Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Thực phẩm chức năng và một số điều cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.65 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT
GVHD: Ths. Lương Hồng Quang
1
Nhóm 1_T6_789_PV219


NỘI DUNG

2


I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1. ĐỊNH NGHĨA
*Hiệp Hội nghiên cứu thực phẩm Leatherhead
(châu Âu): Cho rằng khó có thể định nghĩa Thực
phẩm chức năng vì sự đa dạng phong phú của
nó. Các yếu tố “chức năng” đều có thể bổ
sung vào thực phẩm hay nước uống. Tổ chức
này cho rằng: “Thực phẩm chức năng là thực
phẩm được chế biến từ thức ăn thiên nhiên,
được sử dụng như một phần của chế độ ăn
hàng ngày và có khả năng cho một tác dụng
sinh lý nào đó khi được sử dụng”.
3


I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI


1. ĐỊNH NGHĨA
* Theo Bộ Y tế và Phúc Lợi Nhật Bản , FOSHU là:
 Loại thực phẩm được tiên đoán sẽ có ảnh
hưởng tốt cho sức khỏe cụ thể là thành phần,
hoặc các loại thực phẩm gây dị ứng đã được
loại bỏ
 Thực phẩm có tác dụng bổ sung hoặc loại bỏ
đã được khoa học đánh giá và cho phép để
thực hiện yêu cầu đối với sức khỏe.

4


I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1. ĐỊNH NGHĨA
*Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT-BYT ngày
23/8/2004 về việc “Hướng dẫn việc quản lý các
sản phẩm thực phẩm chức năng” đã đưa ra
định nghĩa: “Thực phẩm chức năng là thực
phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ
phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh
dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng
sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh”.

5


I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
1. ĐỊNH NGHĨA
*Bộ Y tế Việt Nam: Thông tư “Hướng dẫn quản lý

sản phẩm thực phẩm chức năng” Dự tháo 15
ngày 19/11/2012
“Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ
trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho
cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng,
giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực
phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ,
thực phẩm dinh dưỡng y học”.

6


I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
2.PHÂN BIỆT TPCN VÀ THUỐC

TPCN

Thuốc

Là sản phẩm dùng để
hỗ trợ (phục hồi, tăng
cường và duy trì) các
chức năng của các bộ
phận trong cơ thể, có
tác dụng dinh dưỡng,
tạo cho cơ thể tình
trạng thoải mái, tăng
cường đề kháng và
giảm bớt nguy cơ bệnh
tật.


Là chất hoặc hỗn hợp
chất dùng cho người
nhằm mục đích phòng
bệnh, chữa bệnh, chẩn
đoán bệnh hoặc điều
chỉnh chức năng sinh lý
cơ thể bao gồm thuốc
thành phẩm, nguyên
liệu làm thuốc,
vaccine, sinh phẩm y
tế, trừ thực phẩm chức
năng (Luật Dược2005).

7


I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
2.PHÂN BIỆT TPCN VÀ THUỐC

8


2. PHÂN BIỆT TPCN VÀ THUỐC

9


I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
3. PHÂN LOẠI

Phân loại theo công dụng( giảm cholesterol, giảm
cân….)
 Phân loại theo phương thức chế biến( bổ sung
vitamin, bổ sung khoáng chất, …..)
 Phân loại theo dạng sản phẩm( dạng viên, dạng
nước, dạng bột……)
 Phân loại theo nguồn gốc nguyên liệu( động vật,
thực vật….)
 ………


10


II. QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG
Cần có một hệ thống luật pháp để kiểm soát
việc sản xuất và kinh doanh TPCN.
Đặc biệt quan tâm:
*TPCN phải là thực phẩm và phải an toàn.
Điểm chung của quản lý

11


II. QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG
Một sản phẩm khi là TPCN:
 Mô tả sản phẩm rõ ràng
 Thành phần sản phẩm

 Công bố chức năng
 Yêu cầu bao bì
 Ghi nhãn sản phẩm
 Tiêu chuẩn sản xuất
Tất cả đều phải an toàn.

12


II. QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG
*Việt Nam
Từ năm 2000 đến 2004 đã có 3 văn bản thay thế nhau
của Bộ Y tế để quản lý thực phẩm chức năng:
 Thông tư số 17/2000/TT-BYT ngày 27/9/2000 về việc
“Hướng dẫn đăng ký các sản phẩm dưới dạng thuốc –
thực phẩm”.
 Thông tư số 20/2001/TT-BYT ngày 11/9/2001 “Hướng
dẫn quản lý các sản phẩm thuốc – thực phẩm”
 Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 “Hướng
dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng”.
13


II. QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG
Sản phẩm TPCN trên thị trường Việt Nam:

14



QUY ĐỊNH GHI NHÃN TPCN
TRONG THÔNG TƯ CỦA BỘ Y TẾ
6. Đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm dinh dưỡng y
học:
a) Phải công bố mức đáp ứng đối với vitamin và khoáng chất trên
khẩu phần ăn (serving size) hoặc trên 100g sản phẩm.
b) Phải ghi rõ định lượng hoặc tỷ lệ phần trăm thành phần cấu tạo
trên nhãn sản phẩm.
c) Phải ghi cụm từ “Thực phẩm chức năng” hoặc tên nhóm bằng
cụm từ “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe” / “Thực phẩm dinh dưỡng
y học” ở phần chính của nhãn và cụm từ: "Chú ý: Sản phẩm này
không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa
bệnh” ngay sau phần ghi nhãn về công dụng của sản phẩm hoặc
cùng chỗ với các khuyến cáo khác nếu có.
7. Các cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm, cụm từ “Thực phẩm
chức năng” và cụm từ "Chú ý: Sản phẩm này không phải là
thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” phải có
màu tương phản với màu nền của nhãn và có kích thước lớn
15gấp
hai lần kích thước ghi công dụng trên nhãn.


II. QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG
3. Đối tượng sử dụng: Phải phù hợp với công dụng đã
công bố và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chấp nhận thông qua bản Xác nhận công bố phù hợp
quy định an toàn thực phẩm.
4. Liều dùng:

a) Liều dùng của sản phẩm phải phù hợp với lứa tuổi,
tình trạng sức khỏe của đối tượng sử dụng;

16


II. QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC
NĂNG
Sản phẩm TPCN trên thị trường Việt Nam:

17


III. PHÁT TRIỂN TPCN VÀ NHỮNG
THÁCH THỨC Ở VIỆT NAM

18


IV. TỔNG KẾT
“ TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ, bổ trợ cho sức khỏe
của bạn, không phải là thuốc, không thể thay thế
thuốc điều trị và hiệu quả thì còn tùy vào cơ thể bạn,
tùy vào cách bạn sử dụng”

19


CHÂN THÀNH
CẢM ƠN THẦY

VÀ CÁC BẠN ĐÃ
CHÚ Ý THEO
DÕI!!!
20


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Thực phẩm bổ sung: là thực phẩm thông thường
được bổ sung vi chất dinh dưỡng, bao gồm:
Các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo,
enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học
khác.
Thực phẩm bổ sung bao gồm cả:
- Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
- Thực phẩm làm giàu vi chất.
- Thức ăn công thức cho trẻ em và phụ nữ mang
thai.
21


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe:là một loại thực phẩm chức năng
được đưa ra dưới dạng liều (để có thể kiểm soát được) với
những liều lượng nhỏ như là viên nang, viên nén, dạng bột,
dạng lỏng và các dạng khác để sử dụng bằng đường uống,
có chứa một hoặc hỗn hợp của các chất sau:
- Các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme,
probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
- Các chất có nguồn gốc từ tự nhiên, bao gồm các chất có

nguồn gốc động vật, các chất khoáng và nguồn gốc thực
vật ở các dạng như chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển
hóa.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, tùy theo xuất xứ hoặc công
dụng, còn có các tên gọi sau: Thực phẩm cho mục đích đặc
biệt (FOSU), thực phẩm sức khỏe (Health Supplements),
22
Thực phẩm bổ sung chế độ ăn (Dietary Supplement), thực
phẩm chức năng y học.


GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Thực phẩm dinh dưỡng y học: là một thực phẩm
công thức được dùng bằng đường uống hoặc
đường dạ dày ruột dưới sự chỉ định, hướng
dẫn, theo dõi của nhân viên y tế nhằm mục đích
kiểm soát một chế độ ăn đặc biệt đối với các
bệnh hoặc tình trạng yêu cầu dinh dưỡng đặc
hiệu dựa trên các công thức khoa học đã được
thông qua sự đánh giá y học, có hiệu quả như
nhà sản xuất đã công bố.

23



×