Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Bài tập vận động phục hồi chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 47 trang )

Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai
Các bài tập vận động có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hồi phục khớp vai sau khi
gặp phải các chấn thương hay phẫu thuật khớp vai. Dưới đây là những bài tập vận động
phục hồi chức năng khớp vai giúp người bệnh giảm đau, giảm co cứng, sớm hồi phục chức
năng vận động.
Tùy vào tình trạng mức độ tổn thương của khớp mà người bệnh sẽ được các bác sĩ đưa ra liệu
trình với những bài tập khác nhau. Do đó, những bài tập dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu trước khi tập.
Trước khi bắt đầu bài tập phục hồi chức năng khớp vai bạn nên khởi động làm nóng trong vòng từ
5-10 phút, có thể đi bộ hay đạp xe đạp tại chỗ.
Động tác 1: Đung đưa cánh tay
- Nhóm cơ tập: cơ delta, cơ trên gai, dưới gai, cơ dưới vai
- Thực hiện: đưa người ra trước trong tư thế 1 tay chống trên bệ hay trên bàn, để tay kia thả lỏng tự
do. Nhẹ nhàng đu đưa cánh tay ra trước ra sau, lặp lại bằng cách đưa tay sang phải sang trái xoay
vòng tròn. Lặp lại thay đổi tay.
Lưu ý: Không xoay lưng hay gối.

Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai


Động tác 2: Động tác chéo tay
- Nhóm cơ tập: phần sau cơ delta, bạn cần thấy có cảm giác căng phần sau vai khi tập
- Thực hiện: thư giãn khớp vai, từ từ đưa 1 tay bắt chéo qua ngực kéo cánh tay càng xa càng tốt,
giữ cánh tay ở phần trên khuỷu. Giữ và kéo giãn trong vòng 30 giây, sau đó thư giãn 30 giây. Lặp lại
thay đổi tay.
Lưu ý: không kéo hay đẩy tại vùng khuỷu.

Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai
Động tác 3: Động tác xoay trong thụ động
- Nhóm cơ tập: cơ dưới vai, bạn cần thấy có cảm giác căng phần trước vai khi tập
- Dụng cụ cần thiết: Gậy thẳng hoặc cây thước.


- Số lần lặp lại: 4 lần mỗi bên
- Thực hiện: một tay giữ gậy phía sau lưng (tay phải), tay kia (tay trái) túm lấy 1 đầu của gậy, kéo tay
phải theo phương ngang sang phải làm cho vai trái như đang bị kéo thụ động không gây đau, giữ
trong vòng 30 giây thư giãn 30 giây. Lặp lại thay đổi tay.
Lưu ý: không nghiêng hay vặn người khi kéo cánh tay.


Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai
Động tác 4: Xoay trong thụ động
- Nhóm cơ tập: cơ dưới gai,cơ tròn bé, bạn cần thấy có cảm giác căng phần sau vai khi tập
- Dụng cụ cần thiết: Gậy thẳng chẳng hạn như cây thước
- Số lần lặp lại: 4 lần mỗi bên
- Số ngày trong tuần: 5 đến 6 lần trong tuần
- Thực hiện: một tay giữ gậy phía trước, tay kia túm lấy 1 đầu của gậy. Giữ vai và khuỷu của tay bên
căng giãn sát vào thân người, đẩy gậy theo phương ngang cho đến điểm kéo không đau. Giữ trong
vòng 30 giây thư giãn 30 giây. Lặp lại thay đổi tay.
Lưu ý: giữ thẳng đùi và không vặn người khi đẩy cánh tay.

Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai


Động tác 5: Động tác căng giãn tư thế nằm (sleeper stretch).
- Nhóm cơ tập: cơ dưới gai, cơ tròn bé, bạn cần thấy có cảm giác căng phần sau trên ngoài vai khi
tập
- Số lần lặp lại: 4 lần, trong 1 đợt, tập 3 lần trong ngày
- Thực hiện: Nằm nghiêng trên bàn, với thân người nằm trên cánh tay của bạn, có thể kê đầu bằng
gối cho tiện nghi, sử dụng tay không đau đè vào tay đau xuống dưới cho đến khi nào thấy đau. Giữ
trong vòng 30 giây thư giãn 30 giây.
Lưu ý: Không đè vào bàn tay hay bẻ cổ tay xuống.


Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai
Động tác 6: Động tác kéo tư thế đứng.
- Nhóm cơ tập: nhóm cơ trên và dưới cơ thang. Bạn cảm thấy bài tập tác động lên phía sau khớp
vai và phần trên cột sống
- Dụng cụ cần thiết: sử dụng dây thun cho bài tập
- Số lần lặp lại: 8 lần, trong 1 đợt, tập 3 lần trong ngày
- Số ngày trong tuần: 3 ngày trong tuần


- Thực hiện: dử dụng 3 sợi dây thun căng giãn, chiều dài bằng 3 gan tay, cột 2 đầu vào nhau, cố
định vào khoen cửa hay vào chổ cố định, đứng thẳg. Giữ tay sát vào thân người, sau đó từ từ kéo
và thả dây ra sau.
Lưu ý: ép đai vai như cùng với lực kéo.

Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai
Động tác 7: Động tác xoay ngoài vai dạng 90 độ
- Nhóm cơ tập: nhóm cơ dưới vai và tròn bé. Bạn cảm thấy bài tập tác động lên phía sau khớp vai
và phần trên cột sống
- Dụng cụ cần thiết: sử dụng dây thun cho bài tập
- Số lần lặp lại: 8 lần, trong 1 đợt, tập 3 lân trong ngày
- Số ngày trong tuần: 3 ngày trong tuần
- Thực hiện: Sử dụng 3 sợi dây thun căng giãn, chiều dài bằng 3 gan tay, cột 2 đầu vào nhau, cố
định vào khoen cửa hay vào chổ cố định. Đứng thẳng, dạng vai 90 độ, khuỷu gập 90 độ, giữ vai và
khuỷu như thế, nâng cánh tay cho đến ngang đầu, từ từ trả về vị trí ban đầu.
Lưu ý: khuỷu tay dang bằng vai.


Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai
Động tác 8: Động tác xoay trong
- Nhóm cơ tập: nhóm cơ ngực lớn và cơ dưới vai, Bạn cảm thấy bài tập tác động lên vai và ngực.

- Dụng cụ cần thiết: sử dụng dây thun cho bài tập
- Số lần lặp lại: 8 lần, trong 1 đợt, tập 3 lân trong ngày
- Số ngày trong tuần: 3 ngày trong tuần
- Thực hiện: Sử dụng 3 sợi dây thun căng giãn, chiều dài bằng 3 gan tay, cột 2 đầu vào nhau, cố
định vào khoen cửa hay vào chổ cố định.


Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai
Động tác 9: Động tác xoay ngoài
- Nhóm cơ tập: nhóm cơ dưới gai, tròn nhỏ và phần sau cơ delta. Bạn cảm thấy bài tập tác động lên
phía sau khớp vai và phần trên cột sống.
- Dụng cụ cần thiết: sử dụng dây thun cho bài tập
- Số lần lặp lại: 8 lần, trong 1 đợt, tập 3 lân trong ngày
- Số ngày trong tuần: 3 ngày trong tuần
- Thực hiện: Sử dụng 3 sợi dây thun căng giãn, chiều dài bằng 3 gan tay, cột 2 đầu vào nhau, cố
định vào khoen cửa hay vào chổ cố định. Đứng thẳng, khuỷu sát thân người, đưa trước, gập 90 độ,
kéo cẳng tay ra ngoài, từ từ trả về vị trí ban đầu.
Lưu ý: khuỷu tay ép chặt vào người.


Bài tập vận động phục hồi chức năng khớp vai

Các bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người ở tư thế
nằm
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau các cơn đột quỵ do tai biến mạch máu não, hay khi gặp phải
các chấn thương,... là cách duy nhất giúp bệnh nhân sớm hồi phục các chức năng vận động và đưa
bệnh nhân trở lại hòa nhập với cuộc sống. Dưới đây là một số bài tập phục hồi chức năng liệt nửa
người ở tư thế nằm.

Tùy theo tình trạng thực tế và mức độ phục hồi của bệnh nhân mà người tập lựa chọn và sử dụng

các bài tập phù hợp.

Các bài tập phục hồi chức năng liệt nửa
người ở tư thế nằm:
Bài tập 1: Vị trí của hai bàn tay và các ngón tay khi tập vận động


Khi tập vận động chung hoặc tập tay liệt có sự hỗ trợ của tay lành, người tập hướng dẫn bệnh nhân
cài các ngón tay hai bên vào nhau, tốt nhất là ngón tay cái bên liệt luôn ở bên ngoài ngón tay cái
bên lành.

Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
Hoặc bệnh nhân dùng bàn tay bên lành nắm giữ cổ tay bên liệt, ngón tay cái ở phía trước, các ngón
khác ở phía sau, giữ cho khớp cổ tay bên liệt ở vị thế trung gian như trong hình vẽ.


Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
Bài tập 2. Kĩ thuật ức chế co cứng
Trước khi thực hiện bất kì bài tập vận động gì và ở tư thế nào, nếu người bệnh có co cứng thì việc
đầu tiên của người tập là phải làm giảm co cứng bằng cách sử dụng các kĩ thuật vị thế, kĩ thuật phá
vỡ mẫu co cứng và hoặc kĩ thuật ức chế co cứng.
- Ức chế co cứng toàn thân: bệnh nhân nằm ngửa, hai gối gấp, người tập hướng dẫn bệnh nhân
ngả hai gối về phía bên lành đến mức tối đa và giữ nguyên vị trí như vậy trong một vài phút rồi trở
về vị trí ban đầu.


Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
- Hoặc bệnh nhân nằm ngửa, hai chân gấp, hai tay cài các ngón vào nhau vòng qua gối, kéo hai gối
về phía ngực, đồng thời nâng đầu, vai và thân mình phía trên lên khỏi mặt giường, giữ như vậy vài
phút rồi trở lại vị trí ban đầu.


Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
- Ức chế co cứng ở tay: người tập thực hiện động tác vận động ngược lại với mẫu co cứng ở cẳng
tay, cổ tay và các ngón tay của bệnh nhân. Cụ thể là làm xoay ngửa cẳng tay, làm gấp khớp cổ tay
về phía mu, làm duỗi, dạng ngón tay cái và các ngón khác.


Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
Bài tập 3: Tập lăn từ nằm ngửa sang nằm nghiêng về phía bên liệt
Tập lăn trở để thay đổi tư thế khi nằm là bài tập vận động sớm nhất đối với bệnh nhân liệt nửa
người do tai biến mạch máu não trong chương trình phục hồi chức năng.
- Người tập đứng về phía bên liệt, hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa; nâng đầu, chân và tay lành
lên, đưa sang phía bên liệt và lăn người sang theo.
- Người tập giúp bệnh nhân dạng khớp vai, xoay khớp háng bên liệt ra ngoài khi chân và tay lành
đưa sang.


Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
- Bệnh nhân có thể tự tập bằng cách nâng đầu, chân và tay lành lên. Sau đó quay đầu, đưa chân,
tay lành sang phía bên liệt và lăn người sang theo, đồng thời xoay chân liệt ra ngoài khi chân và tay
lành đưa sang.


Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
Bài tập 4: Tập lăn từ nằm ngửa sang nằm nghiêng về phía bên lành
- Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân gấp, lòng bàn chân sát trên mặt giường, hai tay cài các ngón vào
nhau, duỗi thẳng ra trước.
- Người tập đứng về phía bên không liệt của bệnh nhân giúp hoặc hướng dẫn bệnh nhân giữ hai tay
duỗi thẳng, hai chân gấp.



Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
- Hướng dẫn hoặc giúp bệnh nhân nâng đầu, vai và thân mình phía trên lên khỏi mặt giường rồi
quay mặt sang phía bên lành, dùng tay lành đưa tay liệt và xoay phần thân mình phía trên về phía
bên lành.


Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
- Đồng thời bệnh nhân nghiêng hai chân về phía bên lành và cùng xoay phần thân mình còn lại
sang theo.


Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
- Sau đó kê đỡ bệnh nhân ở vị thế nằm nghiêng về phía bên lành theo mẫu phục hồi như đã mô tả
ở trên.

Bài tập 5: Tập vận động vai tay bên liệt có sự trợ giúp của tay lành
Tập vận động vai tay bên liệt có sự hỗ trợ của tay lành là một trong các bài tập vận động sớm nhất
cần được thực hiện cùng với kĩ thuật vị thế để phòng ngừa các thương tật thứ cấp, các biến chứng
và di chứng rất hay gặp của khớp vai đặc biệt là đau vai, và hội chứng vai tay.


- Để ức chế co cứng gấp của đai vai và tay, người tập hướng dẫn bệnh nhân nằm sấp trên giường
hoặc trên đệm, hai tay duỗi thẳng dọc theo thân mình, lòng bàn tay hướng lên trên, sau đó tập duỗi
khớp vai nâng hai tay lên khỏi mặt giường càng cao càng tốt.

Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
- Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc trên đệm tập, hai chân gấp, duỗi hoặc bắt chéo nhau.
- Người tập hướng dẫn bệnh nhân cài các ngón tay hai bên vào nhau, duỗi thẳng hai tay ra trước,
đưa lên phía đầu càng nhiều càng tốt cho đến khi hai bàn tay sát trên mặt giường.



Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
Giữ hai tay ở vị trí đó trong vài chục giây rồi đưa trở lại vị trí xuất phát ban đầu, sau đó tập lại như
trước. Lưu ý bệnh nhân luôn giữ khớp khuỷu và cổ tay hai bên duỗi trong khi tập.

Bài tập phục hồi chức năng liệt nửa người
Qúa trình tập vật lý trị liệu đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não

Giai đoạn đầu:


Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn để vận động được tay chân bên liệt.

Tập lăn nghiêng sang 2 bên: Bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân nâng chân,
tay bên liệt lên, đưa ra phía trước rồi lăn người sang bên lành. Tập lăn nghiêng sang bên liệt thì làm
ngược lại.

bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não

Tập vận động vai, tay: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Ngón cái bên liệt ở
ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân,
càng xa càng tốt.

Tập dồn trọng lượng lên chân liệt: bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt
cho khỏi đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường để dồn trọng lượng lên chân liệt.


Làm cầu: Bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi đổ. Bệnh nhân cố
gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường. Giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên khỏi

mặt giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.

Giai đoạn sau:

Việc tập luyện được thực hiện ở những tư thế khác nhau như: nằm, ngồi, đứng, quỳ, vận động trên
đệm, tập lăn, tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên. Trong khi tập, bệnh nhân
cần chú ý là luôn phối hợp với thở sâu. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần chú trọng thực hiện những
bài tập chống tình trạng co cứng cơ.

Phòng ngừa co rút khớp vai: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau, ngón cái bên
liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay
chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân.

Phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút:

Bài tập 1: Giúp bệnh nhân đứng cạnh bàn, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn
tay và áp lòng bàn tay xuống mặt bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía trước để dồn trọng
lượng lên 2 tay cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa.

Bài tập 2: bệnh nhân ngồi. Dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt và làm duỗi cổ tay rồi đặt
xuống mặt giường cạnh thân. Dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng và nghiêng người
sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.


Bài tập 3: Cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Đưa 2 bàn tay lên sát cằm, dùng lực của bàn tay làm
duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm rồi giữ yên trong thời gian lâu.

Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau.
Co 2 gối lại và vòng 2 tay qua 2 gối. Kéo 2 gối về phía ngực và nâng đầu lên. Sau đó, trở về vị trí
ban đầu.


Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân: dùng một cuộn băng thun đặt dưới ngón chân bên
liệt. Đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau.

Bệnh nhân có thể vịn vào một chỗ nếu đứng chưa vững.

Tập vật lý trị liệu khớp gối bằng những bài bập đơn
giản.
Khớp gối là khớp vận động nhiều nhất trong tất cả các khớp, do đó đây cũng là khớp dễ bị thoái hóa
nhất. Tậpvật lý trị liệu khớp gối là phương pháp không chỉ giúp cho hệ gân xương dẻo dai, chắc
khỏe mà còn giúp người bệnh giảm các cơn đau, tăng cường chức năng vận động và dần hồi phục
lại các cử động, hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh Thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối là do các dịch ở khớp suy giảm dẫn đến
các đầu sụn ở khớp bị khô, tăng ma sát tiếp xúc khi cử động sẽ gây ra tiếng kêu lạo xạo. Cũng có
thể là do sụn khớp bị bào mòn, hư tổn, trường hợp này thường gặp ở những người già. Vì tuổi tác
càng cao thì sịch trong sụn khớp sẽ ngày càng giảm, không còn chức năng vùng đệm cho xương
dẫn tới thoái hóa khớp.


Hình ảnh khớp gối bị thoái hóa
Tình trạng đau nhức khớp gối nếu không được chữa trị lâu ngày sẽ dẫn đến các hiện tượng như
khô khớp, cứng khớp, hạn chế chức năng vận động, người bệnh khó đi lại ảnh hưởng đến sinh hoạt
và công việc. Nếu để bệnh tiến triễn sang mãn tính có thể dẫn đến nguy cơ teo cơ và bại liệt. Do đó
đối với các bệnh lý về xương khớp ngay khi có những dấu hiệu của bệnh các bạn không nên chủ
quan mà phải đi thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng như sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu
thấu nhiệt vi sóng, tập các bài tập vận động, ... là những phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn giúp
giảm đau, tăng tuần hoàn, hỗ trợ hỗ trợ điều trị Thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu khớp gối
Bài tập 1: Đứng với chân trái phía trước và chân phải phía sau. Gấp khớp gối phải xuống sàn. Giữ

nguyên tư thế trong 30 giây trước khi thả ra. Làm lại động tác 5 lần. Đổi chân bên kia. Động tác này
giúp giải phóng sức căng ở mặt trước khớp gối do cơ hông và cơ đùi căng cứng.


Tập vật lý trị liệu khớp gối
Bài tập 2: Tay phải vịn chặt vào thành ghế, đứng trên 1 chân trái. Dùng tay trái nắm giữ bàn chân
phải, kéo dần gót chân lên phía mông, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng lại. Đổi bên.


Tập vật lý trị liệu khớp gối
Bài tập 3: Người bệnh nằm trên mặt sàng, hai chân giữ thẳng. Mỗi lần 15 – 20 nhịp, co chân, đùi
vào bụng và duỗi thẳng trở về tư thế ban đầu. Áp dụng ngày từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 phút.


×