ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------
NGUYỄN MINH PHƢƠNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÕNG NGỪA
NGUY CƠ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC Ở TRẺ EM
LAO ĐỘNG SỚM (KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
BA ĐÌNH VÀ HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh
Hà Nội – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------
NGUYỄN MINH PHƢƠNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÕNG NGỪA
NGUY CƠ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC Ở TRẺ EM
LAO ĐỘNG SỚM (KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
BA ĐÌNH VÀ HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số
: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Bá Thịnh
Hà Nội – 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Công tác
xã hội, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ, ủng hộ từ phía thầy cô, gia đình, bạn bè. Qua đây, tôi xin đƣợc gửi lời
cảm ơn đến những ngƣời đã giúp tôi hoàn thành đƣợc luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, Khoa Xã hội học, chuyên ngành Công tác xã hội của
Trƣờng Đại học KHXH&NV đã tạo điều kiện về cơ sở pháp lí, về văn bản, giấy tờ
có liên quan để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Hoàng Bá Thịnh đã trực tiếp
hƣớng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và chỉ dạy tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của trƣờng Đại học
KHXH&NV - những bậc thầy, cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt hai năm học tập
tại trƣờng - những ngƣời đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu giúp tôi có
đƣợc nền tảng để hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Thu Hà - Trƣởng ban Công tác xã hội-Quỹ
Da cam, Trung ƣơng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các anh, chị đồng nghiệp tại Cơ
quan đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Gia đình tôi đã khích lệ và
hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những ngƣời bạn lớp CHCTXH 2013 đã mang
đến cho tôi hai năm học tập Cao học CTXH với những tình bạn thật đáng nhớ.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Minh Phƣơng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu với đề tài “Công tác xã hội trong
việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm (khảo sát
trên địa bàn quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội)” do PGS.TS
Hoàng Bá Thịnh hƣớng dẫn này là của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là trung thực và nguồn trích dẫn rõ ràng.
Sinh viên
Nguyễn Minh Phƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................6
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................7
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................16
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................17
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ......................................................................17
6. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................18
7. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................18
8. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................18
9. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................18
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................21
1.1. Các khái niệm liên quan đƣợc sử dụng trong đề tài: ....................................21
1.1.1. Khái niệm Trẻ em lao động sớm hay Lao động trẻ em: .................................21
1.1.2. Khái niệm Công tác xã hội ..............................................................................23
1.1.3. Khái niệm Lạm dụng tình dục .........................................................................24
1.1.4. Khái niệm nguy cơ ..........................................................................................26
1.2. Một số lý thuyết Công tác xã hội đƣợc áp dụng trong nghiên cứu: ............27
1.2.1. Lý thuyết về Sai lệch xã hội: ...........................................................................27
1.2.2. Lý thuyết phân tâm học ...................................................................................28
1.2.3. Lý thuyết can thiệp khủng hoảng ....................................................................29
1.2.4. Liệu pháp tƣ duy .............................................................................................32
1.2.5. Thuyết hệ thống...............................................................................................33
1.3 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................35
Tiểu kết .....................................................................................................................37
CHƢƠNG II: VẤN ĐỀ TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM Ở HÀ NỘI VÀ NGUY
CƠ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC CỦA NHÓM TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM ..38
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ...................................................................38
2.2. Vài đặc điểm của mẫu khảo sát ......................................................................40
1
2.3. Vấn đề lao động trẻ em ....................................................................................42
2.3.1. Thực trạng trẻ em lao động sớm ở Việt Nam hiện nay ...................................42
2.3.2. Nguyên nhân của lao động trẻ em ...................................................................49
2.3.2.1. Các nguyên nhân khách quan từ phía gia đình và xã hội ............................49
2.3.2.2. Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía trẻ em lao động sớm............53
2.3.3. Hậu quả của lao động trẻ em ...........................................................................55
2.4. Nguy cơ bị lạm dụng tình dục của nhóm trẻ em lao động sớm ...................56
2.4.1. Nhóm các nguy cơ khách quan .......................................................................57
2.4.2. Nhóm các nguy cơ chủ quan xuất phát từ phía trẻ em lao động sớm .............62
2.5. Trẻ em lao động sớm và hậu quả của nạn lạm dụng tình dục .....................66
Tiểu kết .....................................................................................................................67
CHƢƠNG III: THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÕNG
NGỪA NGUY CƠ BỊ LẠM DỤNG TÌNH DỤC CHO TRẺ EM LAO ĐỘNG
SỚM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ................................................................68
3.1. Thực hành Công tác xã hội với trƣờng hợp Trẻ em lao động sớm bị lạm
dụng tình dục ...........................................................................................................69
3.1.1. Giới thiệu trƣờng hợp khách hàng ..................................................................69
3.1.2. Tiếp cận và bƣớc đầu xác định vấn đề của khách hàng ..................................71
3.1.3. Đánh giá trƣờng hợp của khách hàng .............................................................74
3.1.4. Can thiệp .........................................................................................................79
3.1.5. Lƣợng giá ........................................................................................................84
3.1.6. Kết luận ...........................................................................................................84
3.2. Đề xuất các giải pháp có sự can thiệp của Công tác xã hội nhằm giúp đỡ
Trẻ em lao động sớm ngăn ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ........................85
3.2.1. Các giải pháp truyền thông nâng cao trình độ nhận thức của xã hội, của cộng
đồng và trẻ em trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở Trẻ em lao
động sớm ...................................................................................................................86
3.2.2. Đề xuất các giải pháp về mô hình hoạt động có sự can thiệp của Công tác xã
hội nhằm giúp đỡ nhóm Trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình
dục .............................................................................................................................87
2
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................89
1. Kết luận ................................................................................................................89
2. Khuyến nghị .........................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................92
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mô hình trị liệu can thiệp khủng hoảng của Naomi Golan ......................30
Bảng 2.1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu ...............................................................40
Bảng 2.2: Thời gian làm việc của trẻ lao động sớm .................................................44
Bảng 2.3: Thu nhập của trẻ em lao động sớm tại Hà Nội năm 1998 ........................46
Bảng 2.4: Thu nhập của trẻ em lao động sớm tại Hà Nội năm 2010 ........................46
Bảng 2.5: Thái độ của chủ sử dụng lao động đối với TE LĐS .................................47
Bảng 2.6: Các kênh thông tin TE LĐS sử dụng tìm hiểu về vấn đề giới tính ..........63
Bảng 2.7: Phản ứng của TE LĐS khi có những dấu hiệu bị LDTD .........................64
Bảng 3.1. Quá trình nhập cuộc với khách hàng ........................................................72
Bảng 3.2: Bảng phân tích tác động của các yếu tố nội – ngoại lực ..........................76
tới trƣờng hợp của em B ...........................................................................................76
Bảng 3.3.Can thiệp trực tiếp với trƣờng hợp TE LĐS bị LDTD ..............................80
4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PVS
Phỏng vấn sâu
TE LĐS
Trẻ em lao động sớm
TEHCĐBKK
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
LDTD
Lạm dụng tình dục
BV, CS& GD TE
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
LĐ – TB&XH
Lao động, thƣơng binh và xã hội
UNICEF
Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
ILO
Tổ chức lao động quốc tế
CTXH
Công tác xã hội
NV CTXH
Nhân viên Công tác xã hội
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự sống mà tạo hóa ban cho con ngƣời thật quý giá và thiêng liêng, ai cũng
khát vọng đƣợc yêu thƣơng, che chở từ nhiều phía, đặc biệt là trẻ em- lứa tuổi “nhƣ
búp trên cành” càng cần có sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt chu đáo của toàn xã
hội. Một trong nhƣng khẩu hiệu hành động của một số quốc gia có nền kinh tế,
chính trị xã hội phát triển tốt đẹp là “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”.
Thế nhƣng, vì một lý do nào đó, có những đứa trẻ ngày ngày phải thức khuya dậy
sớm, làm những công việc cực nhọc của ngƣời lớn, chỉ đổi lại cuộc sống mƣu sinh.
Các em đƣợc gọi chung bằng cái tên: “Trẻ em lao động sớm”. Số liệu nghiên cứu
của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong những năm gần đây cho biết có khoảng
hơn 370 triệu trẻ em lao động sớm trên khắp thế giới, và 3/4 trong số đó đang sống
ở châu Á. Hiện tƣợng trẻ em lao động sớm là một vấn nạn toàn cầu, nó đi ngƣợc lại
hoàn toàn với những nỗ lực chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em của bất cứ một
quốc gia, một dân tộc nào. Trẻ em lao động sớm ngoài việc đánh đổi tuổi thơ với
những nhọc nhằn mƣu sinh còn rất dễ trở thành nạn nhân của sự bóc lột, sự lạm
dụng tàn tệ, mà lạm dụng tình dục chỉ là một trong rất nhiều những hình thức đó.
Trong số hơn 370 triệu trẻ em lao động sớm hiện nay, không ít trẻ đã từng hoặc
đang bị lạm dụng tình dục.[32]
Hiện tƣợng trẻ em lao động sớm mà đặc biệt là trẻ em lao động sớm bị lạm
dụng tình dục đang diễn tiến ngày một nghiêm trọng hơn và thu hút sự quan tâm
của toàn nhân loại.
Ngày nay, Việt Nam đã phát triển vƣợt bậc trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội… Thành phố Hà Nội cũng không nằm ngoài sự phát triển đó, Hà
Nội đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nƣớc giàu mạnh hơn. Thế nhƣng, lại có một thực tế đáng buồn
khác, ở Hà Nội ngày nay, không khó để bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ tham
gia lao động kiếm sống từ rất sớm. Theo nguồn số liệu thống kê của Sở LĐTBXH
Hà Nội từ năm 2008, có 314 trẻ em lao động sớm (bao gồm: 229 nữ, 85 nam) ở
9/14 quận, huyện của thành phố. [25] Các em (chủ yếu là từ 6 - dƣới 16 tuổi) tham
6
gia những công việc nhƣ: Giúp việc gia đình, phụ việc trong các cơ sở kinh doanh
nhà hàng, tham gia sản suất, đánh giày, nhặt phế liệu, bán hàng rong... Số liệu này
đến nay, với tình hình kinh tế phát triển nhƣ Hà Nội hiện tại chắc chắn đã tăng cao
lên rất nhiều.
Những đứa trẻ này đang ngày ngày phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng
tình dục. Điều đó đã đặt ra một câu hỏi nhức nhối cho các nhà nghiên cứu, quản lý
và làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đó là làm sao để có thể giúp
trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ này ngay từ đầu? Đây cũng gợi ra nhiều
hƣớng nghiên cứu liên ngành cần đƣợc giải đáp trên bình diện khoa học, cả về lý
luận và thực tiễn.
Công tác xã hội ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến nhƣ một khoa học, một
nghề mang tính chuyên nghiệp cao ở nhiều quốc gia trên thế giới, và đặc biệt là ở
Việt Nam. Bằng việc thiết lập mối quan hệ gần gũi, mặt đối mặt giữa Nhân viên
Công tác xã hội với (nhóm) khách hàng, CTXH chú trọng đến công tác phòng ngừa,
vận dụng năng lực của khách hàng cũng nhƣ các nguồn tài nguyên của cộng đồng
nhằm giúp khách hàng phát huy nội lực để có thể tự giải quyết những vấn đề đang
gặp phải.
Với nhóm đối tƣợng là trẻ em lao động sớm, CTXH hƣớng tới việc giúp đỡ
các em phòng ngừa các nguy cơ bị lạm dụng, bị bóc lột cả về thể chất lẫn tinh thần
mà trong đó có nguy cơ bị lạm dụng tình dục.
Chính vì tính chất thời sự mà chủ đề nghiên cứu đã nêu, đề tài luận văn
“Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ lao
động sớm” (Khảo sát trên địa bàn 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, thành phố Hà
Nội) đƣợc tiến hành với mục tiêu nghiên cứu thực trạng trẻ em lao động sớm trên
địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay; từ đó phân tích những yếu tố nguy cơ dẫn đến
tình trạng trẻ em lao động sớm dễ bị lạm dụng tình dục và đề xuất các giải pháp, các
mô hình có sự can thiệp của CTXH nhằm giúp đỡ các em phòng ngừa nguy cơ này.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Việc lựa chọn một chủ đề nghiên cứu còn khá mới mẻ làm đề tài nghiên cứu
cho Luận văn tốt nghiệp đã khiến cho việc tìm kiếm các nguồn tài liệu đề cập trực
7
tiếp tới vấn đề phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ lao động sớm là vô
cùng khó khăn. Tuy nhiên trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu và dựa vào mục
đích nghiên cứu đã đề ra, ngƣời viết xin đƣa ra một số nghiên cứu đã tiến hành có
liên quan đến đề tài nghiên cứu trong Luận văn nhƣ sau:
2.1. Nghiên cứu về Lao động trẻ em – Trẻ lao động sớm:
Lao động trẻ em luôn đƣợc xem là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, có lịch sử
tồn tại lâu đời trong xã hội loài ngƣời. Tuy nhiên, có thể nói rằng vấn đề lao động
Trẻ em chỉ thực sự đƣợc quan tâm một cách xác đáng từ những năm giữa thế kỷ XX.
Trong bộ tác phẩm “ Tư bản ” - 1976 nổi tiếng của mình, Karl Marx đã
dành hẳn 5 chƣơng (từ chƣơng VIII đến chƣơng XIII của tập I) để phân tích hiện
tƣợng Lao động trẻ em. Theo tác giả Nguyễn Văn Chính thì quan điểm của Karl
Marx về vấn đề Lao động trẻ em có hai khía cạnh đáng chú ý đó là: (1) vị trí của
Lao động trẻ em đối với quá trình tái sản xuất sức lao động trong thị trƣờng lao
động tƣ bản chủ nghĩa; và (2) sự lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em. Karl
Marx cho rằng nguyên nhân khiến trẻ em lao động sớm không phải do bản thân trẻ
quyết định mà chính là do sự phát triển ngày càng lớn mạnh của hệ thống tƣ bản
chủ nghĩa. Tuy nhiên có thể thấy rằng, khi nghiên cứu vấn đề này, Karl Marx mới
chỉ dừng lại ở khía cạnh tiếp cận của kinh tế học đơn thuần mà chƣa xem xét đầy đủ
nguyên nhân sâu xa của vấn đề Lao động trẻ em gắn liền với một phức hợp các yếu
tố liên quan nhƣ: dân số học, xã hội học, tâm lý học, …
Hai chuyên gia của tổ chức Lao động quốc tế ILO, A. Fyfe và M. Jankanish
trong cuốn sách “Trade Unions and Child Labour” – 1997 đã cho chúng ta có đƣợc
một cái nhìn khái quát về hiện tƣợng Lao động trẻ em hiện nay trên thế giới. Theo
A. Fyfe và M. Jankanish thì Trẻ em lao động sớm hoàn toàn khác với Trẻ em lao
động vài giờ để kiếm thêm tiền tiêu vặt. Trẻ lao động sớm là một trong những
nguồn thu nhập chính của gia đình. Các em phải làm việc nhiều giờ trong ngày dƣới
những điều kiện nguy hiểm, gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần và thể
chất của chính các em. Trẻ lao động sớm luôn phải đối mặt với hàng loạt các nguy
cơ, trong đó phải kể đến nguy cơ bị lạm dụng, bị bóc lột cả về thể chất lẫn tình dục.
Góp phần giải quyết triệt để vấn đề Lao động trẻ em, các tác giả đã đƣa ra vai trò
8
của tổ chức Công Đoàn, coi đó là cầu nối giữa chính quyền và xã hội nhằm chung
tay giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất. Thông qua các ví dụ cụ thể về mô
hình hoạt động của các Công Đoàn khác nhau ở một vài nƣớc nhƣ: Mỹ, Brazil,
Bangladesk, Tanzania…, các chuyên gia đã đề xuất một khung lý thuyết mô tả 10
hoạt động trọng tâm cần có của bất cứ một Công Đoàn nào nhƣ: điều tra tình hình,
mở rộng các chính sách hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho cộng đồng và bản thân trẻ
lao động sớm…. nhằm phát huy vai trò tham gia của Công Đoàn trong hoạt động
ngăn chặn, đẩy lùi hiện tƣợng Lao động trẻ em đang ngày một trở nên nhức nhối
nhƣ hiện nay.
Ở Việt Nam, trong khoảng gần hai mƣơi năm trở lại đây đã có một số công
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề Trẻ em lao động sớm hay Lao động trẻ em.
Tuy nhiên các nghiên cứu này còn hạn chế về mặt quy mô cũng nhƣ nội dung còn
có sự phân tán.
Đáng chú ý nhất phải kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Vũ Ngọc
Bình. Trong cuốn “Vấn đề Lao động trẻ em” – 1997, tác giả đã khái quát toàn cảnh
bức tranh Lao động trẻ em bằng việc đƣa ra các số liệu thống kê thực tế trong nƣớc
cũng nhƣ trên thế giới. Theo ông, “lao động trẻ em là một vấn đề rộng lớn và phức
tạp”. Ở nƣớc ta, vấn đề này chịu tác động và ảnh hƣởng trực tiếp từ các yếu tố
nguyên nhân nhƣ: quan niệm và truyền thống của cƣ dân nông nghiệp; từ sự tăng
trƣởng kinh tế và sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội hiện nay. Công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, bên cạnh những thay đổi tích cực cho
diện mạo của đất nƣớc vẫn có một bộ phận không nhỏ trẻ em, dƣới tác động tiêu
cực của nền kinh tế thị trƣờng phải tham gia lao động kiếm sống từ rất sớm, bằng
nhiều nghề khác nhau. Thông qua việc chỉ ra một số loại hình lao động trẻ em cơ
bản, tác giả cho rằng hầu hết các em đều phải sống cuộc sống vô cùng thiếu thốn,
các em thất học và mù chữ là phổ biến; trẻ lao động sớm cũng rất dễ trở thành mục
tiêu của sự lạm dụng. Chính vì vậy phải chấm dứt vấn đề lao động bóc lột và độc
hại đối với trẻ em.
Cuốn “Về khả năng tái hòa nhập với gia đình của trẻ em lang thang và trẻ
em lao động” do tác giả Đỗ Ngọc Hà và bà Barbara Franklin thực hiện đã miêu tả
9
chi tiết công trình nghiên cứu về trẻ em lang thang và trẻ em lao động mà Viện
Nghiên cứu Thanh niên phối hợp với tổ chức Radda Barnen triển khai năm 1999.
Mục tiêu chính của nghiên cứu đó là: thu thập thông tin về các chuẩn mực, quan
niệm, thái độ của trẻ em và gia đình chúng, các yếu tố tác động đến sự ra đi của trẻ
lao động kiếm sống; từ đó, nghiên cứu cũng đề xuất các khuyến nghị chung nhằm
hỗ trợ, giúp đỡ các em trở về hòa nhập với gia đình. Nghiên cứu đặc biệt làm rõ các
yếu tố tác động tới quyết định ra đi tìm việc kiếm sống của trẻ, trong đó đáng kể
nhất vẫn là nguyên nhân nghèo đói. Không chỉ vậy, cuộc sống lao động cực khổ còn
khiến các em có những trải nghiệm không mấy dễ chịu. Hầu hết các em đều rất sợ
bị bắt cóc và bị lạm dụng tình dục, nhất là bị lừa bán. Thông qua các câu chuyện
đƣợc trích dẫn trực tiếp, nghiên cứu đã cho chúng ta một cái nhìn chân thực về Trẻ em
lao động kiếm sống.
Tác giả Bùi Ngọc Thanh – nguyên phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội
của Quốc hội đã có bài phát biểu “Về vấn đề lao động trẻ em” tại Hội thảo các đại
biểu Quốc hội về Quyền trẻ em, tháng 4-1998. Ảnh hƣởng của nền kinh tế thị
trƣờng, của áp lực về dân số và nguồn lao động, của sự sùng bái và ngộ nhận về sức
mạnh đồng tiền, của những biến cố gia đình…, đã khiến rất nhiều em nhỏ ở độ tuổi
10 – 14 phải làm việc với tƣ cách là một lao động kiếm sống cho mình và cho gia
đình. Theo ý kiến của tác giả Bùi Ngọc Thanh thì có ba nhóm giải pháp cần thiết để
giải quyết vấn đề Lao động trẻ em một cách căn bản và hiệu quả, đó là: (1)gia đình
và xã hội phải cùng có trách nhiệm với trẻ; (2)cần có luật pháp, chính sách đặc biệt
ƣu tiên nhằm giúp đỡ nhóm trẻ này; và (3)tuyên truyền, vận động chăm sóc, bảo vệ
và giáo dục cho trẻ lao động kiếm sống.
Trong bài viết “Lao động của trẻ em trong nền kinh tế quá độ ở Việt Nam”,
không đi sâu vào thu thập số liệu, phân tích thực trạng lao động trẻ em, nhƣng tác
giả Nguyễn Văn Chính đƣa đến cho chúng ta một khung lý thuyết khá đầy đủ để
nghiên cứu, phân tích hiện tƣợng này, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế quá độ
nƣớc ta hiện nay. Tác giả đã chỉ ra một số lý luận thƣờng đƣợc áp dụng vào nghiên
cứu vấn đề lao động trẻ em trên thế giới nhƣ: dựa trên cách tiếp cận dân số học về
lao động trẻ em hay học thuyết tân kinh tế cổ điển, học thuyết kinh tế hộ gia đình, lý
10
thuyết cấu trúc xã hội…Đi sâu phân tích sự biến đổi cấu trúc nền kinh tế - xã hội
Việt Nam trong thời kì quá độ từ bao cấp sang kinh tế thị trƣờng để thấy đƣợc
những tác động tiềm tàng đối với vấn đề Lao động trẻ em, tác giả đã rút ra một kết
luận quan trọng: “…chúng ta không thể chỉ tiếp cận và phân tích lao động trẻ em
như là một hiện tượng kinh tế thuần túy mà còn đòi hỏi phải hiểu được những ý
nghĩa của việc làm của chúng từ những ràng buộc của các nền tảng đạo đức, văn
hóa và xã hội”.
Cùng đề cập tới một khía cạnh của vấn đề Lao động trẻ em, tác giả Chu
Mạnh Hùng với bài viết: “Vấn đề trẻ em gái giúp việc gia đình tại các thành phố
lớn” đã nêu bật một trong những nguyên nhân cơ bản của hiện tƣợng trẻ em gái ở
nông thôn nghỉ học từ rất sớm và đi làm thuê cho các gia đình ở thành phố hiện nay
chính là do sự phát triển không đồng đều về tất cả các mặt kinh tế - văn hóa – xã hội
giữa các vùng khác nhau trong cả nƣớc. Trẻ em gái giúp việc thƣờng xuất thân từ
những gia đình, những vùng quê còn khó khăn. Các em chấp thuận làm thuê để đổi
lại thu nhập nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình. Mặt hạn chế của bài viết đó là
tác giả chỉ mới nêu lên hiện tƣợng chứ chƣa đề cập tới những hậu quả mà các em
gái có thể gặp phải là gì. Liệu các em có nguy cơ trở thành nạn nhân của sự lạm
dụng hay không vẫn còn là điều bị bỏ ngỏ.
Tác giả Nguyễn Đức Chiện và tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy trong bài
viết: “Trẻ em tham gia lao động ở gia đình nông dân hiện nay” – 2005 trên báo
Khoa học về Phụ nữ, thông qua việc khảo sát sự chênh lệch về kinh tế - văn hóa - xã
hội ở ba xã nông thôn là xã An Hƣng – Hải Phòng, Mỹ Hòa – Cao Lãnh – Đồng
Tháp và Gio Châu – Đông Hà – Quảng Trị đã rút ra kết luận về sự khác biệt mức độ
tham gia lao động của trẻ em ở mỗi cộng đồng này. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở
đâu mức sống của ngƣời dân còn thấp, điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém, trình
độ học vấn của ngƣời dân chƣa cao… thì ở đó, tình trạng trẻ em phải bỏ học giữa
chừng để tham gia lao động càng phổ biến hơn.
Tác giả bài viết “Trẻ em lao động sớm – Tương lai về đâu?” - 04/06/2004,
đƣợc đăng tải trên trang web tintuc.xalo.vn đã bày tỏ mối quan tâm, lo ngại cho
tƣơng lai của những đứa trẻ phải lao động kiếm sống từ khi còn quá nhỏ. Theo tác
11
giả, “trong điều kiện đi làm thuê, các em không được bảo đảm công việc lao động
phù hợp với lứa tuổi, điều kiện lao động độc hại hoặc thời gian lao động kéo dài”
và “…vì phải làm việc xa nhà, các em dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội, dễ bị lợi
dụng, lừa gạt vào hoạt động mại dâm hoặc bị mua bán qua biên giới”. Một nghiên
cứu mà Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em đã tiến hành tại 3 địa phƣơng: Hà Nội,
Thái Nguyên và Hà Nam cho biết hầu hết trẻ em lao động sớm đều cho rằng chúng
đã đóng góp đƣợc khoảng từ 10% - 50% vào thu nhập của gia đình. Nghèo đói là
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các gia đình buộc con cái mình ra thành phố
kiếm sống mà không cần biết chúng phải đối mặt với những nguy hiểm gì. Cũng
theo tác giả, ở Việt Nam hiện nay, vấn đề Trẻ em lao động sớm còn tồn tại nhiều ý
kiến trái chiều. Có nhiều ngƣời cho rằng, nếu để trẻ em lao động vừa sức và phù
hợp với lứa tuổi thì có thể coi đây là một hoạt động lành mạnh nhằm giáo dục trẻ.
Qua bài viết, tác giả đề nghị cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc vấn đề Trẻ em
lao động sớm. Làm sao “…để lao động trẻ em đáp ứng được quyền và lợi ích của
bản thân trẻ, không gây tổn thương tới sự phát triển toàn diện của nhân cách của
trẻ…” ??? là một câu hỏi cần sự quan tâm của toàn xã hội.
Tác giả Trần Thị Thanh Hƣơng trong bài viết “Lao động trẻ em - Không
phải ngẫu nhiên”, đƣợc đăng tải trên trang web vdcs.socbay.com đã khẳng định ở
Việt Nam hiện nay, lao động trẻ em đang trở thành một vấn nạn nặng nề, khi mà
khủng hoảng kinh tế ngày càng đè lên vai các em gánh nặng mƣu sinh. Hầu hết trẻ
em lao động sớm đều phải bỏ học giữa chừng. Thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng
sống… nên các em dễ bị lạm dụng tình dục và phải đối mặt với nguy cơ mắc AIDS
cao hơn. Tác giả cũng đƣa ra một vài ví dụ về nỗ lực nhằm đẩy lùi tình trạng Lao
động trẻ em trên thế giới trong gần một thế kỷ qua. Các nỗ lực này đều tập trung
vào những vấn đề nhƣ: cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
lao động sớm, dạy nghề, dạy kỹ năng sống…và quan trọng nhất đó là giữ các em ở
lại trƣờng học. Chỉ có nhƣ vậy chúng ta mới bảo vệ đƣợc các em.
Cuốn “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội” do Tổ chức Cứu trợ trẻ
em của Thụy Điển (Save the Children Sweden) cộng tác với Khoa Tâm lý học
(Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) thực
12
hiện năm 2000. Đối tƣợng nghiên cứu tập trung vào nhóm trẻ giúp việc gia đình tại
Hà Nội, nhằm tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm và ảnh hƣởng của lao động tới sự
phát triển cá nhân của trẻ cũng nhƣ mô tả mối quan hệ xã hội của trẻ tại nơi làm
việc. Nghiên cứu này đƣợc tiến hành bằng sự kết hợp sử dụng các phƣơng pháp
định lƣợng (dùng bảng hỏi), định tính (phỏng vấn sâu 20 trƣờng hợp, trong đó có 05
trƣờng hợp phỏng vấn gia chủ và 15 trƣờng hợp trẻ em) và phân tích tƣ liệu. Qua đó
đã đƣa đến cho chúng ta góc nhìn cơ bản về tình trạng của trẻ em làm thuê giúp việc
các gia đình trên địa bàn Hà Nội cùng các đặc điểm về gia đình, lứa tuổi, trình độ
học vấn và chỉ ra một số đặc điểm về phẩm chất tâm lý của trẻ em giúp việc. Từ đó,
nhóm nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc những khía cạnh về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe,
quyền học tâp của trẻ em giúp việc làm căn cứ đƣa ra một số giải pháp kiến nghị đối
với việc nâng cao nhận thức về quyền trẻ em.
Nhìn chung, các nghiên cứu về Lao động trẻ em/ Trẻ em lao động sớm mới
chỉ đề cập nhiều tới thực trạng tình hình Lao động trẻ em; đi sâu phân tích ảnh
hƣởng trực tiếp của yếu tố kinh tế tới vấn đề này và đề xuất những giải pháp chung
góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự tiếp diễn – có thể là trầm trọng hơn - của tình trạng
trẻ em lao động sớm nhƣ hiện nay. Hầu nhƣ chƣa có tác giả và nghiên cứu chuyên
biệt nào tiến hành đề tài phân tích những nguy cơ mà trẻ em lao động sớm có thể
gặp phải và đặc biệt là nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở Trẻ lao động sớm cũng nhƣ
hậu quả mà các em phải đối mặt lại càng hiếm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể có
đƣợc cái nhìn nhanh nhạy về vấn đề luận văn quan tâm từ những tin tức, vụ việc về
lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm qua các bài viết, tin nhanh trên báo chí.
2.2. Nghiên cứu về lạm dụng tình dục ở trẻ em
Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT – một tổ chức
hoạt động vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào những năm 1990
tại Thái Lan, đã viết trong cuốn sách “Lạm dụng tình dục ở Trẻ em – nỗi phẫn uất
của cộng đồng/ The rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm trọng đang xảy
ra trong xã hội châu Á. Và điều nghiêm trọng ấy chính là nạn lạm dụng tình dục trẻ
em. Cuốn sách của Grandy Ron’’O là bức tranh miêu tả sắc nét thực tế đáng sợ mà
tất cả chúng ta buộc phải thừa nhận, hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên
13
khắp châu Á đang trở thành nạn nhân của vấn nạn Lạm dụng tình dục. Hầu hết các
câu chuyện mà Grandy Ron’’O phơi bày trong cuốn sách của mình đều là những
câu chuyện chân thật về những đứa bé nghèo, bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm. Từ
Mianma cho tới Thái Lan, từ Ấn Độ sang đến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho
đến Trung Quốc, Hồng Kông, Ma cao… trong bất kỳ một nhà chứa nào, chúng ta
cũng có thể bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ đang bị ép phải bán thân, phải trở
thành gái mại dâm trong những “sex tour”, phải trở thành đồ chơi trong những cuộc
vui xác thịt của ngƣời lớn… Cái kết chung cho những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục
nếu không phải là HIV/ AIDS thì cũng là sự tàn phế suốt đời về tâm lý, tinh thần.
Trẻ em bị lạm dụng tình dục hầu nhƣ không có cơ hội để trở về với cuộc sống bình
thƣờng nhƣ bao trẻ em khác. Thông qua cuốn sách, Grandy Ron’’O còn gửi tới
chúng ta một thông điệp đáng trân trọng: hãy cứu lấy những đứa trẻ này vì trẻ em là
tất cả của chúng ta.
Trong bài viết “Lạm dụng, ngược đãi trẻ em – một vấn đề xã hội cần quan
tâm”, tác giả Nguyễn Hồng Thái nhận định: quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam
trong thời gian qua, cùng với lối sống cơ chế thị trƣờng đã tác động tiêu cực tới tình
trạng lạm dụng, ngƣợc đãi trẻ em. Trong các hình thức lạm dụng, ngƣợc đãi trẻ em
bài viết trình bày thì lạm dụng tình dục trẻ em đƣợc tác giả đặc biệt chú ý bởi theo ý
kiến của tác giả, vấn đề này chƣa nhận đƣợc sự quan tâm thích đáng từ xã hội. Bên
cạnh đó, khái niệm lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam dƣờng nhƣ vẫn còn hạn
chế trong các trƣờng hợp hãm hiếp, trong khi khái niệm này rất rộng mở. Tác giả
cũng bày tỏ sự lo ngại của mình khi mà các đƣờng dây dụ dỗ trẻ em hành nghề mại
dâm, phục vụ các “sex tour” đang ngày một gia tăng.
“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ
em và giải pháp khắc phục” - 2005, một nghiên cứu của tác giả Dƣơng Tuyết Miên
– giảng viên khoa Luật hình sự, trƣờng Đại học Luật Hà Nội đƣợc đăng tải trên Đặc
san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học. Trong bài viết, tác giả đã đi sâu phân tích
những tổn hại về mặt tinh thần mà nạn nhân của tội hiếp dâm gặp phải. Ngoài sự
đau đớn về mặt thể xác, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, HIV – AIDS, có
thai ngoài ý muốn…, nạn nhân của tội hiếm dâm còn bị chấn thƣơng nghiêm trọng
14
về tinh thần mà shock chỉ là 1 trong số ít các biểu hiện. Tác giả cũng trích dẫn kết
quả nghiên cứu của Patricia A.Resick, sau khi bị hiếp dâm có tới 96% nạn nhân rơi
vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có
những rối loạn tâm lý, có vấn đề trong điều chỉnh hành vi về mặt xã hội. Theo tác
giả thì ở Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu nào về trạng thái tâm lý của nạn
nhân tội hiếp dâm đƣợc tiến hành. Tuy nhiên những hậu quả là không thể phủ nhận;
đặc biệt đối với những bé gái bị chính ngƣời thân trong gia đình (bố đẻ, bố dƣợng,
chú, ông ngoại…) hãm hiếp.
Tác giả Hồng Khánh trong bài viết “Hơn 1.000 trẻ ở Hà Nội có nguy cơ bị
xâm hại tình dục”- 2007 trên trang web vietbao.vn đã thống kê số trẻ em có nguy cơ
bị lạm dụng tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Theo tác giả hơn 1000
trẻ có nguy cơ này hầu hết là thuộc nhóm trẻ mồ côi, trẻ em lang thang, trẻ lao động
sớm làm thuê tại các gia đình, cơ sở, dịch vụ… Bài viết cũng đã trích lời Chi cục
phó cục Phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, ông Nguyễn Thu Gia cho hay: “Tất cả
phường xã của Hà Nội đều có thể có trẻ em nguy cơ bị xâm hại tình dục. Hiện
tượng ông chủ xâm hại tình dục đối với người giúp việc không phải là hiếm”. Bài
viết là lời cảnh tỉnh về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn của các bộ, ban, ngành các cấp trên địa bàn thành phố Hà
Nội hiện nay.
Với đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000 - 2010”,
các chuyên gia của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động – Thƣơng binh và
xã hội đã đƣa ra những nhận định, đánh giá, và quan điểm của mình về cơ sở lý luận
cũng nhƣ cơ sở thực tiễn trong nƣớc để từ đó xây dựng một chiến lƣợc bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời kỳ 2000 – 2010. Bằng cách
phác họa vắn tắt thực trạng tình hình trẻ em bị xâm hại tình dục ở nƣớc ta hiện nay
cũng nhƣ thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình
dục, các chuyên gia đã đề xuất một chiến lƣợc tổng hợp với mục tiêu tổng quát:
“Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ
quan, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, trong mỗi gia đình và toàn
15
xã hội để ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại
tình dục…” .
Tóm lại, dễ dàng nhận thấy còn có sự thiếu hụt những nghiên cứu khoa học
về mảng đề tài nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở Trẻ em lao động sớm. Mỗi một
nghiên cứu, một bài báo đều chỉ đề cập đến một vài khía cạnh của vấn đề lạm dụng
tình dục ở trẻ em nói chung chứ chƣa đi sâu phân tích nguy cơ này ở từng nhóm đối
tƣợng trẻ em, nhất là Trẻ em lao động sớm. Cùng với tính chất quan trọng của nó,
chúng ta thực sự cần quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này.
Tuy không có tham vọng đem đến những kiến thức mới nhƣng luận văn mong
muốn sẽ góp phần đƣa ra cái nhìn đầy đủ về nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở nhóm Trẻ
em lao động sớm hiện nay cũng nhƣ đề xuất các giải pháp/ mô hình có sự can thiệp
Công tác xã hội nhằm phòng ngừa nguy cơ này đối với nhóm Trẻ lao động sớm.
Chính vì vậy, đề tài “Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm
dụng tình dục ở trẻ lao động sớm” đƣợc tiến hành khảo sát trên địa bàn 2 quận Ba
Đình và Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa và làm rõ những chiều cạnh lý
thuyết và phƣơng pháp Công tác xã hội đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của đề tài.
Luận văn vận dụng một số lý thuyết (sai lệch xã hội, phân tâm học, can thiệp
khủng hoảng, liệu pháp tƣ duy) và phƣơng pháp CTXH trong việc phòng ngừa nguy
cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ em lao động sớm.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Đây là vấn đề đáng quan tâm của tất cả các cấp, các ngành và của toàn xã
hội, bởi trẻ em chính là tầng lớp sẽ kiến tạo nên một xã hội mới giàu mạnh và văn
minh hơn. Nhƣng cũng chính trẻ em hiện nay đang gặp phải những vấn đề dẫn đến
hạn chế phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Thông qua đề tài nghiên cứu này hi
vọng rằng toàn xã hội sẽ quan tâm đến những mầm non tƣơng lai cả đất nƣớc, đặc
biệt là những em có hoàn cảnh đặc biệt.
16
Khơi dậy trong mỗi ngƣời ý thức về chăm sóc và bảo vệ trẻ em, cho trẻ em
đƣợc phát triển trong môi trƣờng an toàn nhất. Trang bị những kiến thức cơ bản
nhất cho các bậc làm cha làm mẹ, những ngƣời lớn về nhu cầu phát triển và nhu cầu
cần đƣợc bảo vệ của trẻ thơ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng Trẻ em lao động sớm trên địa bàn thành phố Hà Nội
nói chung, đặc biệt là trên địa bàn hai quận Ba Đình và Hoàn Kiếm nói riêng. Qua
đó tìm hiểu các yếu tố, nguy cơ đến tình trạng bị lạm dụng tình dục ở Trẻ em lao
động sớm và đề xuất giải pháp có sự can thiệp của công tác xã hội nhằm phòng
ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục mà nhóm trẻ này có thể gặp phải.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thao tác hóa một số khái niệm công cụ: công tác xã hội, trẻ em lao động
sớm/ lao động trẻ em, nguy cơ, lạm dụng tình dục, trẻ em lao động sớm bị lạm dụng
tình dục.
Khảo sát thực trạng Trẻ em lao động sớm trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện
nay và nguy cơ bị lạm dụng tình dục của nhóm Trẻ em lao động sớm.
Phân tích vai trò, nhiệm vụ của Công tác xã hội trong việc giúp đỡ nhóm Trẻ
em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục.
Nghiên cứu và đề xuất những khuyến nghị, những giải pháp nhằm phát huy
hiệu quả sự can thiệp của Công tác xã hội nhằm giúp đỡ nhóm Trẻ em lao động sớm
phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục.
5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội trong việc phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở trẻ
em lao động sớm.
5.2 Khách thể nghiên cứu
Nhóm trẻ em lao động sớm trên địa bàn quận: Hoàn Kiếm và Ba Đình, thành
phố Hà Nội.
17
Nhóm trẻ em lao động sớm đƣợc lựa chọn trong mẫu nghiên cứu bao gồm:
(1) trẻ em làm giúp việc trong các hộ gia đình; (2) trẻ em làm thuê tại các nhà hàng,
quán ăn và (3) trẻ em làm việc trong các cơ sở sản xuất tƣ nhân nhỏ lẻ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: tháng 01/ 2015 – tháng 06/ 2015.
Không gian: 2 quận Ba Đình và Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Tình hình Trẻ em lao động sớm trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đến
từ những địa phƣơng nào?
Trẻ em lao động sớm có nguy cơ bị lạm dụng tình dục không và mức độ các
em phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục nhƣ thế nào?
Nhân viên CTXH có vai trò nhƣ thế nào trong việc giúp đỡ trẻ em lao động
sớm phòng ngừa nguy cơ bị lạm dụng tình dục?
8. Giả thuyết nghiên cứu
Hầu hết trẻ em lao động kiếm sống hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội
mà đặc biệt là ở quận Ba Đình và Hoàn Kiếm đều xuất thân từ những vùng quê
nghèo, thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, kinh tế chƣa phát triển…
Sự hạn chế về nhận thức, hiểu biết của trẻ em lao động sớm về nguy cơ bị
lạm dụng tình dục; do môi trƣờng làm việc tiềm ẩn nhiều rủi ro hay cuộc sống thiếu
sự quan tâm từ gia đình cũng nhƣ cộng đồng…. là những nguyên nhân cơ bản khiến
trẻ em lao động sớm luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục. Do đó các
em luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lạm dụng tình dục ở nhiều mức độ khác nhau.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, cùng thực trạng và nguy cơ bị lạm dụng tình
dục của TELĐS thì sự tham gia của NV CTXH có thể sẽ đóng vai trò tích cực và
hiệu quả trong việc giúp đỡ trẻ em lao động sớm phòng ngừa nguy cơ này.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Cơ sở phương pháp luận:
Vận dụng một số lý thuyết và mô hình can thiệp Công tác xã hội nhƣ: Lý thuyết
về sai lệch xã hội, Lý thuyết can thiệp khủng hoảng, Thuyết phâm tâm học, Thuyết hệ
thống, và Liệu pháp tƣ duy…
18
9.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
9.2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu:
Thu thập và xử lý các tƣ liệu sẵn có, các số liệu, các kết quả nghiên cứu về
vấn đề trẻ em lao động sớm và trẻ em bị lạm dụng tình dục đã đƣợc nghiệm thu,
công bố trên sách, báo, tạp chí khoa học trong nƣớc và quốc tế.
Tham khảo và sử dụng một số số liệu báo cáo thống kê, khảo sát của các cơ
quan nhà nƣớc quản lý về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tham khảo và sử dụng một số tƣ liệu sẵn có thuộc về chuyên ngành Công tác
xã hội.
9.2.2. Phương pháp khảo sát thực tiễn:
9.2.2.1. Phỏng vấn sâu
Với mục đích thu thập thông tin cho đề tài, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu
15 trẻ lao động sớm, gồm: 04 trẻ nam và 11 trẻ nữ thuộc 3 nhóm: (1) trẻ em làm
giúp việc trong các hộ gia đình; (2) trẻ em làm thuê tại các nhà hàng, quán ăn và (3)
trẻ em làm việc trong các cơ sở sản xuất tƣ nhân nhỏ lẻ.
Phỏng vấn sâu là phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tiễn đòi hỏi ở ngƣời nghiên
cứu một sự nhạy bén, khéo léo và chính xác cao trong quá trình nhận biết, thu thập và
xử lý thông tin. Nội dung Phỏng vấn sâu vì vậy cũng đa dạng và gợi mở hơn so với các
phƣơng pháp điều tra khảo sát định lƣợng; đặc biệt đối với một vấn đề còn khá mới mẻ
và nhạy cảm nhƣ vấn đề Lạm dụng tình dục ở Trẻ em lao động sớm.
9.2.2.2. Phương pháp chuyên gia: trao đổi, lấy ý kiến đóng góp của một số
chuyên gia
Nghiên cứu tiến hành xin ý kiến của 02 chuyên gia trong lĩnh vực Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung và đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực
Công tác xã hội nói riêng về vấn đề mà nghiên cứu đề cập tới.
9.2.2.3 Phương pháp quan sát
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp quan sát thông qua các tri giác nhƣ nghe,
nhìn… nhằm thu thận thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng các mục tiêu nghiên
cứu của đề tài: về tình hình trẻ em lao động sớm thực tế tại các nhà hàng, thái độ
của nhóm trẻ em lao động sớm khi đƣợc phỏng vấn về các vấn đề mà mình gặp phải
19
trong quá trình lao động, làm việc, quan sát đƣợc sơ bộ tình trạng lao động thực tế
của các em tại nơi làm việc…
9.2.3.4 Phương pháp can thiệp trực tiếp Công tác xã hội với cá nhân:
Với trƣờng hợp trẻ em lao động sớm là nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục,
nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp can thiệp trực tiếp Công tác xã hội với cá nhân
nhƣ một tiến trình cốt lõi trong việc trị liệu những thƣơng tổn về mặt tâm lý (nếu
có) ở trẻ.
Bên cạnh đó, do đặc tính nhạy cảm và tế nhị của vấn đề mà luận văn quan
tâm, phƣơng pháp can thiệp cá nhân tỏ rõ sự hiệu quả hơn so với những phƣơng
pháp CTXH khác.
20
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm liên quan đƣợc sử dụng trong đề tài
1.1.1. Khái niệm Trẻ em lao động sớm hay Lao động trẻ em
Xét trên góc độ luật pháp quốc tế (Công ƣớc về quyền trẻ em), Công ƣớc số
138 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và luật pháp của quốc gia (Hiến pháp, Bộ
luật Lao động và Luật Dân sự) thì ở Việt Nam có thể đƣa ra sử dụng các khái niệm
(thuật ngữ) sau: [28]
Trẻ em làm việc: là hiện tƣợng trẻ em dành một số thời gian để làm các công
việc giúp đỡ gia đình, kết hợp trong giáo dục để nâng cao hiểu biết về lao động, rèn
luyện ý chí tự lực, làm quen với lao động. Những công việc các em làm phù hợp với
sức khỏe của các em, không ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của thể lực, trí lực,
nhân cách và đặc biệt không cản trở đến việc học tập, vui chơi, giải trí của các em.
Nó có nhiều mặt tích cực giúp cho trẻ em xác định đƣợc trách nhiệm khi đến tuổi
trƣởng thành.
Lao động trẻ em: là chỉ những em dƣới tuổi lao động đang sử dụng hầu hết
thời gian, mà đáng lẽ dành cho học tập, để làm những công việc không hợp với sức
mình nhằm tạo ra thu nhập mƣu sinh cho bản thân và hỗ trợ cho gia đình. Đó là
những trẻ em làm thuê trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong
khu vực không chính thức; trẻ em lang thang kiếm sống ở các đô thị; trẻ em làm các
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các công việc ảnh hƣởng đến nhân cách
của các em. Các công việc đã cƣớp đi cơ hội phát triển cơ thể, giáo dục và các nhu
cầu trẻ thơ khác của các em.
Nhƣ vậy, khái niệm Lao động trẻ em hay Trẻ em lao động sớm đƣợc tiếp
cận đồng thời từ hai khía cạnh cơ bản, đó là: độ tuổi và tính chất công việc mà
trẻ tham gia.
Xét trên khía cạnh tính chất công việc mà trẻ tham gia, khái niệm Trẻ em lao
động sớm (Child labour) hoàn toàn khác với khái niệm Trẻ em tham gia làm việc
(Child work). Thuật ngữ Trẻ em tham gia làm việc đƣợc sử dụng khi trẻ em tham
gia một cách tự nguyện để giúp đỡ gia đình. Những công việc này phù hợp với lứa
21