Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG TẬP LUYỆN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ MÔN THỂ DỤC BẬC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 10 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG TẬP LUYỆN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ MÔN THỂ DỤC BẬC THCS
I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Hiện nay trong tất cả các nội dung học của bộ môn thể dục. tất cả các tiết học
thực hành đều bắt đầu từ việc tập trung hàng ngũ, ổn định, báo cáo. Sau đó mới đến
nội dung học cụ thể. Thế nhưng trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có những học
sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, thậm chí còn có những em không nghe theo sự
hướng dẫn của các em trong ban cán sự lớp.
Vì vậy ngoài việc rèn luyện giáo dục thể chất, tăng cường sức khỏe và thư giãn
sau những giờ học lý thuyết căng thẳng thì việc rèn luyện cho học sinh ý thức tổ chức
kỷ luật, tinh thần tập thể, tác phong nhanh nhẹn, tư thế cơ bản đúng góp phần hình
thành nhân cách. Đó chính là những nội dung trong chương đội hình đội ngũ.
Một điều tôi muốn nhắc lại đó là trong lúc tập trung ổn định vẫn thường có
những học sinh không chú ý, tập trung chậm trễ, thậm chí còn có những em không
nghe theo sự hướng dẫn của em chỉ huy. Mà ở nội dung đội hình đội ngũ lại rất cần sự
nhanh nhẹn, tinh thần tập thể và ý thức kỷ luật cao. Không chỉ những em lớp 6 mới
chuyển cấp vào bậc THCS còn bỡ ngỡ mà chính ngay các em đã được học lên đến lớp
8, lớp 9 cũng vẫn chưa có ý thức trong việc tập trung ổn định đội hình.Ngay như trong
quá trình tham gia giờ chào cờ, tập thể dục giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp hay các hoạt
động tập thể.Các em học sinh vẫn còn lộn xộn về hàng ngũ.
Dù đã có nhiều giáo viên chọn nội dung đội hình đội ngũ ( ĐHĐN ) để làm đề
tài thảo luận, trao đổi thế nhưng qua những lần tham khảo trao đổi và qua thời gian
dạy tại trường cũng như quan sát các đồng nghiệp tôi nhận thấy vẫn có những thiếu
sót, ý thức chấp hành hiệu lệnh tập trung của học sinh vẫn chưa cao. Dù vậy trong đề
tài này tôi chỉ xin nêu ngắn gọn một số bước giảng dạy trong chương ĐHĐN nói
chung và việc tập trung đội hình, dóng hàng và ổn định tổ chức mà qua 13 năm giảng
dạy ở bậc THCS mà tôi đã đúc rút ra được để cùng trao đổi, đóng góp cùng với các
Thầy ( Cô ), các bạn đồng nghiệp đã và đang giảng dạy môn Thể Dục để cho bộ môn
của chúng ta ngày càng phát triển, được coi trọng như các môn khác chứ không phải
chỉ là một “ môn phụ ” mà một số em học sinh đã có suy nghĩ. Đó cũng là lý do tôi
chọn đề tài này.


II/. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
1. Cơ Sở Lý Luận :
- Trong chương trình thể dục ở bậc THCS Bộ Giáo Dục đã đưa ra rất nhiều
chương nhưng trong những tuần đầu của học kỳ 1 thì chương ĐHĐN chiếm phần đa
số các tiết học ( Khối lớp 6: 11 tiết; Khối lớp 7: 12 tiết; Khối lớp 8: 8 tiết ) và được
thực hiện thường xuyên trong tất cả các tiết đến hết năm học ( trong những lúc tập
trung, phát triển đội hình tập các nội dung khác ). Vì vậy ngay trong những buổi đầu
tôi đã chủ động tham mưu với Ban Giám Hiệu nhà trường, họp tổ nhóm chuyên môn
Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang 1

Năm học 2015-2016


để cùng thống nhất cụ thể về chương trình dạy, từng phần nhỏ trong chương ĐHĐN,
cũng như về phương pháp hướng dẫn, truyền đạt để các em tiếp thu bài một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Hướng dẫn cho Ban cán sự lớp về cách chỉ huy, khẩu lệnh và cách thực hiện
động tác chính xác.
- Giúp học sinh nắm bắt và thực hiện được kĩ thuật động tác, kĩ năng, kĩ xảo
cũng như áp dụng tốt trong quá trình tập luyện.
- Giúp những em học sinh thực hiện còn lúng túng ( chưa đạt ) tích cực hơn, tập
luyện nhiều hơn và sửa sai cũng như không bị xấu hổ trong quá trình tập luyện.
- Phát huy tinh thần tập thể, đoàn kết tương thân tương ái và tính kỷ luật thật
cao.
- Giúp các em áp dụng vào thực tế trong quá trình tham gia giờ chào cờ, tập thể
dục giữa giờ, xếp hàng ra vào lớp hay các hoạt động tập thể.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài :
a. Yêu Cầu :

* Về phía Giáo Viên:
- Nắm chắc kiến thức cơ bản về ĐHĐN : cách thực hiện, khẩu lệnh của người
chỉ huy, các kĩ năng kĩ xảo khi thực hiện kĩ thuật động tác.
- Tham khảo sách giáo viên, sách tham khảo, xem tranh, phim tư liệu hướng
dẫn giảng dạy.
- Chọn phương pháp giảng dạy phù hợp : nội dung nào nên đưa lên trước – nội
dung nào sau.
- Thái độ, cách xử lý đối với những học sinh chưa chú ý, không nghiêm túc
trong giờ học. sửa sai cho học sinh, đối với những học sinh tiếp thu chậm giáo viên cử
học sinh kèm riêng để tập.
* Về phía Học Sinh :
- Chú ý nghe hướng dẫn,xem tranh ảnh, thị phạm làm mẫu và phân tích kĩ thuật
động tác của giáo viên.
- Thực hiện đúng theo khẩu lệnh của chỉ huy.
- Tập trung và thực hiện thao tác nghiêm túc, không xô đẩy chen lấn.
- Thay nhau thực hiện đúng, đủ các nội dung bài học.
- Giúp đỡ nhau trong quá trình tập luyện.
- Chấp hành tốt kỷ luật lớp học.
- Áp dụng tốt vào thực tiễn.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang 2

Năm học 2015-2016


b. Cách Thực Hiện :
* Phương pháp ghép nhóm:

Giúp giáo viên trong quá trình truyền đạt các kỹ thuật cũng như các kỹ năng kỹ

xảo đến học sinh một cách thuận lợi nhất.
Theo dõi, giúp học sinh sửa sai trong quá trình tập luyện đạt hiệu quả cao nhất,
bao quát được lớp học.
Giúp học sinh ( đặc biệt là các em học sinh thực hiện còn lúng túng ( chưa
đạt ) ) thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn. Phát huy tính tích cực trong tập luyện, phát
huy kĩ năng kĩ xảo, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ, có tinh thần trách nhiệm,kỉ luật cao.
Từ đó các em học sinh áp dụng vào các buổi sinh hoạt tập thể, các hoạt động
của nhà trường.
Bước 1:
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm ( Mỗi nhóm 2 tổ):
+ Nhóm 1 (2 tổ ): những học sinh thưc hiện tốt, những học sinh thưc hiện
được.
+ Nhóm 2 ( 2 tổ ): 4 bạn học sinh thục hiện tốt, những học sinh thực hiện
chưa được.
- Giáo viên thị phạm làm mẫu,cho học sinh xem tranh ảnh, phân tích kỹ
thuật động tác.
+ Nhóm 1: Tự tập luyện, thay nhau lên điều khiển đội hình các nội dung bài
học ( phân công ban cán sự lớp vừa tập vừa điều khiển tổ mình).giáo viên theo dõi,
sửa sai.

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang 3

Năm học 2015-2016


+ Nhóm 2: Giáo viện trực tiếp điều khiển tập luyện, đồng thời theo dõi nhóm
1 tập luyện. 4 bạn học sinh thực hiện tốt hướng dẫn và tham gia điều khiển trực tiếp

cho các bạn còn yếu, thực hiện chưa được.
Bước 2:
- Tập hợp lớp chia làm 4 tổ, mỗi tổ có đủ ba thành phần (học sinh thực hiện
tốt, thực hiện được và chưa thực hiện được)
- Tạo điều kiện cho các em thay phiên nhau làm chỉ huy ( trọng tâm vẫn là các
em chưa thực hiện được ).
- Giáo viên theo dõi, quan sát sửa sai kịp thời cho các tổ.
Bước 3:
- Tập hợp lớp thực hiện củng cố:
+ Nhóm 1: những học sinh thưc hiện tốt, những học sinh thưc hiện được.
+ Nhóm 2: những học sinh thực hiện chưa được.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của 2 nhóm.
- Giáo viên cần có sự khích lệ, động viên các em phải thường xuyên tập luyện
và có ý thức hơn trong mỗi tiết học qua đó dần dần hình thành ý thức tự giác tập
luyện, tập trung và ý thức tập thể trong mỗi em. Bên cạnh những em tích cực tham gia
tập luyện cũng sẽ còn những em ý thức chưa cao, giáo viên cần quan tâm giáo dục từ
từ ( nếu cần nên có 1 số biện pháp thể là đánh giá vào kết quả học tập của các em để
cho các em chủ động quan tâm đến bộ môn ).
- Đưa ra hình thức áp dụng theo dõi, đánh giá trong thực tế vào các buổi sinh
hoạt tập thể ( chào cờ, xếp hàng ra vào lớp, thể dục giũa giờ…).
Ví dụ:
- Lớp 6: Tuần 4- tiết 8: Đi đều- đứng lại; đi đều vòng trái, vòng phải; đổi chân
khi đi đều sai nhịp.
- Lớp 8: Tuần 2- tiết 4: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số; biến đổi
đội hình 0-2-4; đi đều- đứng lại.
Bước 1:
- Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm ( Mỗi nhóm 2 tổ):
+ Nhóm 1 (2 tổ ): những học sinh thưc hiện tốt, những học sinh thưc hiện
được.
+ Nhóm 2 ( 2 tổ ): 4 bạn học sinh thục hiện tốt, những học sinh thực hiện

chưa được.
- Giáo viên thị phạm làm mẫu,cho học sinh xem tranh ảnh, phân tích kỹ thuật
động tác.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang 4

Năm học 2015-2016


+ Nhóm 1: chia làm 2 tổ, mỗi tổ chia đều học sinh thực hiện tốt và học sinh
thực hiện được.
Phân công 2 em trong mỗi tổ làm tổ trưởng và tổ phó theo dõi và điều khiển
chính kỉ luật của tổ, 2 tổ tự tập các nội dung của bài học, thay nhau lên chỉ huy, điều
khiển đội hình. Những học sinh thực hiện tốt sẽ giúp đỡ những học sinh khác để hoàn
thiện tốt các kỹ thuật đồng thời giáo viên thực hiện quan sát sửa sai kịp thời.
+ Nhóm 2: chia làm 2 tổ, theo nhóm kỹ thuật động tác học sinh thực hiện còn
yếu, mỗi tổ có 2 bạn học sinh thực hiện tốt điều khiển.
Cho từng học sinh lên thực hiện điều khiển đội hình, thực hiện kỹ thuật còn
yếu. Giáo viên trực tiếp hướng dẫn tập luyện theo đội hình chỉ định, sửa sai trực tiếp
cho từng học sinh đồng thời theo dõi nhóm 1 tập luyện.
Bước 2:
- Tập hợp lớp chia làm 4 tổ, mỗi tổ có đủ ba thành phần (học sinh thực hiện
tốt, thực hiện được và chưa thực hiện được) để các em học sinh thực hiện các nội
dung bài học.
- Tạo điều kiện cho các em thay phiên nhau làm chỉ huy ( trọng tâm vẫn là các
em thực hiện chưa được) để phát huy tính tích cực của các em.
- Giáo viên theo dõi, quan sát sửa sai kịp thời cho các tổ.
Bước 3:
- Tập hợp lớp thực hiện củng cố:

+ Nhóm 1: những học sinh thưc hiện tốt, những học sinh thưc hiện được.
+ Nhóm 2: những học sinh thực hiện chưa được.
- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của 2 nhóm.chỉ ra cho các e
nhận biết được sự tiến bộ trong quá trình tập luyện của từng cá nhân cũng như của tập
thể.
* Phương pháp lồng ghép trò chơi:

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang 5

Năm học 2015-2016


Giúp giáo viên đánh giá được quá trình, kết quả tập luyện của học sinh.
Đẩy mạnh tính thi đua, kỉ luật, tinh thần đoàn kết, tập thể và phát huy tính tích
cực của học sinh.
Giúp cho tiết học sôi động hơn, không bị nhàm chán, dập khuôn.
Qua đó giúp học sinh cố gắng hơn trong quá trình tập luyện, phát huy các kĩ
năng kĩ xảo và năng lực cá nhân.
Bước 1:
- Giáo viên phổ biến luật chơi khi giới thiệu nội dung phần bài học Đội hình
đội ngũ ( đặc biệt là các nội dung học sinh còn yếu).
- Lớp tiến hành tập luyện nội dung bài học.
Bước 2:
- Tập hợp lớp phổ biến luật chơi cánh chơi.
- Cử các học sinh kiến tập( nếu có) hoặc đại diện của các tổ làm trọng tài.
- Cho 4 tổ chơi, giáo viên và các đại diện quan sát làm trọng tài.
Bước 3:
- Giáo viên hội ý các học sinh tham gia quan sát tuyên bố thứ tự các tổ thắngthua.

- Giáo viên nhận xét quá trình tham gia trò chơi của các tổ.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang 6

Năm học 2015-2016


- Tuyên dương các cá nhân, các tổ tham gia tốt trò chơi; nhắc nhở, động viên
các cá nhân, các tổ tham gia chưa nhiệt tình trò chơi.
- Thông qua trò chơi đánh giá kết quả tập luyện của học sinh.
Ví dụ:
- Lớp 6: Tuần 9- tiết 17: Ôn một số nội dung học sinh còn yếu.
- Lớp 7: Tuần 6- tiết 11: Ôn một số nội dung học sinh còn yếu(do gv chọn);
biến đổi đội hình 0-2-4; 0-3-6-9.
- Lớp 8: Tuần 4- tiết 8: Ôn biến đổi đội hình 0-3-6-9; cách điều khiển; chạy
đều- đứng lại; Ôn một số kỹ năng học sinh còn yếu.
Bước 1:
- Giáo viên phổ biến luật chơi khi giới thiệu nội dung phần bài học Đội hình
đội ngũ ( đặc biệt là các nội dung học sinh còn yếu).
- Lớp tiến hành tập luyện nội dung bài học.
Bước 2:
- Tập hợp lớp phổ biến luật chơi cánh chơi: 4 tổ tham gia chơi khi có hiệu lệnh
phải thực hiện: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đi đều, đi đều vòng
bên trái- vòng bên phải- đứng lại ( thực hiện 1 lần ). trong vòng 7 phút. Đội
nào hoàn thành tốt nhất và thực hiện đúng thời gian sẽ là đội chiến thắng.
- Cử các học sinh kiến tập ( nếu có) hoặc đại diện của các tổ làm trọng tài.
- Tiến hành cho 4 tổ chơi, giáo viên và các đại diện quan sát làm trọng tài.
Bước 3:
- Giáo viên hội ý các học sinh tham gia quan sát tuyên bố thứ tự các tổ thắngthua.

- Giáo viên nhận xét quá trình tham gia trò chơi của các tổ.
- Tuyên dương các cá nhân, các tổ tham gia tốt trò chơi. Nhắc nhở, động viên
các cá nhân, các tổ tham gia chưa nhiệt tình trò chơi.
- Thông qua trò chơi đánh giá quá trình, kết quả tập luyện của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh áp dụng vào các hoạt động thực tế ( Chào cờ, xếp hàng
ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ ).
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Những phương pháp này được áp dụng trong quá trình dạy môn đội hình đội
ngũ đã giúp cho giáo viên dễ dàng truyền thụ kiến thức cho học sinh, giúp các em tự
giác tích cực hơn trong tập luyện. Từ kết quả trên giáo viên đã giảm bớt được thời
Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang 7

Năm học 2015-2016


gian tập cho học sinh các động tác đơn giản mà tập trung nhiều vào khâu nâng cao
thành tích, do đó học sinh đã hứng thú hơn trong quá trình tập luyện.
Số liệu điều tra cụ thể trước khi áp dụng đề tài:
NỘI DUNG
Học sinh thực hiện tốt

Học sinh thực hiện được

Học sinh thực hiện chưa được

KHỐI 6

KHỐI 8


25/148 (16.9.% )

30/165 ( 18.2% )

40/148 (27% )

57/165 ( 34.5% )

83/148 ( 56.1% )

78/165 (47.3% )

Sau khi áp dụng đề tài này thì số liệu ở số học sinh Ý thức tập trung nhanh –
thực hiện đúng theo khẩu lệnh tăng lên đáng kể và số học sinh Tập trung chậm –
không tập trung – thực hiện sai khẩu lệnh cũng giảm đi rõ rệt. Đồng thời thành tích
tập luyện của các em tiến bộ hơn trước.
Số liệu điều tra cụ thể sau khi áp dụng đề tài:
NỘI DUNG

KHỐI 6

KHỐI 8

Học sinh thực hiện tốt

40/148(27.% )

45/165 ( 27.3% )


Học sinh thực hiện được

90/148(60.8% )

95/165 ( 57.6% )

Học sinh thực hiện chưa được

18/148 ( 12.2% )

25/165 (15.1% )

IV. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG:

Sáng Kiến Kinh Nghiệm

Trang 8

Năm học 2015-2016


Sau khi thực hiện áp dụng các phương pháp trên vào q trình giảng dạy, đã
giúp bản thân tơi đạt được một số hiệu quả :
- Về phía học sinh :
+ Các em đã thực hiện tốt hơn nội dung tập trung hàng ngũ, ý thức tổ chức kỹ
luật, tinh thần tập thể cao dẫn đến kết quả học tập và tiếp thu bài tốt và các em khơng
mất q nhiều thời gian cho việc ổn định hàng ngũ.
+ Các em thể hiện tốt tính thi đua, kỉ luật, tinh thần đồn kết, tập thể và phát
huy tính tích cực của học sinh. Cố gắng hơn trong q trình tập luyện, phát huy các kĩ
năng kĩ xảo và năng lực cá nhân

+ Ban cán sự lớp làm việc có hiệu quả hơn, khơng còn tình trạng lúng túng khi
thay đổi đội hình tập luyện.
+ Các em tham gia tốt các hoạt động thực tế trong và ngồi nhà trường ( Chào
cờ, xếp hàng ra vào lớp, tập thể dục giữa giờ, mít tinh...) được nhà trường khen ngợi.
- Về phía giáo viên :
+ Đã bớt căng thẳng, mệt mỏi khi cứ phải “ la – hét ” học sinh tập trung vì các
em đã có ý thức tự giác ổn định hàng ngũ ngay từ đầu.
+ Giáo viên cần phải bao qt lớp nhiều hơn nhằm phát hiện ra những em thực
hiện chưa tốt hoặc sai để kịp thời uốn nắn, sửa sai cho các em.
+ Nên dạy phối hợp với nhiều kỹ năng khác trong một tiết học để tránh căng
thẳng và tập đi tập lai một nội dung q nhiều.
+ Thường xun kiểm tra đánh giá kết quả q trình tập luyện của các em ở
từng nội dung, từng bài.
+ Cũng cần phải nói thêm 1 ý nữa đó là : bản thân các Thầy (Cơ) cũng khơng
nên có ý nghĩ “ vì mơn thể dục là mơn phụ nên cứ dạy cho có là được ” vì thế trong
các tiết học thường dạy qua loa, sơ sài, quản lý học sinh lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến
một phần khơng nhỏ vào ý nghĩ của học sinh trong khi đó ở lứa tuối các em đang dần
hình thành nhân cách, đạo đức và lối sống con người Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa.
Là giáo viên, tơi ln ý thức được rằng là phải ln tìm hiểu, học hỏi, tham
khảo tài liệu có liên quan với môn thể dục . Để từ đó tôi sẽ tìm được nhiều phương
pháp dạy học tích cực hơn nữa , để học sinh tiếp thu được tốt nhất với một phương
pháp đúng với đường lối và chính sách của nhà nước . Qua sáng kiến kinh nghiệm
này đđể dạy học đđược tốt nhất ngoài kiến thức của giáo viên, sự chuẩn bị giáo án,
dùng tài liệu tham khảo có liên quan thì đồ dùng dạy học hỗ trợ cho việc dạy cũng
đóng vai trò then chốt . Tơi đã thực hiện được phương pháp dạy học tích cực trong
mơn đội hình đội ngũ, nhưng cũng khơng thể hồn thiện và đạt hiệu quả cao nhất
cũng xin BGK có ý kiến đóng góp thêm cho sáng kiến kinh nghiệm của tơi được hồn
thiện hơn.
Sáng Kiến Kinh Nghiệm


Trang 9

Năm học 2015-2016


V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Để làm sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã tham khảo các tài liệu sau :
- Sách giáo viên môn thể dục 6 – 7 – 8 – 9.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kỳ II, III, NXBGD
(2004 – 2007).
- Tài liệu dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát
triển năng lực học sinh của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Phim : các tiết dạy mẫu của Trung Tâm Nghe Nhìn Giáo Dục.
Vĩnh An, ngày 10 tháng 09 năm 2015
Người Viết

Nguyễn Thành Nam

MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………...Trang 1.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: ………………………………..…..Trang 1.
1. Cơ sở lý luận: ………………..………………………..…….Trang 1.
2. Nội dung, biện pháp: ………………………………..…........Trang 2.
a. Yêu cầu: ………………………………..….............................Trang 2.
b. Cách thực hiện: ………………………..….............................Trang 3.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:..………………………………….Trang 7.
IV. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG. …….Trang 8.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO: ………………………………..…..Trang 9.

Sáng Kiến Kinh Nghiệm


Trang 10

Năm học 2015-2016



×