Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.7 KB, 18 trang )

Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lịch sử là những gì xảy ra có thật và tồn tại.Cho nên lịch sử có một vị trí
và nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ hiểu biết về quá khứ, học sinh
hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước
của tổ tiên. Xác định nhiệm vụ trong hiện tại và có thái độ đúng trong tương lai
thấy được vai trò của bộ môn lịch sử trong trường THCS.
Thế nhưng trong thực tế giảng dạy, nhiều phụ huynh, học sinh lại chỉ coi lịch
sử là một môn phụ, học sinh chỉ cần lên lớp chép bài đầy đủ và học thuộc là xong,
không cần đào sâu, suy nghĩ. Do đó học sinh ít tìm tòi, sáng tạo, chưa phát huy
được tính tích cực trong việc học tập ở cấp THCS, từ đó chất lượng bộ môn ngày
càng thấp. Đặc biệt là học sinh lớp 6 đây là lớp đầu cấp, các em bắt đầu tiếp xúc
với nhiều môn học với nhiều thầy cô ở cấp THCS. Các em sẽ có nhiều bở ngỡ là
học lịch sử như thế nào? Học lịch sử là cần ghi nhớ những gì? Và hiểu như thế nào
cho đúng . Đó chính là những điều mới mẽ đối với các em, vì vậy các em sẽ gặp
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tri thức lịch sử.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm
đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ học sinh vận dụng được cái gì qua việc
học. Để đảm bảo được điều đó,nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối ”truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Luật giáo dục số 38/2005/QH11.Điều 28 quy định: "phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm ,rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ,tác
động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Giáo viên: Phan Thị Lộc



-1-


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

Xuất phát từ thực tế là một giáo viên bản thân tôi đã được tập huấn dạy học
và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học
sinh ,bản thân tôi đã vận dụng tương đối hiệu quả để hướng dẫn học sinh hoạt động
tích cực trên lớp,tự giác giải quyết vấn đề, tìm kiếm kiến thức mới. Qua kinh
nghiệm thực tế cho thấy, đã nâng cao được chất lượng một cách rõ rệt từ phía
người học dạy tốt môn lịch sử nói chung và môn lịch sử 6 nói riêng.Vì thế trong
quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số phương pháp và hình thức giảng dạy
phù hợp với đặc trưng bộ môn và đạt kết quả cao, xin được trình bày qua đề tài “Sử
dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong
môn lịch sử 6 ở trường THCS”

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.Cơ sở lí luận:
Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mớ căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện
đại; phát huy tính tích cực,chủ động,sang tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học,khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,ghi nhớ máy mọc.Tập trung
dạy cách học, cách nghĩ,khuyến khích tự học,tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức,kỹ năng phát triển năng lực.Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng,. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học”
-Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực chung như sau:
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và

hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa
dạng của việc học tập và cuộc sống .
Năng lực là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có ở cá nhân hay có thể học
được… để giải quyết các vân đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứa
trong nó tính sẵn sáng hành động,động cơ,ý chí và trách nhiệm các giải pháp trong
những tình huống thay đổi(Weinert,2001)
Giáo viên: Phan Thị Lộc

-2-


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng,
thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực
hiện thành công nhiệm vụ học tập,giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho
chính các em trong cuộc sống ( Nguyễn Công Khanh,2013)
Năng lực chung là năng lực cơ bản,thiết yếu để con người có thể sống và làm việc
bình thường trong xã hội. Năng lực chung là năng lực cơ ban,thiết yếu đê con
người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình
thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học. Vì thế có nước
gọi là năng lực xuyên chương trình. Mỗi năng lực chung cần góp phần tạo nên kết
qua có giá trị cho xã hội và cộng đồng, giúp cho các cá nhân đáp ứng được những
đòi hỏi của một bối cảnh rộng lớn và phức tạp, chúng có thể không quan trọng với
các chuyên gia, những rất quan trọng với tất cả mọi người.
2. Nội dung ,biện pháp thực hiện của đề tài:
2.1 Nội dung.
Xác định các năng lực chuyên biệt trong môn lịch sử. Có nhiều quan niệm khác
nhau về việc xây dựng chuẩn các năng lực chuyên biệt trong dạy học từng môn học

ở trường phổ thông như : Xây dựng các năng lực chuyên biệt từ những năng lực
chung ( năng lực cốt lõi).Xây dựng năng lực chuyên biệt từ đặc thù kiến thức bộ
môn..
Từ các năng lực trên,các năng lực cần được chú trọng hình thành và phát triển cho
học sinh trong môn học lịch sử ở trường THCS là:
-Năng lực tái tạo sự kiện ,hiện tượng ,nhân vật lịch sử, năng lực thực hành bộ môn
lịch sử, xác định và giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện
lịch sử với nhau .So sánh,phân tích ,phản biện,khái quát hóa.Nhận xét, đánh giá rút
ra bài học lịch sử từ những sự kiện ,hiện tượng ,vấn đề lịch sử,nhân vật lịch sử. Vận
dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
2.2 Các giải pháp của đề tài.
a.Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử.
Giáo viên: Phan Thị Lộc

-3-


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

-Đặc trưng của bộ môn lịch sử là các em không được tận mắt chứng kiến những
hình ảnh cụ thể về các sự kiện lịch sử, diễn biến lịch sử. Do đó với môn lịch sử, sử
dụng đồ dùng trực quan trong dạy học là không thể thiếu. Vì thế trong dạy học bắt
buộc giáo viên phải sử dụng biểu đồ, bản đồ, tranh ảnh thông qua đó giúp cho các
em tái tạo các sự kiện, diễn biến, nhận xét, đánh giá của lịch sử. Từ đó giúp các em
khắc sâu kiến thức. Thực tế cho thấy đồ dùng trực quan tốt sẽ huy động được sự
tham gia của nhiều giác quan, biết kết hợp chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau:
tai nghe, mắt thấy, định hướng cho học sinh phát triển nhiều loại năng lực như tái
hiện sự kiện, hiện tượng,nhân vật lịch sử, năng lực thực hành bộ môn lịch sử, năng
lực xác định và giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch

sử với nhau, năng lực so sánh, phân tích, phản biện, khái quát hóa, năng lực nhận
xét,đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử,
nhân vật, năng lực, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực
tiễn đặt ra.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 18: Trưng vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Hán:mục 2:Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán(42-43) đã diễn ra
như thế nào. Giáo viên sử dụng lược đồ : Kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Lược đồ: Kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Thông qua kỹ thuật đặt câu hỏi cụ thể sau:

Giáo viên: Phan Thị Lộc

-4-


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

? Cuộc kháng chiến diễn ra vào thời gian nào? Quân Hán do ai chỉ huy với lực
lượng như thế nào?
? Vì sao Mã Viện được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
? Mã Viện đã chỉ huy quân tấn công vào nước ta như thế nào?
? Trước sự tấn công mạnh của Mã Viện quân Hai Bà Trưng đã làm gì?
? Cuộc kháng chiến diễn ra quyết liệt ở đâu? Đó là một nơi như thế nào?
? Thế giặc mạnh quân ta cho lui quân về đâu? Tại đây quân Hai Bà Trưng chiến
đấu như thế nào? Kết quả
Qua các câu hỏi cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày diễn biến cuộc
kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược . Qua đó học sinh tái hiện được sự

kiện, hiện tượng,nhân vật lịch sử đồng thời rèn luyện cho học sinh năng lực thực
hành bộ môn lịch sử quan lược đồ.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư Văn Lang.
Mục 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh mà giáo viên sưu tầm không nhất
thiết phải sử dụng hình ảnh sách giáo khoa mà ngoài hình ảnh sách giáo khoa ra
giáo viên có thể sưu tầm tranh ảnh,tư liệu lịch sử 6 có liên quan đến tiết dạy để
minh hoạ và từ hình ảnh học sinh có thể tìm ra kiến thức mới

Giáo viên: Phan Thị Lộc

-5-


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

? Quan sát hình ảnh trên cho biết thời Văn Lang có những hoạt động vui chơi và
phong tục nào ?
=> Phong tục: Làm bánh chưng và bánh giày,Lễ hội: Ca hát, nhảy múa, giã gạo,
đua thuyền.( phát triển năng lực thực hành bộ môn lịch sử)
? Em có nhận xét gì về những phong tục tập quán và các hoạt động trong lễ hội
của cư dân Văn Lang?
=>phong phú,đa dạng nhiều thể loại (phát triển năng lực nhận xét,đánh giá,rút ra
bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử, nhân vật.)
Giáo viên: Phan Thị Lộc

-6-



Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

?Hiện nay ở nước ta và địa phương em có còn duy trì những phong tục và các
hoạt động này như thế nào? Bằng sự hiểu biết của mình em có thể trình bày về
những phong tục và các hoạt động ngày nay và bản thân em tham gia hoạt động
này như thế nào?( phát triển năng lực ,liên hệ kiến thức để giải quyết những vấn đề
thực tiễn)
Thông qua phương pháp khai thác kênh hình học sinh nắm được phong tục của dân
cư Văn Lang, vừa giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc phong
tục tập quán của người Việt .
b. Phương pháp dạy học nêu vấn đề( dạy học nêu và giải quyết vấn đề)
Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học trong đó
GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động
tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm
lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được nhũng mục đích học tập khác. Đặc
trưng cơ bản của phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi
vấn đề”vì“Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề”
Tình huống có vấn đề (tình huống gợi vấn đề) là một tình huống gợi ra cho HS
những khó khăn về lý thuyết hay thực tiễn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua,
nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thực giải, mà phải trải qua quá trình tích
cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều khiển kiến thức
sãn có.
Ví dụ: Khi dạy bài: 27 Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Qua các tư liệu sử sách ghi lại ta thấy tương quan lực lượng không cân sức giữa
quân ta và quân Nam Hán: trong khi quân ta là đội quân mới được thành lập với số
lượng quân khoảng một vạn người,trong khi quân Nam Hán là là đội quân thiện
chiến đông đến cả trăm vạn nhưng kết quả trận đánh quân Nam Hán thất bại mà
không giám một lần quay trở lại nữa. Vậy theoem điều gì làm nên điều kì diệu đó?
Để giúp học sinh giải quyết vấn đề trên giáo viên dùng câu hỏi gởi mở.

?Nêu rõ quá trình chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền ?
Giáo viên: Phan Thị Lộc

-7-


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

=> nhanh chóng tiến quân vào thành Đại la, giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương
chuẩn bị chống quân Nam Hán
- Đoán trước được hướng tiến quân giặc, Ngô Quyền khẩn trương cùng nhân dân
chuẩn bị chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
- Một trận địa cọc gỗ được xây dựng,Quân ta được chia thành nhiều đội bố trí sẵn
trên bờ...( Định hướng được năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tái hiện được sự
kiện, hiện tượng,nhân vật)
?Qua sự chuẩn bị trên em thấy cách đánh giặc của Ngô Quyền có gì độc đáo?
=> Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng bố trí lực lượng hùng mạnh và xây
dựng bãi cọc.Lợi dụng thủy triều, xây dựng trận địa cọc ngầm với hàng nghìn cây
cọc nhọn..chỉ sư dụng thuyền nhỏ,nhẹ để dễ luồn lách qua bãi cọc.Thuyền địch
to,cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách....( năng lực tái hiện được sự kiện, hiện
tượng,nhân vật)
? Vì sao quân Nam Hán đông mà lại bị thất bại nặng nề ?
=>chủ quan, hung hăng, dễ bị quân ta đưa vào bãi cọc ngấm mà không hay biết thất
( năng lực giải quyết vấn đề)
C. Sử dụng di sản trong dạy học lịch sử
Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần,vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học,
được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá, dù dưới dạng vật thể
hay phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức
tạo môi trường, tạo công cụ hoặc nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung

bài học, giáo dục. Sử dụng di sản trong dạy học giúp cho quá trình học tập của học
sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu sâu sắc hơn, phát triển
tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Ý nghĩa và vai trò
của các di sản văn hoá có thể được phân tích dưới các gốc độ sau:
Về vai trò: Di sản là nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy
học nói riêng, giáo dục nói chung. Vì vậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường
phổ thông có ý nghĩa như sau:
Giáo viên: Phan Thị Lộc

-8-


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh.
+ Giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức.
+Phát triển trí tuệ của học sinh.
+Giáo dục nhân cách học sinh.
+Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng lắng nghe, kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư
duy phê phán, kỹ năng nhận định trách nhiệm, kỹ năng đạt mục tiêu…..
Ví dụ1: Khi dạy 12 Nước Văn Lang kết hợp với hình thức dạy học hỏi đáp và sử
dụng tranh ảnh để giáo dục học sinh

? Quan sát hình ảnh trên em hãy cho biết hoạt động nào hiện nay của nhân dân ta

Giáo viên: Phan Thị Lộc

-9-



Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

nhằm ghi nhớ công lao của các vua Hùng? Những hoạt động đó thường diễn ra
vào thời gian nào ,ở đâu?=> giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 âm lịch ở đền
Hùng( phát triển năng lực tái hiện được sự kiện, hiện tượng, nhân vật,phát triển
năng lực ,liên hệ kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn)
? Em đã đến di tích đền Hùng chưa? Em hãy cho biết những suy nghĩ của mình về
đền Hùng mà em biết? ( phát triển năng lực ,liên hệ kiến thức để giải quyết những
vấn đề thực tiễn)
? Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn và trách nhiệm của mình
đối với đất nước? phát triển năng lực ,liên hệ kiến thức để giải quyết những vấn đề
thực tiễn)
Qua sử dụng di sản trong dạy học nhằm giáo dục lòng biết ơn và ghi nhớ công ơn
của các vua Hùng và hướng về cội nguồn của dân tộc ta
Ví dụ 2: Khi dạy bài 18: : Khi dạy bài 18: Trưng vương và cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược Hán. Khi dạy xong mục 2 giáo viên cho học học sinh
quan sát một số hình ảnh sau:

Giáo viên: Phan Thị Lộc

- 10 -


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

Đền thờ hai Bà Trưng

(Hát Môn) trước đây

Giáo viên: Phan Thị Lộc

Đền thờ hai Bà Trưng(Hát Môn)
ngày nay

- 11 -


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

Đền thời Hai Bà Trưng ở Hà Nội

Đền thời Hai Bà Trưng ở Vĩnh Phúc

?Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp nơi đã nói lên điều gì?
=>Thể hiện lòng biết ơn đối với Hai Bà Trưng,(phát triển năng lực ,liên hệ kiến
thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn)
? Là học sinh các em phải làm gì để tỏ lòng biết ơn đối với Hai Bà Trưng?(phát
triển năng lực ,liên hệ kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tiễn)
Qua đó giáo dục cho học sinh lòng biết ơn đối với các vị anh hùng dân tộc.
và đây là tấm gương để cháu noi theo. Hàng năm chúng ta còn làm lễ kỉ niệm Hai
Bà Trưng vào ngày 8/3.
III. .HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
1.Số liệu thống kê trước khi thực hiện đề tài ở một số lớp 2014-2015
Lớp

Sĩ số


Số HS nắm

Số HS không

Tỷ lệ

được bài
nắm được bài
6/2
40
29
72.5
11
6/3
40
28
70
12
6/4
39
27
69.3
12
6/5
40
28
70
12
6/6

39
28
71.8
11
6/7
39
27
69.2
12
2.Số liệu thống kê sau khi thực hiện đề tài:

27.5
30
30.7
30
28.2
30.8

Giáo viên: Phan Thị Lộc

Tỷ lệ

- 12 -


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

Lớp
6/2

6/3
6/4
6/5
6/6
6/7

Sĩ số

Số HS nắm

40
40
39
40
39
39

được bài
38
38
37
37
38
38

Tỷ lệ

Số HS không

Tỷ lệ


95%
95
94.9
92.5
97.4
97.4

nắm được bài
2
2
2
3
1
1

5
5
5.1
7.5
2.6
2.6

Qua số liệu trên cho thấy sau khi áp dụng một số phương pháp và hình thức dạy
học mà tôi đã sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở nói chung và
lịch sử 6 nói riêng được 2 năm bản thân đã áp dụng tôi thấy học sinh có hứng thú
học tập sôi nổi hơn, kích thích được sự tư duy, sáng tạo, kỹ năng tự học của học
sinh ngày càng cao hơn .
Đa số học sính có hứng thú trong học môn lịch sử, qua đó, các em xác định
được trọng tâm vấn đề dễ dáng hơn, ghi nhớ kiến thức được lâu hơn và từ đó chất

lượng bộ môn được nâng cao rõ rệt. Đa số các em biết vận dụng kiến thực để giải
quyết vấn đề

thực tiễn.Trên đây là một số suy nghĩ của cá nhân tôi về việc áp

dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng
lực trong dạy học lịch sử 6. Do khuôn khổ có giới hạn,bài viết còn nhiều thiếu sót.
Rất mong sự đóng góp, ý kiến chân thành của các bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là
Ban giám khảo để bài viết đạt chất lượng cao hơn, góp phần thiết thực vào việc
nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn để cho môn lịch sử thực sự được các em
học sinh yêu mến.
IV. ĐỀ XUẤT,KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang có chủ trương dạy học tích hợp và đổi mới
dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát huy năng lực cho học sinh. Do
Giáo viên: Phan Thị Lộc

- 13 -


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

vậy, giáo viên cần nghiên cứu thêm các tài liệu để có định hướng thiết kế, áp dụng
các hình thức dạy học theo hướng tích cực các kỹ năng học tập cần thiết khác, tạo
cơ sở phát huy các năng lực học tập cần thiết cho học sinh.
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Dạy học và kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực
học sinh
Những vấn đề chung –chương trình giáo dục phổ thông nhà xuất bản giáo dục.
-Tài liệu tìm hiểu qua Internet.com

Sách giáo viên lịch sử 6, sách giáo khoa lịch sử 6

Giáo viên: Phan Thị Lộc

- 14 -


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

Giáo viên: Phan Thị Lộc

- 15 -


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

? Để tưởng nhớ đến Vua Hùng ngày nay nhân dân ta đã làm gì?( Lập đền thờ)
?Em có biết hoạt động nào hiện nay của nhân dân ta nhằm ghi nhớ công lao của
các vua Hùng?( giỗ tổ Hùng vương)

Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm theo định hướng phát triển năng lực trong bộ
môn lịch sử 6 ở trường THCS

Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm theo định hướng phát triển năng lực trong bộ
môn lịch sử 6 ở trường THCS

Giáo viên: Phan Thị Lộc


- 16 -


Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

Sử dụng một số phương Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm theo định hướng phát
triển năng lực trong bộ môn lịch sử 6 ở trường THCS
pháp dạy học nhằm theo định hướng phát triển năng lực trong bộ môn lịch sử 6 ở trường
THCS
Sử dụng một số phương Sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm theo định hướng phát
triển năng lực trong bộ môn lịch sử 6 ở trường THCS

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP PHÒNG GD& ĐT
1.Đạt hay không đạt……………………………………………………………..
2.Xếp loại…………………………………. ………………………………….
3.Một số nhận xét về sáng kiến…………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
1.Đạt hay không đạt……………………………………………………………..
2.Xếp loại…………………………………. ………………………………….
Giáo viên: Phan Thị Lộc

- 17 -



Sử dụng một số phương pháp và hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực
trong môn lịch sử 6 ở trường THCS

3.Một số nhận xét về sáng kiến…………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………..

Giáo viên: Phan Thị Lộc

- 18 -



×