quốc hội có
thêm thông tin, tình hình thực tiễn [Biên bản phỏng vấn sâu TS Cao Sỹ Kiêm

– Phụ lục 1].
Chia sẻ về quan điểm này TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh: Chuyên
gia đúng nghĩa phải là người nêu được toàn cảnh thực trạng, lý giải được
nguyên nhân, phát hiện vấn đề và đồng thời đề xuất giải pháp, như vậy mới
thành tổng thể [Biên bản phỏng vấn sâu TS Nguyễn Minh Phong – Phụ lục 1].
Chuyên gia kinh tế là người có cái nhìn tương đối toàn diện, nêu được cả
mặt tích cực và hạn chế trong mỗi hiện tượng, vấn đề. Chuyên gia sẽ tổng
hợp, khái quát những yếu tố thành công, chưa thành công, những vấn đề còn
đang cản trở để phát hiện, giúp cho cơ quan làm chính sách, cơ quan điều
hành, quản lý có địa chỉ để giải quyết. Giúp khơi thông những ách tắc trong
sản xuất, kinh doanh, những vấn đề tồn tại, vướng mắc trong các nội dung
quy định của pháp luật, chính sách. “Chuyên gia là những người nghiên cứu
16


sâu, họ đứng bên ngoài nên nhìn sáng hơn, đầy đủ hơn, tham gia chuẩn xác,
khách quan hơn” [Biên bản phỏng vấn sâu TS Cao Sỹ Kiêm – Phụ lục 1]. Nói
đến vai trò của chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long khẳng định: Vai trò
của chuyên gia trước một vấn đề phải phân tích mặt được, chưa được, mặt tốt,
không tốt và hệ lụy của nó như thế nào. Thực tế hiện này trước một cơ chế,
chính sách, một hiện tượng, vấn đề trong xã hội đang xảy ra thì chuyên gia
phải phân tích tác dụng, những mặt thu được và chưa thu được. Ví dụ, một cơ
chế chính sách ra đời chuyên gia phải cho xã hội biết được kết quả của nó thế
nào, tác dụng phụ ra sao. Tránh phân tích một chiều, “bám càng”, phục vụ
cho một mục đích nào đó, một nhóm lợi ích nào đó. Một chiều là cực đoan,
chỉ nói mặt tốt hoặc xấu chứ không nói tất cả [Biên bản phỏng vấn sâu
PGS.TS Ngô Trí Long – Phụ lục 1].
Chuyên gia kinh tế với uy tín đã được khẳng định là người có tiếng nói
trước công luận, dám nói và chịu trách nhiệm trước những phát ngôn của
mình. Việc chia sẻ ý kiến, bày tỏ quan điểm trước báo chí, công luận thể hiện

trách nhiệm của chuyên gia với cộng đồng. Khi đã phát ngôn, chuyên gia phải
chịu trách nhiệm về lời nói của mình, tính chính xác của những thông tin,
nhận định, đánh giá mà mình đưa ra. Chuyên gia là những người có uy tín
trong chuyên môn, trong hoạt động thực tiễn. Thông qua báo chí, cơ quan
truyền thông, uy tín của chuyên gia càng được khẳng định hơn nữa thông qua
những ý kiến của chuyên gia trên báo chí. Nếu đó là những ý kiến chuẩn xác,
khách quan, giải quyết được những vấn đề thực tiễn đang đặt ra, uy tín của
chuyên gia ngày càng được nâng cao, được xã hội và người dân ủng hộ.
Ngược lại, nếu ý kiến nêu lên vì dụng ý cá nhân, phục vụ cho một nhóm lợi
ích nào đó, cố tình làm sai lệch bản chất hoặc hướng dư luận theo thông tin
một chiều, tự bản thân chuyên gia sẽ đánh mất uy tín mà mình đã gây dựng.
Đối với báo chí kinh tế, vai trò của chuyên gia kinh tế thể hiện ở một số
điểm nổi bật như sau:
17


- Chuyên gia cung cấp tài liệu, tư liệu để báo chí khai thác, sử dụng đăng
tải, phát sóng. Trong trường hợp này, chuyên gia là một nguồn tin của báo
chí, thông tin của chuyên gia cung cấp bảo đảm độ chân thực, chính xác,
thông qua báo chí để chuyển tải đến công chúng.
- Chuyên gia kinh tế đưa ra những phân tích, giải thích, nhận xét, đánh
giá. Chuyên gia giải thích các thuật ngữ kinh tế, những nội dung mới cần
được hiểu một cách thấu đáo. Chuyên gia phân tích, đánh giá, đưa ra nhận xét
trước các sự việc, hiện tượng, vấn đề đang xảy ra trong đời sống kinh tế giúp
công chúng có được những hiểu biết một cách sâu sắc, toàn diện hơn.
- Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân những vấn đề nổi cộm trong nền kinh
tế. Ý kiến của chuyên gia trong trường hợp này giúp công chúng hiểu rõ bản
chất của những vấn đề nóng hổi, có tính thời sự đang nảy sinh trong thực tế.
Những vấn đề cần chuyên gia phân tích nguyên nhân thường đang có nhiều
cách hiểu khác nhau, không thông nhất. Do vậy, ý kiến chuyên gia sẽ có đóng

góp quan trọng về chuyên môn, thể hiện trách nhiệm cũng như góp phần nâng
cao uy tín của chuyên gia.
- Chuyên gia phản biện cơ chế, chính sách. Có những cơ chế, chính sách
khi ban hành, áp dụng thực tế gặp nhiều vướng mắc, trở thành rào cản, ảnh
hưởng không tốt đến các tổ chức, cá nhân khi hoạt động trong các lĩnh vực
của nền kinh tế. Ý kiến của chuyên gia không những nêu lên những vướng
mắc này mà còn giúp cơ quan chức năng có hướng khắc phục.
- Chuyên gia góp phần định hướng dư luận xã hội. Với uy tín của mình,
chuyên gia có sức ảnh hưởng lớn đến công chúng. Ý kiến của chuyên gia có
sức nặng riêng, giúp công chúng không quá bi quan, hoang mang trước những
tác động tiêu cực của nền kinh tế cũng như không quá kỳ vọng để tránh tạo
nên hiệu ứng tâm lý đám đông, nhưng “cơn sốt ảo”.
- Chuyên gia kinh tế đề xuất giải pháp. Giải pháp các chuyên gia kinh tế
nên lên thường cụ thể, rõ ràng, có tính khả thi cao. Những giải pháp này dựa
18


×