Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN DẠY HỌC LÝ THUYẾT THỂ DỤC LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.64 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN DẠY HỌC LÝ THUYẾT THỂ DỤC
LỚP 8
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong chương trình giáo dục THCS hiện nay, môn Thể dục cùng với các môn

học khác trong nhà trường THCS có những vai trò góp phần quan trọng đào tạo nên
những con người phát triển toàn diện. Thể dục là môn khoa học tự nhiên có tính lôgíc
và tính vận động cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển thể lực trí thức nhân cách cho
học sinh.
Phương pháp sử dụng phương tiện trực quan và ứng dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy hiện nay đang được ngành giáo dục, cũng như giáo viên quan tâm bởi vì
nó có vị trí đặc biệt trong việc nhận thức của học sinh. Phương pháp sử dụng phương
tiện trực quan không phải là phương pháp mới nhưng ứng dụng công nghệ thông tin
trong giảng dạy lại là phương pháp mới. Lâu nay mọi người chưa có quan tâm đúng
mức về nó nhất là phía giáo viên, do những điều kiện chủ quan và khách quan mà họ
không thể sử dụng được bằng phương tiện máy tính trong giờ dạy, mà đặc biệt lại là
môn học thể dục, môn học không thể thiếu trong giáo dục toàn diện. Môn học chủ yếu
trên sân tập, mang tính vận động nhiều hơn nhằm mục đích thực hiện yêu cầu của môn
học là rèn luyện và nâng cao sức khoẻ; góp phần đẩy mạnh quá trình phát triển toàn
diện, cân đối của cơ thể, song song đó là bồi dưỡng các đức tính tốt: ý thức tổ chức kỷ
luật, tác phong khỏe mạnh, khẩn trương, tinh thần dũng cảm, khắc phục khó khăn…
Nhưng trong chương trình thể dục THCS hiện nay, ở mỗi khối trong khung phân phối
chương trình đều có hai tiết lý thuyết mà học lý thuyết mà giáo viên cứ giảng thao thao
bất tuyệt thì học sinh không thể hiểu trong khi đó sách giáo khoa dành cho môn thể dục
là không có. Vậy để dạy tiết lý thuyết làm sao cho đạt hiệu quả? Xuất phát từ thực trạng
nêu trên tôi mạnh dạn “ứng dụng CNTT dạy học lý thuyết thể dục lớp 8”.
Sáng kiến nhằm trang bị cho học sinh một số kiến thức, phương pháp tập luyện
sức nhanh.


Trang 1


Hiện tại bộ môn thể dục thì thường không áp dụng công nghệ thông tin với lí do
tiết lý thuyết it, đa phần là học thực hành các em học ngoài trời với lại do phương pháp
dạy học truyền thống không đưa công nghệ thông tin vào bộ môn thể dục chính vì vậy
mà tôi mạnh dạn chọn đề tài này. “ ứng dụng công nghệ thông tin dạy học lý thuyết thể
dục lớp 8”
II.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận
Phương pháp giảng dạy là vấn đề cần thiết của ngàng giáo dục.đối với
giáo viên việc áp dụng công nghệ thông tin để dạy tiết lý thuyết thể dục là
vấn đề cần thiết để phát huy được tính tích cực của học sinh hiện nay cùng
với việc áp dụng công nghệ thông tin để các em có thể tự tìm tòi và phát
huy được tính tích cực của học sinh thì các tiết dạy công nghệ thông tin thì
luôn có nhiều ưu điểm. Như hiện nay các tiết dạy áp dụng công nghệ thông
tin thì luôn được các cấp ngành và nhà trường qua tâm và luôn là xu hướng
để từ đó đưa ngành giáo dục nước nhà phát triển hơn. Với sự phát triển đó
thì nhà nước luôn có chủ trương để các em được tự học tập và tìm tòi kiến
thức, giáo viên có thể giao bài tập cho các em qua mạng để các em có thể
tự tìm hiểu. Trên thực tế do tính chất bộ môn luôn tập luyện ngoài trời lên
đa phần chúng ta không chú trọng mấy trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào tiết dạy. Nhưng nếu áp dụng công nghệ thông tin để các em
có thể xem được những động tác thật qua phim ảnh thì việc vận dụng và
tập luyện của các em sẽ tốt hơn do các em lĩnh hội các kĩ thuật bằng
phương pháp trực quan.

2. Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp.

2.1 Nội dung
Trong những năm học trước đây đối với những tiết thực hành thì học sinh rất hào hứng
tập luyện tích cực, có những em tập luyện đạt thành tích rèn luyện thân thể rất cao.
Nhưng tiết lý thuyết thì tinh thần học sinh học rất thờ ơ, không hợp tác tích cực, mà
muốn tập luyện đạt thành tích cao thì trước hết người tập phải nắm vững kiến thức về
Trang 2


môn mình tập luyện. Trong thực tế hiện nay sau khi giáo viên dạy tiết lý thuyết xong thì
các em đã không còn nhớ đến lý thuyết nữa rồi, vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát về kiến
thức các em tiếp thu được sau tiết học lý thuyết của năm học 2014 - 2015: Một số
phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh.
Các câu hỏi tôi đã khảo sát trong năm học: 2014 – 2015.
Câu1: Sức nhanh là: Năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động với thời gian ngắn nhất.
A. Đúng

B. sai

Câu 2: Sức nhanh biểu hiện ở mấy hình thức cơ bản?
A.1 hình thức

B. 2 hình thức

C. 3 hình thức

4 hình thức

Câu 3: Một học sinh đang chạy nhanh, nghe tiếng còi lập tức quay người chạy ngược
lại: đó là?
A. Phản ứng nhanh


B. Động tác đơn nhanh

C. Tần số động tác nhanh

Câu 4: Ví dụ: Một học sinh nhảy dây trong 10 giây, nhảy được 20 lần ?
A. Phản ứng nhanh

B. Động tác đơn nhanh

C. Tần số động tác nhanh

Câu 5: Ví dụ: Trong thi đấu cầu lông học sinh A thực hiện động tác đập cầu học sinh B
không kịp phản ứng để đỡ cầu. Động tác của học sinh A là?
A. Phản ứng nhanh

B. Động tác đơn nhanh

Câu 6: Sau khi tập luyện sức nhanh xong, thi cần?
A. Dừng ngay lại, đứng nghỉ mệt.
B. Ngồi xuống nghỉ mệt.
C. Đi lại nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu, thả lỏng.
D. Các câu trên đều sai.

Trang 3

C. Tần số động tác nhanh


Kết quả thu được sau khảo sát 260 học sinh năm học 2014 -2015.

Số câu trả lời đúng

1

2

3

4

5

6

Số học sinh

46

82

78

30

20

4

Tổng


Số học sinh trả
lời đúng dưới 3
câu (Chưa đạt)

Số học sinh trả lời đúng từ 3 câu
trở lên (Đạt)

Tổng

128

132

Từ kết quả khảo sát tôi thấy số học sinh trả lời chưa đạt là rất cao, qua phân tích
tôi tìm ra một số nguyên nhân sau.
Nguyên nhân:
- Phân phối chương trình hiện nay đưa tiết 1 là lý thuyết chưa phù hợp.
- Môn thể dục chưa có sách giáo khoa tham khảo.
- Môn học chưa có phòng học bộ môn nên việc dạy lý thuyết còn cho học sinh ở
ngoài sân bãi nên việc dạy học còn gặp khó khăn.
Từ những nguyên nhân trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
2.2. Các giải pháp:
a. Tiết 1 trong phân phối chương trình môn thể dục hiện nay nên làm những
công việc sau.
- Giáo viên và học sinh làm quen với nhau.
- Kiểm tra tình hình sức khỏe của học sinh trong lớp học.
- Biên chế tổ nhóm học tập theo giới tính, sức khỏe, cán sự của nhóm của lớp.
- Thống nhất một số nội qui định khi học giờ thể dục: Thời gian, trang phục, kiến
tập….
- Sau đó cho học sinh chơi một trò chơi.

- Dặn dò cho tiết sau (Tiết 2 học lý thuyết các em học ở phòng nào, nhớ mang theo
giấy bút và tìm hiểu một số hướng dẫn tập luyện phát triển sức nhanh), tìm hiểu ở
thư viện trường, ở trên internet….
Trang 4


=> Kết luận của giải pháp này: Nếu các em học tiết lý thuyết ở tiết đầu này thì học sinh
không có kiến thức để giáo viên đặt câu hỏi và giáo viên chỉ dạy theo một chiều mà
không có sự hợp tác của học sinh, nên học sinh dễ nhàm chán từ đó không nhớ được
bài.
b. Dạy tiết lý thuyết:
b1: Tiết 1:Lý thuyết (30 phút trong lớp và 15 phút ra sân vận động)
- Khái niệm sức nhanh: Giáo viên cho học sinh xem một đoạn clip về các hoạt
động nói về sức nhanh trong các hoạt động, khi xem xong, Giáo viên nêu câu hỏi
các em cho biết khái niệm, cho các nhóm thảo luận ghi vào bảng nhỏ, lên trình
bày.
- Giáo viên vừa trình bày vừa cho học sinh xem minh họa bằng các đoạn clip đã
soạn sẵn trong bài. Từ những đoạn phim đó giáo viên đặt câu hỏi sức nhanh biểu
hiện ở mấy hình thức cơ bản, các nhóm xung phong trả lời. Giáo viên đưa ra đáp
án. Sau đó minh họa cho học sinh các đoạn clip về phản ứng nhanh, động tác đơn
nhanh, tần số động tác nhanh.
- Giáo viên tiếp tục giới thiệu ngoài 3 hình thức biểu hiện của sức nhanh, trong
chạy 100m hay chạy cự ly ngắn với học sinh phổ thông có liên quan đến: Sức
mạnh tốc độ và sức bền tốc độ và cho ví dụ.
- Cho học sinh ra sân, khởi động và trò chơi vận động như chạy tiếp sức sau đó
giải thích cho các em. Bạn đầu tiên khi nghe hiệu lệnh bắt đầu trò chơi lập tức
phản ứng nhanh bằng cách chạy nhanh về trước, các bạn tiếp theo thực hiện tấn
số động tác nhanh để chạy và quay về tiếp sức và động tác đơn nhanh là động tác
tác nhanh chóng đưa tay chạm vào tay bạn chạy tiếp theo.
- Dặn dò học sinh về nhà tìm hiểu phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh ở

tiết sau.
b2: Tiết 2: Một số phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh đơn giản
- Giáo viên nêu câu hỏi: vậy tập luyện sức nhanh bằng những môn nào, các tổ tiếp
tục thảo luận sau đó lên trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Học sinh làm bài thu hoạch gồm 6 câu trắc nghiệm nêu trên, giáo viên thu bài,
công bố đáp án
Trang 5


c. Sử dụng các phầm mềm để thiết kế tiết dạy công nghệ thông tin.
- Trình chiếu trên powerpoint, các tài liệu phim lấy trên mạng.
- Với việc dạy học lý thuyết thể dục trên công nghệ thông tin: Học sinh hào hứng hơn
trong học tập. Giáo viên nâng cao trình độ tin học.
III/ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Kết quả thu được sau áp dụng vào năm học 2015 – 2016 với 260 học sinh.
Kết quả thu được sau khảo sát 260/270 học sinh năm học 2014 -2015.
Số câu trả lời đúng

1

2

3

4

5

6


Số học sinh

0

3

89

73

71

24

Số học sinh trả
Tổng

lời đúng dưới 3

Số học sinh trả lời đúng từ 3 câu
trở lên (Đạt)

câu (Chưa đạt)
Tổng

3

257

Bảng so sánh sau khi áp dụng màu đậm và trước khi áp dụng màu sáng nhạt. Tôi

thấy khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy bài lý thuyết thể dục lớp 8 đạt hiệu quả
rất cao, thể hiện qua biểu đồ sau
Biểu đồ so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến.

157

3

Sáng kiến được thực hiện trên kinh nghiệm của bản thân, trong quá trình
giảng dạy các năm trước nhìn thấy sự nhàm chán của học sinh khi học tiết lý thuyết,
Trang 6


mà phải ngồi nghe giáo viên dạy chay mà không có minh họa, học sinh có muốn
tham gia thì cũng không có kiến thức vì ngay tiết đầu đã học thì làm gì có thời gian
nghiên cứu tìm hiểu, trong khi sách giáo khoa môn thể dục không có. Trong đó các
giải pháp chủ yếu là.
- Thực hiện dạy học theo chủ đề dặn dò học sinh trước khi dạy, chưa dám thay đổi
phân phối chương trình.
- Dạy tiết lý thuyết trong phòng học có máy chiếu.
- Sử dụng thảo luận nhóm để giải quyết bài học.
- Ứng dụng các phần mềm đã có để thiết kế bài dạy và dạy học.
Trên đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện trong thực tiễn dạy học, kính mong
được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp và các thầy cô làm công tác quản
lý. Tôi xin cảm ơn
IV/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Trên đây là kinh nghiệm dạy học từ thực tế. Tôi xin mạnh dạn kiến nghị các cấp
cho giáo viên:
- Tự chủ làm lại phân phối chương trình dạy học, nhưng không cắt xén chương
trình đã qui định trong chuẩn kiến thức kĩ năng, nếu có điều kiện cho các em học

môn thể thao yêu thích của mình trong trường học để các em đam mê tập luyện
hơn, qua thi đấu các em cũng tự khẳng định mình hơn, mà thể thao học đường
được nâng cao lên hơn một bước.
- Các trường không đủ điều kiện sân bãi tập luyện thì nên xã hội hóa để mượn sân,
nhà thi đấu của câu lạc bộ, phối hợp với phụ huynh để học sinh tự trang bị thiết
bị tập luyện.
- Các cấp quản lý tạo điều kiện cho chúng tôi, những người làm công tác dạy thể
dục thể thao hoàn thành nhiệm vụ.
Trên đây là một số khuyến nghị của tôi, nếu có gì không phải xin quý thầy cô và các
cấp lãnh đạo góp ý cho sáng kiến này hoàn thiện hơn. Tôi xin cảm ơn.
V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7


- Sách thể dục giáo viên lớp 8. Tác giả: Trần Lâm Đồng, Nhà xuất bản giáo dục
năm 2004.
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn thể dục THCS. Tác giả: Đinh
Mạnh Cường. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2010.

Trang 8



×