Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những điểm mới cơ bản của luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.47 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Nguyễn Mạnh Cƣờng

Những điểm mới cơ bản của luật
doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003

Luận văn Thạc sĩ

Hà Nội - 2005

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
Sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa (“XHCN”) ở nước ta
đã đặt ra cho thành phần kinh tế nhà nước và hệ thống các doanh nghiệp nhà
nước (“DNNN”) một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, Nhà
nước muốn giữ được định hướng phát triển thì cần phải có một lực lượng kinh
tế làm công cụ và chỗ dựa. Nếu không có lực lượng này thì mục tiêu XHCN
mà Nhà nước nỗ lực vươn tới sẽ trở thành ảo tưởng. Chính vì vậy, thời gian
qua Đảng và Nhà nước ta đã tập trung mọi nỗ lực để phát triển thành phần
kinh tế nhà nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới, cải cách
DNNN để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nhằm phát huy vai trò
nòng cốt của DNNN.
Sau những đợt sắp xếp, đổi mới DNNN và đặc biệt là khi Luật DNNN
1995 ra đời, đã tạo nền tảng cho DNNN phát triển theo hướng tích cực và
“góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát


triển đất nước; đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, chuyển
sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội
chủ nghĩa” [2,3]. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, trước yêu cầu đổi mới,
DNNN đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: DNNN còn nhỏ về quy mô,
còn dàn trải, chồng chéo theo cơ quan quản lý và ngành nghề; trình độ kỹ
thuật, công nghệ lạc hậu; hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của
DNNN còn thấp, tốc độ phát triển chưa cao; công nợ của DNNN lớn, lao

2


động thiếu việc làm và dôi dư còn nhiều; trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
doanh nghiệp còn yếu…
Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên xuất phát từ nhiều phía
như: nhận thức về vai trò của DNNN chưa được thông suốt; cơ chế chính sách
của Đảng và Nhà nước về DNNN chưa thật sự phù hợp, việc học tập, quán
triệt các chủ trương chính sách đó chưa tốt; hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà
nước đối với DNNN chưa cao; đội ngũ cán bộ chủ chốt doanh nghiệp chưa
đáp ứng yêu cầu… Nhìn chung, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng theo quan
điểm của chúng tôi, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hoạt
động của các DNNN chưa thực sự có hiệu quả, chưa phát huy tốt vai trò chủ
đạo của mình là khung pháp lý về cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ và hoạt động
của DNNN còn nhiều bất cập, đặc biệt là Luật DNNN 1995 và các văn bản
hướng dẫn sau một thời gian áp dụng đã thể hiện nhiều hạn chế, chưa tạo
được cho DNNN sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng với các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường XHCN.
Trước nhu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, nhận
thức yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật về DNNN, ngày 26/11/2003, tại kỳ
họp thứ tư Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật DNNN 2003. Sự ra
đời của Luật DNNN 2003 thay thế Luật DNNN 1995 đã thể hiện một bước

tiến mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DNNN nói riêng
và pháp luật về kinh tế nói chung. Luật DNNN 2003 đã khắc phục được
những hạn chế, bất cập của Luật DNNN 1995 và những văn bản hướng dẫn
thi hành, thể hiện sự nhận thức đúng đắn về vai trò của DNNN, đã “cắt phao
về bao cấp và trách nhiệm; cởi trói về quyền hạn; giảm tải về vấn đề xã hội”
cho DNNN [43,2], đồng thời, Luật cũng quy định những vấn đề mới góp phần
tăng cường sự độc lập, tự chủ của các DNNN trong nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN và trong hội nhập kinh tế quốc tế. Sự ra đời của Luật

3


DNNN 2003 đã đáp ứng những mong mỏi và thu hút sự quan tâm, tìm hiểu
của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các
nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu một cách toàn diện trên cơ sở
khoa học một số điểm mới của Luật DNNN 2003 để chứng minh rằng Luật
DNNN 2003 đã tạo ra một môi trường pháp lý tốt hơn cho hoạt động của các
DNNN, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm triển khai một cách có hiệu
quả Luật DNNN 2003 vào cuộc sống là một việc làm cần thiết. Với những lý
do trên, tác giả chọn đề tài “Những điểm mới cơ bản của Luật DNNN năm
2003” làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu về DNNN và pháp luật về DNNN hiện nay không còn là vấn
đề hoàn toàn mới mẻ ở Việt nam. Xoay quanh vấn đề này, đã có nhiều công
trình nghiên cứu do các nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện. Trong
những năm gần đây, với xu hướng cải cách DNNN của Đảng và Nhà nước ta
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có chú
trọng đến việc đổi mới khung pháp lý về DNNN thì vấn đề nghiên cứu

DNNN và đổi mới khung pháp luật về DNNN lại càng được nhiều nhà khoa
học quan tâm. Các công trình nghiên cứu về vấn đề trên đa dạng và phong
phú về hình thức cũng như cấp độ.
Về luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ: Luận án PTS Luật học “Địa vị pháp
lý của DNNN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của tác giả
Trần Thị Hòa Bình năm 1996; luận văn cao học Luật “Địa vị pháp lý của
DNNN theo Luật DNNN” của tác giả Nguyễn Trung Nghĩa năm 1996; luận
văn thạc sĩ Luật học của tác giả Bùi Văn Lành năm 2000 với đề tài “Những
vấn đề của pháp luật về DNNN và giải pháp khắc phục”; luận văn thạc sĩ luật

4


học “Chế độ pháp lý về quyền sở hữu vốn và tài sản trong DNNN-Thực trạng
và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Phạm Bình An năm 2001;…
Về các công trình nghiên cứu khác: có một số công trình nghiên cứu về
DNNN và pháp luật về DNNN đã xuất bản thành sách hoặc thể hiện dưới
hình thức những bài viết đăng trên các tạp chí như: sách chuyên khảo “Cổ
phần hóa DNNN-Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của PGS.TS. Lê Hồng
Hạnh, NXB CTQG, Hà Nội, 2004; tác giả Võ Đại Lược (chủ biên) có “Đổi
mới DNNN ở Việt Nam”, NXB CTQG, Hà Nội, 1997; PGS.TS. Nguyễn Như
Phát có bài viết “An toàn pháp lý trong DNNN”, Tạp chí Nhà nước và Pháp
luật số 6/1997; bài viết “Cải cách DNNN” của TS. Trương Công Hùng, Tạp
chí Nghiên cứu kinh tế số 257 tháng 10/1999; bài viết của PGS.TS. Nguyễn
Văn Thao, TS. Nguyễn Hữu Đạt “Quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ
bản giải quyết vấn đề sở hữu trong DNNN”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số
287 tháng 4/2002… Đặc biệt trong thời gian gần đây, sau khi Luật DNNN
2003 được ban hành, một số tác giả đã tập trung nghiên cứu về những điểm
mới của Luật DNNN 2003 như: bài viết “Về Luật DNNN 2003” của ThS.
Phạm Đức Trung, Tạp chí Quản lý Nhà nước số 101 tháng 6/2004.

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu và bài viết như chúng tôi đã trình
bày, chỉ đề cập đến DNNN và pháp luật về DNNN trước khi Luật DNNN
2003 được ban hành; hoặc nếu nghiên cứu sau khi Luật DNNN 2003 được
ban hành và có hiệu lực thì cũng chỉ dừng lại ở việc nêu ra những điểm mới
của Luật DNNN 2003, chưa đi sâu phân tích những điểm mới ấy đã tạo ra
những thuận lợi gì cho DNNN hoạt động có hiệu quả hơn và việc nghiên cứu
chưa thể hiện tính hệ thống, toàn diện.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Mục đích cơ bản nhất của đề tài là thông qua việc phân tích các quy định
mới trong Luật DNNN 2003 để khẳng định rằng: một trong những thành công

5


cơ bản nhất của Luật DNNN 2003 là tạo ra một nền tảng pháp lý mới, một
động lực mới để các DNNN ở Việt Nam có thể hoạt động hiệu quả hơn trước
đây.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Trước hết, luận văn trình bày thực trạng pháp luật điều chỉnh về DNNN
trước khi ban hành Luật DNNN 2003, trong đó chỉ rõ Luật DNNN 1995 là bộ
phận cơ bản nhất trong pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ và
hoạt động của DNNN – một đạo luật đã có những đóng góp tích cực giúp cho
DNNN giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, luận văn cũng làm sáng tỏ những nhược
điểm của Luật DNNN 1995 với tư cách là những “rào cản”, đã cản trở đối với
hoạt động của DNNN ở nước ta trong thời gian qua.
Thứ hai, trên cơ sở những hạn chế của Luật DNNN 1995 và những quy
định mới của Luật DNNN 2003, luận văn đi sâu vào phân tích tính ưu việt của
một số cơ chế, chính sách cơ bản trong Luật DNNN 2003 sẽ góp phần tạo
điều kiện cho các DNNN hoạt động có hiệu quả hơn trong tương lai.

Thứ ba, luận văn cũng đưa ra những đề xuất nhằm góp phần triển khai có
hiệu quả Luật DNNN 2003 trên thực tế.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài.
Phương pháp luận để nghiên cứu, giải quyết đề tài là chủ nghĩa duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy vật của Triết
học Mác – Lênin, với các quan điểm: khách quan, toàn diện, lịch sử-cụ thể,
phát triển và thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là:
- Phương pháp sưu tập, kế thừa, nhằm tiếp thu có chọn lọc những kết quả
tối ưu từ những công trình nghiên cứu có giá trị trước đây về DNNN và
pháp luật về DNNN.

6


- Phương pháp so sánh, so sánh giữa các quy định của Luật DNNN cũ và
mới nhằm tìm ra những ưu điểm trong quy định của Luật mới tạo nền
tảng pháp lý mới để DNNN hoạt động có hiệu quả hơn.
- Phương pháp chứng minh, nhằm mục đích đưa ra những số liệu, dữ
liệu, quy định cụ thể của pháp luật thông qua những điều luật chứng
minh cho lời bình luận của tác giả.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp bao trùm và xuyên
suốt đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về DNNN để nâng cao hiệu quả hoạt
động và năng lực cạnh tranh của DNNN trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta, các nhà luật học, cũng như mọi
tầng lớp nhân dân quan tâm. Luật DNNN 2003 ra đời là kết quả của sự đổi
mới về nhận thức vị trí, vai trò của DNNN. Nghiên cứu về Luật DNNN 2003
là vấn đề còn khá mới trong khoa học pháp lý Việt Nam vì Luật DNNN 2003

mới được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Ý nghĩa và
điểm mới của luận văn là:
Thứ nhất, luận văn đã chỉ ra một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho
DNNN hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua là do Luật DNNN 1995
còn nhiều hạn chế, bất cập; đồng thời phân tích rõ những hạn chế của Luật
DNNN 1995 để tìm hướng khắc phục.
Thứ hai, luận văn đi sâu nghiên cứu những quy định mới trong Luật
DNNN 2003, so sánh những quy định của luật mới và luật cũ để chứng minh
rằng Luật DNNN 2003 đã đặt một nền tảng pháp lý mới, tạo ra một động lực
mới để các DNNN ở nước ta hoạt động hiệu quả hơn.
Thứ ba, luận văn góp phần không nhỏ vào việc đưa Luật DNNN 2003 vào
cuộc sống. Luận văn là tài liệu bổ ích phục vụ cho việc tuyên truyền, phổ biến

7


Luật DNNN 2003 đến các đối tượng có liên quan. Luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu cho sinh viên Luật, làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan
quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, nhà quản lý doanh nghiệp trong quá
trình áp dụng Luật DNNN 2003.
7. Cơ cấu của Luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Thực trạng pháp luật về doanh nghiệp nhà nước trước khi ban
hành Luật DNNN 2003.
Chƣơng 2: Luật DNNN 2003 một bước phát triển quan trọng của pháp
luật về DNNN ở nước ta.
Chƣơng 3: Những giải pháp góp phần triển khai Luật DNNN 2003 trên
thực tế.


8


CHƢƠNG 1
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
TRƢỚC KHI BAN HÀNH LUẬT DNNN 2003

1.1. Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc năm 1995 - bộ phận cơ bản nhất
trong pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ và hoạt động
của các DNNN ở Việt Nam.
Kể từ sau công cuộc “Đổi mới” được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng,
Việt Nam đã và đang xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Theo cơ chế kinh tế này, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế đều bình đẳng với nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, kinh tế quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo. Bởi vì, “Kinh tế quốc doanh
được củng cố và phát triển nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt,
giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”[3] , “Kinh tế nhà nước phát
huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là
công cụ để định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. DNNN giữ những vị trí
then chốt; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật”[2].
Việc thành lập doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực then chốt là một
công cụ vật chất quan trọng của Nhà nước để điều tiết nền kinh tế thị trường.
Để doanh nghiệp nhà nước có một khung pháp lý cho vận hành, Nhà
nước đã không ngừng xây dựng và ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp
luật điều chỉnh lĩnh vực này.

9



Trước khi Luật DNNN ra đời, đã có một số văn bản quan trọng tạo
khung pháp lý cho cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ và hoạt động của DNNN
trong thời kỳ này, như:
- Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của HĐBT ban hành chính
sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN đối với xí nghiệp
quốc doanh (XNQD);
- Nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989 của HĐBT ban hành Điều lệ Liên
hiệp các xí nghiệp quốc doanh;
- Chỉ thị số 138/ CT ngày 25/4/1991 của Chủ tịch HĐBT v/v mở rộng
diện trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản xuất, kinh doanh
cho các đơn vị cơ sở quốc doanh;
- Quyết định 332/HĐBT ngày 23/10/1991 của HĐBT về bảo toàn vốn
kinh doanh đối với các DNNN;
- Nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của HĐBT về thành lập và tổ
chức lại DNNN.
Trong hai đợt sắp xếp lại DNNN tiếp theo:
- Đợt thứ nhất từ năm 1991 đến 1993, để tập trung giải quyết về tổ chức,
xây dựng cơ chế, chính sách tài chính cho sắp xếp các đơn vị cơ sở, Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 315/HĐBT ngày 01/9/1990 về giải thể và tổ
chức lại những DNNN yếu kém và Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991
về nguyên tắc, điều kiện thành lập lại DNNN;
- Đợt thứ hai từ năm 1994 đến trước khi Luật DNNN ban hành, để hình
thành hệ thống DNNN, giải thể các Tổng Công ty, Liên hiệp xí nghiệp có tính
chất hành chính trung gian và tổ chức những Tổng Công ty có quy mô lớn và
quy mô vừa phù hợp với yêu cầu khách quan, bỏ dần chế độ Bộ chủ quản và
các cấp hành chính chủ quản, tạo điều kiện thực hiện một bước tập trung hoá

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, NXB Sự
thật, Hà Nội.

[2]

Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2001),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[3]

Hiến pháp 1992.

[4]

Bộ luật Dân sự.

[5]

Bộ luật Lao động.

[6]

Luật DNNN 1995.


[7]

Luật DNNN 2003.

[8]

Luật Doanh nghiệp ngày 12/6/1999.

[9]

Luật Phá sản doanh nghiệp.

[10] Nghị định số 44/CP ngày 29/6/1998 về chuyển DNNN thành công
ty cổ phần.
[11] Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 ban hành quy chế tài chính
và hạch toán kinh doanh đối với DNNN.
[12] Nghị định số 39/ CP ngày 27/6/1996 ban hành Điều lệ mẫu về tổ
chức và hoạt động của Tổng Công ty Nhà nước.
[13] Nghị định số 50/CP ngày 28/8/1996 về thành lập, tổ chức lại, giải
thể và phá sản DNNN.
[14] Nghị định số 38/ CP ngày 28/4/1997 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 50/ CP ngày 28/8/1996 của Chính phủ về
thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản DNNN.
[15] Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 về DNNN hoạt động công
ích.

11


[16] Nghị định số 59/ CP ngày 03/10/1996 ban hành qui chế tài chính

và hạch toán kinh doanh đối với DNNN.
[17] Nghị định số 28/ CP ngày 28/3/1997 về đổi mới quản lý tiền
lương, thu nhập trong các DNNN.
[18] Nghị định số 27/ CP ngày 20/4/1999 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 59/CP ngày 03/10/1996 về ban hành qui chế tài
chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN.
[19] Nghị định số 07/1999/NĐ-CP (13/02/1999) ban hành quy chế thực
hiện dân chủ ở DNNN.
[20] Nghị định số 44/1998/NĐ- CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về
chuyển DNNN thành công ty cổ phần.
[21] Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 06/12/1999 của Chính phủ về
việc Ban hành Quy chế quản lý phần vốn nhà nước ở doanh
nghiệp khác.
[22] Nghị định số 64/2002/ NĐ- CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về
chuyển DNNN thành công ty cổ phần.
[23] Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của HĐBT ban hành
chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN
đối với xí nghiệp quốc doanh (XNQD).
[24] Nghị định 27/HĐBT ngày 22/3/1989 của HĐBT ban hành Điều lệ
Liên hiệp các xí nghiệp quốc doanh.
[25] Chỉ thị số 138/ CT ngày 25/4/1991 của Chủ tịch HĐBT v/v mở
rộng diện trao quyền sử dụng và trách nhiệm bảo toàn vốn sản
xuất, kinh doanh cho các đơn vị cơ sở quốc doanh.
[26] Quyết định 332/HĐBT ngày 23/10/1991 của HĐBT về bảo toàn
vốn kinh doanh đối với các DNNN.

12


[27] Nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của HĐBT về thành lập và

tổ chức lại DNNN.
[28] Nghị định số 153/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2004 tổ chức,
quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà
nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - công ty
con.
[29] Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2004 về
việc thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước.
[30] Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về
việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
[31] Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 Ban
hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý
vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
[32] Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 Quy
định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty
nhà nước.
[33] Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy
định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với
các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công
ty nhà nước.
[34] Nghị định số 31/2005/NĐ - CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 về sản
xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
[35] Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2004 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11
năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công
ty cổ phần.

13


[36] Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14
tháng 12 năm 2004.
[37] Thông tư số 08/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 207/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm
2004 của Chính phủ.
[38] Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005
hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động trong các công ty
nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004.
[39] Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (1999), Đề án đổi
mới, sắp xếp DNNN đến năm 2005.
[40] NCS Lê Văn Hưng (5.05.01), Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện
pháp luật về tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay”.
[41] Nguyễn Như Phát (2005), Phát biểu tại Hội thảo “Mô hình tổ chức
thực hiện chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của Chủ sở hữu đối với
DNNN – Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” do
Ban Doanh nghiệp – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
tổ chức 12/3/2005.
[42] Tài liệu Hội thảo “Mô hình tổ chức thực hiện chức năng, quyền
hạn, nghĩa vụ của Chủ sở hữu đối với DNNN – Kinh nghiệm quốc
tế và bài học đối với Việt Nam” (2005), Ban Doanh nghiệp – Viện
Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
[43] Bộ Tư pháp – Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; Bộ Kế hoạch và
Đầu tư – Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (2003), Đề
cương giới thiệu Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, Hà Nội

14



[44] PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (2003), Chuyên khảo Luật Kinh tế
(Chương trình sau đại học), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[45] Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2004), Nâng cao
năng lực cạnh tranh, NXB Giao thông vận tải.
[46] VNECONOMY, “Thuê Tổng Giám đốc – Vướng trăm bề”, ngày
01/5/2005.
[47] Báo lao động ngày 16/6/2005.
[48] VNECONOMY (2004), “Vướng Luật Doanh nghiệp nhà nước”,
24/9/2004.
[49] Báo Diễn đàn doanh nghiệp ra ngày 19/8/2004.
[50] Thời báo kinh tế Việt Nam số 158 ngày 01/10/2004.
[51] VNEXPRESS (2005), “Thuê Tổng Giám đốc – 7 lần dự thảo vẫn
chưa xong” ngày 22/4/2005.

15



×