Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH QUA CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 11 trang )

Tên SKKN: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
QUA CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÝ THCS
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vật lý là bộ môn khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu đi từ
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Mọi kết luận của nó đều rút ra được
nhờ thực tiễn và kiểm chứng bằng quan sát và thí nghiệm. Chính vì vậy trong các
giờ dạy vật lý cần phải có thí nghiệm để khơi dậy và phát triển năng lực tư duy khả
năng tự học, hình thành cho các em biết rõ phương pháp học và nghiên cứu bộ
môn. Đối với một số thí nghiệm chưa có đủ dụng cụ hay dụng cụ bị hư hỏng và đặt
biệt là một số thí nghiệm khó làm được trong thực tế đòn hỏi các em phải tưởng
tượng ra thì cần phải có những thí nghiệm ảo dùng hình ảnh động để giúp các em
hiểu được vấn đề và tạo hứng thú cho các em khi học vật lý,nâng cao hiệu quả môn
học. Đó là lí do chọn đề tài này
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Đối với tình hình thực tế của việc đổi mới phương pháp dạy học. Thiết bị
dạy học có khá đủ cho giáo viên và học sinh làm việc, nhưng vấn đề đặt ra là sử
dụng các thiết bị đó như thế nào cho hiệu quả và làm thế nào để các em có thể tự
tay thực hành thành công các thí nghiệm, từ đó các em tự tìm ra kiến thức của bài
học và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống, đó chính là vấn đề mà mỗi giáo viên
dạy vật lý đều phải quan tâm.
Để giải quyết vấn đề trên, trong giảng dạy đòi hỏi ở giáo viên phải có khả
năng làm thí nghiệm để tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức của bài học
một cách tốt nhất.
Phát huy tư duy sáng tạo, tích cực cho học sinh là một trong những nhiệm vụ
chủ yếu của việc dạy học trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, chuyển giao
công nghệ. Mục đích đề tài nghiên cứu “Phát huy tính tích cực của học sinh qua
các thí nghiệm vật lý THCS”, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh,
khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học sinh, bất cứ nơi đâu bất cứ lúc nào năng lực sáng tạo đều nảy sinh trong quá
trình giải quyết vấn đề.


Công thức nổi tiếng của Lê Nin : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng đó là con đường nhận thức chân lý, nhận thức khách quan” .
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Để thực hiện được các thí nghiệm dạy học hiệu quả, trong giảng phải thực
hiện được một số yêu cầu sau:


2.1:Giáo viên cần nắm được mục đích làm thí nghiệm là gì?
Thí nghiệm vật lý làm sống lại trước mắt học sinh các hiện tượng vật lý cần
nghiên cứu một cách sinh động. Từ đó học sinh có hứng thú say mê nghiên cứu
khoa học, thích khám phá tìm tòi để dẫn đến hình thành khái niệm và giúp học sinh
lĩnh hội kiến thức mới sâu sắc hơn, bền vững hơn.
2.2:Yêu cầu về sự chuẩn bị của giáo viên:
- Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt trong bài, từ đó giáo viên xây
dựng mục tiêu cụ thể cần đạt trong tiết dạy là gì?
- Đọc nội dung bài dạy trong chương trình sách giáo khoa, xác định kiến thức, kĩ
năng cần đạt của từng phần để nắm được mục tiêu của thí nghiệm phần đó là gì,
giáo viên biểu diễn thí nghiệm hay học sinh tự tiến hành thí nghiệm, từ đó kết hợp
với đồng chí phụ trách thiết bị chuẩn bị đầy đủ thiết bị phù hợp cho tiết học.
- Giáo viên phải làm trước các thí nghiệm đó (đây là bước bắt buộc) để xem mức
độ thành công của từng thí nghiệm từ đó điều chỉnh kịp thời (nếu cần) đảm bảo thí
nghiệm phải chắc chắn thành công, có như vậy mới đem lại cho học sinh niềm tin
vào khoa học.
2.3:Phương pháp làm thí nghiệm trong dạy học:
a. Đối với các thí nghiệm dễ thực hiện,có đầy đủ dụng cụ:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các thành viên trong
nhóm.
Chú ý: Mỗi nhóm nên có đủ cả ba đối tượng học sinh và số thành viên trong các
nhóm không được quá nhiều nhằm tạo điều kiện cho các em có thời gian tranh luận
với nhau về kết quả thí nghiệm.

Nếu thí nghiệm này mang tính chất biểu diễn thì thí nghiệm này do GV làm và
không cần chia nhóm mà cho cả lớp cùng quan sát
Bước 2: Xác định mục tiêu của thí nghiệm
- Với các thí nghiệm đơn giản giáo viên có thể cho học sinh đọc sách giáo khoa sau
đó các em thảo luận và nêu ra mục tiêu của thí nghiệm đó song giáo viên nhấn
mạnh lại.
- Nếu các thí nghiệm khó và phức tạp thì giáo viên nên chia thành nhiều bước nhỏ
và nêu mục tiêu của từng bước trong thí nghiệm.
Lưu ý: Giáo viên cần phải xác định đúng và đủ mục tiêu của thí nghiệm vì nó
có liên quan trực tiếp đến nội dung của bài học.
Bước 3: Giới thiệu dụng cụ:
2


+ Phần giới thiệu dụng cụ thí nghiệm:
Yêu cầu giáo viên cần giới thiệu đầy đủ thông tin về các dụng cụ có trong thí
nghiệm.
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm.
- Đối với phần tiến hành thí nghiệm: Giáo viên phải nêu rõ từng bước của
thí nghiệm để học sinh tiện quan sát và thực hành, nhưng đôi khi với một số thí
nghiệm đơn giản thì có thể cho học sinh đọc cách tiến hành thí nghiệm trong sách
giáo khoa sau đó thảo luận nêu lên cách tiến hành thí nghiệm. Cuối cùng giáo viên
nhấn mạnh cách tiến hành thí nghiệm trước khi cho học sinh thực hành.
-Trước khi bắt tay vào làm thí nghiệm giáo viên phát cho các nhóm phiếu
học tập để các em ghi lại các hiện tượng, số liệu, kết quả mà các em quan sát được
qua thí nghiệm đó nhằm giúp cho quá trình thảo luận nhóm và từ đó xử lí kết quả
thí nghiệm được tốt hơn.
- Giáo viên thao tác khi tiến hành thí nghiệm phải thật rõ ràng, không lúng
túng để hoc sinh tiện theo dõi.
- Để đạt được hiệu quả cao, trong khi tiến hành thí nghiệm giáo viên có thể

đặt các câu hỏi khắc sâu về các tình huống trong thí nghiệm nhằm tạo cho học sinh
những tình huống có vấn đề để các em cùng suy nghĩ tháo gỡ từ đó các em hiểu
sâu hơn về thí nghiệm đang làm.
- Tùy theo từng bài mà giáo viên có thể nêu thêm thí nghiệm thay thế hoặc
cho học sinh tự nghĩ ra thí nghiệm thay thế khác để cho bài học phong phú đa dạng
nhằm phát triển được vốn hiểu biết của học sinh. Nhưng các thí nghiệm thay thế đó
đòi hỏi phải đảm bảo đúng và chính xác mục tiêu của thí nghiệm.
- Với các thí nghiệm thay thế giáo viên có thể hỏi học sinh tại sao thí nghiệm
này có thể thay thế được? Nhằm khắc sâu hơn cho các em về tính chặt chẽ, đúng
đắn của thí nghiệm thay thế đó.
+ Chỉ bày ra trước mắt học sinh những dụng cụ cần thiết để minh họa hoặc
làm thí nghiệm, không được bày la liệt trước mắt học sinh những dụng cụ đã dùng
xong hoặc chưa dùng tới nhằm tránh trường hợp học sinh không tập chung vào thí
nghiệm của giáo viên.
+ Các thiết bị dùng để tiến hành trong bài yêu cầu cần phải được kiểm tra và
làm trước để đảm bảo giờ thực hành thành công và gây được niềm tin vào khoa
học ở học sinh.
+ Khi các thí nghiệm xảy ra nhanh giáo viên cần lặp lại thí nghiệm để học
sinh có thể theo dõi được.
3


Bước 5: Xử lí các hiện tượng và kết quả thí nghiệm.
Sau khi tiến hành thí nghiệm xong giáo viên treo bảng phụ để cho các nhóm
lần lượt báo cáo hiện tượng hoặc kết quả thí nghiệm mà học sinh thu thập được qua
thí nghiệm của giáo viên. Sau đó dựa vào bảng kết quả của giáo viên, giáo viên
hướng dẫn học sinh phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận.
Chú ý: Trong phần này nếu kết quả thí nghiệm có sự sai số nhỏ thì giáo viên phải
giải thích thật rõ cho các em để gây được niềm tin của học sinh vào thí nghiệm.
Bước 6: Kết luận.

Giáo viên gọi 2 đến 3 học sinh đọc lại nội dung kết luận vừa tìm ra ở trên.
Giáo viên nhấn mạnh lại kết luận đó và có thể cho học sinh liên hệ thực tế các vấn
đề có liên quan đến thí nghiệm vừa là để khắc sâu kết luận mới tìm được, vừa là
làm cho bài dạy thêm sinh động.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể:
Ví dụ1:vật lý 6: Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
• Làm thí nghiệm: hình 18.1
Bước 1: chia nhóm( bỏ qua vì thí nghiệm này do GV biễu diễn cho cả lớp quan
sát)
Bước 2: Xác định mục tiêu:
- Biết thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.
Bước 3: Giới thiệu dụng cụ:
1. Chuẩn bị của mỗi nhóm học sinh một phiếu học tập:
+Thả quả cầu qua vòng kim loại thì hiện tượng gì xảy ra?
+ Vậy đường kính quả cầu so với đường kính trong của vòng kim loại như thế
nào?
Khi hơ quả cầu trên ngọn lửa đèn cồn thì đường kính quả cầu so với đường kính
trong của vòng kim loại sẽ như thế nào?Tại sao lại như vậy? Hơ nóng có tác dụng
gì?
+ Tại sao khi nhúng quả cầu đang nóng vào nước lạnh quả cầu lại có thể lọt
qua vòng kim loại?
+ Vậy khi nào thì quả cầu lọt qua (không lọt qua) vòng kim loại?
2.Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: thí nghiệm gồm:một quả cầu kim loại,
một vòng kim loại, một giá đỡ, một đèn cồn
Bước 4:Tiến hành:
Giáo viên tiến hành làm thí
nghiệm:
+ Giáo viên: lắp vòng kim loại vào giá
đỡ thay vi cầm tay như hình 18.1 SGK


4


+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát khi thả quả cầu qua vòng kim loại thì hiện
tượng gì xảy ra?
Vậy đường kính quả cầu so với đường kính trong của vòng kim loại như thế
nào?
Trả lời vào phiếu học tập?
+ Giáo viên: hơ nóng quả cầu kim loại trên ngọn lửa đèn cồn
Yêu cầu học sinh trả lời vào phiếu học tập:
Đường kính quả cầu so với đường kính trong của vòng kim loại sẽ như thế
nào? (Khi hơ nóng đường kính quả cầu như thế nào so với đường kính của quả cầu
khi chưa hơ nóng?)
Tại sao lại như vậy? Hơ nóng có tác dụng gì?
Giáo viên: Nếu ta làm lạnh quả cầu thì quả cầu có lọt qua vòng kim loại hay
không?
- Cho học sinh dự đoán
+ Giáo viên nhúng quả cầu hơ nóng vào nước lạnh, rồi thả thử nó qua vòng
kim loại, nhận xét dự đoán và yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra trả lời vào
phiếu học tập:
Tại sao khi nhúng vào nước lạnh quả cầu có thể lọt qua vòng kim loại?
Vậy khi nào thì quả cầu lọt qua (không lọt qua) vòng kim loại?
Bước 5:Xử lí các hiện tượng và kết quả thí nghiệm:
-Giáo viên yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Giáo viên cho các nhóm chấm chéo lẫn nhau khi giáo viên nhận xét
- Giáo viên yêu cầu các nhóm báo kết quả
- Giáo viên nhận xét
Bước 6: Kết luận
Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về sự nở của chất rắn ?

- Giáo viên chốt lại
Ví dụ 2: vật lý 7: bài 2: Sự Truyền Ánh Sáng
Phần I: đường truyền của ánh sáng
Bước 1: chia nhóm: mỗi nhóm gồm 6 hs
Bước 2:Xác định mục tiêu của thí nghiệm:
Nhận biết đường truyền của ánh sáng từ đó phát biểu được định luật truyền thẳng
của ánh sáng
Bước 3:Giới thiệu dụng cụ: mỗi nhóm cần:
- 1 đèn pin
- 1 ống thẳng, 1 ống cong (rỗng và không trong suốt)
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm
-Bật đèn pin lên. Sau đó một bạn dùng ống thẳng
quan sát coi có nhìn thấy ánh sáng của đèn pin
không?
- Bạn khác dùng ống cong để quan sát
Bước 5: Xử lí kết quả thí nghiệm:
Yêu cầu các nhóm trả lời câu 1,2 SGK
Vì sao dùng ống cong lại không nhìn thấy ánh sáng
dây tóc bóng đèn phát ra?
5


Bước 6: Kết luận
Từ kết quả thí nghiệm u cầu các nhóm rút ra kết luận về đường truyền của ánh
sáng trong khơng khí
Ví dụ 3: vật lý 7: Độ to của âm
Phần I: Âm to,âm nhỏ- Biên độ dao động
Bước 1: chia nhóm: mỗi nhóm gồm 6 hs
Bước 2:Xác định mục tiêu của thí nghiệm:
Tìm hiểu được khi nào âm phát ra to,khi nào âm phát ra nhỏ


Bước 3:Giới thiệu dụng cụ: mỗi nhóm cần

-Một thước đàn hồi hoặc một lá thép mỏng dài khoảng 20 - 30 cm
-Hộp gỗ rỗng

Bước 4: Tiến hành thí nghiệm
Trước khi bắt tay vào làm thí nghiệm giáo viên phát cho các nhóm phiếu học tập
để các em ghi lại các hiện tượng, số liệu, kết quả mà các em quan sát được qua thí
nghiệm đó nhằm giúp cho q trình thảo luận nhóm và từ đó xử lí kết quả thí
Cách làm thước dao động

Đầu thước dao động mạnh Âm phát ra to
hay yếu

hay nhỏ?

a) Nâng đầu thước lệch nhiều
b) Nâng đầu thước lệch ít
GV:u cầu HS nêu cách tiến hành TN
HS:Cố định một đầu thước thép đàn hồi có
chiều dài khoảng 20cm trên mặt một hộp gỗ.
Khi đó thước thép đứng n tại vị trí cân bằng.
Nâng đầu tự do của thước lệch ra khỏi vị trí
cân bằng rồi thả tay cho thước dao động trong
hai trường hợp:
a) Đầu thước lệch nhiều (H12.1a)
b) Đầu thước lệch ít (hình 12.1)
Bước 5: Xử lí các hiện tượng và kết quả thí nghiệm.
Sau khi tiến hành TN u cầu các nhóm hồn thành phiếu học tập

Cho các nhóm chấm chéo lẫn nhau khi giáo viên nhận xét
u cầu các nhóm báo kết quả
Giáo viên nhận xét
Bước 6: Kết luận
Từ thí nghiệm u cầu học sinh rút ra kết luận khi nào âm phát ra to,khi nào âm
phát ra nhỏ
6


b.Phương pháp dùng thí nghiệm ảo vào bài dạy trong giờ học:
Đối với một số thí nghiệm chưa có đủ dụng cụ hay dụng cụ bị hư hỏng và
đặt biệt là một số thí nghiệm khó làm được trong thực tế đòn hỏi các em phải
tưởng tượng ra thì cần phải có những thí nghiệm ảo dùng hình ảnh động để giúp
các em hiểu được vấn đề và tạo hứng thú cho các em khi học vật lý,nâng cao hiệu
quả môn học.
Ví dụ 1:lý 7:bài 18: Hai loại điện tích
Sơ đồ cấu tạo nguyên tử thì hs sẽ không hình dung được các electron chuyển động
như thế nào trong nguyên tử. nên khi sử dụng phần mềm Fplash này sẽ giúp hs
hình dung ra được

Ví dụ 2:lý 7:Sơ đồ mạch điện:phần so sánh chiều chuyển dịch của các electron và
chiều dòng điện thì hs không thấy rõ chiều electron dịch chuyển nên khó so sánh
nhưng khi dùng hình ảnh động thì hs dễ hình dung hơn

7


Ví dụ 3:lý 7: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng:
Hình ảnh này giúp cho học sinh hình dung được một cách dễ dàng hiện tượng nhật
thực-nguyệt thực và tạo sự hứng thú cho học sinh khi học bài này


8


Ví dụ 4:lý 8: bài 20: Ngun tử,phân tử chuyển động hay đứng n

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau nhiều năm giảng dạy theo phương pháp dùng thí nghiệm trong các giờ dạy
vật lý, tơi thấy đa số các em học sinh đã biết phán đốn, tự tay gây ra hiện tượng,
và từ đó hồn thành tốt mục tiêu của bài học; đồng thời các em rất hứng thú khám
phá khoa học bộ mơn, u thích bộ mơn và muốn chiếm lĩnh các kiến thức đó bằng
chính năng lực của mình, để từ đó sử dụng hiệu quả các kiến thức đó vào thực tế
cuộc sống của các em. Một tác dụng lớn hơn cả là các em đã biết, hiểu được và học
được phương pháp học tập của bộ mơn Vật lí đó là “phương pháp thực nghiệm”
mà các em có thể vận dụng phương pháp này trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
các em sau này.
Bảng thống kê kết quả đạt được sau khi áp dụng
Trước khi áp dụng:

30
25
20
15
10
5
0

21.6%

25.4%


22.6%

23.3%

7.1%

Giỏi

Khá

T.bình

Yếu

Kém

9


Sau khi áp dụng:
40
30

32.9%

38.2%

24%


20
4.9%

10
0

0
Gioûi

Khaù

T.bình

Yeáu

Keùm

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài có khả năng áp dụng ở từng bài, từng chương và từng khối lớp và đạt
hiệu quả cao hầu hết tiết dạy
Để đáp ứng được mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là với
môn vật lý tôi có một số kiến nghị sau:
- Nên tổ chức lớp tập huấn về sử dụng thiết bị vật lý cho giáo viên dạy vật lý vào
đầu năm học.
V.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa vật lí 6, 7, 8, 9
2. Sách giáo viên vật lí 6, 7, 8, 9
3. Phần mềm sử dụng Fpash
NGƯỜI THỰC HIỆN


Nguyễn Thị Phương Thảo

10


11



×