SỬ DỤNG MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRỰC QUAN NHẰM PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY CỤM VĂN BẢN NHẬT DỤNG
LỚP 9
I. Lí do chọn đề tài:
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới
tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình
thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học."
- Xuất phát từ thực tế Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ
quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái
gì qua việc học.
-Thực trạng nhiều học sinh phổ thông nói chung và học sinh THCS nói riêng, đặc biệt là
HS trường THCS Vĩnh Tân còn thụ động trong việc học tập môn Ngữ Văn; khả năng
sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc
sống còn hạn chế, nhất là đối với cụm văn bản nhật dụng. Hơn nữa căn cứ vào tình
hình thực tại của học sinh lớp 9 khi học loại văn bản này, xu thế học sinh không
ham học, không thích học bởi vì văn bản nhật dụng phương thức biểu đạt chủ yếu
là nghị luận nên tính lí luận nhiều, khô khan giờ học thường căng thẳng mang tính
áp đặt vì thế học sinh khó nhận thức nội dung bài học, giáo viên dạy loại văn bản
này cảm thấy nặng nề vì chỉ biết truyền tải đầy đủ kiến thức có trong sách giáo
khoa cho học sinh mà chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh, chưa phát huy
được khả năng tự học cho các em. Vì vậy trong quá trình dạy cụm văn bản nhật
dụng tôi đã liên hệ thực tiễn cuộc sống bằng một số hình ảnh vào bài dạy cho phù
hợp với từng nội dung mà văn bản đề cập. Đó là lí do mà tôi chọn đề tài: "Sử dụng
một số hình ảnh trực quan nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy
cụm văn bản nhật dụng lớp 9."
II. Tổ chức thực hiện đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định
711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới phương
pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học."
Như chúng ta đã biết: " Văn bản nhật dụng là kiểu văn bản đề cập đến những
vấn đề gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống hàng ngày của con người và xã hội
đương đại như thiên nhiên, môi trường, dân số, sức khỏe, quyền trẻ em, hiểm họa
ma túy, tệ nạn xã hội, chiến tranh..." (Ngữ Văn THCS)
Có thể thấy, vai trò và chức năng của văn bản nhật dụng nói chung và văn bản
nhật dụng lớp 9 nói riêng đều có đặc điểm nổi bật là:
- Về đề tài : Văn bản nhật dụng sử dụng đề tài đa dạng, phong phú như: môi
trường, gia đình, xã hội.
- Về chức năng: Có thể bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả.
Trang 1
- Veà tính cập nhật : Coù tính thời sự kịp thời, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cuộc
sống hằng ngày, gắn liền với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.
Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh minh họa cho bài dạy văn bản nhật dụng là hết
sức cần thiết vừa đáp ứng được mục tiêu đào tạo vừa phát huy được tính tích
cực của học sinh trong học tập.
2. Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp:
2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong chuẩn bị tư liệu liên quan đến bài
học: CNTT-TT đã làm xuất hiện môi trường dạy học mới, ở đó cả giáo viên và học sinh
đều sử dụng CNTT-TT trong hoạt động dạy - học .
- Mục đích: Giúp học sinh cập nhật thực tiễn cuộc sống bằng một số hình ảnh liên
quan đến bài học bằng công nghệ thông tin. Vì không chỉ có giáo viên ứng dụng
CNTT để dạy mà cả học sinh cũng cần ứng dụng CNTT để học.
- Cách thực hiện:
+ Giáo viên định hướng tư liệu cần tìm theo từng bài cho học sinh.
+ Giáo viên giới thiệu nguồn tư liệu học sinh có thể tìm, như : Sách , báo, lịch,
mạng Internet..vv..
- Ví dụ: Văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh" của Lê Anh Trà, học sinh sẽ sưu tầm
một số hình ảnh, tư liệu về Bác, như: Nơi ở, nơi làm việc; lối sống, trang phục....
2.2 Sử dụng một số phương pháp dạy học để khai thác hình ảnh trực quan:
Phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú, giáo viên cần sử dụng sao cho
linh hoạt, phù hợp với từng bước lên lớp, từng nội dung cụ thể của bài dạy. Dưới
đây tôi xin minh họa bằng một vài phương pháp nhằm khai thác hình ảnh minh họa
tạo hứng thú cho học sinh.
a. Phương pháp thảo luận nhóm:
Mục đích: Giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập,
tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; tạo cơ hội cho các
em có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải quyết những việc
chung.
Ưu điểm:
- Học sinh học hỏi, hiểu rõ hơn về kiến thức đã học, về kinh nghiệm của bạn bè
và những người khác.
- Nâng cao năng lực tự thể hiện bản thân cho học sinh, các em trình bày quan
điểm, ý kiến của mình; các em bạo dạn hơn, tự tin hơn trước tập thể.
- Làm cho khả năng nhớ bài học và khả năng tái tạo suy nghĩ được nhiều hơn.
b. Phương pháp động não:
Mục đích: Giúp học sinh trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng độc
đáo về một chủ đề nào đó.
- Quy trình thực hiện: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh, đề nghị học sinh thể
hiện ý kiến của các em một cách thoải mái, cởi mở, chia sẻ ngay những ý kiến vừa
nảy sinh.
Ưu điểm:
- Dễ thực hiện.
- Mọi người đều có cơ hội tham gia.
- Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí tuệ tập thể.
- Tốn ít thời gian.
- Nhiều ý tưởng được tạo ra.
- Lớp học sinh động.
Trang 2
- Học sinh có hứng thú học tập
2.3. Một số minh họa cụ thể:
a. Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.
• Ở phần giới thiệu bài mới, giáo viên có thể chiếu một số hình ảnh sau để học
sinh quan sát. Hoặc học sinh tự trình bày sản phẩm đã sưu tầm theo định hướng
của giáo viên.
Trên cơ sở tư liệu đó, giáo viên sẽ đặt câu hỏi để học sinh tìm hiểu bài : “Những
hình ảnh đó nói về ai, về những việc cụ thể nào?”
- Học sinh trả lời.
- Gv chốt ý và giới thiệu về bài mới.
Kết luận: Với vệc sử dụng một số hình ảnh như vậy sẽ thu hút được học sinh chú
ý vào bài mới. Đồng thời giúp học sinh bước đầu huy động vốn kiến thức của bản
thân về Bác Hồ và phần nào hiểu được nội dung của bài học sẽ đề cập tới.
• Khi dạy luận điểm 2: Nét đẹp trong lối sống của Bác.
Gv cho học sinh quan sát những hình ảnh sau:
Trang 3
? Bốn hình ảnh đó nói về điều gì?
- Học sinh trả lời.
- Gv viết ý kiến lên bảng, nhận xét rồi chốt ý đúng. Bốn hình ảnh đó nói về nơi ở
và nơi làm việc của Bác.
? Em có nhận xét gì về nơi ở và nơi làm việc của người?
- HS trả lời.
- Gv bình, đồng thời tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Nơi ở và nơi
làm việc của Bác thật đơn sơ và mộc mạc. Một vị lãnh tụ của một đất nước
nhưng Bác sống thật gần gũi với thiên nhiên, thật đơn giản đó là điều kiện để
di dưỡng tinh thần. Chúng ta cần học hỏi ở người về lối sống này.
Gv tiếp tục cho học sinh quan sát những hình ảnh tiếp theo:
? Những hình ảnh này nói về điều gì của Bác?
- Học sinh trả lời.
- GV: Hãy tìm thêm những dẫn chứng cụ thể nói về trang phục của Bác trong
SGK ?
Trang 4
Gv: Từ những hình ảnh mới quan sát và dẫn chứng trong SGK em có cảm nhận
như thế nào về trang phục của Bác?
- HS trả lời.
- Gv chốt ý đúng cho học sinh.
Tích hợp liên môn lịch sử: Về trang phục của anh "bộ đội cụ Hồ" thời kháng
chiến chống Pháp gian khổ của dân tộc: Áo trấn thủ, dép lốp.
Gv tiếp tục cho học sinh quan sát những hình ảnh tiếp theo:
Thảo luận 3 phút.
? Quan sát hình ảnh, nêu nhận xét về bữa ăn của Bác? Qua đó em cảm nhận gì về
cách ăn uống sinh hoạt của Bác?
- HS thảo luận trả lời.
- Rèn kĩ năng sống cho học sinh: Lối sống giản dị, học tập thói quen ăn uống,
sinh hoạt của Bác .
- GV có thể đọc cho học sinh nghe bài thơ " Thăm cõi Bác xưa" của Tố Hữu để
các em có thể hiểu hơn về phong cách của Bác.
Kết luận: Với việc sử dụng hình ảnh trong bài, học sinh sẽ dễ nhớ kiến thức đồng
thời sẽ làm cho tiết học sinh động không nhàm chán, bước đầu thu hút được sự chú
ý của học sinh trong học tập. Đồng thời giúp học sinh có ý thức phân tích các vấn
đề ở cuộc sống.
b. Văn bản : ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH.
Đối với văn bản này, tôi đã dùng một số hình ảnh để giới thiệu bài và làm nổi bật
nội dung bài học.
Phần giới thiệu bài: Để tạo ấn tượng ngay từ đầu về sự khốc liệt của chiến
tranh hạt nhân, đồng thời thấy được cuộc sống hòa bình tươi đẹp như thế nào
giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh:
2
1
Trang 5
3
4
5
Giáo viên có thể hỏi học sinh:
? Hình ảnh 1,2, 3 gợi cho em suy nghĩ về điều gì? (Chiến tranh )
? Chiến tranh đã gây hậu quả như thế nào đối với môi trường và con người?
- HS trả lời.
? Hình ảnh 4, 5 gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống? (Tươi đẹp, văn minh)
GV: Chiến tranh là hiểm họa của mỗi dân tộc vì vậy chúng ta phải đấu tranh để
ngăn chặn chiến tranh và bảo vệ cuộc sống thanh bình.
Liên hệ: Đất nước ta đã sống trong hòa bình, nhưng ở đâu đó trên thế giới chiến
tranh vẫn xảy ra. Vậy chúng ta cần phải có những hành động thiết thực để bảo vệ
cuộc sống hòa bình cho nhân loại.(Giáo viên liên hệ với tình hình biển Đông để
các em thấy rõ nếu không có cách ứng xử mang tính nhân văn của Đảng và Nhà
nước ta thì chiến tranh có thể xảy ra bất kì lúc nào)
Phần nội dung bài học:
* Trong luận điểm 2: Để giúp học sinh hiểu rõ cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị
cho chiến tranh hạt nhân làm mất đi khả năng con người được sống tốt đẹp hơn.
Giáo viên chiếu những hình ảnh so sánh về các lĩnh vực đời sống xã hội với sự
chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân .
Đối
lập
Nhà máy sản xuất năng lượng
nguyên tử
Bệnh tật
Đối
lập
Máy bay bọc đầu đạn hạt nhân
Nghèo đói
Trang 6
Đối
lập
Vô gia cư
Phóng tên lửa
Chưa thực hiện được
Đã và đang thực hiện
- Mục đích: Tạo sự hứng thú cho học sinh, giúp học sinh phát hiện được phương
pháp thuyết minh trong bài, đồng thời khắc sâu kiến thức cho học sinh.
* Trong luận điểm 3: Để giúp học sinh hiểu rõ hơn ngăn chặn chiến tranh hạt
nhân vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ của mọi người. Giáo viên mời các em
xem một một số hình ảnh sau : ( GV có thể sử dụng những hình ảnh khác)
BIỂU TÌNH CHỐNG CHIẾN TRANH
Câu hỏi : Những bức ảnh trên nói về điều gì ? Theo em ngăn chặn chiến tranh hạt
nhân vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ của ai ?
c. Văn bản : TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.
Đối với văn bản này tôi dùng một số hình ảnh và thước phim tư liệu làm nổi
bật luận điểm 2 và luận điểm 3.
Trang 7
* Trong luận điểm 2: Để giúp học sinh hiểu rõ được “sự thách thức”của trẻ em
trên thế giới hiên nay.Giáo viên mời học sinh xem chuỗi hình ảnh và đoạn phim trẻ
em bị hành hạ ở tỉnh Đồng Nai.
Trẻ em Châu phi
Trẻ em Việt Nam
Đoạn phim trẻ em bị
hành hạ tại Đồng Nai
Câu hỏi: Qua chuỗi hình ảnh và thước phim tư liệu vừa xem, em hãy cho biết hiện
nay trẻ em trên thế giới đang chịu những thách thức gì?
- Học sinh nhìn SGK trả lời.
* Liên hệ : Ở địa phương em còn tình trạng trẻ em bị ngược đãi, bị bạo hành
không ?
* Trong luận điểm 3 : Sau khi học sinh hiểu được những điều kiện thuận lợi
chung của cộng đồng quốc tế. Giáo viên mời học sinh xem một số hình ảnh về sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ em hiện nay
Câu hỏi : Những hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì về sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta đối với trẻ em hiện nay ?
- Học sinh trả lời.
- GV giáo dục KNS: Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Vậy chúng
cần phải làm gì để xứng đáng với sự quan tâm đó?
III. Hiệu quả của đề tài :
1. Kết quả :
Những năm học đầu khi dạy cụm văn bản nhật dụng này tôi mới chỉ áp dụng bài
dạy qua thiết kế bài giảng và sách giáo viên nên cảm thấy rất khô khan cứng nhắc,
học sinh khó hiểu, có những lúc tôi cảm thấy thất bại vì số học sinh hiểu bài thấp.
Tôi nghĩ rằng học loại văn bản này ít có tác dụng.
Năm học 2014-2015, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và đưa ra quyết định: Dạy văn
bản nhật dụng thì phải căn cứ vào đặc điểm nổi bật là tính cập nhật, tính thực tiễn
để vận dụng vào bài học. Chính vì vậy tôi đã sưu tầm một số hình ảnh, những đoạn
phim tư liệu với mục đích tạo hứng thú học tập cho học sinh, gây sự háo hức sôi
nổi trong giờ học, đồng thời giúp học sinh tiếp cận kiến thức sách vở ra bên ngoài
xã hội. Kinh nghiệm này, tôi đã áp dụng vào chương trình đầu năm học. Kết quả
cho thấy trong tiết học, học sinh học tập sôi nổi hơn, say sưa học tập hơn, thích
thảo luận trao đổi nhiều hơn. Qua một số câu hỏi củng cố sau mỗi tiết dạy và bài
Trang 8
kiểm tra thu hoạch, tôi thấy rằng học sinh hiểu bài dễ dàng hơn, đa số học sinh nắm
vững kiến thức cơ bản bài giảng, học sinh hứng thú ham học bộ môn Ngữ văn hơn.
Đối với giáo viên, tôi cảm thấy tự tin hơn vì có đủ những bằng chứng sống,
thông tin bổ ích giúp cho mình giảng dạy vững vàng hơn trong kiến thức khi truyền
thụ cho học sinh đặc biệt với loại văn bản nhật dụng này.
Trước khi thực hiện đề tài.
TT
Lớp
Sĩ số
Kết quả khảo sát
Hứng thú
Ít hứng thú
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
1
1
9
35
5
14.3
25
71.4
5
14.3
2
2
9
37
3
8.10
27
72.9
7
18.9
3
3
9
35
4
11.4
26
74.3
5
14.3
Phần lớn các em không thích mảng văn bản này với rất nhiều lí do:
- Khó nhớ nội dung.
- Không hấp dẫn như các tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Các em ít quan tâm tới thực tế cuộc sống……
- Rất khó phát hiện được các phương pháp, biện pháp nghệ thuật sử dụng trong
văn bản.
Sau khi thực hiện đề tài:
TT Lớp Sĩ số
Kết quả khảo sát
Hứng thú
Ít hứng thú
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
1
91
35
28
80%
7
20%
2
92
37
30
81.1%
7
18.9%
3
93
35
27
77.1%
8
22.9%
Sau khi thực hiện đề tài tôi nhận thấy đa số học sinh đã thích học và hứng thú với
cụm văn bản nhật dụng, nhờ vậy mà chất lượng bộ môn được tăng lên. Các em đã
biết vận dụng kiến thức thực tế để làm bài tập làm văn .
IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng của đề tài.
1. Bài học kinh nghiệm:
Như vậy theo tôi để dạy học thành công một tiết văn bản nhật dụng nói chung và
văn bản nhật dụng lớp 9 nói riêng, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ các bước, các
khâu như dạy các tiết văn bản khác. Ngoài ra người giáo viên cần cập nhật, tìm
hiểu thêm các kiến thức trong thực tiễn qua đài, trên báo chí, qua thông tin mạng,
qua tình hình thời sự trong nước, quốc tế từng ngày, từng tháng, từng năm để vận
dụng linh hoạt vào bài giảng một cách cụ thể, phong phú, phù hợp với nội dung
từng văn bản thì mới giúp học sinh dễ hiểu và gây được sự hứng thú, niềm đam mê
khi học kiểu văn bản này.
Đối với loại văn bản nhật dụng tính lý luận cao nên tâm lý học sinh thường căng
thẳng vì kiến thức khô khan, khó hiểu. Giáo viên cần vận dụng các mẩu chuyện,
dẫn chứng mang tính thực tế, lịch sử (Áp dụng tuỳ vào nội dung từng bài), để kích
thích hứng thú, sự say mê ham hiểu biết tìm tòi cho học sinh. Từ đó giúp học sinh
hiểu bài dễ hơn, nhanh hơn và biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những
tình huống thực tế.
Trang 9
Kinh nghiệm này không phải là tất cả, song theo tôi nó rất quan trọng để giúp
học sinh thích học môn Ngữ Văn hơn trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay.
2. Kiến nghị :
Rất mong các cấp lãnh đạo, các ban ngành quan tâm nhiều hơn đến môn Ngữ
Văn trong trường THCS. Đặc biệt là giảm tiết cho giáo viên Ngữ Văn để giáo viên
có nhiều thời gian hơn trong nghiên cứu bài dạy, chấm và sửa bài, đặc biệt là bài
tập làm văn cho học sinh để từng bước thay đổi sự chú ý của học sinh đến môn
học.
V. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO.
1. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ Văn 9.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
3. Các thông tin tư liệu trên báo đài, mạng.
4. Các tư liệu của đồng nghiệp.
Trang 10