Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP TRONG TIẾT BÀI TẬP VẬT LÍ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.88 KB, 14 trang )

PHƯƠNG PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP TRONG TIẾT BÀI
TẬP VẬT LÍ 9
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn
vật lí nói riêng, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cải tiến phương
pháp dạy học là rất cần thiết. Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức chuyên môn,
việc phát huy tính tích cực của học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì
xét cho cùng, công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự
hành động, việc khơi dậy ý thức và phát triển năng lực tư duy, bồi dưỡng
phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Đây là một
hoạt động có vai trò rất quan trọng vì nó thể hiện ý chí quyết tâm, tinh thần cầu
tiến của mỗi người học, giúp họ tự chiếm lĩnh tri thức và làm chủ tri thức. Trong
chương trình vật lí trung học cơ sở, bài tập là một phương tiện hữu hiệu giúp
người học rèn luyện kĩ năng tự học của mình. Tiết bài tập vật lí chính là cơ hội
giúp người học có điều kiện trãi nghiệm thực tế, trau dồi kinh nghiệm, hiểu
được các khái niệm, định luật vật lí một cách sâu sắc hơn, biết vận dụng chúng
vào những vấn đề thực tế trong cuộc sống và trong lao động, rèn luyện rất nhiều
kĩ năng tốt và cần thiết.
Tiết bài tập nằm trong hệ thống bài giảng được qui định rõ trong phân phối
chương trình giảng dạy của từng khối lớp. Đó là những qui định pháp lí mà giáo
viên phải thực hiện trong quá trình giảng dạy.
Qua thực tế giảng dạy bộ môn vật lí trung học cơ sở tôi nhận thấy việc thiết kế
một tiết dạy bình thường đã khó mà tiết bài tập lại càng khó hơn, bởi vì hầu như
các tài liệu tham khảo giảng dạy dành cho giáo viên không hề chú trọng đến tiết
bài tập, mà phần lớn do giáo viên tự lựa chọn các phương pháp để thiết kế tiết


bài tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Mặt khác, trình độ
học sinh trong lớp không đồng đều, một vài học sinh cảm thấy bị áp lực, căng
thẳng khi đến tiết bài tập bởi vì mình học chậm hơn các bạn. Có thể thấy kích


thích sự hứng thú để tất cả học sinh đều yêu thích và học tập một cách tích cực
hơn trong tiết bài tập là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc giảng
dạy bộ môn vật lí. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:
“Phương pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực học
tập trong tiết bài tập vật lí 9”
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết TW 2 khóa VIII khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp giáo
dục đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng
tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương
pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho học sinh.
Định hướng trên đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục điều 24.2
“Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Đối với môn vật lí ở trường phổ thông, bài tập Vật lí đóng một vai trò hết
sức quan trọng, việc hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lí là một hoạt động dạy
học, là một công việc khó khăn, ở đó bộc lộ rõ nhất trình độ của người giáo viên
vật lí trong việc hướng dẫn hoạt động trí tuệ của học sinh, vì thế đòi hỏi người
giáo viên và cả học sinh phải học tập và lao động không ngừng. Bài tập vật lí sẽ


giúp học sinh hiểu sâu hơn những qui luật vật lí, những hiện tượng vật lí. Thông
qua các bài tập ở các dạng khác nhau tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh
hoạt những kiến thức để tự lực giải quyết thành công những tình huống cụ thể
khác nhau thì những kiến thức đó mới trở nên sâu sắc hoàn thiện và trở thành
vốn riêng của học sinh. Trong quá trình giải quyết các vấn đề, tình huống cụ thể
do bài tập đề ra học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh phân

tích, tổng hợp khái quát hoá....để giải quyết vấn đề, từ đó sẽ giúp phát triển tư
duy và sáng tạo, óc tưởng tượng, tính độc lập trong suy nghĩ, suy luận.... Do đó,
việc tạo hứng thú cho học sinh nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của mọi đối tượng học sinh là hết sức cần thiết.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Trong chương trình vật lý 9, chia làm 4 chương, mỗi chương sẽ có các tiết bài
tập đặc thù cho từng chương. Sau đây tôi xin lấy ví dụ minh họa cho phương
pháp của tôi ở chương 1 điện học, phần định luật Ôm.
Trong tiết bài tập có hai vấn đề chính cần quan tâm đó chính là: phần kiểm tra
bài cũ và hệ thống bài tập.
a.

Phần kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra bài cũ rất quan trọng vì đó chính là nền tảng để học sinh dựa vào giải
các bài tập. Thay vì gọi học sinh lên bảng trả bài, giáo viên có thể sử dụng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm, điền vào chỗ trống hoặc trò chơi nhỏ để tránh áp lực
cho học sinh, tránh mất thời gian của giáo viên.
 Ví dụ: Tiết 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
Trong tiết này cần vận dụng những kiến thức có liên quan đến đoạn mạch mắc
song song và đoạn mạch mắc nối tiếp. Thay vì gọi học sinh lên bảng để viết thì
giáo viên có thể tổ chức cho các em trò chơi nhỏ sau: (chọn và dán đúng vị trí)


Đoạn mạch nối tiếp

Đoạn mạch song song

…………………………………


…………………………….

…………………………………

…………………………….

………………………………...

…………………………….

………………………………...

…………………………….

I = I1 = I 2

U = U1 = U 2

1
1
1
=
+
R R1 R2

R = R1 + R2

I = I1 + I 2

U 1 R1

=
U 2 R2

U = U1 + U 2
I 1 R2
=
I 2 R1

(Khi kiểm tra xong có thể để các em treo trong lớp học của mình)
 Ví dụ: Tiết 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở
của dây dẫn
Trong tiết này cần vận dụng những kiến thức có liên quan đến đoạn mạch mắc
song song và đoạn mạch mắc nối tiếp và công thức tính điện trở dây dẫn. Có thể
yêu cầu học sinh điền vào chỗ trống sau:
“Điện trở của dây dẫn tỉ lệ ……với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch
với…….S của dây dẫn và phụ thuộc vào……

R = .....

......
......

b. Hệ thống bài tập:


Để phương pháp này đạt hiệu quả, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
 Đối với phần hệ thống bài tập:
- Từ đơn giản đến phức tạp
- Đảm bảo các dạng bài tập khác nhau
- Rút ra được phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập

- Nhóm các dạng bài tập theo từng đối tượng học sinh
- Chuẩn bị bài nâng cao, mở rộng cho học sinh giỏi.
 Để việc thảo luận và học tập lẫn nhau thuận lợi, giáo viên cần đưa ra
một số quy tắc làm việc sau:
- Các thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm hoàn thành các
nhiệm vụ được giao.
- Các thành viên trong nhóm đều có lượt nói, cần tạo điều kiện để học sinh
nói hết các ý kiến, ưu tiên học sinh yếu kém phát biểu trước.
- Hãy ủng hộ và giúp đỡ nhau bổ sung chi tiết.
- Không cười nhạo những câu nói của người khác.
- Hãy suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi
 Nguyên tắc giao việc:
- Phải vừa sức với học sinh, phù hợp trình độ, phù hợp số lượng thành viên
trong nhóm.
- Công việc được giao phải đa dạng để phát huy tính tích cực của các thành
viên trong nhóm, tránh nội dung quá đơn giản không kích thích tư duy
của học sinh.
- Cần có đủ công việc để phân công cho tất cả các thành viên trong nhóm,
tránh chỉ có một vài thành viên làm việc còn các thành viên khác thì
không.


 Đánh giá:
- Quan sát thái độ học tập và làm việc của các thành viên trong nhóm.
- Đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập thong tin về sự tiến bộ
của mỗi thành viên trong nhóm
- Cần phải có điểm thưởng hợp lí cho sự tiến bộ của các thành viên trong
nhóm
- Cần khen ngợi những thành viên đã đóng góp giúp cho nhóm tiến bộ.
b.1/ Phân công:

Giáo viên chia lớp thành 2 đối tượng học sinh để phân công nhiệm vụ
(NHÓM 1: gồm các em học sinh khá – giỏi, NHÓM 2: gồm các em yếu – trung
bình – trung bình khá). Giáo viên chia lớp ra thành 4 nhóm nhỏ, mỗi lớp sẽ có 2
NHÓM 1, 2 NHÓM 2. Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng nhận nhiệm vụ và
phân công việc cho các thành viên trong nhóm, tổ chức học tập theo nhóm tại
nhà thu thập lại thông tin từ các thành viên trong nhóm.
Ngoài ra nhóm trưởng có nhiệm vụ phân công 2 bạn trình bày phương
pháp giải bài tập của nhóm mình trước lớp, 2 thành viên được giao việc sẽ luyện
tập khả năng trình bày trước nhóm của mình để các thành viên khác nhận xét và
rút kinh nghiệm để các em tự tin hơn khi trình bày trước lớp. (vai trò nhóm
trưởng cũng như người đại diện trình bày sẽ được luân phiên thay đổi giữa các
thành viên trong nhóm)
 Tiêu chí đánh giá của giáo viên đối với mỗi nhóm:


ST

Tiêu chí đánh giá

T

Điểm

Điểm

Ghi

tối đa

đạt


chú

được
1
2

Số lượng thành viên đầy đủ
Tổ chức làm việc nhóm: phân công tổ trưởng, thư

1
1

3

kí, phân công công việc…
Các thành viên tham gia tích cực vào hoạt động

1,5

4

nhóm
Tạo không khí vui vẻ hòa đồng giữa các thành viên

1,5

trong nhóm
Nhóm báo cáo:


2,5

5

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu
- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên,
nhóm khác.
Nhóm không báo cáo:

2,5

- Lắng nghe và chú ý các nhóm báo cáo
- Đưa ra các câu hỏi cho nhóm báo cáo,
6

giáo viên.
Thực hiện tốt các yêu cầu trong phiếu làm việc
Tổng

2,5
10

 Tiêu chí đánh giá các thành viên trong nhóm:
Tên thành Tốt

hơn Tốt

viên trong các

bạn các


nhóm
An
Anh
Châu
Hoài
Nam

khác

khác

bằng Không tốt Không
bạn bằng

các giúp

bạn khác

được gì

Cản
ít công

trở
việc

của nhóm



Trong quá trình làm việc nhóm ở nhà nhóm trưởng cũng như các thành viên
trong nhóm sẽ tự nhận xét và đánh dấu (x) vào tiêu chí trên.
Số điểm của nhóm sẽ nhân cho số lượng thành viên trong nhóm và nhóm trưởng
sẽ căn cứ vào tiêu chí dưới đây để chia điểm xứng đáng cho các thành viên
trong nhóm mình.
- Tốt hơn các bạn khác (từ 9-10 điểm)
- Tốt bằng các bạn khác (từ 8-9 điểm)
- Không tốt bằng các bạn khác (7 điểm)
- Không giúp ít được gì (5 điểm)
- Cản trở công việc của nhóm (Dưới 5)
b.2/ Phần bài tập giáo viên giao việc cho mỗi nhóm học sinh:
- Giáo viên giao phiếu bài tập gồm các dạng bài tập cho các nhóm trưởng (phiếu
bài tập 4 nhóm là như nhau). Nhóm trưởng có nhiệm vụ phân chia các bài tập để
các thành viên trong nhóm giải và rút ra phương pháp giải, cũng như các cách
giải khác nhau.
- Giáo viên chỉ định nhóm trình bày một bài tập cụ thể về cách giải và rút ra
phương pháp giải.
 Ví dụ: Trong tiết bài tập vận dụng định luật Ôm
Phiếu bài tập
Dạng 1: Bài toán cơ bản.
Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ như hình, trong đó R 1=5Ω. Khi K đóng, vôn kế
chỉ 6V, ampe kế chỉ 0,5A.
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch


b. Tính điện trở R2

Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình, trong đó R 1= 10Ω, am pe kế A1 chỉ
1,2A, ampe kế A chỉ 1,8A
a. Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch

b. Tính điện trở R2

Bài 3: Cho mạch điện có sơ đồ như hình, trong đó R 1= 15Ω, R2=R3=30Ω,
UAB=12V
a. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch
b. Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

Dạng 2: Tìm cách mắc các đồ dùng điện sao cho chúng hoạt động bình
thường.


Bài 4: Cho hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế đònh mức 110V, cường độ
dòng điện đònh mức lần lần lượt là 0,36A và 0,22 được mắc nối tiếp nhau
vào nguồn điện có hiệu điện thế 220V
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn?
b) Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao? Có nên mắc như vậy
không?
Bài 5: Cho hai điện trở R1= R2 = R = 3Ω được mắc vào nguồn điện có hiệu
điện thế không đổi U= 6V
a) Hỏi phải mắc hai điện trở này vào mạch như thế nào để điện trở
tương đương của đọan mạch là 6Ω và 1,5Ω ?
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
 Lớp có:
- 2 NHĨM 2: (gồm các em yếu – trung bình – trung bình khá): 2 nhóm sẽ bắt
thăm để trình bày phương pháp giải của nhóm mình trước lớp (Từ bài 1 đến bài
3)
- 2 NHĨM 1 (gồm các em học sinh khá – giỏi): 2 nhóm sẽ bắt thăm để trình
bày phương pháp giải của nhóm mình trước lớp (bài 4,5, và các cách giải khác
cho bài tập 1-3)
- Trong q trình nhóm lên trình bày, các nhóm khác theo dõi lắng nghe, nhận

xét hoặc đặt câu hỏi nếu có chỗ nào chưa rõ. Các thành viên trong nhóm trình
bày cùng với người trình bày sẽ trả lời những câu hỏi của các nhóm khác và của
giáo viên. Thơng qua những câu hỏi và câu trả lời của các nhóm và của cá nhân


học sinh thì giáo viên đánh giá được mức độ hiểu bài, khả năng phân tích và thu
thập thông tin của các em.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình tôi thực hiện đề tài này, tôi nhận thấy các em yêu thích tiết
bài tập vật lý hơn, đặc biệt là đối với những học sinh yếu và trung bình, các em
không còn cảm thấy áp lực nữa, các em đến với tiết học với một tinh thần thoải
mái, tự tin hơn.
Mặt khác với phương pháp này đã rèn luyện và phát triển cho các em
những năng lực sau:
- Năng lực tự học
- Năng lực tự quản lí
- Năng lực tự nhận xét đánh giá
- Năng lực hợp tác
- Năng lực trao đổi thông tin
- Năng lực tái hiện và sử dụng kiến thức
- Năng lực diễn đạt…
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Giáo viên không ngừng học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, áp
dụng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh.


- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địa bàn
thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đổi mới phương pháp dạy học vật lý ở trường THCS – Nguyễn Hồng

Phương, Trịnh Thị Hải Yến – 2013 - NXB giáo dục .
2. Đổi mới phương pháp dạy và giải bài tập vật lý – Mai Lễ - 2005 -

NXB đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
3. Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và một số đồng nghiệp khác.
4. Sách thực hành vật lý 9 – NXB giáo dục (Nguyễn Tuyến, Bùi Quang

Hân)
5. Sách bài tập cơ bản và nâng cao vật lý 9 - NXB giáo dục (Nguyễn

Đức hiệp, Lê Cao Phan)
6. Bài tập vật lý 9 nâng cao – NXB giáo dục (Đỗ Hương Trà)

7. Các nguồn tài liệu trên internet
Tân An, ngày 15 tháng 10 năm 2015
Người viết

Lê Thị Xuân Đan





×