Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Luyện tập phục hồi chức năng cho người bệnh COPD pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.98 KB, 5 trang )

Luyện tập phục hồi chức năng cho
người bệnh COPD


Đối với người mắc COPD – bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (BPTNMT) thì ngoài việc chữa trị, có
chế độ dinh dưỡng hợp lý còn cần phải luyện tập
các bài tập thể lực, tập thở nhằm làm giảm số đợt
cấp của bệnh cũng như nâng cao chất lượng sống.


Lợi ích từ việc luyện tập thể lực và phục hồi chức
năng (PHCN)
Chế độ luyện tập thể lực và PHCN rất quan trọng
đối với bệnh nhân BPTNMT. Tuy nhiên nếu chế độ
tập luyện thể lực không thích hợp có thể gây khó thở
thêm cho người bệnh và khiến người bệnh rất ngại
vận động thể lực. Một số nghiên cứu gần đây cho
thấy, ở những người BPTNMT có chế độ tập luyện,
PHCN phù hợp có thể làm giảm tới trên 50% tỉ lệ
bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp của bệnh. Luyện tập
thể lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình
PHCN ở bệnh nhân BPTNMT.
Tập luyện thể lực và PHCN có rất nhiều lợi ích cho
bệnh nhân BPTNMT như: cải thiệnkhả năng gắng
sức; cải thiện chất lượng cuộc sống; giảm triệu
chứng khó thở; giảm rõ rệt số lần nhập viện vì đợt
cấp của bệnh; giảm lo âu trầm cảm liên quan tới
bệnh; kéo dài tuổi thọ người bệnh; cải thiện sức
khỏe tâm thần kinh, ngủ ngon, tăng cảm giác ngon
miệng khi ăn…



Kiểm tra chức năng thở cho người bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.
Những biện pháp tập luyện thể lực cơ bản
Các biện pháp tập luyện thể lực và PHCN cho người
BPTNMT bao gồm: các biện pháp tăng sức bền của
cơ thể như đi bộ, chạy thảm lăn, bơi, đạp xe… Các
biện pháp tăng sức mạnh của cơ: tập nâng tạ, kháng
lực…, trong đó các biện pháp quan trọng đối với
bệnh nhân BPTNMT là tăng cường sức bền do tính
chất bài tập thường nhẹ nhàng, phù hợp với người
bệnh bởi người bệnh chủ yếu là người cao tuổi. Tập
vận động chi dưới sẽ cải thiện khả năng gắng sức,
vận động chi trên giúp cải thiện sức cơ và giảm nhu
cầu thông khí. Trong quá trình tập thể lực, khi bắt
đầu xuất hiện cảm giác khó thở, người bệnh có thể
dừng lại, thực hiện các thao tác tập thở.
Tập thở rất cần thiết đối với người BPTNMT
Có 2 phương pháp tập thở chính hiện nay:
Thở chúm môi: là cách thở khi hít vào qua mũi đồng
thời kết hợp ngậm kín miệng, khi thở ra chú ý môi
chúm lại như đang huýt gió, thời gian thở ra nên dài
gấp đôi thời gian hít vào.
Thở bụng: là cách thở có tác dụng làm mạnh cơ
hoành. Để thực hiện thao tác này nên nằm ngửa, hai
chân co lại, một tay đặt ở phần trên của ngực, một
tay đặt ở bụng. Khi hít vào ngực không cử động,
bụng phình lên. Khi thở ra chúm môi và thóp bụng
lại.


Tập tạ tăng sức khỏe của cơ.
Một số lưu ý khi luyện tập thể lực
Người bệnh cần tập sao cho phù hợp là hết sức quan
trọng, sẽ không có một chế độ tập luyện chung cho
tất cả mọi người. Tốt nhất nên tập tối thiểu 3
buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 30 phút.Trong thời gian
tập có thể xen kẽ những khoảng nghỉ. Thường tập
đều đặn hằng tuần, hằng tháng thì hiệu quả sẽ càng
kéo dài. Khi tập, người bệnh nên vận dụng nhiều
hình thức tập khác nhau để tránh nhàm chán và nên
chọn những hình thức tập đòi hỏi ít trang bị, tránh
tốn kém.
Một số lưu ý khi tham gia luyện tập thể lực PHCN:
phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và nên tập sau
khi ăn ít nhất 1-2 giờ; trước khi tập luyện cần làm
nóng cơ thể bằng những thao tác nhẹ nhàng, tránh
gắng sức đột ngột; nếu có các triệu chứng xây xẩm,
chóng mặt, khó thở, nhịp tim nhanh… nên ngừng
ngay việc tập luyện và cần liên lạc ngay với thầy
thuốc; không nên tập trong thời tiết nóng quá hay
lạnh quá, sau khi tập không tắm nước nóng quá cũng
như lạnh quá. Tùy theo tình trạng sức khỏe, thể lực
và thói quen của người bệnh, thầy thuốc sẽ tư vấn để
người bệnh lựa chọn biện pháp, cường độ và thời
gian tập luyện thể lực và PHCN cho thích hợp.
Ở bệnh nhân BPTNMT, song song với việc thực
hiện hướng dẫn về điều trị và dự phòng thì chế độ
dinh dưỡng, tập luyện thể lực có vai trò rất quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị, dự
phòng bệnh và ngăn bệnh tiến triển nặng. Người

bệnh có thể tự mình hoặc kết hợp với sự tư vấn của
thầy thuốc để xây dựng một chế độ ăn, uống, tập
luyện và PHCN thích hợp góp phần cải thiện tình
trạng bệnh, nâng cao khả năng hoạt động thể lực và
cải thiện chất lượng cuộc sống cho chính bản thân
mình

×