Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.71 KB, 14 trang )

Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa

LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau khi đổi mới nền kinh tế, nước ta đã có nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội,
khoa học - kĩ thuật, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao. Với sự hội nhập quốc tế như hiện nay người dân có
nhiều điều kiện tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa tiên tiến và văn minh trên thế giới.
Tuy nhiên, những hủ tục lạc hậu, lỗi thời điển hình là sự mê tín dị đoan vẫn còn
là vấn đề đáng lo ngại.Với đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao như hiện nay nhưng tệ nạn mê tín dị đoan có chiều hướng phát triền với
nhiều hình thức khác nhau. Vấn đề này ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, làm đảo lộn trật
tự, cũng như văn hóa đạo đức của mỗi con người. Hiện tượng không lành mạnh từ việc
mê tín dị đoan đã và đang gây nhiều ảnh hưởng xấu trong xã hội, gây tác hại cho nhiều
gia đình, cá nhân, làm lãng phí thời gian, tiền bạc cho con người. Chính vì vậy việc
nghiên cứu tình hình cũng như ảnh hưởng của mê tín dị đoan là việc hết sức cần thiết,
từ những nghiên cứu đó ta có thể đề ra những biện pháp khắc phục phù hợp nhằm hạn
chế tác hại do mê tín dị đoan gây ra trên thực tế, cũng như phòng chống những tội
phạm về mê tín dị đoan. Vấn đề này sẽ được làm rõ hơn qua đề tài “Tình hình tội
phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải pháp phòng
ngừa”.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

1


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MÊ TÍN DỊ ĐOAN VÀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÊ
TÍN DỊ ĐOAN


1.1. Khái niệm và đặc điểm mê tín dị đoan
1.1.1. Khái niệm

Mê tín dị đoan là việc tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ
tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu cho cá
nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng…
Mê tín dị đoan bao gồm những hành vi: ông đồng, bà cốt, cúng hạn, tin thầy bùa
thầy chú, bói toán, xem tướng số, cầu hồn, yểm bùa trừ tà ma... Những lối tin này
không có lý luận, không đủ bằng chứng, không có lợi ích, nó làm con người mù quáng
mất phương hướng. Mê tín do sự sợ hãi hoặc do sự cầu mong, càng khó khăn con
người mê tín lại càng tìm đến thầy cúng, thánh cô để coi bói toán và cầu mong thoát
khỏi nạn kiếp và ốm đau.
Lợi dụng đặc điểm này, bắt đầu xuất hiện những người biếng làm, lười lao động,
lợi dụng lòng tin của một số người trong xã hội để hành nghề mê tín dị đoan hoặc lợi
dụng sự mê tín của họ để trục lợi. Mê tín dị đoan là một trong những tệ nạn xã hội, nó
khiến con người trở nên yếu hèn, tư tưởng lệch lạc và không sáng suốt, nguy hiểm hơn
có thể dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội lúc nào mà họ cũng chẳng hay.
1.1.2. Đặc điểm mê tín dị đoan

Thứ nhất, mê tín dị đoan được hình thành từ nhu cầu cần thiết để cố gắng giải
thích về những hiện tượng khó hiểu chung quanh con người.
Thứ hai, gán ghép những liên hệ nguyên nhân, hậu quả vào một số hiện tượng
mà không hề chứng minh rõ ràng được về những mối liên hệ này.
Thứ ba, dựa trên một nền tảng chung để truyền bá và vận hành, đó là sự sợ hãi.
Thứ tư, chỉ có giá trị giới hạn trong một tập thể, một địa phương nào đó.
1.2. Các tội phạm về mê tín dị đoan
1.2.1. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

Được quy định tại Điều 319 của BLHS 2015 như sau:
“Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ

hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

2


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 nămđến
07 năm:

-

-

Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
Vì động cơ đê hèn;
Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

Xét về dấu hiệu pháp lý:

Khách thể: Tội phạm này xâm phạm trật tự công cộng, phong tục, tập quán, truyền
thống của dân tộc Việt Nam.
Khách quan: Người phạm tội có hành vi như đào, phá hủy mồ mả; làm hư hỏng các
tượng đài, bia đá xây trên mồ mả; chiếm đoạt những đồ vật trong mộ, đào mả, khai
quật xác,... Hành vi này có thể tiến hành bí mật hoặc công khai. Tội phạm hoàn thành
khi phạm một trong các hành vi nói trên không cần hậu quả xảy ra.
Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi này được tiến hành vì động cơ cá nhân: vụ lợi

(lấy tài sản, bộ phận cơ thể để bán), trả thù hay bất kì hành vi côn đồ nào khác.
Chủ thể: bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
 Thực tế của tội xâm phạm thi thể mồ mả do mê tín dị đoan:
Vụ án 1: Đặng Văn Khỏe1(sinh năm 1958, trú tại ấp Phú Đông, xã Phú Long,
huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), có vợ đã mất cách đây 10 năm. Trong thời gian đó,
ông có qua lại với 1 số người phụ nữ nhưng sau đó họ đã bỏ ông đi. Ông cho rằng,
những người phụ nữ ấy bỏ đi là do “hồn ma” vợ cũ ám nên ông đã đập mộ của vợ
mình lấy cốt thả trôi sông.
Vụ án 2: Nguyễn Văn Thúy (Cậu Thủy) cùng vợ là Mẫn Thị Duyên là chủ mưu
của vụ án đào trộm hài cốt làm giã mộ liệt sĩ 2. Ban đầu, Thúy và Duyên đã lợi dụng
lĩnh vực tâm linh, lừa tìm kiếm mồ mả, hài cốt cho những ai có nhu cầu nhằm mục
đích kiếmtiền. Để các thân nhân liệt sĩ tin, cả nhóm lùng mua đồ dùng trong thời chiến
rồi khắc tên làm giả di vật. Với hài cốt, Thúy và Duyên vờ là khách viếng nghĩa trang
liệt sĩ để quan sát, chọn khu vực mộ vô danh để Nguyễn Văn Hoành (46 tuổi, em ruột
Thúy), Mẫn Đức Phương (37 tuổi, em ruột Duyên), Nguyễn Trường Sơn (28 tuổi) và
Nguyễn Anh Chiều (32 tuổi, cùng là con rể Duyên) ban đêm đến lấy trộm. Số hài cốt
trộm được, nhóm này mang về chia nhỏ rồi đưa đi chôn cùng các di vật làm giả. Với
thủ đoạn trên, năm 2010-2013, nhóm này lừa 8 người đi tìm thân nhân là liệt sĩ, chiếm
1Xem thêm VTC New, Sợ bị vợ ám, chồng đập vỡ mộ đem hài cốt quăng xuống sông, [truy cập ngày 1-3-2016].
2 Quốc Nam, Vụ án “Cậu Thủy” lừa tìm hài cốt liệt sĩ: Các bị cáo "hứa" khai thành thật, Báo Tuổi trẻ Online,
[truy cập ngày 1-3-2106].

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

3


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
đoạt hơn một tỷ đồng. Cùng thời gian trên, một cán bộ tại Ngân hàng chính sách xã

hội Việt Nam nhờ Thúy tìm người thân.Sau khi lừa được người này, Thúy phán “còn
nhiều hài cốt” và đề nghị phát tâm cất bốc.Ngân hàng CSXH Việt Nam sau đó triển
khai chương trình “Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ”.Đường dây của Thuý tham gia và
đã lừa, chiếm đoạt 7 tỷ đồng qua 4 đợt cất bốc. Để thực hiện phi vụ làm ăn béo bở này,
Thúy, Duyên và đồng bọn đã tìm đến các nghĩa trang liệt sĩ như Nghĩa trang liệt sĩ
Tuyên Hóa, Quảng Bình, Hương Điền, Thừa - Thiên Huế, Quảng Trị đào lấy trộm
tổng cộng khoảng 60 bộ hài cốt liệt sĩ đi chôn ở các nơi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Đến ngày 25/7/2013, khi Thúy, Duyên và đồng bọn đang thực hiện cái gọi là “soi” hài
cốt, “tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ” tại thôn Lâm Xuân (Gio Mai, Gio Linh, Quảng
Trị) thì bị các cơ quan chức năng địa phương phát hiện, ngăn chặn và tố cáo. Trong
quá trình điều tra, Công an Quảng Trị cũng xác định được ông Vũ Đức Chung (69
tuổi, quản trang tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đắk Tô) đã nhận 30 triệu đồng để nhóm
của Thúy lấy một số hài cốt liệt sĩ vô danh ở nghĩa trang.
1.2.2. Tội Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Bộ luật hình sự 2015 quy định 13 Điều tại chương XVI về các tội xâm phạm sở
hữu. Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái niệm chung đối với các tội xâm phạm quyền
sở hữu như sau: “Các tội xâm phạm quyền sở hữu là là hành vi của người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến quyền sở hữu
tài sản của nhà nước,tổ chức, cá nhân”.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội phạm này, vì vậy khái niệm
tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn khái niệm chung của các tội xâm phạm sở
hữu, đồng thời thỏa mãn dấu hiệu đặc thù riêng. Khoa học luật hình sự đã đưa ra khái
niệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ
đoạn gian dối. Tuy nhiên khái niệm trên chỉ đề cập đến tội lừa đảo chiếm đoạt tàisản ở
khía cạnh khái quát nhất. Căn cứ Điều 174 BLHS 2015 “Người nào dùng thủ đoạn
gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu
đồng”, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp tại các điểm quy định
trong điều luật của BLHSnày thì phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù
từ 6 tháng đến 3 năm.
Ta thấy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xâm phạm

quyền sở hữu với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, kẻ phạm tội phải sử
dụng thủ đoạn gian dối, làm cho người bị hại tưởng giả là thật, tự nguyện đưa tài sản
cho kẻ phạm tội.
 Dấu hiệu pháp lý:
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

4


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
-

-

-

Khách thể: Tội phạm này xâm hại đến quan hệ sở hữu về tài sản. Ngoài ra còn tác
động xấu đến trật tự an toàn xã hội. Đối tượng của tội phạm này là tài sản.
Khách quan: Người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của
người khác. Thủ đoạn gian dối là mọi biện pháp thể hiện sai nội dung sự thật, khiến
cho người quản lý tài sản tin nhầm nên giao tài sản cho người phạm tội,thủ đoạn gian
dối phải được thực hiện trước khi người phạm tội nhận được tài sản.Đặc trưng của tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, bên cạnh hành vi lừa
dối chủ sở hữu phải chiếm đoạt được tài sản .
Chủ quan: Người phạm tội này với lỗi cố ý trực tiếp, mục đích vụ lợi là dấu hiệu bắt
buộc.Mục đích này phải có trước hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu hành vi lừa
đảo nhưng không chiếm đoạt tài sản thì hành vi không cấu thành tội phạm này mà chỉ
cấu thành tội chiếm giữ tài sản trái phép hay chỉ là một quan hệ dân sự.
Chủ thể: Bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ

đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, khoản 4 Điều
này.
 Vụ án cụ thể :
Chỉ vì mê tín dị đoan mà bà P.T.T, thường trú khu phố Sơn Thịnh, thị trấn Sóc
Sơn, huyện Hòn Đất đã bị kẻ gian lừa gạt và chiếm đoạt số tiền trên 3 tỷ đồng 3.Chồng
qua đời trong một vụ tai nạn giao thông cách đây khoảng 10 năm, bà P.T.T một mình
vất vả gánh vác mọi chuyện trong gia đình, vừa làm cha, vừa làm mẹ, nuôi dạy cô con
gái P.V.Q.N khôn lớn. Cách đây ít năm, N lập gia đình, đó là niềm vui, niềm hạnh
phúc lớn nhất của người mẹ… Nhưng niềm vui, niềm hạnh phúc đó của bà P.T.T chưa
được bao lâu thì chuyện buồn ập đến, khi vợ chồng con gái xảy ra xích mích dẫn đến
ly thân.Thương con, bà cho rằng có người khác muốn phá vỡ hạnh phúc của con mình
nên đã “ếm bùa” làm cho gia đình li tán.Vìvậy, bà P.T.T tìm đủ mọi cách để gỡ bùa,
mong muốn hàn gắn lại hạnh phúc cho con.
Đoán biết được suy nghỉ của bà P.T.T, đối tượng Dư Thị Thu Trang, người
cùng xóm với bà đã nảy sinh ý định lừa gạt để chiếm đoạt tài sản. Đầu tiên, Trang nói
đã tìm được một “thầy” chuyên gỡ bùa, chi phí cho lần “gỡ bùa” đầu tiên là 2,5 triệu
đồng và cần 1 bức ảnh cưới của hai vợ chồng con gái bà để đem đến cho thầy “làm
phép”, đảm bảo con rể của bà sẽ quay lại. Tuy nhiên, khi nhận được tiền, trái với mong
đợi của bà T, Trang không đi gặp thầy bùa nào cả mà mang về nhà tiêu xài hết.

3 Xem thêm: Quốc Thuận, Mê tín dị đoan bị lừa tiền tỷ, Công an tỉnh Kiên Giang,
[truy cập
2-3-2016].

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

5


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải

pháp phòng ngừa
Thấy việc lấy tiền của bà P.T.T dễ dàng nên hôm sau Trang đến nói với bà
P.T.T là thầy bùa phán N đã bị “ếm bùa” nặng, cần phải gỡ, nếu không sẽ ảnh hưởng
đến tính mạng. Bà P.T.T tin lời, tiếp tục đưa cho Trang 7 triệu đồng, cứ như thế Trang
liên tục đến nhà bà P.T.T để lấy tiền, mỗi lần đến Trang đều đưa ra những lý do khác
nhau, tính từ tháng 9/2014 đến tháng 7/2015 Trang đã chiếm đoạt tiền của bà P.T.T
trên 3 tỷ đồng.
Đến khi N có quyết định ly hôn của Tòa án, bà P.T.T mới biết mình bị Trang
lừa nên đã làm đơn tố giác Dư Thị Thu Trang về hành vi lừa đảo. Qua xác minh, thu
thập chứng cứ, ngày 20/10/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang
đã ra quyết định khới tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Dư Thị Thu
Trang về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
1.2.3. Tội hành nghề mê tín dị đoan
Tội hành nghề mê tín dị đoan được quy định tại Điều 320 bộ luật hình sự 2015
tương ứng với Điều 247, chương XIX BLHS hiện hành về các tội "xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng" Tội hành nghề mê tín dị đoan đã xâm phạm đến nếp
sống văn minh của xã hội và có 1 số đặc điểm sau: hành vi phạm tội có thể được tiến
hành dưới bất kỳ hình thức nào như bói toán, đồng bóng hay các hình thức mê tín khác
như xem tướng, cầu hôn, yểm bùa, trừ tà mà. Đồng thời người thực hiện việc hành
nghê mê tín dị đoan, cũng như nạn nhân của tội này hầu hết là nữ giới bởi sự nhẹ dạ cả
tin của mình. Tuy nhiên việc hànhnghề mê tín dị đoan chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự khi gây ra hậu quả nghiêm trọng, hậu quả ấy có thể là thiệt hại về tài sản, về
sứckhoẻ, có khi là cả tính mạng của người mê tín, cũng như việc làm mất trật tự, trị an
xã hội.
Lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý, tuy nhiên người phạm tội có thể phạm tội với
lỗi vô ý do hậu quả xảy là là điều mà họ không mong muốn, mục đích của loại tội
phạm này chủ yếu là vì lợi nhuận cá nhân, hành nghề để trục lợi.
Các hình thức hành nghề mê tin dị đoan hiện nay phổ biến nhất là việc xem bói toán,
bói toán là sự phán đoán không có căn cứ khoa học về những chuyện xảy ra trong quá
khứ, cũng như ở tương lai. Có nhiều cách bói toán như bói gieo quẻ, bói âm dương,

bói chữ ký, bói tướng số... Đa số họ dựa vào tâm lí của người mê bói toán, để vẽ ra
những điều không có thực để lừa bịp những người nhẹ dạ cả tin để có thể nuôi sống họ
hằng ngày, và họ không cần phải làm lụng vất vả gì cả.Tệ nạn hành nghề mê tín dị
đoan gây lãng phí cả về mặt thời gian, lẫn tiền tệ cho người mê tín, đồng thời còn gây
ra những bất ổn trong đời sống xã hội.
 Vụ án cụ thể:
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

6


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
Vào đầu tháng 7 năm 2011 TAND TP Cà Mau đã đưa ra xét xử vụ án hành
nghề mê tín dị đoan do bà Bùi Thị Thúy thực hiện 4. Vào ngày 3/6/2010, cả gia đình bà
Trần Thị Thơm đến ấp Chánh Tài, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi để nhờ "thầy"
Bùi Thị Thuý sinh năm 1978 để nhờ ra tay đuổi hồn ma ra người bà Thơm. Do bà
Thơm nói nhảm, không nhận thức được hành vi của mình, nên cả gia đình đã cho rằng
bà đã bị ma ám, anh Nguyễn Văn Đô và chị Nguyễn Thị Đèo là don ruột bà Thơm đã
nhờ thầy là bà Thuý để đuổi ma đi khỏi mẹ mình.
Sáng ngày 4/6/2010, bà Thơm được đưa đến nhà bà thầy pháp Bùi Thị Thúy
(ngụ ấp Chánh Tài, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau). Tại đây, bà thầy pháp
yêu cầu gia đình cúng lễ vật bao gồm một cặp vịt, một con gà, một mâm trái cây với
giá phải từ 600.000 đồng trở lên thì việc “trừ ma” mới hiệu quả. Sau khi gia đình bệnh
nhân đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bà thầy pháp bắt bà Thơm nằm xuống nền nhà, thắp 12
cây nến xung quanh người. Sau đó, thầy pháp dùng một thanh gỗ, trên có vẽ những
chữ bùa chú, đánh vào người bà Thơm. Bị đánh đau, bà Thơm kêu la thì bà thầy pháp
lại nói đó là “ma kêu” và quát lại: “Con quỷ này lì quá, bà sẽ cho mày biết tay…”.Cứ
thế bà Thơm liên tục bị đánh không thương tiếc.
Tối cùng ngày, bà thầy pháp lấy nhang thổi vào mặt bà Thơm, sau đó dùng

thanh gỗ tiếp tục đánh; dùng dao lam rạch lưng bà Thơm để “trừ tà”.Đến trưa ngày
5/6, người nhà bà Thơm đến thăm bệnh nhân mới tá hỏa thấy bà Thơm đã hoàn toàn
kiệt sức, mặt mũi bầm tím và đang nằm thở thoi thóp dưới đất.Gia đình tức tốc đưa
bệnh nhân đi cấp cứu nhưng bà đã chết trên đường đến bệnh viện. Kết quả khám
nghiệm tử thi cho thấy, bà Trần Thị Thơm chết do sốc phản xạ, ngưng tim, ngừng thở
sau chấn thương. Tất cả các bộ phận khác trên cơ thể đều bầm tím do bị đánh.
Tại phiên toà xét xử bị cáo bị tuyến án 3 năm tù về tội hành nghề mê tín dị
đoan.
Vụ án này nhằm cảnh tỉnh những nguời mê tín, cũng như những kẻ dựa vào
lòng tin của người khác để hành nghề mê tín, đây là sự trừng trị nghiêm khắc dành cho
những kẻ hành nghề mê tín dị đoan (đặc biệt là phụ nữ).
1.2.4. Tội vứt bỏ con mới đẻ
Tội này được quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015:
“1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh
khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm.
4Huỳnh Hải - Hoa Lữ, Nữ thầy pháp “đánh ma”… làm chết người, Báo Dân Trí [truy cập ngày 2-3-2016].

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

7


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh

khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu
quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm.”

 Dấu hiệu pháp lý:
-

-

-

-

Khách thể: Hành vi giết con mới đẻ xâm phạm tính mạng của người khác một cách trái
pháp luật, đặc biệt khi người đó lại có mối quan hệ ruột thịt, huyết thống với người
phạm tội
Khách quan: Hành vi giết con mới đẻ thường được thể hiện dưới dạng không hành
động như: bỏ con đói cho đến chết, không cho trẻ ăn, uống, không cho bú, không
chăm sóc trẻ dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết; hay cũng có thể được thể hiện dưới dạng
hành động như người mẹ có những hành vi làm cho trẻ ngạt thở (bóp mũi, úp gối lên
mặt con, vứt con ngoài đường...) dẫn đến hậu quả là đứa trẻ bị chết.
Chủ quan: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Khi thực hiện hành vi phạm tội, người
mẹ đang trong tình trạng tâm – sinh lý không bình thường, khả năng nhận thức và
kiềm chế đều bị hạn chế.
Chủ thể: tội phạm có chủ thể đặc biệt, đó là những người mẹ đang trong tình trạng mới
sinh con trong vòng 7 ngày tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự.
Dựa vào dấu hiệu pháp lý thì ta có thể thấy, người mẹ tận tay sát hại đứa con do
chính mình sinh ra (dưới 7 ngày tuổi) có thể là do tác động mạnh mẽ đến từ gia đình
người thân đặc biệt là những người lớn tuổi trong gia đình. Vì những người trong nhà
mê tín dị đoan, cho rằng ngày, giờ và năm sinh ra đứa bé hoặc khi sinh ra đứa bé có
một đặc điểm nào đó đặc biệt, dựa vào những đặc điểm đó và theo mê tín dị đoan thì
những người trong gia đình quan niệm là đó là điềm báo không tốt cho gia đình hoặc
có thể đứa bé sẽ khắc chết cha, mẹ, hoặc kinh tế của gia đinh sẽ suy sụp nặng nề nếu
như để cho đứa bé đó còn sống.

Những vụ án liên quan đến tội phạm này thường thì lúc sinh ra đứa bé, người
trong gia đình sẽ không đi khai sinh cho đứa bé, và khi thực hiện tội phạm thì họ sẽ
che giấu đi. Nên những vụ án được khởi tố ra tòa là rất ít, những số liệu thống kê về tội
phạm giết con mới đẻ là rất nhỏ, nên chúng ta không thể biết được là trên thực tế là có
bao nhiêu vụ án đã xảy ra.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

8


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CÁC TỘI PHẠM
ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÊ TÍN DỊ ĐOAN
1

Tình hình tội phạm được thực hiện bởi sự tác động của mê tín dị đoan trong
những năm gần đây
1 Thực trạng
Theo số liệu thống kê trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây từ năm 2005
đến năm 2014, tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm trung bình 1 năm khoảng 7870 bị
cáo phạm tội liên quan đến mê tín dị đoan. Những bị cáo này đều phạm tội từ tội ít
nghiêm trọng đên tội đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt hơn là bị cáo là nữ giới chiếm tỉ
lệ lớn, cụ thể có 6345 bị cáo là phụ nữ chiếm khoản 80.6 %, số còn lại là những thanh
niên và có cả sinh viên trong đó.
Số liệu thống kê trên đây vẫn chưa phản ánh được hết thực trạng của tình hình
tội phạm thực hiện bởi sự tác động của mê tín dị đoan. Bời vì, ởi vì đây mới chỉ là số
liệu về tội phạm rõ. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận tội phạm đã xảy ra nhưng chưa
bị phát hiện, do đó chưa bị xử lí về hình sự còn gọi là tội phạm ẩn. Đương nhiên số tội

phạm ẩn này sẽ không có trong số liệu thống kê tội phạm của các cơ quan chức năng.
Đôi khi phương pháp và tiêu chí thống kê của các cơ quan chức năng còn có thể bỏ lọt
số lượng đáng kể những hành vi phạm tội đã bị xử lí bằng chế tài hình sự.
Cơ cấu tội phạm
Tình hình tội phạm về mê tín dị đoan ngày càng có sự thay đổi về cơ cấu và
tính chất của tội phạm.
Về mức độ thực hiện tội phạm ngày càng nghiêm trọng, có những hành vi
phạm tội lên đến đặc biệt nghiêm trọng.
Về động cơ thì ngày càng phức tạp, với nhiều thủ đoạn ngày một tinh vi, lợi
ích trước mắt mà tội phạm muốn thực hiện là vì lợi ích vật chất (tiền bạc, tài sản…), sự
mê muội, hay đơn giản là xuất phát lòng tham bản thân từng người.
Về bản chất bên trong của người thực hiện hành vi phạm tội, do sự thiếu hiểu
biết, đặc biệt là việc lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của nạn nhân mà người phạm tội có thể
thực hiện hành vi của mình một cách dễ dàng.
3 Diễn biến
Y học chưa phát triển, những các bệnh ngày càng gia tăng, nhưng chi phí trị
bệnh ở các bệnh viện thì rất cao, nhưng tìm đến những cơ sở chữa bệnh bằng hình thức
mê tín, thì giá cả không là bao, nhưng người tin tưởng vào điều đó đôi khi cảm thấy rất
thoải mái và có khi khỏi bệnh, từ những điều đó thì lòng tin của con người vào những
điều mà khoa học chưa công nhận lại càng cao hơn.
2

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

9


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
Việt Nam là nước đang phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập hiện nay,

vấn đề về lao động việc làm ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên, trong xã hội hiện
nay vẫn còn một bộ phận người dân lười lao động, không có ý chí, chỉ muốn làm
những công việc nhàn hạ kiếm thu nhập cao. Mà trong đó, các hành vi liên quan đến
mê tín dị đoan lại thỏa mãn điều kiện “việc nhẹ lương cao” mà những người lười lao
động hướng đến.
4 Thiệt hại
Về vật chất: Mê tín dị đoan là kẻ thù của sự tiến bộ, bởi tính chất lạc hậu và
tác hại của nó gây ra cho con người, xã hội. Cái nguy hại của mê tín dị đoan không chỉ
về tiền của mà còn đầu độc tinh thần, đẩy lùi sự phát triển của xã hội. Trước hết mê tín
dị đoan gây thiệt hại tiền của, tâm sức của nhân dân, lợi dụng lòng tin sự thiếu hiểu
biết của người dân nên các đối tượng hành nghề mê tín dị đoan đã trục lợi bất chính,
như đã nêu ở phần các tội phạm cụ thể là công an tỉnh Kiên Giang vừa bắt giữ Dư Thị
Thu Trang (43 tuổi, ngụ tại huyện Hòn Đất) đã lợi dụng mê tín dị đoan để thực hiện
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền lên đến 3 tỉ đồng. Ngoài ra một số người
dân còn nghe lời thầy bói rằng người thân xuống âm phủ cần tiền, xe nhà mà chính họ
là người bán. Rất nhiều người tin rằng đốt thật nhiều vàng mã là cách để họ báo hiếu
cha mẹ đã khuất và tự hào vì đã lo được một cái lễ tươm tất, đầy đủ hơn người. Vậy
nên người ta sẵn sàng đốt vàng mã ở khắp nơi, từ gia đình, đến chùa chiền, miếu, thậm
chí ngay cả ở công sở, cơ quan… dẫn đến sự lãng phí tiền của một cách không cần
thiết.
Về tinh thần: những người sau khi bị tác động bởi những lời không có căn cứ
của những người phạm tội thường có tâm lý sợ sệt, bất an vì sợ điềm không lành sẽ
xảy ra. Từ đó ảnh hưởng đến những sinh hoạt thường ngày của chính bản thân họ.Một
số trường hợp, những người sau khi bị tác động bởi mê tín dị đoan lại rơi vào trạng
thái tinh thần bị kích động, hay bị các bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý. Nghiêm
trọng hơn là có thể dẫn đến các bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức và có
thể dẫn đến việc những người đó lại thực hiện những tội phạm khác.
2 Nguyên nhân và điều kiện dẫn đến các tội phạm được thực hiện bởi sự tác động
của mê tín dị đoan
1 Ảnh hưởng từ hoàn cảnh sống

Do ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, người dân không có đủ điều kiện
tiếp cận với kiến thức pháp luật nên họ không nhận biết được đâu là hành vi phạm tội.
Và cũng do không tiếp cận được với tri thức khoa học nên họ chỉ biết tin vào thần linh.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

10


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
Do tác động bởi hoàn cảnh thực tế như: trong vùng địa phương có nhiều người
mê tín dị đoan, muốn kiếm được thu nhập mà không phải lao động vất vả,… Hay từ
các phong tục lạc hậu của từng địa phương.
2 Ảnh hưởng từ xã hội
Nền kinh tế hiện nay ở nước ta là nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Sự ưu
việt của nó là tuân theo những quy luật đúng đắn như quy luật cung cầu, quy luật giá
trị, làm cho hàng hóa ngày càng phong phú, chất lượng không ngừng nâng cao, người
có tài phát huy được khả năng sáng tạo, công sức được đền bù thỏa đáng. Cuộc sống
vật chất của người dân sung túc hơn và đời sống tinh thần cũng phong phú, đa dạng
hơn trước rất nhiều.
Bên cạnh những yếu tố tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ mặt tiêu cực
của nó. Đó là khoảng cách quá xa giữa giàu và nghèo; sự phân hóa xã hội phức tạp;
các giá trị tốt – xấu, đúng – sai, chân thực – giả tạo, cao cả – thấp hèn… đan xen lẫn
lộn. Tất cả những thứ đó đã ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận thanh niên, làm lệch
lạc nhận thức của họ, dẫn đến sai lầm trong việc chọn hướng đi. Do không nắm vững
bản chất và quá trình vận động tất yếu của cuộc sống nên họ có lối sống thụ động, ỷ
lại. Thay vì dựa vào sự nỗ lực của chính mình thì họ lại trông đợi vào thế lực siêu hình
là thần thánh để hi vọng sẽ có được một kết quả tốt đẹp, một tương lai rực rỡ


GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

11


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
CHƯƠNG 3: DỰ ĐOÁN TÌNH HÌNH TRONG THỜI THỜI GIAN SẮP TỚI
VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NGĂN CHẶN HÀNH VI PHẠM TỘI ĐƯỢC THỰC
HIỆN BỞI SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MÊ TÍN DỊ ĐOAN
1

Dự đoán tình hình trong thời gian sắp tới
Tệ nạn mê tín dị đoan là một biểu hiện của các hủ tục lạc hậu, tàn dư của xã hội
cũ còn sót lại trong xã hội hiện nay. Trong một chừng mực nhất định, tệ nạn mê tín dị
đoan gây nên những hậu quả xấu cho xã hội như làm tan vỡ hạnh phúc nhiều gia đình,
ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người, gây thiệt hại đến tài sản của quần
chúng, làm suy yếu ý chí phấn đấu của bản thân con người, ảnh hưởng đến an ninh trật
tự và công cuộc xây dựng cuộc sống mới trong xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay có một số đối tượng lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và
Nhà nước để hoạt động mê tín dị đoan lén lút tại nhà riêng, các điểm thờ cúng dưới
nhiều hình thức như: bói toán, lên đòng gọi hồn, xóc thẻ, yểm bùa, cúng ma, trừ tà,
phù phép, chữa bệnh,...để hoạt động lừa đảo thu lợi bất chính. Nhiều hình thức đa dạng
kết hợp với việc áp dụng truyền bá rộng rãi trên các phương tiện như internet, mạng xã
hội ngày nay, càng làm cho tình hình tội phạm về mê tín dị đoan ngày càng tăng và
phát triển mạnh mẻ.
2 Giải pháp phòng ngừa
Thứ nhất, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao trình độ
hiểu biết pháp luật cho người dân bằng cách:
+ Huy động những người có trình độ pháp luật, các cơ sở giáo dục, các trung

tam bồi dưỡng chính trị, cán bộ làm công tác pháp luật tham gia vào hoạt động giáo
dục pháp luật cho người dân;
+ Mở các chuyên mục giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Đối với phụ nữ nghèo vùng sâu, vùng xa có chính sách hỗ trợ để các gia đình
nghèo có tiền mua các phương tiện tivi, radio.... để tiếp thu sự tuyên truyền pháp luật;
Thứ hai, giải quyết vấn đề việc làm cho những người thất nghiệp, đặc biệt là ở
vùng nông thôn bẳng cách tư vấn giới thiệu việc làm giúp những người không có việc
làm tìm được công việc ổn định.
Thứ ba, cần phải có chế tài quy định và giao trách nhiệm cụ thể cho một cơ quan
hoặc cán bộ có chức danh chuyên trách có đủ thẩm quyền trực tiếp theo dõi, giám sát,
quản lý việc hành nghề mê tín dị đoan. Đi đôi với thẩm quyền thì cần phải quy định cụ
thể nghĩa vụ, trách nhiệm nếu như để xảy ra việc hành nghề mê tín dị đoan trên địa bàn
mình quản lý.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

12


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa
Để đấu tranh phòng, chống và từng bước loại trừ các hiện tượng tiêu cực này ra
khỏi đời sống xã hội, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đời sống văn minh, bảo vệ tính
mạng, tài sản và sức khỏe của nhân dân, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan đoàn thể,
tổ chức xã hội và các đơn vị dân cư, tăng cường công tác tuyên truyền cho quần chúng
nhân dân nhận thức rõ quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tự do tín
ngưỡng, thấy rõ sự khác biệt giữa mê tín dị đoan với các phong tục tập quán của địa
phương và các hoạt động tôn giáo, hậu quả tác hại do đối tượng hoạt động mê tin dị
đoan gây ra, để từ đó quần chúng nhân dân tự giác, tích cực đấu tranh, lên án với tệ
nạn mê tín dị đoan. Cơ quan chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, thống kê
lập danh sách của các đối tượng hoạt động mê tín dị đoan trên địa bàn để có biện pháp

đấu tranh và xử lý.
KẾT LUẬN
Mê tín dị đoan là một trong những biểu hiện của các hủ tục lạc hậu được hình
thành từ lâu đời, trong một số hoàn cảnh nhất định, tệ nạn mê tín dị đoan gây nên
những hậu quả xấu cho xã hội, nó không chỉ ảnh hưởng đến tài sản ,vật chất của con
người mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần thậm chí là
tính mạng con người. Hiện nay tình hình mê tín dị đoan xảy ra vẫn còn khá phổ biến,
tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng đến
công cuộc đổi mới của đất nước. Vì vậy, để góp phần bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan, cần
phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các địa phương về việc tăng
cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền nâng cao đời sống tinh thần, ý thức trách
nhiệm cho người dân biết về tác hại của mê tín dị đoan cũng như để người dân hiểu
thêm về các quy định pháp luật để có biện pháp ngăn chặn và kịp thời báo cho cơ
quan chức năng xử lí theo quy định của pháp luật. Từ đó, góp phần phát triển nền văn
hóa, tạo nên nền tảng tinh thần vững chắc cho xã hội để nhân dân yên tâm sản xuất lao
động góp phần phát triển đất nước vững mạnh.
Trên đây là những phân tích đánh giá về tác động của mê tín dị đoan cũng như
những ảnh hưởng của nó đối với đời sống và xã hội. Mong rằng những giải pháp nêu
trên sẽ góp phần thiết thực hơn trong công tác bày trừ mê tín dị đoan, góp phần phòng
ngừa những tội phạm do tác động tiêu cực của nó gây ra đối với xã hội.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu

13


Tình hình tội phạm mê tín dị đoan ở Việt nam hiện nay – Nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu


14



×