ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
------------------------------------
VŨ THỊ DUNG
QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------------------------
VŨ THỊ DUNG
QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc và đƣợc trích dẫn rõ ràng. Luận văn
không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã đƣợc công bố.
Nếu có sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc nhà trƣờng.
Tác giả luận văn
Vũ Thị Dung
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô Khoa Kinh tế
Chính trị, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt
những kiến thức quý báu, tạo cho tôi những nền tảng kiến thức.
Chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Dũng, PGS. TS Đinh Văn Thông và TS.
Nguyễn Anh Tuấn, những thành viên Hội đồng bảo vệ luận văn sơ bộ đã có
những ý kiến đóng góp bổ ích để tôi sửa chữa, nâng cao chất lƣợng luận văn.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Mai
Thị Thanh Xuân, ngƣời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn,
giúp đỡ, góp ý tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Sự
quan tâm của cô đã tạo động lực cho tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn Ban Tổ chức – cán bộ, Ban kế hoạch – Tài chính
thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp
tác trong quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm ĐKKTVTN, Viện Công nghệ vũ trụ đã
khuyến khích và tạo điều khiện về thời gian.
Cảm ơn những đồng nghiệp, những ngƣời bạn đã hỗ trợ kỹ thuật giúp
tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến bố, mẹ, chồng và gia
đình tôi, những ngƣời luôn cổ vũ và ủng hộ tôi hết mình về tinh thần cũng
nhƣ tài chính trên con đƣờng học vấn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU
KH&CN .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........... Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung đề tài
luận văn. ................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Những vấn đề luận văn cần nghiên cứu tiếpError! Bookmark not
defined.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cán bộ Khoa học và Công nghệ
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Một số vấn đề chung về nguồn nhân lực KHCNError! Bookmark
not defined.
1.2.2. Quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CNError!
Bookmark
not defined.
1.2.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý đội ngũ CBNC KH&CN…24
1.2.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hoạt động quản lý đội ngũ cán bộ
nghiên cứu KH&CN………………………………………………………………..28
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu KHCN và
bài học cho viện Hàn lâm KHCNVN ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CN tại một
số nước trong khu vực ............................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Bài học rút ra cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam ................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError!
Bookmark
not
defined.
2.1. Phƣơng pháp luận ................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng .. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử ........ Error! Bookmark not defined.
2.2 Phƣơng pháp cụ thể ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin .... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Phương pháp thống kê, so sánh ..... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp Error! Bookmark not defined.
2.3 Thiết kế nghiên cứu............................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN
CỨU TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2010-2015 ................................ Error! Bookmark not defined.
3. 1 Khái quát về Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.Error!
Bookmark
not
defined.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ................ Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHCNVN.Error!
Bookmark
not defined.
3.1.4. Đặc điểm hoạt động ...................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5 Tổng quan nguồn nhân lực của ViệnError!
defined.
Bookmark
not
3.2. Hoạt động quản lý đội ngũ CBNC của Viện HLKHCNVN giai đoạn
2010-2015 ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Hoạch định đội ngũ CBNC KH&CNError!
Bookmark
not
defined.
3.2.2 Tuyển dụng nhân lực và bố trí công việcError!
Bookmark
not
defined.
3.2.3 Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBNCError!
Bookmark
not
defined.
3.2.4 Tạo động lực cho CBNC ................ Error! Bookmark not defined.
3.2.5 Kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBNC . Error! Bookmark not defined.
3.2.6 Một số kết quả hoạt động chủ yếu của đội ngũ CBNC Viện Hàn
lâm KHCNVN .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3 Đánh giá hoạt động quản lý đội ngũ CBNC của Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam ....................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Những thành tựu cơ bản ................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhânError! Bookmark not
defined.
CHƢƠNG 4; ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
ĐỘI NGŨ CBNC TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ......................... Error! Bookmark not defined.
4.1 Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực của Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đến năm 2020. .......... Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Mục tiêu phát triển của Viện và yêu cầu về đội ngũ cán bộ nghiên
cứu. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Định hướng phát triển đội ngũ CBNC của ViệnError! Bookmark
not defined.
4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu của
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2020. .... Error!
Bookmark not defined.
4.2.1 Đổi mới công tác hoạch định và thực hiện hiệu quả công tác quy
hoạch đội ngũ CBNC KH&CN ............... Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC
KH&CN. .................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.3 Đổi mới công tác tuyển dụng đội ngũ CBNCError!
Bookmark
not defined.
4.2.4 Tăng cường các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CBNC và
thu hút nhân tài ....................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.5 Cần có cơ chế tài chính thích hợp để khuyến khích phát triển đội ngũ
CBNC ....................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.6 Thực hiện chế độ đãi ngộ xứng đáng cho đội ngũ CBNC .... Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 5
PHỤ
LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia,
dân tộc, nguồn lực con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất, là yếu tố cơ bản,
quyết định các nguồn lực khác; quyết định đến sự thành công hay thất bại của
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và quá trình tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói riêng.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, vấn đề nguồn nhân lực con ngƣời luôn
đƣợc quan tâm. Hiện tƣợng các nƣớc công nghiệp mới (NICs) Châu Á là
những minh chứng rõ ràng nhất cho việc quan tâm đúng mức đến đến vai trò
quyết định của nguồn lực con ngƣời trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa (CNH, HĐH). Một trong những nguyên nhân mang tính phổ biến cho tất
cả các nƣớc này để đi đến thành công chính là chỗ họ sớm nhận thức đƣợc vai
trò quyết định của nguồn lực con ngƣời và đầu tƣ thỏa đáng cho chiến con
ngƣời; đặt lên hàng đầu chất lƣợng nguồn lao động, đặc biệt là các yếu tố văn
hóa, kỹ thuật và kỷ luật; đi trƣớc một bƣớc về giáo dục và đào tạo, coi đó là
chìa khóa của cánh cửa tăng trƣởng, là điều kiện đảm bảo cho thắng lợi của sự
nghiệp CNH,HĐH. Đây là bài học hết sức bổ ích cho Việt Nam. Với ý nghĩa
đó, tại Đại hội lần thứ VII của Đảng ta đã xác định, một trong những quan
điểm chỉ đạo quá trình CNH,HĐH là: “Lấy việc phát huy nguồn lực con
ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
Tiếp đến, tại Đại hội lần thức XI, Đảng chỉ rõ, một trong ba khâu đột
phá để thực hiện chiến lƣợc tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và phát triển nhanh, bền vững …là: Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lƣợng cao … gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực
với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
1
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị nghiên cứu
đầu ngành của cả nƣớc, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học
tự nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác
quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch
phát triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ
cao theo định hƣớng của Chính phủ.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện có 51 đơn vị trực
thuộc bao gồm: 06 đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện do Thủ tƣớng Chính phủ
thành lập; 34 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa ho ̣c ( trong đó: 27 đơn vị do
Thủ tƣớng Chính phủ thành lập và 07 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 06
đơn vị sự nghiệp khác (trong đó: 05 đơn vị do Thủ tƣớng Chính phủ thành lập
và 01 đơn vị do Chủ tịch Viện thành lập); 04 đơn vị tự trang trải kinh phí và
01 doanh nghiệp Nhà nƣớc.
Mặc dù cơ cấu tổ chức của Viện là khá ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ;
lực lƣợng cán bộ có trình độ cao khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực
của khoa học tự nhiên, lực lƣợng cán bộ trình độ cao luôn là thế mạnh của
Viện trong thời gian qua, song vấn đề mang tính cấp bách đang đặt ra đối với
Viện Hàn lâm KHCNVN hiện nay là công tác quản lý, đào tạo và bồi dƣỡng
nguồn nhân lực này nhƣ thế nào để có thể phát huy đƣợc hết tiềm năng sáng
tạo của các nhà khoa học; đặc biệt là các nhà khoa học trẻ?
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn vấn đề “Quản lý đội ngũ
cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam”
để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình.
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Những điểm mạnh và hạn chế
trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu củaViện Hàn lâm
KHCNVN hiện nay là gì? Trong những năm tới, Viện cần phải quản lý nguồn
2
nhân lực này nhƣ thế nào để có thể khai thác và phát huy triệt để khả năng
sáng tạo của họ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tế quản lý
đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
từ năm 2010 đến năm 2015, luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ này đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan những công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến nội
dung luận văn, chỉ ra những kết quả và các vấn đề luận văn cần nghiên cứu tiếp.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực
KH&CN nói chung, đội ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CN nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại
Viện Hàn lâm KHCNVN giai đoạn 2010-2015, làm rõ những thành tựu, hạn
chế trong công tác quản lý nguồn lực này của Viện và chỉ ra các nguyên nhân
hạn chế đó.
- Đề xuất phƣơng hƣớng, mục tiêu và giải pháp cụ thể để hoàn thiện
công tác quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Viện đến năm 2020 và những
năm tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nguồn nhân lực
trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Quản lý nguồn nhân lực khoa học công nghệ có
3
nội dung khá rộng, vì vậy luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động
quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực KH&CN
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý đội ngũ
cán bộ nghiên cứu KH&CN tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung phân tích hoạt động của đội
ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2010 – 2015.
4. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ thêm vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực KH&CN nói
chung và quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CN nói riêng.
- Chỉ ra những thành tựu, hạn chế trong quản lý đội ngũ CBNC tại Viện Hàn
lâm KH&CN Việt nam hiện nay và nguyên nhân của nó.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ
nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm
2020 và những năm tiếp theo.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động
quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu KH&CN
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý đội ngũ cán bộ nghiên cứu tại Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2010-2015.
Chƣơng 4: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ
nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2020.
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Thu Anh , 2004. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ. Trƣờng ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN.
2. Bộ KH&CN, 2008. Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt
Nam đến năm 2020. Hà Nội.
3. Mai Quốc Chánh, 2009. Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học
kinh tế quốc dân.
4. Chính phủ, 2011. Quyết định số 579/QĐ-TTg-CP ngày 19/4/2011 về Chiến
lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Hà Nội.
5. Trần Kim Dung , 2009. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản
thống kê.
6. Nguyễn Hữu Dũng, 2003. Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt
Nam. Hà Nội: NXB Lao động xã hội.
7. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007. Giáo trình Quản trị
nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
8. Lê Thế Giới, 2007. Quản trị học. Hà Nội: NXB Tài chính.
9. Phạm Minh Hạc, 2007. Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hà Nội: NXB Chính trị
Quốc gia.
10. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, 2002. Khoa học quản lý. Hà Nội: NXB khoa
học kỹ thuật.
11. Đặng Hữu, 2009. Phát triển nền kinh tế tri thức gắn với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
12. Nguyễn Giao Long, 2006. Đổi mới quản lý nhân lực Khoa học và Công
nghệ. Hà Nội: NXB Khoa học xã hội.
13. Châu Văn Minh, 2014. Phát triển khoa học và công nghệ ở Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới. Tạp chí Cộng sản,
số 12, trang 20.
5
14. OECD, 1975. Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN. Paris.
15. Đình Phúc và Khánh Linh, 2007. Quản lý nhân sự. Hà Nội: Nhà xuất bản
Tài chính.
16. Đỗ Văn Phức , 2007. Tâm lý trong quản lý doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà
xuất bản Bách khoa.
17. Đỗ Văn Phức, 2007. Tâm lý trong quản lý doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà
xuất bản Bách khoa.
18. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2000. Luật KH&CN Việt Nam năm
2000. Hà Nội.
19. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2013. Luật KH&CN Việt Nam sửa
đổi năm 2013. Hà Nội.
20. Diệp Văn Sơn, 2010. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Báo Đầu tư, số 10, tr.4
21. Trịnh Ngọc Thạch, 2003, Nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực khoa học
và công nghệ trong trường đại học. Trƣờng ĐHKHXH&NV-ĐHQGHN.
22. Chu Chí Thắng , 2002. Hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN
sau đại học. Tạp chí hoạt động khoa học, số 20, trang 15.
23. Phạm Thị Bảo Thoa, 2013 Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học kinh tế.
24. Nguyễn Thị Anh Thu, 2004. Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công
nghệ. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Phạm Huy Tiến, 2004. Tổ chức khoa học và công nghệ. Hà Nội: Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội
26. Tổng cục Thống kê, 2009, 2010, 2011, 2012. Niên giám thống kê 2008,
2009, 2010, 2011. Hà Nội: Nxb Thống kê
27. Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Truyền thông KH&CN, 2012. Tài
liệu hội thảo cấp quốc gia: Chính sách phát triển nhân lực khoa học và
công nghê ̣. Hà Nội, tháng 7 năm 2012.
6
28. Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2013. Tổng luận:
phát triển nhân lực KH&CN ở các nước ASEAN. Hà Nội.
29. Nguyễn Ngo ̣c Tú , 2008. Vài nét về thực trạng nguồn nhân lực chất lƣợng
cao của Việt Nam trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Nghiên
cứu Châu Âu, số 4/2008, trang 25.
30. Trần Văn Tùng, 1999. Phát triển nguồn nhân lực - kinh nghiệm thế giới
và thực tiễn Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Bách khoa.
7
PHỤ LỤC
Một số kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực cụ thể của Viện
- Lĩnh vực khoa học thông tin và máy tính
+ Phát triển thành công hệ thống dịch vụ đa phƣơng tiện và giám sát
các thong số môi trƣờng sản xuất trên nền mạng viễn thong WiMAX tại khu
vực Tây Nguyên, gồm các hệ thống giám sát hình ảnh, âm thanh trên nền
công nghệ VoIP, Camera IP, hệ LBS ứng dụng công nghệ bản đồ, hệ giám sát
môi trƣờng sản xuất ứng dụng công nghệ nhúng và mạng không dây WiMAX
tại tỉnh Đăclăk. Phóng thành công vệ tinh Pico Dragon lên trạm ISS qua tầu
vận chuyển HTV4 của Nhật Bản.
+ Chế tạo thành công phổ kế phản xạ có khả năng tác nghiệp, lắp đặt tự
động trên máy bay không ngƣời lái UAV để đo phổ phản xạ cũng nhƣ xây
dựng dữ liệu phổ phản xạ của các đối tƣợng tự nhiên
+Chế tạo thành công máy bay AV.UAV. S2 mang theo camera, máy ảnh
chuyên dụng và thiết bị đo phổ kế phản xạ đã bay trên vùng trời khu vực Tây
Nguyên, tiến hành ghi hình, chụp ảnh và đo phổ các đối tƣợng tự nhiên trên
mặt đất để chuẩn hóa số liệu viễn thám thu đƣợc từ vệ tinh.
- Lĩnh vực Công nghệ sinh học, đa dạng sinh học
+ Đây là hƣớng KHCN trọng điểm đƣợc Viện Hàn lâm KHCNVN quan
tâm đầu tƣ. Đặc biệt Viện đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt đầu tƣ
nâng cấp Trung tâm giám định AND hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin nhằm
mục đích tri ân các gia đình liệt sỹ đã hy sinh xƣơng máu cho sự nghiệp bảo
vệ tổ quốc.
+ Nhiều kết quả đã đƣợc triển khai vào cuộc sống nhƣ: xây dựng đƣợc
quy trình chuyển gen vào cây cam canh, đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giải
pháp hữu ích; Nuôi nhân mô phôi vô tính, rễ bất định và rễ tơ sâm Ngọc Linh
bằng hệ thống bioreactor; Phát triển quy trình nuôi và nhân giống heo rừng
Tây Nguyên thuần chủng
+ Năm 2014, phát hiện 76 loài thực vật, động vật mới. Công bố 114 bài
báo đạt chuẩn ISI
- Lĩnh vực Vật lý, cơ học, khoa học vật liệu
+ Nghiên cứu thành công phƣơng pháp mới biến đổi wavelet dung để
phát hiện vết nứt của cầu dựa trên hiệu ứng vết nứt thở. Dựa trên phƣơng
pháp này, vế nứt trên cầu có thể đƣợc phát hiện thông qua việc phân tích sự
thay đổi tần số riêng của kết cấu trong quá trình xe di động trên cầu.
+ Nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo hợp kim chịu mài mòn – ăn
mòn và chuyển giao cho công ty CP chế tạo bơm Hải Dƣơng để nâng cao chất
lƣợng sản phẩm làm việc trong những môi trƣờng chịu tác động đồng thời của
tác nhân mài mòn và ăn mòn xâm thực
+ Nghiên cứu thành công hệ thống lƣu trữ truyền tải hình ảnh y tế phục
vụ chuẩn đoán và tra cứu để nối mạng với các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa
với các bệnh viện tuyến trên
+ Nghiên cứu thành công dây chuyền sản xuất chế phẩm sinh học
EMOZEO phục vụ môi trƣờng thủy sản và xử lý môi trƣờng tại tỉnh Cà Mau
để cung cấp dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất tại chỗ chế phẩm sinh
học thay thế hang ngoại nhập.
- Lĩnh vực khoa học trái đất, khoa học công nghệ biển
+ Xây dựng bản đồ cấu trúc móng Biển Đông trên cơ sở phân tích hiệu
ứng trọng lực móng phản ánh một cách tốt nhất bình đồ cấu trúc Biển Đông…
giúp xây dựng các bản đồ cấu trúc, kiến tạo…phục vụ công tác xác định ranh
giới ngoài thềm lục địa Việt Nam phục vụ an ninh, chủ quyền Quốc gia.
+ Tạo đƣợc cơ sở dữ liệu 100 kịch bản sóng thần tính sẵn phát sinh trên
vùng nguồn Máng biển sâu Manila phục vụ công tác báo tin động đất và cảnh
báo song thần
+ Giải pháp cung cấp nƣớc sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh đã góp
phần giải quyết đƣợc nhu cầu hết sức cấp bách về nƣớc ngọt cho ngƣời dân
thành phố Trà Vinh nói riêng và vùng ven biến ĐBSCL nói chung
- Lĩnh vực hóa học, môi trường
+ Chế tạo thành công sản phẩm Glucosidase và amylase là các enzyme
lien quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa nhóm bộ đƣờng của cơ thể. Các
hoạt chất có tác dụng ức chế enzyme này có thể đƣợc sủ dụng làm thuốc điều
trị, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đƣờng.
+ Nghiên cứu thành công tấm lát sàn, ốp tƣờng chế tạo từ vậy liệu bột
gỗ - nhựa nhiệt dẻo GNDDE sử dụng lắp đặt trong các công trình, xây các
phƣơng tiện giao thông, vật liệu trang trí nội – ngoại thất, đây là vạt liệu thân
thiện với môi trƣờng, rất nhẹ, bền trong môi trƣờng nhiệt đới, không ngấm
nƣớc, cong vênh, có tính thẩm mỹ cao.
+ Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ chế tạo Bình lọc nƣớc IET sử dụng
vật liệu lọc nano bạc gắn lên silica biến tính có hoạt tính khử trùng cao.
Phƣơng pháp gắn bạc lên silica cho phép các hạt nano bạc giải phóng từ từ
vào dung dịch nƣớc và tiêu diệt những visinh vật gây bẹnh trong nƣớc. Công
nghệ sẽ mở ra những hƣớng nghiên cứu mới về chế tạo các vật liệu có khả
năng kháng khuẩn và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc
sống, thích hợp cho ngƣời dân vùng lũ, lụt.
- Lĩnh vực sinh học, sinh thái
+ Chế tạo thành công vacxin tái tổ hợp bảo vệ gà phòng chống
Salmonella. Vacxin làm giảm khả năng sinh trƣởng của S. typhimurium trong
huyết thanh và trong trứng xuống 10 lần và làm giảm khả năng sinh trƣởng
của S. enteritidis trong huyết thanh xuống 4 lần.
+ Nghiên cứu thành công loại Interleukin-2 tái tổ hợp theo tiêu chuẩn
GMP và đã chuyển giao cho Công ty Sinh phẩm vaccine và Sinh phẩm số 1
sản xuất đạt chất lƣợng tốt và hiệu quả.
+ Ứng dụng thành công kỹ thuật Metagenomics trong việc khai thac
gen thủy phân lignocelluloses từ vi sinh vật trong ruột mối Việt nam.
+ Xây dựng thành công quy trình sản xuất rễ tơ cây Bá Bệnh và quy
trình sản xuất giống cây Ba kích nuôi cấy mô. Quy trình này góp phần tạo
nguồn dƣợc liệu quý phục vụ sức khỏe cộng đồng và góp phần bảo tồn cây
dƣợc liệu quý của VN.
+ Nghiên cứu thành công hai chế phẩm vi nấm Lecanicillium lecanii
diệt rệp nuôi hại cây và chế phẩm vi nấm để chuyển giao quy trình sản xuất
bào tử nấm đến hộ gia đình.
- Lĩnh vực khoa học trái đất
Nghiên cứu về sự phát triển của hệ thống trầm tích trên thềm lục địa
Đông Nam Việt Nam sau cực đại băng hà cuối cùng. Đây là công trình khoa
học về khu vực biển lân cần đồng bằng Sông Cửu Long đang đƣợc cả thế giới
quan tam do ĐBSCL là một trong những nơi trên thế giới chịu ảnh hƣởng
mạnh của biến đổi khí hậu toàn cầu và sự dâng lên của mực nƣớc đại dƣơng.
Ngoài các công trình nêu trên, còn rất nhiều công trình nghiên cứu của
đội ngũ CBNC của Viện đƣợc công nhận và ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Viện HLKHCNVN)