Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.25 KB, 15 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 7
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chương trình sinh học 7 sẽ mang đến cho các em chìa khóa để mở cánh cửa
bước vào thế giới động vật, các em được tìm hiểu khám phá thế giới động vật đa
dạng, phong phú đó, từ đơn giản đến phức tạp, từ các động vật có kích thước hiển
vi đến những động vật khổng lồ nó chứa đựng biết bao điều lý thú mà các em chưa
từng biết tới.
Trước đây Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định: “Sự phát triển
của đất nước, dân tộc ta trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và hành
động đúng đắn của các thế hệ học sinh, sinh viên”. Do đó hiện nay nền giáo dục
Việt Nam không ngừng cải tiến, đổi mới phù hợp với thế giới và các quốc gia
trong khu vực.
Mặt khác, nền giáo dục nước ta còn có những bất cập về chất lượng giáo dục,
nhiều giáo viên sử dụng phương pháp dạy học lạc hậu đã gây thụ động, chưa hứng
thú, tự giác học tập, gây nên tình trạng chán học, bỏ học của một số học sinh có
học lực yếu kém nên hiệu quả và chất lượng dạy học chưa cao. Cùng với nhiều
nguyên nhân, tình trạng này trở nên khá bất cập, khó khắc phục. Nhằm nâng cao
chất lượng dạy học trong tình hình hiện nay, tôi đã suy nghĩ cần phải có những
phương pháp dạy học tối ưu để giúp học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri
thức, đồng thời giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải
quyết các vấn đề thực tiễn. Nên tôi đã xây dựng đề tài “ Một số phương pháp phát
huy tính tích cực của học sinh trong dạy học sinh học 7 ”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ


“ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát


huy tính chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc
phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kĩ năng phát triển năng lực”.
Việc phát huy tính tích cực của học sinh thì thầy cô giáo đóng vai trò là người
tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học còn học sinh sẽ chủ động trong các hoạt
động học tập, tự lực khám phá những điều chưa biết đồng thời bộc lộ tiềm năng
sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức.. Vì thế bản chất của phương pháp này chính
là sự tích cực hóa hoạt động của người học.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Như vừa trình bày ở trên, do nhu cầu của xã hội đòi hỏi ngành giáo dục phải
đào tạo ra những con người phát triển toàn diện về mọi mặt nên các môn học ngày
càng nhiều, số lượng kiến thức các em phải tiếp thu ngày càng tăng.
Học sinh không nhận thức được mục đích của việc học môn sinh học vì thế
nhiệm vụ của người giáo viên là phải làm sao kích thích được óc tò mò, làm sao
cho học sinh thấy được tầm quan trọng của môn sinh học nên giáo viên cần có sự
chuẩn bị chu đáo từ khâu soạn giảng, phải biết kết hợp nhiều phương pháp phù hợp
đặc trưng bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, trí lực của học sinh, khơi dậy niềm
đam mê yêu thích môn học. Đặc biệt là áp dụng các phương pháp dạy học để phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp các em chủ động tìm và nắm kiến
thức sâu hơn.
Do đó trong quá trình giảng dạy tôi đã đưa ra được một số phương pháp phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học sinh học 7.
+ Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng mẫu vật thật.
+ Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tích hợp, lồng ghép.
+ Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách làm việc theo nhóm.
+ Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng trò chơi vào phần củng
cố.
2.2.1 Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng mẫu vật thật.



Thông thường nhất trong dạy học hiện nay việc sử dụng tranh ảnh, mô hình và
phim không chỉ minh họa kiến thức mà là nơi chứa đựng nguồn thông tin học sinh
phải khai thác để lĩnh hội kiến thức mới cho bản thân, nhưng mô hình không cho
phép đi sâu vào cấu tạo chi tiết. Vì vậy giáo viên phải tận dụng triệt để mẫu vật
thật vào bài giảng, đặc biệt là những bài có tìm hiểu hình thái cấu tạo ngoài, cấu
tạo trong của động vật. Việc sử dụng phương pháp này sẽ kích thích khả năng
khám phá của học sinh về thế giới động vật xung quanh mình, biết vận dụng ngay
kiến thức vào đời sống thực tiễn, bước đầu tạo hứng thú học tập cho học sinh với
môn sinh học.
Tuy nhiên để việc sử dụng mẫu vật thật đạt hiệu quả trong giờ dạy sinh học 7, thì
giáo viên cần lưu ý:
Đối với những bài dễ kiếm mẫu vật thật thì giáo viên cần phải:
- Chuẩn bị mẫu vật cho tốt, phải nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, hình thái
của sinh vật thật kết hợp hình sách giáo khoa cần dạy trước khi lên lớp.
- Dạy những bài này giáo viên nên quan sát và cho thảo luận nhóm nhỏ. Phân
công các nhóm chuẩn bị trước mẫu vật, số lượng bao nhiêu, tránh việc mang mẫu
vật quá ít hay quá nhiều gây lãng phí.
- Giáo viên lên kế hoạch tổ chức thiết kế các hoạt động cụ thể cho học sinh:
+ Lập kế hoạch giúp các em xác định tên hoặc trình bày được đặc điểm mẫu vật,
giáo viên nên kết hợp treo tranh, hình sách giáo khoa cho học sinh quan sát.
+ Sau khi yêu cầu học sinh quan sát mẫu vật kết hợp hình vẽ, giáo viên đặt câu
hỏi học sinh thảo luận nhóm.
+ Giáo viên gọi một học sinh đại diện nhóm lên bảng trình bày trên mẫu vật,
học sinh khác nhận xét, bổ sung, rút ra kết luận.
- Luôn yêu cầu học sinh soạn bài và xem trước bài mới.
Ví dụ 1: Bài 35: Ếch đồng
- Khi tìm hiểu về đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài của ếch đồng: Giáo viên và
học sinh cần chuẩn bị mẫu vật ếch đồng (1 con ếch đồng/ nhóm) để quan sát.
- Giáo viên nên kết hợp treo tranh hình 35.1/SGK cho học sinh quan sát.



Hình cấu tạo ngoài của ếch đồng
- HS: Thảo luận tìm hình dạng và cấu tạo ngoài của ếch đồng.
Qua mẫu vật học sinh xác định được hình dạng, cấu tạo ngoài của ếch đồng. Từ đó
giúp các em tự hoàn thành bảng phiếu học tập sau để rút ra được các đặc điểm
thích nghi với đời sống của ếch.
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài
Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn

Thích nghi với đời sống
ở nước
ở cạn
x

nhọn về phía trước.
Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch

x

thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để
thở)
Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí
Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có
màng nhĩ
Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt
Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón ( giống

x
x

x
x

chân vịt)
Ví dụ 2: Bài 32: Thực hành Mổ cá
Khi tìm hiểu về cấu tạo trong của cá chép:
- Giáo viên và học sinh cần chuẩn bị mẫu vật cá chép (1 con/ nhóm ) để quan sát.
- Qua mẫu vật thật mổ sẵn kết hợp treo tranh hình 32.3/SGK, học sinh xác định
được vị trí của: Các lá mang nằm dưới xương nắp mang, tim nằm gần mang ngang
với vây ngực, gỡ dần ruột, tách mỡ dính vào ruột để thấy rõ dạ dày, gan, túi mật,
thận màu đỏ nằm ở sát sống lưng hai bên cột sống, tinh hoàn có màu hống nhạt
hoặc buồng trứng màu vàng, bóng hơi.


Hình mẫu mổ: Cấu taọ trong của cá chép
- Từ đó giúp các em tự rút ra được nhận xét và nêu được vai trò của các cơ quan.
Tên cơ quan
Mang
Tim

Nhận xét và nêu vai trò
Trao đổi khí
Co bóp đẩy máu vào động mạch giúp cho

Thực quản, dạ dày, ruột, gan
Bóng hơi
Thận

sự tuần hoàn máu.
Tiêu hoá thức ăn

Giúp cá dễ dàng chìm nổi trong nước.
Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải

ra ngoài.
Tuyến sinh dục, ống sinh dục Sinh sản
 Như vậy, ta thấy mẫu vật thật có tầm quan trong giúp học sinh chủ động hơn trong
hoạt động học tập, có trách nhiệm với việc tìm ra kiến thức mới, kích thích các em
khám phá vấn đề cần giải quyết.
Tuy nhiên một điều mà giáo viên cần phải lưu ý là không nên lạm dụng mẫu vật
thật vì nếu sử dụng mẫu vật không đúng chỗ, không phù hợp với nội dung bài học
và kiến thức trọng tâm thì hiệu quả sẽ ngược lại.
2.2.2. Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách tích hợp, lồng ghép.
Kiến thức sinh học lớp 7 chứa đựng một nguồn thông tin khổng lồ chứa lượng nội
dung tích hợp, lồng ghép với nhiều môn và nhiều nội dung giáo dục. Vì vậy nếu
người giáo viên biết các mối liên hệ này và lồng ghép vào bài dạy thì bài dạy của
mình sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn, kích thích học sinh tích cực, sáng tạo trong
học tập và có lòng đam mê môn học. Qua đó các em cảm thấy hứng thú với môn
sinh học.


Tuy nhiên, không phải phần nào, bài nào giáo viên cũng có thể liên hệ với các
môn học khác, nếu giáo viên liên hệ với nhiều môn học quá thì sẽ mất thời gian và
không làm rõ trọng tâm bài. Vì vậy người giáo viên phải biết lựa chọn, chắt lọc ra
những nội dung thật sự phù hợp với nội dung bài học.
Để cho việc liên môn có thể đạt hiệu quả tối đa thì người giáo viên cần chuẩn bị kĩ
qua các bước sau:
Bước 1: Đặt vấn đề
Bước 2: Học sinh xác định được kiến thức liên môn.
Bước 3: Học sinh giải đáp được vấn đề đặt ra.
Ví dụ 1: Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề.
- Điều gì đã xảy ra cho loài khủng long (hoặc tại sao chúng biến mất trên trái đất?)
- Là học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài bò sát?
Bước 2: Học sinh xác định được kiến thức liên môn.
Dựa vào thông tin SGK giáo viên đặt câu hỏi.
? Do sự thay đổi khí hậu trên trái đất, thiên tai núi lửa phun nham thạch và sự va
chạm giữa thiên thạch vào trái đất, dẫn đến điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột như
thế nào.
Học sinh dựa vào kiến thức môn địa lí đã học để xác định được:
Sự va chạm giữa thiên thạch vào trái đất sẽ gây ra động đất và sóng thần gây ra
biến đổi khí hậu kéo theo như sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa
và ánh sáng.
? Em hãy nhận xét hiện nay số lượng các loài bò sát như thế nào.
Học sinh dựa vào kiến thức môn giáo dục công dân đã học để xác định được:
Việc thiếu ý thức đạo đức của một số cá nhân đã vì lợi nhuận của bản thân mà khai
thác và săn bắt một cách bừa bãi cũng như hành động phá hoại môi trường sống
làm cho số lượng bò sát ngày một suy giảm.
Bước 3: Học sinh giải đáp được vấn đề đặt ra.
? Điều gì đã xảy ra cho loài khủng long (hoặc tại sao chúng biến mất trên trái đất?)
Hs: Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ từ nóng chuyển sang lạnh, độ ẩm, lượng mưa
bị thay đổi và ánh sáng bị che phủ bởi lớp khói bụi do thiên tai núi lửa làm thực vật


không quang hợp được gây chết các loài khủng long không có thức ăn, nơi trú ẩn.
Bên cạnh đó cách đâykhoảng 65 triệu năm sự xuất hiện của chim và thú, các loài
thú gặm nhấm đã ăn cắp trứng của khủng long dẫn đến khủng long bị tuyệt chủng.
? Là học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ các loài bò sát.
- Để bảo vệ các loài bò sát hiện nay thì chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi
người nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không săn bắt bừa bãi đặc biệt là trong
mùa sinh sản đồng thời phải gây nuôi, không phá nơi ở của chúng bảo vệ những

loài bò sát có ích. Có ý thức phòng tránh những loài rắn độc .
Ví dụ 2: Bài 57: Đa dạng sinh học
Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề.
- Tại sao đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới
nóng lại khác nhau?
- Là học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ độ đa dạng sinh học?
Bước 2: Học sinh xác định được kiến thức liên môn.
Dựa vào thông tin SGK giáo viên đặt câu hỏi.
? Khí hậu ở khu vực đới lạnh và hoang mạc đới nóng như thế nào.
Học sinh dựa vào kiến thức môn địa lí đã học để xác định được:
- Khí hậu ở khu vực đới lạnh và hoang mạc đới nóng rất khắc nghiệt.
? Nhiệt độ và độ ẩm, lượng mưa, thực vật có ảnh hưởng như thế nào tới động vật.
? Để tăng số lượng các loài động vật thì chúng ta cần phải làm gì.
Học sinh liên hệ với sự BĐKH và phòng, chống thiên tai để xác định được:
- Nhiệt độ và độ ẩm, lượng mưa, thực vật thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến số lượng và sự đa dạng các loài động vật.
- Để tăng số lượng các loài động vật thì chúng ta cần bảo vệ và nhân giống, bảo vệ
môi trường sống.
Bước 3: Xác định được lời giải đáp cho câu hỏi.
? Tại sao đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới
nóng lại khác nhau.
Hs: Khí hậu ở 2 khu vực này rất khắc nghiệt nên làm cho độ đa dạng về số lượng
loài ít hơn so với khu vực nhiệt đới.
? Là học sinh chúng ta cần làm gì để bảo vệ độ đa dạng sinh học.


Hs: Để bảo vệ độ đa dạng sinh học thì cần phải tuyên truyền cho mọi người nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm môi trường, không săn bắt,
không phá nơi ở của động vật có ích. Đa dạng sinh học đảm bảo sự cân bằng của
các hệ sinh thái  giảm tác động của BĐKH.

 Trong một bài dạy, người giáo viên biết làm nảy sinh vấn đề, liên hệ với các
môn học khác kết hợp với tích hợp, lồng ghép thì sẽ lôi cuốn, thu hút các em
chú ý hơn vào bài dạy, kích thích được tính tò mò của học sinh và chính các em
tự mình biết vận dụng kiến thức đã học qua môn học và các môn học khác thì
các em sẽ thích thú hơn rất nhiều.
2.2.3 Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách làm việc theo nhóm.
- Rèn luyện cho HS làm việc theo nhóm cũng là một cách tiếp sức nhau suy nghĩ,
hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề.
- Làm việc theo nhóm với những bạn có cùng lứa tuổi sẽ làm cho HS mạnh dạn
nêu ý kiến của mình, tranh luận bảo vệ ý kiến của mình hay nhận xét ý kiến của
bạn.
- Từ trước đến nay phương pháp này được rất nhiều giáo viên sử dụng trong giảng
dạy nhưng nó thật sự chưa đạt hiệu quả cao vì hầu hết còn mang tính chất hình
thức, chưa phát huy được khả năng tự nghiên cứu của học sinh, quá trình thảo luận
còn lộn xộn có một số HS tích cực, còn một số chỉ ngồi xem bạn làm, ngồi nghe
bạn nói. Vậy để thực hiện tốt phương pháp này, giáo viên cần làm tốt những việc
sau:
Bước 1: Đặt vấn đề.
Bước 2: Phân chia lớp học thành từng nhóm, tạo điều kiện cho nhóm làm việc
thuận lợi cùng nhau để dự đoán vấn đề nêu ra.
Bước 3: Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí điều hành và ghi chép quá trình thực
hiện nhóm, tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát biểu ý kiến và suy nghĩ của mình
một cách tự do và bình đẳng để giải quyết vấn đề . Giáo viên cần tạo bầu không khí
thoải mái, cuốn hút trong thảo luận đồng thời hỗ trợ khi nhóm cần giúp đỡ.


Bước 4: Hết thời gian thảo luận các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, và nhận
xét bài làm nhóm bạn để rút ra kết luận.
Ví dụ 1: Bài 13: Giun đũa
Bước 1: Đặt vấn đề.

- Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?
- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp
(chưa có hậu môn) thì tốc độ tiêu hóa ở loài nào cao hơn?
- Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật và hậu quả sẽ như thế nào
đối với con người?
Bước 2: Học sinh dự đoán câu trả lời cho vấn đề nêu ra.
- Giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ chết.
- Ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn ở giun đũa so với ruột phân nhánh ở giun dẹp(
chưa có hậu môn ) thì tốc độ tiêu hóa ở giun đũa sẽ cao hơn.
- Nhờ hai đầu thuôn nhọn mà giun đũa chui được vào ống mật gây tắc ống mật ở
người.
Bước 3: Từ dự đoán trên mỗi thành viên trong nhóm tự nêu lên ý kiến của mình để
thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi trên. Giáo viên theo dõi và hỗ trợ nếu
nhóm nào cần giúp đỡ.
Bước 4: Hết thời gian thảo luận các nhóm cử đại diện trình bày kết quả và nhận
xét bài làm nhóm bạn để rút ra kết luận.
GV phân tích thêm thông tin:
- Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì chúng sẽ bị các dịch tiêu hóa trong ruột non
phân hủy giống như các loại thức ăn khác.
- Nhờ đặc điểm ruột thẳng và kết thúc tại hậu môn nên thức ăn được đi theo một
chiều giúp tốc độ tiêu hóa ở giun đũa cao hơn giun dẹp.
- Nhờ cấu tạo ngoài của cơ thể tròn có hai đầu thuôn nhọn mà giun đũa chui được
vào ống mật gây tắc ống mật ở người.
Ví dụ 2: Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm.
Bước 1: Đặt vấn đề thảo luận.
Hoàn thành bảng 1/SGK/T72. Từ đó hãy cho biết vì sao lại xếp mực bơi nhanh
cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?


Bước 2: Học sinh dự đoán câu trả lời cho vấn đề nêu ra.

Ốc sên và mực phải có những đặc điểm chung giống nhau như: đều có vỏ đá
vôi,thân mềm, hệ tiêu hóa phân hóa,…
Bước 3: Từ dự đoán trên, mỗi thành viên trong nhóm tự nêu lên ý kiến của mình
để thảo luận nhóm hoàn thành bảng 1/SGK/T72 và trả lời câu hỏi trên. Giáo viên
theo dõi và hỗ trợ nếu nhóm nào cần giúp đỡ.
Bước 4: Hết thời gian thảo luận các nhóm cử đại diện trình bày kết quả và nhận
xét bài làm nhóm bạn để rút ra kết luận.
ST
T

Đặc điêm Kích
thước

Nơi
sống

Lối
sống

Kiểu vỏ
đá vôi

Đặc điểm cơ thể

đại diện
1

Trai sông

2




Vừa

Vừa
3

ốc sên
nhỏ

4

ốc vặn
nhỏ

5

Mực

Khoa
ng áo
phát
triển

Thân Không Phân
mềm p. đốt đốt
x
x


x

nước
ngọt

Vùi
lấp

2 mảnh
vỏ

nước
lợ

Vùi
lấp

2 mảnh
vỏ

x

x

x

1 vỏ
xoắn

x


x

x

1 vỏ
xoắn

x

x

x

ở cạn Bò
chậm
chạp
nước Vùi
ngọt lấp
biển

Bơi
Vỏ tiêu x
x
x
to
nhanh giảm
Dựa vào bảng 1, HS xác định các đặc điểm giống nhau giữa ốc sên và mực. Những
điểm giống nhau này là đặc điểm chung của ngành thân mềm nên chúng được xếp
chung vào cùng một ngành.

 Lưu ý: Chỉ làm việc theo nhóm khi nội dung kiến thức phức tạp, khó khăn cần
sự hợp tác, ý kiến của nhiều thành viên, đặc biệt hỗ trợ trong việc tìm ra kiến
thức mới. Đây là phương pháp hữu hiệu để rèn luyện cho HS năng lực tự khẳng
định mình.
2.2.4 Phát huy tính tích cực của học sinh bằng cách sử dụng trò chơi vào
phần củng cố.


- Trò chơi là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng. Trong quá trình chơi,
học sinh sẽ có cơ hội bộc lộ hết những nét tính cách của mình nên trò chơi cũng
được xem như một phương tiện giáo dục để phát huy năng lực của học sinh.
- Đặc biệt lứa tuổi của học sinh trung học cơ sở là lứa tuổi có tính hiếu động, thích
hoạt động, tìm tòi, tự khám phá những điều mới và luôn muốn chứng tỏ mình cùng
bạn bè. Chắc chắn rằng các em sẽ rất thích tham gia các trò chơi để tự tìm ra những
kiến thức mới và khám phá chính bản thân mình. Đồng thời giúp các em nắm được
nội dung cơ bản của bài học thông qua trò chơi mà giáo viên đã xây dựng.
- Với việc tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức hoặc mở rộng kiến thức sẽ làm
cho HS giảm bớt căng thẳng trong tiết học. Sau khi học xong bài GV có thể tổ
chức một trong các trò chơi: đi tìm bí mật, hộp quà may mắn hoặc trò chơi ô chữ...
Giáo viên có thể chia nhóm ( đội) hoặc cho cả lớp cùng tham gia trò chơi. Học
sinh trả lời lần lượt các câu hỏi. Thời gian chơi khoảng 2- 3 phút.
Ví dụ 1: Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang
Sau khi học xong bài 10 thì giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “ Đi tìm bí mật ”
vào phần củng cố.
LUẬT CHƠI:
Giáo viên giới thiệu luật chơi như sau:

?
1. Có 5 câu hỏi trắc nghiệm . Mỗi câu hỏi sẽ tương ứng với 1 cánh hoa.
2. Học sinh chọn 1 cánh hoa đọc nội dung câu hỏi

- Nếu trả lời đúng được 10 điểm
- Trả lời sai không được điểm phải nhường quyền trả lời lại cho bạn khác.
3. Dấu chấm hỏi nói về 1 loài động vật thuộc ngành ruột khoang bằng cách bạn hãy
gọi tên nó đồng nghĩa bạn đã tìm ra bí ẩn của trò chơi.

Trò chơi “ Đi tìm bí mật ”


Câu 1: Ruột khoang có số lượng loài khoảng ?
a. 5000 loài

b. 10000 loài

c. 15000 loài

d. 20000 loài

Câu 2: Loại san hô nào là nguyên liệu để trang trí và làm đồ trang sức ?
a. san hô đỏ

b. san hô đen

c. san hô đá

Câu 3: Làm cách nào tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc trực tiếp với một số
động vật ngành ruột khoang ?
a. dùng vợt

b. dùng kéo


c. dùng găng cao su

d. dùng panh

Câu 4: Ruột khoang có điểm nào giống với động vật nguyên sinh ?
a. đều sống trong môi trường nước
bám
c. đều sinh sản vô tính hay hữu tính

b. sống tự do hay tập đoàn, sống
d. cả a, b, c

Câu 5: Loài nào sau đây không thuộc vào ngành ruột khoang?
a. hải quỳ

b. sứa

c. trùng roi

d. san hô

- Sau khi hoàn thành trò chơi giáo viên cho học sinh giải thích vì sao thủy tức lại
được xếp vào ngành ruột khoang Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang.
Ví dụ 2: Bài 41: Chim bồ câu
GV chia lớp thành 2 đội . Mỗi câu trả lời đúng cộng 10 điểm. Nếu nhóm nào tìm ra
được từ khóa trước khi các ô chữ được mở ra thì sẽ được hưởng toàn bộ số điểm
của các ô chữ còn lại.

TRÒ CHƠI Ô CHỮ
Câu 1 ( gồm 7 chữ cái) Bộ phận này bao bọc trứng chim bồ câu?

Câu 2 ( gồm 8 chữ cái) Đặc điểm này của thân chim giúp cản sức gió khi
bay?
Câu 3 ( gồm 12 chữ cái) Đặc điềm hình thức thụ tinh của chim bồ câu?
Câu 4 (gồm 7 chữ cái) Loại lông này tạo nên diện tích rộng của cánh khi
bay?
Câu 5 ( gồm 9 chữ cái) Đây là kiểu bay chủ yếu của chim bồ câu?
Câu 9 ( gồm 9 chữ cái) Đặc điểm thân nhiệt của chim bồ câu?


 Với trò chơi giải ô chữ trên, kiến thức bài học được củng cố, đồng thời giúp học
sinh nhớ lại kiến thức cũ và nhớ bài lâu hơn, khái quát trước những nội dung
chính. Đồng thời giúp cho tiết học thêm sinh động, lôi cuốn sự tìm hiểu, chú ý của
học sinh. Thông qua trò chơi còn giúp học sinh hình thành kĩ năng suy đoán, nhận
biết vấn đề một cách nhanh nhất thông qua những thông tin đã gợi ý.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Sau một thời gian nghiên cứu và thử nghiệm ở 4 lớp 7.67.9 tôi nhận thấy ban
đầu các em còn nhút nhát, thụ động, chưa tích cực nhưng sau một thời gian thực
nghiệm vào giảng dạy thì các em đã tích cực, tự giác, chủ động, hình thành và phát
triển năng lực tự học trong việc tự tìm ra kiến thức bằng chính khả năng của mình.
Mặc dù mới chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp ở trường THCS Vĩnh Tân với 4 lớp có
tổng số 141 học sinh gồm nhiều đối tượng có học lực không đồng đều, nhưng tôi
đã thu được kết quả tương đối khả quan. Qua kiểm chứng ở đầu năm và cuối năm
trong năm học 2014- 2015.


2

Qua kết quả trên cho thấy tăng tỉ lệ học sinh khá- giỏi, giảm tỉ lệ học sinh yếu –
kém so với những năm trước và so với kết quả trước khi thực hiện hiện đề tài.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1.
-

Đề xuất:
Hiện nay hầu hết giáo viên đều đã áp dụng triệt để các phương pháp dạy học

mới nên phải vận dụng linh hoạt, khéo léo các phương pháp không nên cực đoan
biến toàn bộ nội dung bài học thành một chuỗi các hoạt động khám phá, số lượng
và mức độ tư duy đòi hỏi ở mọi hoạt động trong một tiết học phải phù hợp với
trình độ của học sinh để có đủ thời lượng cho thầy trò thực hiện.
- Nhà trường cần trang bị đầy dủ các đồ dùng, mẫu vật phục vụ cho các tiết học.
2. Khuyến nghị, khả năng áp dụng:
- Sau khi thực hiện xong đề tài này tôi nhận thấy rằng, để thực hiện một tiết dạy
đạt hiệu quả tốt thì bản thân người giáo viên phải chuẩn bị đầu tư cho tiết dạy thật
tốt, phải luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học, không làm
nặng nề giờ học.
- Sử dụng một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh giúp lôi cuốn
học sinh vào các hoạt động học, học sinh tự mình khám phá những kiến thức nâng
cao, những điều chưa biết. Do đó đề tài có thể áp dụng rộng rãi ở các khối khác
trong cùng môn học.


Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ mà trong thời gian học tập, giảng dạy
tôi đã rút ra được. Để thực hiện được đề tài này tôi đã được sự giúp đỡ của bạn bè,
đồng nghiệp. Do tuổi nghề tôi còn ít, kinh nghiệm giảng dạy tích lũy chưa nhiều
nên không tránh khỏi sự sai sót. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý
kiến của quý thầy cô giáo để đề tài của tôi ngày hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa sinh học 7 - NXBGD Năm 2005

- Sách giáo viên sinh học 7 - NXBGD năm 2005
- Thiết kế bài giảng sinh học
- Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kì III quyển 1 (2004- 2007) NXBGD
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn sinh học.
- Phát triển năng lực dạy học tích hợp – phân hóa cho giáo viên các cấp học phổ
thông - NXBĐHSPTPHCM



×