Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

sáng kiến kinh nghiệm : VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN HÓA HỌC, VẬT LÍ, TOÁN HỌC, SINH HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 9 VÀ TÍCH HỢP LỒNG GHÉP MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC ( GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KĨ NĂNG SỐNG, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 65 trang )

Tên sáng kiến kinh nghiệm : VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN HÓA
HỌC, VẬT LÍ, TOÁN HỌC, SINH HỌC TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC 9 VÀ
TÍCH HỢP LỒNG GHÉP MỘT SỐ NỘI DUNG GIÁO DỤC ( GIÁO DỤC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG, KĨ NĂNG SỐNG, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG) THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành giáo dục đang tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Dạy học tích hợp liên môn
được đánh giá là một trong những phương pháp dạy học phát triển được năng lực học
sinh. Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây
được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Mặc dù, việc dạy học liên môn đã được vận dụng vào giảng dạy Hóa học , song
hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó chưa phát huy được tính tích cực của học sinh
trong học tập đồng thời sự phát triển năng lực của học sinh còn nhiều hạn chế .
Vì vậy mỗi giáo viên giảng dạy bộ môn Hóa ở trường phổ thông đều không
ngừng học tập, tích cực thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề có vận dụng
kiến thức liên môn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Bản thân tôi
cũng đã thu được nhiều kinh nghiệm và đạt được những kết quả khi thực hiện sáng
kiến kinh nghiệm“Vận dụng kiến thức liên môn Hóa học, Vật lí, Toán học, Sinh học
trong dạy học Hóa học 9 và lồng ghép một số nội dung giáo dục ( giáo dục bảo vệ
môi trường, kĩ năng sống, tiết kiệm năng lượng) theo định hướng phát triển năng lực
của học sinh”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1- Cơ sở lí luận
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương
trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là
sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là


hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh


vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”. Trong tiếng Anh,
tích hợp được viết là “integration” một từ gốc Latin (integer) có nghĩa là “whole” hay
“toàn bộ, toàn thể”. Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần
khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động
của hệ thống ấy. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần
thiết. dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên
thế giới thực hiện.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Khải - Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
“Một trong những định hướng đổi mới căn bản trong chương trình và sách giáo khoa
sau năm 2015 là chuyển từ chương trình chú trọng cung cấp kiến thức và kỹ năng
sang hướng đến hình thành năng lực cho học sinh. Về lý luận cũng như thực tiễn của
thế giới cho thấy, dạy học tích hợp là phương án tốt để góp phần hình thành năng lực
cho người học.Dạy học tích hợp là quá trình trong đó học sinh phải huy động kiến
thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập,
thông qua đó hình thành và phát triển những kiến thức kỹ năng mới và rèn luyện được
những năng lực cần thiết.
Người ta đã đề xuất và thực hiện các hình thức và mức độ tích họp khác nhau ở
chương trình giáo dục phổ thông. Trong chương trình trung học cơ sở sau năm 2015,
chúng ta dự định xây dựng một số môn học mới theo mô hình sau:
Môn khoa học tự nhiên


Môn khoa học xã hội

Theo mô hình trên, nội dung các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa
lý, các vấn đề xã hội được xây dựng thành các chương trình phân môn độc lập trong
môn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội. Trong quá trình học tập, học sinh được
học các chủ đề liên môn. Các chủ đề này là sự hội tụ, liên kết nội dung của hai hoặc
ba phân môn thuộc lĩnh vực. Chủ đề liên môn có khi còn liên quan tới cả các lĩnh vực,
môn học khác.”

Thực tế từ những năm gần đây ngành giáo dục đã rất quan tâm tới việc dạy học
tích hợp liên môn tuy nhiên đây là phương pháp mới nên số giáo viên có kinh nghiệm
không nhiều, hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó chưa phát huy được tính tích cực
của học sinh trong học tập đồng thời sự phát triển năng lực của học sinh còn nhiều
hạn chế . Trong sáng kiến kinh nghiệm này thông qua nghiên cứu tài liệu và từ kinh
nghiệm của bản thân tôi đã đưa ra một số giải pháp mới như sau:
+ Đưa ra được những kiến thức kĩ năng của bộ môn và kiến thức liên môn, kiến
thức giáo dục bảo vệ môi trường, các kĩ năng sống có thể hình thành cho học sinh
trong môn Hóa học 9
+ Đưa ra được những năng lực có thể hình thành cho học sinh trong môn Hóa
học 9


+ Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích hợp có thể sử dụng trong việc
dạy học Hóa học 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
+ Giới thiệu một số đặc điểm của giáo án vận dụng kiến thức liên môn theo
quan điểm tích hợp
+ Đưa ra được cách tổ chức giờ học tích hợp kiến thức liên môn trên lớp.
+

Đưa ra được cách thức và tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

sinh sau khi các em được học những chủ đề tích hợp liên môn.
2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1. Mục tiêu dạy học của sáng kiến kinh nghiệm
Qua các bài dạy trong sáng kiến kinh nghiệm này, học sinh phải đạt được
-Kiến thức: Học sinh có thể vận dụng kiến thức các môn học khác như: Toán, Vật
lí , Sinh học…vào môn Hóa Học 9 đồng thời các em nắm được một số kiến thức về
giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và rèn luyện một số kĩ năng sống,
qua đó góp phần phát triển năng lực của học sinh.

-Kỹ năng:
* Kĩ năng bộ môn và liên môn
- Học sinh biết quan sát, mô tả, phân tích tranh ảnh, các đoạn phim.
- Kĩ năng thao tác thí nghiệm chính xác, an toàn.
- Kĩ năng đánh giá sự việc, xử lý các phép tính toán.
- Kĩ năng làm bài tập.
- Kĩ năng vận dụng, phối hợp các kiến thức bộ môn và liên môn để giải quyết các tình
huống trong thực tiễn cuộc sống.
* Kĩ năng sống :
- Kỹ năng tự nhận thức về các giá trị của bản thân, điểm mạnh, điểm yếu khi thực
hiện nhiệm vụ của người học sinh .
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.


- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt
ra.
- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống theo mục đích bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng.
- Kỹ năng tham gia giao thông an toàn
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
-Thái độ:
+ Có thái độ yêu thích khoa học, có sự liên hệ giữa các môn khoa học với nhau
+ Có tinh thần sáng tạo, nhạy bén trong khi giải quyết các tình huống nảy sinh trong
thực tiễn
+ Có tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình nghiên cứu các môn khoa
học cũng như khi vận dụng kiến thức vào cuộc sống
-Phát triển năng lực: Học sinh được phát triển các năng lực sau
*Các năng lực chung
- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tính toán
* Các năng lực chuyên biệt của môn hóa học
- Năng lực tính toán Hóa Học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa Học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc sống.


- Năng lực thực hành Hóa Học.
2.2 Đối tượng dạy học của sáng kiến kinh nghiệm .
- Đối tượng thực nghiệm là 60 học sinh lớp 9/6; 9/7 trường THCS Lê Qúy Đôn với
đặc điểm đa số chăm ngoan, có ý thức học tập, lắng nghe thầy cô giảng bài.
2.3 Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm .
Ý nghĩa của việc dạy học liên môn:
- Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường
tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60
của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng
chương trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng
thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng
thái này.
Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các môn khoa học khác lại với
nhau như: Lí- Hóa- Sinh, Văn- Sử- Địa. Hoặc có thể tích hợp được cả các môn tự

nhiên với các môn xã hội như: văn, toán, hóa, sinh, GDCD…Ở mức độ cao, sự tích
hợp này sẽ hình thành những môn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông
thường các môn riêng rẽ lại với nhau. Tuy nhiên, các môn vẫn giữ vị trí độc lập với
nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau. Ở mức độ thấp thì việc tích hợp được thực
hiện trong mối quan hệ liên môn. Những môn được học riêng rẽ nhưng cần chú ý đến
những nội dung có liên quan đến các bộ môn khác, trong quá trình dạy học chỉ cần
khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến bài giảng mình đang thực hiện.
Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc
lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và
vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải
độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các
môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu.


- Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động
hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá
trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
- Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học
sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một
vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một
cách thấu đáo.
2.4 Thiết bị dạy học, học liệu.
-Học sinh: SGK, STK, các tài liệu các em sưu tầm được.
- Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, các đoạn video, bảng phụ.....
- Ứng dụng công nghệ thông tin : các phần mềm HITECH, CAMTASIA STUDIO,
POWERPOINT, CROCODISE...
- Tư liệu :
+ Dạy học tích hợp – GS.TS Trần Bá Hoành
+ Chuyên đề vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn ở trường
THCS của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh . Nguồn WEBSITE của trường THCS Cao

Răm – Lương Sơn – Hòa Bình
+ Tài liệu về lý thuyết dạy học tích hợp PGS.TS Nguyễn Văn Khải - Trường Đại học
Sư phạm - ĐH Thái Nguyên . Nguồn WEBSITE của trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng
+ Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực học sinh của bộ giáo dục và đào tạo.
2.5 Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
- Một số phương pháp dạy học tích hợp:
Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, chúng ta có thể sử dụng một số
phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
- Phương pháp dạy học trò chơi


- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy học hai phương pháp tôi sử dụng nhiều là phương pháp dạy
học trực quan và phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là PPDH sử dụng những
phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài
liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
PPDH trực quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày:
+ Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như
bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,...
+ Trình bày thường gắn liền với việc trình bày thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật,
chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình bày
mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt sư phạm.
Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá trình nhận thức - học tập của hs, là cầu nối
giữa lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trình bày của giáo viên mà học sinh không
chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những thao tác mẫu của GV

từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo,...
Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó
người giáo viên đưa ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn
đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để tìm cách giải quyết vấn đề và
thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được nhũng mục đích học
tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “ tình
huống gợi vấn đề” bởi vì “tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS những
khó khăn về lý thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng


không phải ngay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy
nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều khiển kiến thức sẵn có.
Tuy nhiên để phát huy tối đa hiệu quả của việc dạy học tích hợp, vận dụng kiến
thức liên môn thì giáo viên phải linh hoạt kết hợp những phương pháp dạy học trên
tùy theo từng bài, từng nội dung cụ thể .
- Một số đặc điểm của giáo án vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm
tích hợp:
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề cương
kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là một
bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh tích cực, chủ động
thực hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách HS.
Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình
huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất
và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương
ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học
sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức bài học một cách tích cực chủ động và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung và
cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra
những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học

sinh , trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải
làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho học sinh qua phân tích,
chiếm lĩnh bài học ; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa những kiến thức
bộ môn mình đang giảng dạy với các bộ môn khác. Giáo án giờ học vận dụng kiến
thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú trọng thiết kế các tình huống tích
hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh vận dụng phối hợp các tri
thức và kĩ năng của các bộ môn khác có liên quan vào trong việc xử lí các tình huống


đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng
phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
- Tổ chức giờ học tích hợp kiến thức liên môn trên lớp:
Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ
hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong
đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải
truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp
nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động
tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
Tổ chức hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên phải chú
trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối quan hệ cơ
bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ vai trò,
chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học sinh
không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi sao chép, làm thui
chột dần năng lực tư duy. Giaó viên phải rèn luyện cho học sinh khả năng tự đọc, tự
tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo của học sinh.
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự đọc,
tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng
đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển
năng lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức thành quá

trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng. Muốn
vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm thuần tuý và
khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ nghĩa, coi nhẹ
kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
Đối với các bài trong chương trình Hóa học 9 có những nội dung liên môn như
Vật lí, Toán học, Sinh học,... khi tiến hành giảng dạy giáo viên phải sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
Người giáo viên phải lồng ghép tích hợp một cách khéo léo thông qua các câu hỏi, các


tình huống có vấn đề, giúp các em vận dụng các kiến thức liên môn đã được học để
giải quyết những vấn đề đó.
Trên đây là một số vấn đề về lý luận của việc dạy học liên môn. Để hiểu rõ
thêm những vấn đề đã nêu, tôi xin đưa ra một số ví dụ áp dụng vào một số bài dạy cụ
thể trong trương trình Hóa học 9
Ví dụ 1:

Bài 10 :MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG

I. MỤC TIÊU
1/Kiến thức:
* Kiến thức bài học:
- Một số tính chất quan trọng của natri clorua (NaCl)
* Kiến thức liên môn:
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Sinh học-Hóa học để giải thích vai trò của muối
đối với cơ thể
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Vật Lí-Hóa học giải thích sự bay hơi của nước
biển để thu được muối.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Toán học-Hóa học để tính khối lượng hoặc thể
tích dung dịch muối trong phản ứng.

- Biết vận dụng kiến thức liên môn Địa lí -Hóa học để giải thích sự tồn tại của các
mỏ muối ở trên đất liền
* Kiến thức GDMT:
- Học sinh biết được muối NaCl được sử dụng điều chế ra khí clo, nguyên liệu chính
để điều chế một số loại thuốc trừ sâu rất độc, nếu sử dụng tràn lan sẽ gây ô nhiễm môi
trường. Các em cũng đề ra biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường trong trường
hợp này.
2/Kĩ năng
a/ Kĩ năng bộ môn
- Tính khối lượng hoặc thể tích dung dịch muối trong phản ứng.


b/ Kĩ năng sống
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt
ra.
- Kỹ năng sử dụng dung dịch nước muối sinh lý trong cuộc sống
- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống theo mục đích bảo vệ
môi trường .
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
3. Phát triển năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên biệt của môn hóa học như sau:
- Năng lực tính toán Hóa Học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa Học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc sống.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ

- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
III.CHUẨN BỊ.
Gi áo viên:
- Bài soạn của GV, các kiến thức nghiên cứu SGK
Học sinh: Xem lại các bài đã học. Đọc trước bài mới tìm hiểu những thông tin về
cách khai thác muối, ứng dụng của muối ăn.
IV.CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các tính chất hoá học của muối, viết các PTPƯ minh họa.


- Phản ứng trao đổi là gì ? điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ?
3. Bài mới
GV dẫn dắt vào bài mới : Chúng ta đã biết những tính chất hóa học của
muối. Vậy muối ăn ( natriclorua ) có những tính đó không ? và nó có những ứng
dụng gì quan trọng? Chúng ta sẽ tìm được câu trả lời sau khi học bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS

Nội Dung

HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên I.Muối Natriclorua.
của muối Natriclorua:
GV: Giới thiệu

1/Trạng thái tự nhiên.
Trong tự nhiên, muối

Trong 1m3 nước biển có hoà tan chừng 27kg muối natri ăn có trong nước biển,
clorua, 5kg muối magiêclorua, 1kg muối canxi sunfat và trong lòng đất( muối

một số muối khác.

mỏ )

Ngoài ra trong lòng đất cũng chứa một khối lượng lớn
muối Natriclorua kết tinh gọi là muối mỏ.
*HS biết vận dụng kiến thức liên môn Địa lí -Hóa
học để giải thích sự tồn tại của các mỏ muối ở trên 2/Cách khai thác.
đất liền

- Từ nước biển
- Từ các mỏ muối

GV Dựa vào kiến thức đã được học, em hãy giải thích
sự tồn tại của các mỏ muối ở trên đất liền?
HS: Mỏ muối có nguồn gốc từ những hồ nước mặn có
từ cách đây hàng triệu năm. Do sự biến đổi khí hậu và
sự thay đổi bề mặt trái đất nên nước hồ bị bay hơi còn
lại là muối Natriclorua kết tinh thành vỉa dày trong
lòng đất
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên biệt
của môn hóa học như sau:
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa Học.


- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu về cách khai thác muối
Natriclorua:
GV: Cho HS quan sát video nghề làm muối ở Cần Giờ.


GV: Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nước
biển.
*HS biết vận dụng kiến thức liên môn Vật Lí-Hóa học
giải thích sự bay hơi của nước biển để thu được muối.
- GV: Các em hãy vận dụng kiến thức đã học để giải
thích cách khai thác muối ăn từ nước biển?
HS : Khi có ánh nắng chiếu vào nước biển trong các
ruộng muối thì nước có nhiệt độ hóa hơi thấp nên bị bay
hơi còn muối có nhiệt độ sôi cao sẽ không bị bay hơi
nên ta thu được muối.
- GV đưa ra hình ảnh mỏ muối, cho học sinh quan sát và
đặt câu hỏi:
GV: Muốn khai thác NaCl từ những mỏ muối có trong
lòng đất, người ta làm như thế nào?


3/Ứng dụng:
- Làm gia vị và bảo quản
thực phẩm
- Là nguyên liệu cơ bản
của nhiều ngành công
nghiệp hoá chất: công
nghiệp chế tạo hợp kim,
sản xuất thuỷ tinh, chế
tạo xà phòng,…
HS: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi của giáo viên
GV: Uốn nắn và bổ sung câu trả lời của học sinh nếu
các em trả lời chưa đầy đủ
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên biệt
của môn hóa học như sau:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa Học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tìm hiểu về một số ứng dụng quan
trọng của muối Natriclorua:
GV: Các em hãy cho biết những ứng dụng quan trọng
của muối NaCl trong cuộc sống mà em biết.
HS: Có thể kể ra một số ứng dụng mà các em đã biết
như dùng làm gia vị, hay bảo quản thực phẩm...
GV : Chiếu sơ đồ một số ứng dụng quan trọng của muối
NaCl và giới thiệu
- Để tìm hiểu thêm các ứng dụng của muối Natri clorua
các em hãy quan sát sơ đồ và cho biết thêm những ứng


dụng quan trọng của muối NaCl.

HS: Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi của giáo viên
*Giaó dục kĩ năng sống
Ngoài các ứng dụng trên, trong đời sống em còn biết
những ứng dụng nào của muối ăn?
- Giữ cho gương sáng bóng: nếu cửa kính trong nhà bạn
bị hoen ố, bạn chỉ cần lấy giẻ bọc một nhúm muối,
nhúng nước cho hơi ướt, chà mạnh lên kiếng, rồi
dùng khăn sạch lau khô lại, kiếng sẽ sáng loáng.
- Tẩy vết khó chùi rửa ở xoong chảo: rắc muối lên chỗ
dơ, để một giờ sau đó chùi rửa lại, xoong chảo sẽ
sạch.
- Bảo quản đồ thủy tinh: khi mua về, bạn cho vào nồi
nước có pha muối, nấu sôi lên. Sau đó để thật nguội rồi

vớt ra và rửa lại bằng nước lã, đồ thủy tinh sẽ có thể
chịu nhiệt tốt.
- Tẩy quần áo dơ: vắt chanh tươi lên quần áo bị gỉ sắt,
sau đó lấy muối bột rắc lên, để một đêm và giặt lại bằng
xà phòng và nước lạnh.
- Làm sạch thảm: rắc đều muối lên chỗ dơ, để trong vài
giờ, sau đó dùng bàn chải mềm chải thật kỹ, thảm sẽ
sạch.


HS biết vận dụng kiến thức liên môn Sinh học-Hóa
học để giải thích vai trò của muối đối với cơ thể
- GV: Các em hãy vận dụng kiến thức đã học để giải
thích vai trò của muối đối với cơ thể
HS: Muối điều hoà nước trong cơ thể.Cơ thể con
người bao gồm từ 60 tới 70% là nước. Muối (NaCl)
đóng vai trò điều hoà lượng nước trong các phần khác
nhau trong cơ thể, cả bên ngoài và bên trong tế bào.
Mặc dù lượng natri (Na) mất đi hàng ngày qua thải mồ
hôi rất thấp, chỉ khoảng 0,5gam nhưng trong trường hợp
bị đổ mồ hôi mạnh (do lao động hoặc do bị cảm), lượng
muối mất đi có thể lên tới nhiều gam và làm cho cơ thể
bị mất nước, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Muối giữ cân bằng huyết áp. Với lượng muối nạp vào
cơ thể vừa đủ, tức là 2 - 4 gam mỗi ngày, muối tham gia
giữ cân bằng huyết áp vì có vai trò quan trọng đối với
thể tích máu. Thiếu muối có thể làm giảm huyết áp,
nhưng thừa muối sẽ làm tăng huyết áp. Thói quen ăn
quá nhiều muối hàng ngày (8-15g mỗi ngày), do dùng
các món ăn chế biến sẵn như thường xuyên ăn pho mát,

thịt ướp muối, bánh mì, bánh quy mặn,... rất không tốt
cho sức khỏe.
Muối tạo cân bằng máu. Thận luôn giữ vai trò loại bỏ
lượng muối dư thừa để giữ độ PH trong máu ở trạng thái
trung hoà, tức là bảo đảm cân bằng giữa các yếu tố axit
và các yếu tố kiềm trong cơ thể. Nên nhớ, muối ăn dùng
trong chế biến thức ăn không phải là nguồn duy nhất


cung cấp natri (Na) cho cơ thể, muối (NaCl) còn có ở
trong thịt, cá, trứng, các sản phẩm sữa và trong nhiều
loại thuốc thông dụng như aspirin, vitamin C...
Muối rất cần cho cơ. Muối tham gia rất tích cực vào
hoạt động của các sợi cơ, sự thiếu hụt muối trong cơ thể
có thể gây ra chứng chuột rút. Vì vậy đối với các vận
động viên thể thao, để giúp cho các vận động viên hạn
chế chứng chuột rút người ta cho thêm một chút muối
vào nước giải khát của vận động viên. Sở dĩ như vậy vì
natri (Na) tham gia vào sự truyền dẫn thông tin trong
não và cơ thể dưới dạng xung động điện (luồng thần
kinh).
(Nếu học sinh trả lời thiếu thì GV bổ sung thêm thông
tin cho các em)
*Giaó dục kĩ năng sống
Nước muối sinh lý (natri clorid) hay nước muối được
pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9
gam muối tinh khiết, là dung dịch đẳng trương có áp
suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể người. Nước
muối sinh lý thường được dùng để cung cấp và bổ sung
nước cũng như chất điện giải, dùng để rửa mắt, mũi, súc

miệng, thích hợp cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ em.
Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một
loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
và đặc biệt, có thể hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm
truyền tĩnh mạch. Thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ


thể và được thải trừ chủ yếu qua đường nước tiểu và
một phần qua mồ hôi, nước mắt, nước bọt. Nước muối
sinh lý cũng có thể dùng làm dung dịch để khí dung có
tác dụng làm sạch mũi, họng và là lọ thuốc không thể
thiếu cho những bệnh nhân ung thư đã cắt bỏ thanh quản
toàn phần phải thở qua một lỗ thở ở vùng cổ để làm mất
đi lớp vẩy đóng ở đó, tránh bít tắc lỗ thở.
Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng
100ml, 500ml, nhưng cũng có người sử dụng nước muối
sinh lý truyền tĩnh mạch để rửa. Những lọ nhỏ 10ml
thường dùng để nhỏ mắt, mũi.
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên biệt
của môn hóa học như sau:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa Học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc sống.

4/ Củng cố-luyện tập.
Bài 1: -Viết PT thực hiện dãy biến hoá sau: Cu à CuSO4 à CuCl2 àCu(OH)2 à
Cu(NO3)2
Bài 2: Có các dung dịch muối không màu: NaCl, MgCl2, KNO3, Na2SO4, các thuốc
thử để phân biệt các muối là:
a/ Quì tím NaOH, AgNO3,


b/ Phênolphtalein, NaOH, BaCl2

c/ BaCl2, NaOH, AgNO3

d/ BaCl2, NaOH, quì tím

Bài 3: Vận dụng kiến thức liên môn Toán học - Hóa học
Cho Na2O dư vào 400g dd HCl 5,2% ,khối lượng NaCl thu được là bao nhiêu?
* Kiến thức GDMT: Câu hỏi gắn liền với tình huống thực tiễn


Chủ nhật vừa rồi An được bố cho đi thăm quan cánh đồng lúa ở huyện Long Thành.
Khi đến nơi An thấy một số người nông dân đang phun thuốc trừ sâu cho lúa, mùi
thuốc rất hôi và khó chịu. Bố cho An biết : “muối NaCl được sử dụng điều chế ra khí
clo, nguyên liệu chính để điều chế một số loại thuốc trừ sâu rất độc, nếu sử dụng tràn
lan sẽ gây ô nhiễm môi trường.” Sau đó bố hỏi An “ con hãy đề ra biện pháp hạn chế
gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp này?” Em hãy giúp bạn An trả lời câu hỏi
của bố.

Hs: Nên áp dụng các phương pháp sản xuất rau sạch, trồng lúa sạch...hạn chế tối đa
việc sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp
Học sinh được phát triển năng lực tính toán Hóa Học và năng lực sử dụng ngôn
ngữ Hóa Học.
5/Dặn dò:
-Học bài & làm bài tập 1,2,3,4/SGK
-Xem trước bài mới :Phân bón hoá học và chuẩn bị nội dung sau:
+Trong cuộc sống hàng ngày thường gặp những loại phân bón hoá học nào
những tính chất mà em biết? .
+Sưu tầm các loại phân bón hóa học thường gặp ở địa phương em.

V/ RÚT KINH NGHIỆM:

Ví dụ 2:

Bài 19: SẮT

+Nêu


I. MỤC TIÊU
1/Kiến thức:
* Kiến thức bài học: HS biết được:
- Tính chất hoá học của sắt: có những tính chất hoá học chung của kim loại;
sắt không phản ứng với H 2SO4 đặc, nguội; sắt là kim loại có nhiều hoá trị.
* Kiến thức liên môn:
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Sinh học-Hóa học để giải thích vai trò của sắt đối
với cơ thể
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Vật Lí-Hóa học giải thích tính chất Vật lí của sắt.
- Biết vận dụng kiến thức liên môn Toán học-Hóa học để tính tính thành phần phần
trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính khối lượng sắt tham gia phản
ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
* Kiến thức GDMT:
- Học sinh biết được trong nước ngầm có một số loại muối sắt (II) và biết cách loại bỏ
sắt khỏi nước ngầm
2/Kĩ năng
2.1/ Kĩ năng bộ môn
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hoá học của sắt. Viết các phương
trình hoá học minh hoạ.
- Phân biệt được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột nhôm và sắt. Tính

khối lượng sắt tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
2.2 Kĩ năng sống :
- Kỹ năng lắng nghe hoặc phản hồi tích cực các ý kiến trong thảo luận.
- Kỹ năng suy nghĩ hoặc trình bày ý tưởng của mình.
- Kỹ năng đặt mục tiêu rèn luyện và học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt
ra.
- Kỹ năng xử lý nguồn nước ngầm bị nhiễm muối sắt


- Kỹ năng đưa ra những phương án cụ thể trong cuộc sống theo mục đích bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng.
- Kỹ năng bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
3. Phát triển năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực chuyên biệt của môn hóa học như sau:
- Năng lực thực hành Hóa Học.
- Năng lực tính toán Hóa Học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa Học.
- Năng lực vận dụng kiến thức Hóa Học vào cuộc sống.
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học trò chơi
- Phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ
- Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề
III.CHUẨN BỊ.
Gi áo viên:
*Dụng cụ: Bình thuỷ tinh miệng rộng, đèn cồn, kẹp gỗ.
*Hoá chất: Dây sắt hình lò xo, bình đựng sẵn khí Clo thu từ trước.
Học sinh:
Đọc trước bài và tìm hiểu thêm thông tin trả lời câu hỏi:

- Sắt có những vai trò gì với cơ thể?
- Việc loại bỏ sắt trong nước ngầm thực hiện như thề nào?
IV.CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các tính chất hoá học của nhôm, viết các PTPƯ minh họa.
3. Bài mới


* Đặt vấn đề : Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc
hợp kim sắt. Ngày nay trong số tất cả các kim loại, sắt được sử dụng rộng rãi nhất.
Vậy sắt có những tính chất vật lí và hóa học nào mà chúng được ứng dụng rộng rải
như vậy. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có câu trả lời cho câu hỏi trên..
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

*Hoạt động 1 : Tìm hiểu tính chất vật lý của Sắt I. Tính chất vật lý:

Hình ảnh cuộn dây sắt
- Hãy suy đoán xem sắt có những tính chất vật lí
nào từ tính chất vật lí của kim loại và từ những
điều em đã biết?
HS vận dụng kiến thức liên môn Vật Lí-Hóa học
giải thích tính chất Vật lí của sắt
- Màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt
tốt nhưng kém hơn Al.
- Có tính dẻo, dễ rèn, có tính nhiễm từ.
- Là kim loại nặng, nóng chảy ở 1539oC.
Học sinh được phát triển các năng lực sau:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa Học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa
Học.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của
Sắt
- Hãy cho biết vị trí của sắt trong dãy hoạt động
hóa học của kim loại?


- Từ vị trí của sắt và dựa vào tính chất hóa học của II. Tính chất hoá học của Sắt:
kim loại hãy suy đoán xem sắt có những tính chất 1. Tác dụng của sắt với phi kim:
hoá học nào?

a. Tác dụng với oxi:

- Ở lớp 8 ta đã biết Fe + O 2 → Nêu TN và viết
PTHH.
- Sắt (Đốt nóng) + Oxi → cháy
sang
PTHH:

to

3Fe + 2O2 → Fe3O4
b. Tác dụng với Clo:
TN: Dây sắt (lò xo) đã nung nóng
đỏ + bình đựng khí Cl2 →cháy
Hình ảnh sắt cháy trong khí oxi

sáng, khói màu nâu đỏ.

PTHH:

- GV biểu diễn TN: Fe + Cl2.

to

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
* Sắt phản ứng với nhiều phi kim
tạo thành ôxit hoặc muối.

Hình ảnh sắt cháy trong khí clo
- GV gọi 1 HS viết PTPƯ.
- GV thông báo thêm Fe + S, Cl2 → FeS, FeCl3...
- Hãy lấy 1 ví dụ về kim loại Fe + dd Axit? Viết
PTPƯ. ⇒ Fe + dd Axit tạo thành sản phẩm gì?


2. Tác dụng với dung dịch Axit:
Hình ảnh sắt tác dụng với dd H2SO4 loãng
-GV thông báo: Fe không tác dụng với HNO 3,
H2SO4 đặc nguội.

Sắt + dd Axit →dd Muối sắt (II) +
H2.
*Ví dụ:
Fe + H2SO4

→ FeSO4 + H2

Fe + 2HCl


→ FeCl2 + H2

- Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại cho
biết Fe còn có thể tác dụng được với những muối
của kim loại nào?
- Lấy 2 ví dụ minh hoạ?
- Với những tính chất hóa học của Fe ta có thể rút
ra kết luận gì?
Học sinh biết vận dụng kiến thức liên môn Sinh

3. Tác dụng với dung dịch Muối:
*Sắt + nhiều dd Muối → Muối sắt
(II) + KL
PTPƯ:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

học-Hóa học để giải thích vai trò của sắt đối với Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
⇒Kết luận: Sắt có đầy đủ những
cơ thể
GV: Các em hãy vận dụng kiến thức Sinh học để tính chất hóa học của kim loại...
giải thích vai trò của sắt đối với cơ thể
HS: -Sắt là một trong những chất khoáng rất quan
trọng đối với cơ thể. Sắt là nguyên liệu để tổng
hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào
hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ, có vai
trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô.
- Sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong



×