Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích đền An Sinh, xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.17 KB, 32 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Bố cục tiểu luận ........................................................................................... 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ AN SINH VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
ĐỀN AN SINH .................................................................................................. 6
1.1. Khái quát về xã An Sinh ........................................................................ 6
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..................................................... 6
1.1.2. Dân cư ............................................................................................ 7
1.1.3. Kinh tế ............................................................................................. 8
1.1.4. Văn hóa, xã hội ............................................................................... 9
1.2. Lịch sử hình thành đền An Sinh........................................................... 10
Chương 2: NHỮNG GIÁ TRI VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ
CỦA ĐỀN AN SINH....................................................................................... 13
2.1. Những giá trị văn hóa vật thể ................................................................ 13
2.1.1. Không gian cảnh quan .................................................................... 13
2.2.2. Kiến trúc ......................................................................................... 14
2.2.3. Di vật trong di tích .......................................................................... 15
2.2. Những giá trị văn hóa phi vật thể ........................................................... 16
2.2.1. Sinh hoạt văn hóa thường nhật ........................................................ 16
2.2.2. Lễ hội .............................................................................................. 17
2.3. Đền An Sinh trong đời sống văn hóa cộng đồng .................................... 19
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐỀN
AN SINH ......................................................................................................... 21
3.1. Thực trạng công tác bảo tồn di tích đền An Sinh ................................... 21
1



3.1.1. Cơ sở bảo tồn .................................................................................. 21
3.1.2. Công tác quản lý, bảo tồn di tích hiện nay ...................................... 22
3.2. Một số giải pháp phát huy giá trị di tích................................................. 23
3.2.1. Cơ chế chính sách đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng ............................. 24
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý .............................. 25
3.2.3. Giải pháp về môi trường ................................................................ 26
3.2.4. Một số giải pháp khác ..................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 29
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 30

2


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Cùng với quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã xây dựng
nên một nền văn hóa Việt ngàn đời với những tinh hoa được tích tụ và lắng
đọng qua từng thế hệ. Di tích lịch sử - văn hóa là những trang sử sống có sức
thuyết phục với mọi người con đất Việt vì ở đó có lưu giữ những dấu ấn của
lịch sử, mang hơi thở của thời đại lưu truyền lại cho những thế hệ mai sau.
Những di tích lịch sử - văn hóa ấy được coi như một “Bảo tàng sống” về tri
thức, điêu khắc, nghệ thuật trang trí và những giá trị văn hóa phi vật thể. Việc
gìn giữ những di tích này không chỉ đơn thuần là gìn giữ những thành quả vật
chất của người xưa mà hơn hết đó còn là sự kế thừa, phát huy và sáng tạo ra
những giá trị văn hóa mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Kiến trúc cổ là một bộ phận quan trọng cấu thành kho tàng Di sản văn hóa

dân tộc, các công trình kiến trúc cổ có khả năng biểu đạt những nét chung nhất
về các mặt khoa học kĩ thuật và văn hóa nghệ thuật của từng thời đại. Khi xây
dựng các công trình kiến trúc, con người luôn có khát vọng biểu hiện cụ thể và
chân thực những tư tưởng của thời đại trong công trình xây dựng thông qua
hình tượng nghệ thuật và những phương pháp đặc thù của tri thức dân gian.
Chính vì vậy, các công trình kiến trúc không chỉ chứa đựng những giá trị về
mặt kiến trúc và nghệ thuật mà nó còn là một bức thông điệp về văn hóa, tư
tưởng của người xưa truyền lại cho các thế hệ sau.
Kiến trúc cổ Việt Nam phong phú và đa dạng về loại hình, trong đó ngôi
đền là một trong những địa điểm tâm linh có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong
đời sống văn hóa cộng đồng. Nhiều vị thần tối linh được phụng thờ trong các
di tích, nhiều nhân vật lịch sử được thần thánh hóa thành các vị thần bảo vệ
cho cả cộng đồng cư dân trong đó có nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu thời kì
nhà Trần. Đây là vương triều được xây dựng và tồn tại trong thời gian dài của
lịch sử dân tộc với sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực cùng với những
3


chiến công dạng rỡ trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Tương
truyền nhà Trần khởi phát từ khu vực Đông Triều của Quảng Ninh sau mới
chuyển về vùng nước non Tức Mặc (Nam Định). Khi xây dựng vương triều
hùng mạnh, nhà Trần vẫn hướng về quê cũ nên nhiều vị vua sau khi qua đời đã
được an táng tại khu vực An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh) và được phụng
thờ trải qua nhiều thế hệ. Ngôi đền nằm trên đất xã An Sinh hiện nay mà nhân
dân quen gọi là đền An Sinh chính là nơi phụng thờ các vị vua nhà Trần, là nơi
mà nhân dân khắp cả nước cùng hướng về với lòng thành kính và ngưỡng mộ.
Đây là nơi còn lưu giữ được nhiều giá trị độc đáo về mặt lịch sử, văn hóa, khoa
học… có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của cư dân địa phương.
Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị khu di
tích đền An Sinh, xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” làm đề

tài tiểu luận năm thứ ba của mình.
2.

Mục đích nghiên cứu

Bài tiểu luận tập trung tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, lễ hội của đền An
Sinh qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn cũng như phát huy các tinh
hoa , giá trị văn hóa của di tích đề An Sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của bài tiểu luận là đền An Sinh cùng các
hoạt động văn hóa như lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng liên quan tới di
tích, cùng với đó là công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong giai đoạn
hiện nay.
4.

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Đền An Sinh, thị trấn Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
- Thời gian: Từ năm 2000 đến nay
5.

Phương pháp nghiên cứu

- Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Bảo tàng
học, Bảo tồn di tích, Mĩ thuật học, Sử học, Xã hội học...
4


- Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng sử dụng các phương pháp khảo sát tại
thực địa để quan sát, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, thu thập nguồn tài

liệu hiện vật có trong di tích.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu
6.

Bố cục tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về xã An Sinh và lịch sử hình thành đền An Sinh
Chương 2: Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đền An
Sinh
Chương 3: Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị đền An Sinh

5


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ XÃ AN SINH VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
ĐỀN AN SINH
1.1. Khái quát về xã An Sinh
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đông Triều hiện nay bao gồm 21 đơn vị hành chính, (19 xã và 2
thị trấn).
Xã An Sinh nằm ở khu vực trung tâm huyện Đông Triều. Với số dân gần
6.000 người, xã An Sinh có diện tích 83,12 km2, là đầu mối mọi quan hệ chính
trị, kinh tế văn hoá xã hội, quân sự của toàn huyện. Xã An Sinh cách thị trấn
Đông Triều 8 km về phía đông và cùng nằm trên quốc lộ 18 A.
Năm 1964, khi Đặc Khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh được sát nhập lại
để thành tỉnh Quảng Ninh, Đông Triều chính thức trở thành một đơn vị hành

chính cấp huyện của tỉnh Quảng Ninh trong đó có xã An Sinh.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
An Sinh có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là
23 độ 4. Tháng giêng rét nhất, nhiệt độ trung bình 16 độ 6, tháng 6 nóng nhất,
nhiệt độ trung bình 28 độ 4. Độ ẩm trung bình hàng năm 81 độ. Lượng mưa
trung bình hàng năm 1.089 mm. Giờ nắng trung bình trong một ngày là 4,4
giờ. ở đây đôi khi có sương mù vào cuối đông.
Núi non ở An Sinh nằm trong hệ thống dãy núi Đông Triều chủ yếu có
các dãy núi đáng chú ý là vòng cung Đông Triều ở phía chính bắc huyện, chạy
dài từ tây sang đông, trong đó có núi Yên Tử nổi tiếng. Phía nam của huyện là
dãy núi nhỏ thấp dần, cũng chạy dài từ tây sang đông, trong các dãy núi đó có
núi Con Mèo, một thắng cảnh đẹp.
Hệ thống núi Đông Triều gồm 3 dãy song song chạy từ tây sang đông.
6


Dãy đầu tiên tính từ phía bắc là cao nhất, rồi các dãy thứ 2, thứ 3 thì thấp dần.
Giữa khoảng cách các dãy đó là những dải đất màu mỡ có các xóm ở tập trung,
thừ dãy thứ nhất cao nhất là liên tiếp, còn dai dãy kia đều đứt quãng luôn.
Đồng bằng lớn ở An Sinh chiếm diện tích khoảng 92ha, lọt giữa hai dãy
đồi núi thứ hai và thứ ba kể trên. Bề mặt đồng bằng An Sinh có độ cao chênh
lệch từng chỗ khoảng 3 đến 4m, và tất cả đều cao hơn mực nước sông Kinh
Thầy chừng 2m. Thành phần đất đai chủ yếu gồm cát và đất sét, thiếu nước và
hơi bạc màu.
Chảy trên đất An Sinh có nhiều con sông, nhưng chỉ có thể kể ra các con
sông chính như sông Kinh Môn, Sông Giá, Sông Đá Bạc.
1.1.2. Dân cư
An Sinh là một trong số xã có số dân đông của huyện Đông Triều. Tính
đến năm 1999, An Sinh có 5310 người, trong đó 3318 người ở độ tuổi lao
động,. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm khoảng 1,78%. Mật độ dân số đạt 64

người/km2, gồm 28% dân số sống trong vùng trung tâm xã và 72% dân số sống
ở các thôn xóm.
An Sinh cũng là một xã có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Bên cạnh dân
tộc Kinh chiếm 97% dân số, còn có tới 7 dân tộc anh em, trong đó đáng kể là:
Sán Dìu, Dao, Tày, Hoa, Nùng, Chỉ,...
Cũng như ở nhiều nơi khác, nhân dân An Sinh theo hai tôn giáo chính:
Phật giáo và Thiên chúa giáo. Số người theo đạo Thiên chúa ở An Sinh chiếm
khoảng trên dưới 5%. Toàn xã có hai xóm đạo với giáo dân gồm 1123 người.
Đông nhất vẫn là tín đồ Phật giáo. Nếu tính cả số chùa đã bị hư hỏng thì toàn
xã có tới hơn 12 chùa cùng nhiều đền, miếu, đình làng nằm rải rác khắp xã.
Hiện nay, An Sinh có trên 29 dòng họ cùng nhau chung sống hòa thuận,
xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Người dân An Sinh vốn có truyền
thống hiếu học từ lâu đời. Từ xưa, nơi đây đã có nhiều người thi cử đỗ đạt làm
7


quan như … Tiếp nối truyền thống đó, con em An Sinh ngày nay đã không
ngừng phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, cùng nhau hăng say thi
đua học tập, rèn luyện trong từng trường học, từng cấp học... Bên cạnh đó
phong trào hiếu học của địa phương cũng có sự phát triển mạnh mẽ với sự
tham gia của nhiều hội khuyến học được thành lập ở các dòng họ nhằm khích
lệ, động viên con cháu cố gắng phấn đấu học hành, thi cử đỗ đạt làm rạng danh
cho dòng họ, quê hương, để tiếp nối mạch nguồn hiếu học từ xa xưa cha ông
đã để lại.
Ngày nay, mọi người dân An Sinh đều hăng say thi đua học tập, lao động,
sản xuất để cùng nhau chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn
minh, tiếp nối mạch nguồn vẻ vang của cha ông đã để lại với những truyền
thống tốt đẹp cùng những tinh hoa được tích tụ và lưu truyền qua từng thế hệ
con người nơi đây.
1.1.3. Kinh tế

- Nông nghiệp
Đồng bằng An Sinh chiếm diện tích khoảng 2100 mẫu. Bề mặt đồng bằng
có độ cao chênh nhau từ 3 đến 4 m. Đất đai nói chung bạc màu, thành phần
chủ yếu là sét và cát. Nếu có mưa nhiều mới hy vọng được mùa.
Nông dân An Sinh xưa chỉ cấy một vụ tháng 10, trừ một số vùng thung
lũng nhiều nước mới có thể làm một năm 2 vụ, vì vậy các công trình đê điều để
trị thuỷ, thủy lợi ở vùng thiếu nước này đóng vai trò quan trọng.
Từ thế kỷ XIII, nhà nước phong kiến Việt Nam đã bắt đầu khuyến khích
việc đắp đê. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi sự kiện đắp đê “đình nhĩ”. đắp
suốt từ đầu nguồn cho đến bờ biển để giữ nước lụt tràn ngập. Đặt chức “Hà đê
chánh phó sứ” để trông coi. Có lẽ ở một vùng thiếu nước Đông Triều trong đó
có An Sinh cũng bắt đầu có đê từ ngày đó.
Đến thế kỷ XVII, lại thấy sử chép về việc đắp đê chân kim ở vùng này:
8


Tháng 8 (năm 1526)lệnh cho cả phủ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Kinh Môn, Nam
Sách, Thái Bình đắp đê chân kim”.
Cho đến thời Nguyễn, theo tổng kết của Sách Đại nam nhất thống chí,
toàn bộ huyện Đông Triều đã có một hệ thống đê ngăn nước mặn có chiều dài
135 trượng.
- Thương nghiệp
Các đường giao thông thuỷ bộ luôn là điều kiện tiên quyết cho sự phát
triển thương mại. Đông Triều cũng có nhiều sông, đặc biệt là sông Thử Chân
có các chi lưu chảy suốt ngang huyện theo chiều từ tây sang đông. Lại có
đương giao thông chiến lược chạy thông suốt song song với con sông ngang
qua huyện cũng theo trục tây đông. Lẽ đương nhiên thương nghiệp ở đây cũng
phát triển, nhưng không thể sầm uất bằng đất Yên Quảng, chỉ là một trong
nhiều ngả tụ hội góp phần yên vui cho đất Yên Quảng.
Nét đặc sắc về kinh tế của An Sinh thời cổ là tiềm năng lâm sản và

khoáng sản. Tiềm năng đó đã được phát hiện và bước đầu khai thác, Song vì
những hạn chế về khoa học kỹ thuật và những điều kiện kinh tế khác, tiềm
năng đó chưa được khai thác tốt để nâng cao hơn nữa đời sống kinh tế của
nhân dân.
Trải qua quá trình phấn đấu gian khổ, đến nay cuộc sống của nhân dân
An Sinh đã được cải thiện rõ rệt, 93% số hộ nông dân đủ ăn trong các kỳ giáp
hạt. Một bộ phận nông dân khá đã có dư thừa, tích luỹ vốn kinh doanh. 98%
nóc nhà đã được ngói hoá. 86% đồ dùng tiện nghi trong các gia đình đã được
nâng rõ rệt, kể cả những đồ dùng cao cấp như xe máy, vô tuyến truyền hình, tủ
lạnh,...
1.1.4. Văn hóa, xã hội
Hiện nay xã An Sinh có 63,5% số người đi học. Đặc biệt xã An Sinh đã
được công nhận là xã hoàn thành phổ cập cấp I từ năm 1990 và xoá xong nạn
9


mù chữ trong độ tuổi năm 1991. Hiện nay An Sinh có trên 1000 người là công
nhân kỹ thuật và trung học chuyên nghiệp; nhiều người có trình độ đại học và
cao đẳng.
Tính đến năm 1992, nhân dân An Sinh đã tự xây dựng trung tâm văn hoá.
Đặc biệt An Sinh có đài truyền thanh phát sóng ngắn với trên 12 đài trạm cơ
sở, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin đại chúng. Toàn xã có 2 trạm y
tếvới gần 30 giường bệnh, có 2 phòng khám khu vực, 2 trung tâm dịch vụ kế
hoạch hoá gia đình. Như vậy ngành y tế đã thoả mãn tương đối nhu cầu bảo vệ
sức khoẻ và chữa bệnh cho nhân dân.
1.2. Lịch sử hình thành đền An Sinh
Nằm trong hệ thống di tích nhà Trần tại Đông Triều, cách không xa thị
trấn Đông Triều có một ngôi đền được coi là một trong số những công trình tín
ngưỡng tâm linh thiêng. Đền An Sinh, ngôi đền lớn thờ tự các vị vua Trần, xưa
Đền còn được gọi là Điện An Sinh. Đền toạ lạc trên một đồi đất thoai thoải

giữa vùng linh địa ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều. Phía sau
đền gồm các lăng miếu các vua Trần được cũng được xây dựng ở vùng đất
này. Đây là một di tích cổ nằm trong quần thể khu di tích đền thờ lăng mộ các
vua Trần ở huyện Đông Triều.
Theo nội dung văn bia tại đền An Sinh do ông Hoàng Giáp, Viện Nghiên
cứu Hán Nôm sưu tầm và dịch tại Thông báo Hán Nôm năm 2002, Hà Nội,
2003, trang 164 thì Ngũ vị hoàng đế triều Trần được thờ tại điện An Sinh gồm
có: "Anh Tông hoàng đế, mất ngày 16 tháng 3 năm Canh Thân (1320). Táng
tại lăng xứ Đồng Thái, 65 mẫu. Minh Tông hoàng đế, mất ngày 19 tháng 2
năm Đinh Dậu (1357). Táng tại lăng xứ Đồng Mục, 65 mẫu. Dụ Tông hoàng
đế, mất ngày 25 tháng 5 năm Kỷ Dậu (1369). Táng tại lăng Phụ Xứ, 65 mẫu.
Phụ Xứ tục gọi là xứ Đống Mối. Nghệ Tông hoàng đế, mất ngày 15 tháng 12
năm Giáp Tuất (1394). Táng tại xứ Đồng Hỷ, 65 mẫu. Tục truyền là Chiêu
lăng. Khâm minh Thánh vũ hiển đạo An Sinh hoàng đế, mất ngày 2[…] tháng
10


10 năm Tân Hợi, táng tại xứ Đồng Sinh, 65 mẫu. Nghi mất vào ngày 1 tháng
4…". Trong năm vị được thờ tại Điện An Sinh trong lịch sử, có một nhân vật
được tôn làm hoàng đế mặc dù chưa nắm ngôi vị lần nào đó là Trần Liễu (An
Sinh vương- anh trai của vua Trần Thái Tông) với hiệu Khâm minh thánh vũ
hiển đạo An Sinh hoàng đế. Vùng đất An Sinh xưa chính là Thái ấp đầu tiên tại
vùng đất Đông Triều mà người em trai vua Trần Thái Tông đã ban cho Trần
Liễu.
Sự kiện lịch sử năm 1381 theo văn bia còn lưu giữ tại đền An Sinh thì
năm 1381, để tránh nạn người Chiêm sang cướp phá, nhà Trần đã chuyển các
lăng mộ về An Sinh Đông Triều, sau lăng mộ vua Trần Anh Tông là công trình
lăng tẩm đầu tiên của nhà Trần xây dựng trên đất Đông Triều năm 1320. Sách
Đại Việt sử ký toàn thư ghi: "Tháng 6, rước thần tượng các lăng ở Quắc
Hương, Thái Đường, Long Hưng, Kiến Xương đưa về lăng lớn ở Yên Sinh để

tránh [nạn] người Chiêm Thành vào cướp”. Theo văn bia và lệnh chỉ tại đền
An Sinh thì tên điện An Sinh được nhắc đến sớm nhất trong bia ký là năm
Chính Hòa 11 (1690), bia có tên Trần triều bi ký, bia này được khắc lại vào
năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) nội dung ghi lại ngự vị các vua Trần an táng tại An
Sinh; bia Trùng tu tự bi ký năm thứ 7 (1711) có nhắc đến việc phân công người
của chúa Trịnh để trông nom điện An Sinh. Như vậy, có thể thấy điện An Sinh
nơi thờ ngũ vị hoàng đế tồn tại ít nhất đến thời Lê và sau đó được xây dựng lại
để thờ Bát vị hoàng đế triều Trần ở thời Nguyễn. Cũng theo nội dung văn bia
Trần triều bi ký có ghi: "…Miếu công chúa Ai Lao tại xứ Cây tùng, điện An
Sinh, 19 mẫu, 9 sào". Cùng với việc thờ ngũ vị hoàng đế thì tại điện An Sinh
còn có miếu thờ công chúa Ai Lao - Linh Xuân, công chúa là người tài đức
vẹn toàn nên đã được triều đình nhà Trần và nhân dân lập miếu thờ. Bia Thừa
lập hậu thần bi ký dựng năm Cảnh Hưng thứ 28 năm 1767 có ghi nội dung
trùng tu điện An Sinh và miếu công chúa Ai Lao - Linh Xuân. Hệ thống văn
bia này hiện vẫn còn được lưu giữ tại đền An Sinh.
Theo Trần triều Thánh tổ các xứ địa đồ, năm Bảo Đại thứ 17 (1944) thì
11


quy chế điện An Sinh được chia làm ba tòa với ba cấp nền khác nhau. Tòa
trong cùng nền dài 3 trượng (9,9m); rộng 2 trượng 2 (7,2m); tòa giữa nền dài 2
trượng (6,6m) và tòa ngoài cùng có nền dài 3 trượng 5 (11,55m); rộng 2 trượng
(6,6m); xung quanh điện có hai lớp tường đất bao, hai lớp tường cách nhau 2
trượng (6,6m); tường đất phía ngoài giáp lăng Tư Phúc ở phía đông bắc có
chiều dài 15 trượng (49,5m).
Vào thời Nguyễn điện được xây dựng lại với kiến trúc gồm ba tòa nhà
rộng 5 gian theo kiểu chữ tam. Lúc này trong đền thờ tám vị hoàng đế, với ý
nghĩa thờ tám vị thánh triều Trần. Hai bên có các dãy nhà khách và dãy nhà
cho người coi đền ở. Ngoài ra bên cạnh đền có hai miếu nhỏ, một cái thờ Bà
Hoàng và một cái (phía trái của đền) thờ đức Thánh Khổng Tử. Chung quanh

có thành bao bọc rộng. Phía trước cửa có bia nhỏ đề "Hạ mã" và "Tiêu diệc".
Trải qua thời gian sự hủy hoại của thiên nhiên cũng như chiến tranh tàn
phá điện An Sinh chỉ còn lại phế tích, theo tư liệu khảo sát thực địa về điện An
Sinh của Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ trung ương tháng 6 năm 1968 thì điện An
Sinh có một thời gian được sử dụng làm trường học cho học sinh miền Nam.
Khu này vốn là một vùng bãi rộng, sau ngày hòa bình, Bộ Giáo dục cho dựng
nhiều nhà gạch để lập trường học cho những học sinh từ miền Nam ra tập kết.
Giai đoạn năm 1997-2000, với nghĩa cử uống nước nhớ nguồn, tri ân tiên tổ,
huyện Đông Triều được sự ủng hộ của tỉnh và hảo tâm công đức của nhân dân
trong vùng đã đứng ra khôi phục lại ngôi đền, đền được khởi công xây dựng lại
trên mặt bằng của nền đền cũ. Ngày 20 -11 - 1997 đền được xây dựng lại và
đến ngày 17 -09 - 2000 thì đền được hoàn thành.

12


Chương 2
NHỮNG GIÁ TRI VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ CỦA
ĐỀN AN SINH
2.1. Những giá trị văn hóa vật thể
2.1.1. Không gian cảnh quan
Khi chọn đất dựng nhà hay chọn đất để đặt phần mộ người ta thường mời
các thầy địa lý về xem đất, chọn hướng...với quan niệm cho rằng mảnh đất
được chọn tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới những người đang sống.
Đặc biệt, với các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng như: đình, chùa,
đền, miếu...thì đây đều là các công trình kiến trúc chung của cả một cộng đồng
có thể là của một làng, đôi khi là của một xã vì vậy việc chọn đất để dựng đình,
dựng chùa...lại càng được quan tâm. Mảnh đất được chọn phải có vị trí “địa
linh”, nằm trên những thế đất được coi là đẹp theo quan niệm phong thủy: Xây
dựng chùa chiền thì phải chú ý tới việc chọn lựa đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất

tốt là nơi bên trái (Thanh Long) phải trống không, hoặc có sông ngòi hoặc có
ao hồ ôm bọc. Bên phải (Bạch hổ) phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại hoặc có
hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu
bái. Đó được coi là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ). Nước chảy thì
nên qua bên trái. Nếu đảo kỵ, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Phía trước
mặt có minh đường che chắn thì càng tốt...Việc chọn ngày, xem giờ để xây
dựng cũng phải được cân nhắc kĩ càng để tránh gặp phải thời điểm xấu mà
phạm tới long mạch, thánh thần, nhờ đó mới có thể hưng hiển được đạo pháp,
ngươi trụ trì nảy sinh trí tuệ, người thí chủ có công đức lớn, phúc ấm tới con
cháu. Nếu không về sau tất sẽ sinh sự đổ nát, không đạt được công đức gì.
Thế đất và hướng đất luôn song hành với nhau, tồn tại cùng với các
công trình kiến trúc đặc biệt là các công trình kiến trúc gắn liền với tôn giáo,
tín ngưỡng như: đình, chùa, đền, miếu...đền Độc Cước hội tụ đầy đủ các yếu tố
của một mảnh đất được coi là “linh địa”, phù hợp với những chuẩn mực theo
13


quan niệm phong thủy truyền thống, những quan niệm về âm dương ngũ hành,
đền Độc Cước được ngự trên hòn Cổ Giải (Cổ con Rùa biển) là phần đầu của
dãy Trường Lệ nhô ra biển, hay còn gọi là hòn Miết cảnh, nơi hội tụ linh khí
đất trời, rừng xanh nước thẳm đá chồng lên đá trùng điệp nguy nga
Ngoài thế đất thì một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm đó là việc
sắp xếp các yếu tố môi trường đảm bảo sự hài hòa giữa di tích với thiên nhiên
trong đó có việc trồng các loại hoa, các loại cây vừa để tạo ra một môi trường
cảnh quan nhiên đẹp, nhưng đồng thời đó cũng có thể là các loại cây mang một
ý nghĩa nào đó. Khi con người đặt chân vào chốn cửa đền, được lắng nghe
tiếng chuông chùa lại được đắm mình trong không gian cảnh đền cùng với
những cây cổ thụ rợp bóng mát, những loài hoa, cây cỏ tốt tươi thì con người
dường như được thoát tục, mọi ưu tư, buồn phiền sẽ tan biến.
Đền thờ lăng mộ các vua Trần toạ lạc trên vùng đất có non xanh thuỷ tụ

trong diện tớch khoảng 20km2 từ núi Đạm Thuỷ đến Ngoạ Vân thuộc xã An
Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, là nơi để thờ "Bát Vị Hoàng Đế"
thời Trần. Đây là khu di tích có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá nghệ thuật
nên ngày 28 tháng 04 năm 1962, Bộ Văn hoá đó ra quyết định số 313 xếp hạng
khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần là di tích lịch sử cấp quốc gia.
2.2.2. Kiến trúc
Hệ thống đền mới gồm hai khu vực: Khu nội tự: có diện tích khoảng
1000m2 là khu vực hiện được bao bọc bởi hệ thống tường rào xây gạch. Khu
này hiện có các công trình kiến trúc: Cổng chính điện, tả - hữu vu, nhà bia
công đức, sân vườn và một số công trình phụ trợ khác.
Cổng đền được xây dựng theo kiểu chống diêm hai tầng tám mái theo lối
kiến trúc cổ. Chính giữa là cổng lớn được trang trí cầu kì bằng nhiều đề tài
khác nhau như rồng, mây… và đây là cổng thường chỉ mở trong dịp lễ hội của
di tích hàng năm. Hai bên cổng chính có hai cổng phụ nhỏ là nơi khách tham
quan có thể đi lại thường xuyên tại đền An Sinh.
14


Tòa chính điện có bố cục mặt bằng hình chữ công, hậu cung là nơi đặt
tượng thờ tám vị vua Trần gồm: Thái Tông, Thánh Tông, Anh Tông, Minh
Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Giản Định; tòa trung cung đặt
tượng thờ Trần Hưng Đạo; tiền đường đặt bát hương công đồng và một số đồ
tế khí.
Đền An Sinh đã có lịch sử ra đời và tồn tại từ lâu đời, trải qua thời gian
cùng với sự tác động của ngoại cảnh cùng với các yếu tố tự nhiên, con người
đã làm cho cảnh quan cũng như kiến trúc đền bị hủy hoại nghiêm trọng giống
như nhiều di tích khác nằm trong quần thể di tích nhà Trần tại khu Đông Triều.
Ngôi đền An Sinh hiện nay được trùng tu lại vào năm 2000 nhưng vẫn được
tuân thủ theo nguyên trạng nền móng cũ tạ di tích khi được các nhà khảo cổ
học cùng các nhà chuyên môn tiến hành khảo sát qua nhiều năm. Các hạng

mục công trình được bố trí hợp lý tuân thủ theo đúng lối kiến trúc Việt cổ xứng
đáng với một công trình tín ngưỡng độc đáo của cư dân địa phương. Các đề tài
trang trí trên kiến trúc thể hiện rõ vẻ đẹp kiến trúc Việt, tôn thêm vẻ đẹp cho di
tích nhu rồng, phượng, lân…
2.2.3. Di vật trong di tích
Hiện nay, tại đền An Sinh còn lưu giữ được một số các di vật: hệ thống
các tảng kê chân cột (bằng đá xanh và đá cát kết), thềm bậc đá, tượng đá
(tượng quan hầu), bia đá (03 bia trong đó có 02 bia thời Lê, thế kỷ XVIII; 01
bia thời Nguyễn thế kỷ XIX); bát hương đá; đồ đồng. Đặc biệt là rất nhiều vật
liệu và cấu kiện trang trí kiến trúc bằng đất nung (từ thế kỷ XIV - XVIII):
mảnh tháp, gạch, ngói, các linh thú… đây là tập hợp các di vật được sưu tầm
tại các điểm di tích thuộc đền và các lăng miếu vua Trần trong những năm gần
đây.
Bên cạnh đó đền An Sinh còn lưu giữ được hệ thống câu đối cổ với nhiều
giá trị độc đáo và tiêu biểu:

15


Phù quốc tộ bảo hồng đồ đồng nhật nguyệt quang huy vạn cổ
Kí dân khang kì vật thịnh tịnh sơn hà tráng cố thiên thu
Nghĩa là:
Giúp nước phúc, giữ cơ đồ cùng nhật nguyệt sáng soi muôn thuở
Mong dân yên, cầu thịnh vượng với sơn hà bền vững nghìn thu
Tòng Phật pháp điện sơn hà Thiền tông sáng thủy
Cứu lê dân an Đại Việt cao đạo hà xương
Nghĩa là:
Theo Phật pháp, định sơn hà Thiền tông khai sáng
Cứu dân đen, yên Đại Việt đạo lớn rạng ngời
Hai câu đối này ám chỉ vua Trần Nhân Tông đi tu sáng lập phái Thiền

Trúc Lâm Yên Tử.
Hai chữ lớn trên câu đối là Vạn Kiếp (chỉ chiến thắng Vạn Kiếp thời Trần)
2.2. Những giá trị văn hóa phi vật thể
2.2.1. Sinh hoạt văn hóa thường nhật
Hội bô lão thôn Trại Lốc cùng với các cụ cao niên địa phương đã được
thành lập chi hội thường xuyên chăm nom đền An Sinh thu hút sự tham gia
đông đảo của người dân địa phương. Bên cạnh việc quây quần cùng con cháu
thì các cụ cũng thường xuyên duy trì và tham dự vào các hoạt động của hội.
Hàng ngày các cụ vẫn thường xuyên tới đền để thắp hương duy trì đèn nhang
chốn cửa đền. Hàng tuần, hàng tháng các cụ cũng tổ chức các buổi họp mặt tại
đền Độc Cước để sinh hoạt hội đồng thời là cơ hội để các cụ chau dồi thêm
kinh sách, tìm hiểu về các triết lý nhân sinh…
Hàng ngày, các cụ cắt cử người lên đền cùng với đội ngũ thủ nhang
thường xuyên chom nom, quét dọn làm cho cảnh quan đền ngày càng sách đẹp.
Vào những ngày rằm, mùng một hay những ngày lễ lớn… người dân địa
phương cũng như đông đảo du khách thập phương lại tới đền thắp hương để tỏ
16


lòng thành kính với vị thần tối linh để cầu mong nhận được sự che chở và bảo
vệ của thần, mang lại hành phúc bình an cho mọi nhà.
2.2.2. Lễ hội
Lễ hội đền Sinh hàng năm được UBND huyện Đông Triều tổ chức ngày
20 tháng 8 (âm lịch) đúng vào ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Quốc
Tuấn để nhân dân địa phương và khách thập phương dâng hương tưởng nhớ
các Vua Trần, tưởng nhớ Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn vị tướng tài khi mất
được tặng: "Thái sư thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo đại
vương"
Như thường lệ lễ hội đền An Sinh được chuẩn bị và tiến hành theo quy
trình chugn bao gồm:

Chuẩn bị: để chuẩn bị cho lễ hội được diễn ra một cách có quy củ thì phần
chuẩn bị là vô cùng quan trong. Giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội đến gần,
chuẩn bị cho mùa mùa lễ hội sau khi mùa lễ hội trước kết thúc, mọi khâu
chuẩn bị cho từng bộ phận đã có sự phân công, cắt cử để đón ngày lẽ đến gần
họ sắm đồ lễ tế sủa sang lau dọn lại những ban thờ để chuẩn bị cho ngày lễ
trọng đại của năm.
Khai hội: Từ sáng sớm, đoàn múa rồng, đoàn rước (xã An Sinh) tới cửa
đền… Mở đầu buổi lễ sẽ là màn rước rồng mang ý nghĩa linh thiêng biểu trung
cho sức mạnh của dân tộc đặc biệt màn múa rồng ngay từ đầu buổi lễ lam cho
không khí ngày lễ hội trang nghiêm mang ý nghĩa sâu sắc. Rồng tròn được làm
bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài, Rồng cứng chỉ dùng để rước, khiêng, chứ
không để biểu diễn. Múa lân hoặc Sư chỉ cần hai người, nhưng múa Rồng thì
phải có nhiều người tập rất công phu để thể hiện được các động tác đồng bộ
khi rồng uốn khúc, rồng phóng tới, rồng đảo lại. Múa rồng cần ít nhất 6 người,
hoặc nhiều cũng đến 20-30 người cùng điều khiển con rồng phô diễn thần oai.

17


Đúng 9h, lễ Khai hội và dâng hương tưởng niệm ngày mất của Hưng
đạo đại vương Trần Quốc Tuấn bắt đầu. Mở đầu buổi lễ, các nghệ nhân biểu
diễn một chương trình trống hội theo nghi thức cổ hết sức ấn tượng, sau đó là
màn biểu diễn múa lân, múa rồng. Trưởng ban tổ chức lễ hội đền An Sinh đọc
diễn văn khai hội ca ngợi công lao to lớn của các vị vua nhà Trần cũng như
Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Sau phần đọc và dâng văn tế, các đại biểu
tỉnh, huyện, xã, nhân dân và khách thập phương xa gần đã dâng hương tưởng
niệm tại đền An sinh và tham dự lễ tế thần.
Trong phần lễ thực hiện rất đơn giản trước ngày mở hội một vài tuần
ngày, tất cả các đền, đền, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ
hội bao trùm cả xã An Sinh. Ở trong đền trong có lễ dâng hương, gồm hương,

hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa
mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ.. Từ ngày mở hội cho
đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các đền trên đến gõ mõ tụng kinh
chừng nửa giờ tại các đền, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt.
Về phần lễ có nghiêng về "thiền". Nhưng ở đền ngoài lại thờ các vị sơn thần
thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ
thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng
bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần
bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất
thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trong suốt những ngày hội là sự
nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà
nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình.
Lễ hội đền An Sinh còn là dịp tôn vinh các bậc tiền nhân có công xây
dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm... Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, lễ
hội được cộng đồng tổ chức mang tính chất như cầu nối giữa quá khứ với hiện
tại, giúp thế hệ trẻ bồi đắp thêm lòng tự hào về truyền thống quê hương, đất

18


nước. Đặc biệt, lễ hội đã gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành
tố không thể thiếu trong đời sống cộng đồng.
Ngoài phần nghi lễ truyền thống còn có nhiều hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao phong phú như “Liên hoan tiếng hát làng – khu phố
Đông Triều”, tổ chức thi đấu một số môn thể thao và các trò chơi dân gian
truyền thống….
Lễ hội đền An Sinh là hoạt động truyền thống mang đầy giá trị nhân văn
sâu sắc, với ý nghĩa hướng về cội nguồn, là dịp để nhân dân và du khách thập
phương dâng hương, thưởng ngoạn, bày tỏ lòng thành kính tri ân các đức vua
Trần và các bậc tiền nhân thời Trần đã có công gây dựng đất nước. Đây cũng

là dịp để các thế hệ sau cùng ôn lại những truyền thống quý báu của dân tộc,
nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
2.3. Đền An Sinh trong đời sống văn hóa cộng đồng
An Sinh là vùng đất được coi là quê gốc của nhà Trần. Sách Đông Triều
huyện phong thổ ký ghi: “Tổ tiên nhà Trần cư ngụ ở xã An Sinh, nhiều người
làm nghề chài lưới, sau này mới chuyển xuống ở xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc,
cho nên các vị đế vương của triều Trần đều đưa về an táng ở xã An Sinh. Toạ
lạc trên mặt bằng đồi cao ở thôn Nghĩa Hưng xa An Sinh phía sau "Trung tâm
Phật giáo Quỳnh Lâm" (Đông Triều) Đền Yên Sinh (nhân dân thường gọi là
Đền Sinh) thờ 8 Hoàng đế triều Trần đã được tôn tạo lại nổi rực rỡ những nét
vàng sơn cổ kính, mái cong thấp thoáng giữa những lùm cây nhưng vươn lên
trời xanh, thể hiện ý chí bất khất qua ngàn năm giữ nước. - Nét tiêu biểu của
văn hoá đền, chùa Việt Nam
Khu di tích An Sinh là khu di tích cổ được người dân không chỉ ở khu
vực Đông Triều mà còn ở nhiều nơi khác trong cả nước biết tới và tôn kính. Lễ
hội đền An Sinh hàng năm là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của địa
19


phương. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, việc thờ phụng các vị vua nhà Trần
đã trở thành một nét đẹp văn hóa, một phong tục không thể thiếu đối với cộng
đồng cư dân nơi đây cũng như với cư dân khu vực xung quanh. Tại nhiều đền
thờ khác trong cả nước, thường chỉ diễn ra các sinh hoạt văn hóa, tôn giáo liên
quan tới những truyền thuyết của các vị thân thì tại đền An Sinh còn có tổ chức
một lễ hội lớn bao gồm cả phần nghi lễ và phần hội cùng với các nghi thức thờ
cúng, các trò chơi, trò diễn, thi tài hết sức phong phú và đặc sắc.
Lễ hội đền An Sinh được tổ chức hàng năm không chỉ dành riêng cho cư
dân địa phương mà còn dành được sự quan tâm của tất cả những người con
Đông Triều đang học tập và công tác trên khắp mọi miền của Tổ quốc cũng

như du khách thập phương xa gần. Đây là dịp để nhân dân địa phương tỏ lòng
thành kính và chi ân của mình tới vị thần tối linh, những người có công đối với
dân tộc cũng như đối với cả cộng đồng cư dân địa phương. Đồng thời, lễ hội
cũng là dịp để tăng cường tình đoàn kết.

20


Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ
ĐỀN AN SINH
3.1. Thực trạng công tác bảo tồn di tích đền An Sinh
3.1.1. Cơ sở bảo tồn
Cùng với các văn bản pháp lý của quốc tế về vấn đề giữ gìn và phát huy
tác dụng của di tích. Nhà nước ta ngay sau khi giành độc lập, ngày 23/11/1945
chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 65 SL/CTP về bảo tồn cổ tích. Sắc
lệnh coi toàn bộ di tích di sản văn hóa là tài sản của nhân dân nghiêm cấm phá
hủy đình, đền, chùa, miếu và những nơi thờ tự khác, cấm phá hủy bia ký, văn
bằng có ích cho lịch sử.
Ngày 29/10/1957 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra nghị định 519/TTg về
bảo tồn di tích lịch sử văn hóa đây là văn bản pháp luật cao nhất của chính phủ
có hiệu lực thực hiện trọng việc bảo vệ giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa.
Pháp lệnh số 14/HĐNN ban hành ngày 31/08/1984 do chủ tịch hội đồng
Nhà nước ký: “Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng
cảnh”.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày
29/06/2001 và được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ra lệnh công bố
09/2001/L – CNT ngày 12/07/2001, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2002. Luật ra đời đã cụ thể hóa đường lối, chính sách thể hiện tầm tư
duy đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho

tiến trình dân chủ hóa và xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa, mở rộng phạm vi điều chỉnh ra cả di sản văn hóa phi vật thể. Luật
đã điều chỉnh các lĩnh vực hoàn toàn mới và hoàn thiện, nâng cao những vấn
đề đã được quuy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù
hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Dựa vào các văn bản mang tính pháp lý trên, mong rằng trong thời gian
ngắn công tác bảo tồn di tích tại đền An Sinh sẽ được tiến hành một cách
21


nhanh chóng, cùng với sự kết hợp giữa nhà chùa, khách thập phương với ban
ngành chính quyền các cấp, trong đó trọng tâm là ngành Văn hóa phải có
những định hướng kế hoạch tu bổ sao cho phù hợp với thực tiễn, để tránh sự
xuống cấp đáng tiếc cho một công trình kiến trúc – nghệ thuật vô giá này.
3.1.2. Công tác quản lý, bảo tồn di tích hiện nay
Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cũng như ngành văn
hóa địa phương đã nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ di tích đền An Sinh với
những giá trị độc đáo nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt liên quan
đến nhà Trần tại Đồng Triều, Quảng Ninh. Ngành văn hóa đã đưa ra một đề án
quản lý cụ thể chi tiết, ban hành những văn bản chính xác, lấy việc khai thác
tài nguyên phục vụ cho các hoạt động văn hóa.
Xem xét và quản lý mật độ của cụm di tích, mức độ tập trung của các di
tích để khoanh vùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo tồn các giá
trị của các di tích lịch sử văn hóa trong đó có di tích đền An Sinh.
Chính quyền địa phương thực hiện tốt việc khoanh vùng bảo vệ di tích,
Thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt đọng khai thác,
tránh lãng phí tài nguyên di tích, tránh trường hợp xây dựng các công trình phụ
trợ không hợp lý đã làm che khuất cảnh quan các di tích, di tích bị khai thác sai
mục đích. Để khác phục tình trạng trên chính quyền địa phương đã đề ra nhiều
văn bản quy định về việc xây dựng và cải tạo phải phủ hợp với cảnh quan di

tích, theo dõi chặt chẽ, có các hình thức sủ phạt đối với những cá nhân tổ chức
xây dựng các công trình làm ảnh hưởng đến cảnh quan của di tích đề An Sinh.
Chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan đã đề ra quy hoạch
tổng thể bảo vệ di tích được xây dựng trên cơ sở của các quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch khoanh vùng di tích từng khu vực, từ đó kết nối thành hệ thống
và mở rộng hệ thống với các khu vực Ngọa Vân, Hồ Thiên, Quỳnh Lâm, Lăng
mộ vua Trần với hệ thống Di tích tại Yên Tử tạo thành một không gian văn
hóa Trần rộng lớn ở khu vực Đông Bắc tổ quốc, củng từ đây kết nối với Chí
Linh (Hải Dương), Yên Hưng, Hạ Long( Quảng Ninh)tạo thành một tuyến du
22


lịch liên hoàn.
Để tránh các bất cập xảy ra, các cơ quan quản lý cùng với việc lập quy
hoạch thì đã tiến hành việc nghiên cứu nhằm xác định phạm vi của di tích phải
được tiến hành song song. Đây là cơ sở khoa học và là điều kiện cần cho việc
xác lập một quy hoạch chính xác về địa giới của di tích.
Toàn bộ tài nguyên du lịch của cụm di tích được khai thác cho các
chương trình thăm quan, nghiên cứu, lễ hội, tâm linh...
Ngành du lịch đã xây dựng các chương trình du lịch chi tiết có sự phối
hợp giữa địa phương và doanh nghiệp lữ hành trong cả nước, nhất là doanh
nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương...hướng vào các tài nguyên du lịch
của huyện Đông Triều trong đó có điểm tham quan đền An Sinh.
Thành lập Ban quản lý di tích đền An Sinh để điều hành các hoạt động có
liên quan tới việc quản lý và bảo vệ di tích, cắt cử lực lượng bảo vệ thường
xuyên túc trực bảo vệ di tích trước sự xâm phạm của những đối tượng xấu đặc
biệt là nạn trộm cắp cổ vật xảy ra khá nhiều tại các di tích hiện nay.
3.2. Một số giải pháp phát huy giá trị di tích
Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa là 1 trong 2 chức năng cơ bản của
hoạt động bảo tồn di tích. Nếu những hoạt động kiểm kê, xếp hạng, bảo quản,

tu bổ di tích là nhằm thực hiện tốt chức năng giữ gìn di tích thì đây lại là quá
trình khai thác các giá trị di tích phục vụ xã hội hiện tại và tương lai, góp phần
phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa xã hội.
Mục đích của hoạt động này là khai thác các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, thẩm mĩ của các loại hình di tích phục vụ cho công chúng, góp phần phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Nói một cách khác thì đây là quá trình sử dụng
có hiệu quả các giá trị của di tích vào việc giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa,
thẩm mĩ. Đồng thời trên cơ sở đó tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân
dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng với việc bảo vệ di sản văn hóa
dân tộc.

23


Để phát huy hơn nữa những giá trị của di tích thì cần phải có sự phối hợp
giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cùng nhân dân địa phương đề ra những biện
pháp tích cực để thực hiện có hiệu quả hoạt động bảo tồn và khai thác phát huy giá
trị của di tích với những hình thức và nội dung phù hợp làm sao cho ngày càng có
nhiều người biết đến di tích, có cơ hội được tiếp xúc với di tích, qua đó mọi người
sẽ có thái độ ứng xử đúng đắn đối với di tích. Bên cạnh đó, nhà chùa cùng với
những người làm công tác quản lý văn hóa phải giúp mọi người có được những
kiến thức cơ bản về nguồn gốc, xuất sứ, ý nghĩa và giá trị của di tích bởi không
phải ai cũng hiểu được những điều này một cách cụ thể và trọn vẹn. Khi đã nhìn
nhận và có thái độ tiếp thu đúng đắn thì công việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị
di tích sẽ có nhiều thuận lợi vì nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân địa
phương và của toàn xã hội.
3.2.1. Cơ chế chính sách đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh cần đầu tư cho thêm
kinh phí cho đền An Sinh để đầu mở rộng đường vào khu di tích, xây dựng bãi
đỗ xe cho xe du lịch cũng như nâng cao cơ sở vật chất các ki ốt bán hàng để

phục vụ khác du lịch.
- Đầu tư xây dựng bổ sung và hoàn thiện các khu dịch vụ:
Mở rộng các khu bán hàng lưu niệm, đặc sản địa phương, đa dạng hóa các
sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách tham quan khu di tích.Bên
cạnh đó cần bổ sung các quầy ăn nhanh, các cửa hàng thực phẩm nằm gần di
tích để tạo sự tiện lợi cho khách tham quan.
Bổ sung thêm các cửa hiệu chụp ảnh lưu niệm, chụp ảnh nhanh lấy ngay,
đồng thời đội ngũ thợ ảnh cũng phải được đào tạo lành nghề, chuyên nghiệp,
đặt dưới sự quản lý điều hành, có thẻ nhân viên dịch vụ ..
Điểm lưu ý chung khi xây dựng , quy hoạch các công trình là phải lựa
chọn địa điểm, địa hình hợp lý cho từng hạng mục công trình, không làm ảnh
hưởng đến môi trường sinh thái và môi trường văn hóa, đảm bảo an toàn, an
ninh và yếu tố thẩm mỹ cho khu di tích.
24


Các khu vườn hoa cần luôn phải được chăm sóc, bón tỉa, làm mới thường
xuyên để cho khu vườn hoa luôn rạng rỡ, tươi tắn.
- Các cơ quan quản lý liên quan cần phải phối hợp với người dân địa
phương để phục hồi nguyên gốc và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử của đền
An Sinh.
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý
Công tác quản lý là một vấn đề quan trọng trong hoạt động bảo tồn di
tích. Nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến việc khu du lịch phát triển một cách tự
do, tràn lan để lại những hậu quả xấu về cảnh quan môi trường và các chất
lượng dịch vụ.
Sau đây là một số giải pháp để công tác quản lý tại khu di tích đền An
Sinh trở nên hiệu quả hơn:
- Tăng cường đội ngũ nhân sự trong ban quản lý khu di tích đền An Sinh,
các nhân viên thuộc ban quản lý phải có mặt ở mọi điểm thăm quan để tránh

tình trạng du khách gây những tác động xấu đến môi trường cảnh quan của
khu di tích.
- Hiện tại ban quản lý đền An Sinh là các cụ cao tuổi của địa phương
chính vì vậy cần phải có một người địa phương đã qua trường lớp, am hiểu về
các giá trị văn hóa về đền An Sinh và những công tác quản lý để quản lý đền
một cách hiệu quả nhất.
- Ban quản lý phải phối hợp với các đơn vị kinh doanh trong khu di tích
lịch sử nhà Trần tại Đông Triều để kiểm soát hoạt động kinh doanh dịch vụ,
yêu cầu các đơn vị kinh doanh niêm yết giá, không được bán với giá quá cao
cho du khách.
- Ban quản lý khu di tích cần phải đưa ra những quy định cụ thể và phổ
kiến du khách tới đây được biết và nghiêm chỉnh thực hiện.Sẵn sàng xử phạt
mạnh tay đối với những người làm trái các quy định của khu di tích đề ra.
- Đào tạo nâng cao kiến thức văn hóa cho người dân địa phương để có
thể là hướng dẫn viên cho du khách mỗi khi đến di tích.
25


×