Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Chính sách tỷ giá hối đoái của trung quốc trước và sau khi gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.88 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRỊNH TIẾN ĐẠT

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TRƢỚC VÀ SAU
KHI GIA NHẬP WTO
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
Mã số: 60 31 07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN HỒNG SƠN

Hà Nội – Năm 2009


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................... 1
Danh mục bảng.............................................................................................. 2
Danh mục biểu đồ ......................................................................................... 3
Phần mở đầu .................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ................................................................. 11
1.1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ........................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ........................................................... 11
1.1.2. Phân loại tỷ giá ........................................................................... 11
1.1.3. Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái .......................... 16
1.2. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .................................................. 23
1.2.1. Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái ......................................... 23


1.2.2. Lựa chọn các chế độ tỷ giá hối đoái ........................................... 23
1.2.3. Một số công cụ can thiệp của chính phủ lên tỷ giá hối đoái ...... 31
1.2.4. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến các biến số kinh tế chủ
yếu ......................................................................................................... 35


CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG
QUỐC TRƢỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO (1979-2008). ...................... 42
2.1. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI
GIA NHẬP WTO ...................................................................................... 42
2.1.1. Quá trình cải cách chính sách tỷ giá hối đoái Trung Quốc từ 1979 đến
1994. ..................................................................................................... 42
2.1.2. Vượt qua khủng hoảng tài chính châu Á, Trung Quốc hoàn thiện chính
sách tỷ giá trước khi gia nhập WTO (1994-2001)................................ 50
2.1.3. Tóm lược quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và những cam kết
của Trung Quốc khi gia nhập WTO có liên quan đến chính sách tỷ giá hối
đoái........................................................................................................ 57
2.2. CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC SAU KHI GIA
NHẬP WTO............................................................................................... 63
2.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ 2001 đến 2008..64
2.2.2. Đánh giá những thay đổi chính sách tỷ giá của Trung Quốc sau khi gia
nhập WTO ............................................................................................ 84
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC ....................... 88
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA
VIỆT NAM TỪ 1989 ĐẾN 2008. ............................................................. 88
3.1.1. Giai đoạn từ năm 1989 – 1996 ................................................. 88
3.1.2. Giai đoạn điều chỉnh tỷ giá liên tục nhằm đối phó khủng hoảng tài
chính châu Á: 1997 – 1998 ................................................................. 90
3.1.3. Giai đoạn 1999 – 2007: Giai đoạn gia nhập WTO của Việt Nam

............................................................................................................. 92
3.1.4. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chính sách tỷ giá hối đoái tiếp
tục đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính (2007 – 2008) ............... 96


3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 103
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC. .... 104
3.3.1. Bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách và điều chỉnh chính sách
tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc .............................................................. 105
3.3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái của Việt
Nam ..................................................................................................... 106
Kết luận .......................................................................................................... 117
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 118
Phụ lục ............................................................................................................ 120

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tóm lược mô hình lựa chọn chế độ tỷ giá tối ưu trên cơ sở các biến động
kinh tế nội địa .................................................................................................. 1
Bảng 1.2. Thống kê, phân loại các chế độ tỷ giá hối đoái
các quốc gia năm 1999 .................................................................................... 1
Bảng 2.1: Tỷ giá hối đoái và Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 1978-1981 1
Bảng 2.2. Mức phá giá tiền tệ của Trung Quốc từ 1985-1990 ....................... 1
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Trung Quốc từ 1994 - 1997 .. 1
Bảng 2.4: Diễn biến của chính sách tiền tệ của Trung Quốc từ 1990 - 1997 . 1
Bảng 2.5: Tình hình lãi suất và một số chỉ số của thị trường tiền tệ Trung Quốc
trong năm 1998. .............................................................................................. 1
Bảng 2.6: Diễn biến tỷ giá RMB/USD từ 1994-2001..................................... 1
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Trung Quốc sau khi xảy ra cuộc

khủng hoảng châu Á (1998-2000) .................................................................. 1
Bảng 2.8: Diễn biến dự trữ ngoại hối của Trung Quốc từ 1994-2001............ 1
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản của Trung Quốc từ 2001 – 2006
......................................................................................................................... 1
Bảng 2.10: Diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc từ 19922008 ................................................................................................................. 1


Bảng 2.11: Bảng tính PPP mẫu tương đối xác định tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với
Đô la Mỹ trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng giữa hai quốc gia Trung Quốc và Mỹ
......................................................................................................................... 1
Bảng 2.12: Diễn biến tỷ giá hối đoái RMB/USD và dự trữ ngoại hối Trung Quốc từ
1989-2007 ....................................................................................................... 1
Bảng 2.13: Bảng tính chỉ số tỷ giá hối đoái thực của Trung Quốc từ 1994-2008
......................................................................................................................... 1
Bảng 2.14: Diễn biến một số chỉ số kinh tế cơ bản của Trung Quốc từ năm 2001
đến 2008 .......................................................................................................... 1
Bảng 2.15: Diễn biến tỷ giá hối đoái của một số đồng tiền mạnh so với đồng Đô la
Mỹ từ 2005 đến 2008 ...................................................................................... 1
Bảng 2.16: Bảng tính phục vụ chạy hồi quy tuyến tính tương quan bội chỉ số tỷ giá
hối đoái với các biến cung tiền, thu nhập và lãi suất ...................................... 1
Bảng 3.1: Diễn biến tỷ giá hối đoái đồng VND/USD từ 1992-1996.............. 1
Bảng 3.2: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa và chỉ số tỷ giá thực đa biên của đồng Việt Nam
từ 1999-2008 ................................................................................................... 1

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Diễn biến tỷ giá hối đoái RMB/USD từ 1984-1994 .................. 1
Biểu đồ 2.2: Diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc từ
1992-2008 ....................................................................................................... 1
Biểu đồ 2.3: Diễn biến chỉ số tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá theo PPP .............. 1
Biểu đồ 2.4: Diễn biến dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái RMB/USD từ 1989-2007

......................................................................................................................... 1
Biểu đồ 2.5: Diễn biến chỉ số tỷ giá hối đoái thực RMB/USD từ 1994-2008 1
Biểu đồ 2.6: Diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng SDR và đồng USD từ
tháng 1/2005 đến tháng 12/2007) ................................................................... 1
Biểu đồ 3.1. Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 1989 - 1992 ................... 1
Biểu đồ 3.2. Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 1997- 1998 .................... 1


Biểu đồ 3.3. Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 - 2007 ................... 1
Biểu đồ 3.4: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa và chỉ số tỷ giá thực đa biên của đồng Việt
Nam từ 1999-2008 .......................................................................................... 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. SỰ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Tỷ giá hối đoái là một vấn đề kinh tế phức tạp, là một trong những công cụ cơ
bản của Nhà nước trong quản lý và điều hành vĩ mô, là một chủ đề được tranh luận
nhiều và sôi nổi vào bậc nhất của kinh tế học.
Tính phức tạp và nhiều tranh cãi của tỷ giá hối đoái nằm ở chỗ chưa có hệ thống
lý thuyết tỷ giá hối đoái hoàn chỉnh (phương pháp xác định, phương pháp dự
báo)…
Tỷ giá hối đoái là một trong những công cụ quan trọng trong điều hành kinh tế
vĩ mô của Nhà nước. Tính nhạy cảm của sự biến động tỷ giá hối đoái tới khả năng
cạnh tranh của hàng hóa một quốc gia gây ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, cán cân
thanh toán (cân bằng ngoại của nền kinh tế); mặt khác, tính ổn định của đồng tiền
một quốc gia còn tác động tới tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài, của các doanh
nghiệp trong nước, từ đó tác động tới sản lượng, công ăn việc làm, lạm phát trong
nước (cân bằng nội).


Vì tính phức tạp của tỷ giá hối đoái cũng như vai trò quan trọng của chính sách

tỷ giá đối với nền kinh tế nên đã có rất nhiều nhà kinh tế học dày công nghiên cứu.
Đóng góp chung vào nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của tỷ giá hối đoái và
chính sách tỷ giá hối đoái, luận văn này tập trung vào nghiên cứu trường hợp của
Trung Quốc, chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập
WTO.
Trung Quốc là một trong 5 nền kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
nhất thế giới, có lượng dự trữ ngoại hối lớn, có tốc độ và kim ngạch tăng trưởng
thương mại hàng đầu thế giới, có thị trường nội địa rộng lớn và đầy tiềm
năng…vài nét sơ qua như vậy cũng có thể đánh giá tầm quan trọng trong ảnh
hưởng của Trung Quốc tới nền kinh tế toàn cầu.
Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001) đến nay, trên các diễn đàn
nghiên cứu tỷ giá hối đoái trên thế giới, một trong những chủ đề bàn luận sôi nổi
nhất có lẽ là tỷ giá hối đoái Trung Quốc. Lý do là vì chính sách tỷ giá hối đoái mà
Trung Quốc đã và đang thực thi gây ra những ảnh hưởng liên đới đến phần còn lại
của thế giới (đặc biệt là đến Mỹ, Liên minh châu Âu): thâm hụt cán cân thương
mại, thay đổi trong dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI)…
Sau nhiều năm thành công trong điều hành tỷ giá hối đoái theo quan điểm duy
trì mức neo tỷ giá ổn định với đồng Đô la Mỹ, gia tăng lượng dự trữ ngoại hối và
kiểm soát chặt chẽ dòng vốn thì đến nay, trước áp lực từ phía cộng đồng quốc tế
(Mỹ, EU, IMF,…), Trung Quốc đã bắt đầu thay đổi trong phương thức điều hành
chính sách tỷ giá hối đoái của mình theo hướng thực thi một chính sách tỷ giá linh
hoạt hơn. Nhưng, sự thay đổi này liệu có phải là chiến thuật trong ngắn hạn của
Trung Quốc hay là sự thay đổi trong chiến lược hoàn thiện chính sách tỷ giá hối
đoái của mình?


Chính sách tỷ giá hối đoái Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO có sự
thay đổi như thế nào, những thay đổi đó tác động đến nền kinh tế Trung Quốc như
thế nào, đó là những vấn đề nghiên cứu mà luận văn này cần phải trả lời.
Việc Việt Nam vừa mới gia nhập WTO đặt ra những vấn đề trong việc sử dụng

chính sách tỷ giá hối đoái như một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng có tác
dụng vừa đối phó với những thách thức đặt ra lại vừa tận dụng được các cơ hội do
nó mang lại.
Kể từ tháng 02/1999 đến nay tỷ giá chính thức ở Việt Nam được xác định là
mức bình quân trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và áp dụng tỷ giá linh hoạt có
sự quản lý của Nhà nước. Quá trình điều chỉnh tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong
những năm qua đã có một số thành công đáng kể góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng kinh tế, thương mại, ... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tốc độ lạm phát
hàng năm ở Việt Nam xấp xỉ hai con số, và những thách thức đặt ra khi Việt Nam
vừa chính thức trở thành thành viên của WTO đã tạo áp lực phải thay đổi và hoàn
thiện hơn nữa.
Sự tương đồng nhiều mặt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong điều hành chính
sách tỷ giá hối đoái (lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước, có
cùng mục tiêu sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái để thúc đẩy tăng trưởng thương
mại…) là lý do để luận văn này nghiên cứu nhằm rút ra những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái thời gian
tới.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Trung Quốc hiện đang được nhìn nhận như một nền kinh tế phát triển năng động
nhất thế giới vì vậy, những nghiên cứu về nền kinh tế Trung Quốc nói chung cũng
như về chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc nói riêng thu hút không chỉ
những giới học thuật Trung Quốc mà còn thu hút cả những nhà nghiên cứu trên
toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.


Những công trình nghiên cứu điển hình như: “Adjusting China’s Exchange Rate
Policies” (2004) của Moris Goldstein; “The Choice of Exchange Rate Regime:
The Relevance of International Experience to China’s Decision” (2004) của John
Williamson; “Exchange Rate and Monetary Policy in China” (2005) của Nicholas
R. Lardy; “Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam” (2004) của

Lê Quốc Lý, “China’s Exchange Rate System after WTO Accession: Some
Considerations” (2001) của Jian Guang Shen; “China’s Accession to the WTO,
Real Exchange Rate Changes and their Impact on U.S. Trade with Greater China”
(2001) của Vincent Dropsy; “The China Currency Exchange Rate Problem: Facts
and Policy Options” (2005) của Ủy ban tổng hợp an ninh và kinh tế Trung Mỹ;
“Trung Quốc sau 4 năm tham gia WTO – Đánh giá sơ khởi vài nét chính” (2005)
của Đỗ Tuyết Khanh; “Kinh nghiệm đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối của Trung
Quốc trong quá trình gia nhập WTO và quá trình đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối
của Việt Nam hƣớng tới hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thị Nhung…
Hầu hết các nghiên cứu trên tập trung vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, về vấn đề lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái: Trong khi các bài viết của
tác giả Việt Nam đồng tình với chính phủ Trung ương Trung Quốc khẳng định chế
độ tỷ giá hối đoái của Trung Quốc là chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt có sự quản lý
của nhà nước thì các nhà nghiên cứu nước ngoài một mực cho rằng đây là chế độ
tỷ giá hối đoái nghiêng hẳn về cố định và hà khắc. Điều này có thể được giải thích
vì sự khác nhau trong quan điểm của các tác giả về thế nào là chế độ tỷ giá cố định
và thế nào là chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước. Trên quan điểm
đó, các nghiên cứu trên cũng có sự khác biệt trong các khuyến nghị được đưa ra.
Có những quan điểm khuyến khích Trung Quốc tiếp tục thực hiện chế độ tỷ giá hối
đoái như hiện nay nhưng nới lỏng dần dần (như Jian Guang Shen, Lê Quốc Lý,
Nguyễn Thị Nhung), cũng có quan điểm cho rằng Trung Quốc nên ngay lập tức thả


nổi tỷ giá hối đoái (Vincent Dropsy, Moris Goldstein, John Williamson và đặc biệt
là từ bài viết của Ủy ban tổng hợp an ninh và kinh tế Trung Mỹ).
Thứ hai, về quá trình điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Trung Quốc: Xung quanh
chủ đề định giá lại đồng Nhân dân tệ, các nghiên cứu đều đưa ra lập luận, mô hình
để chứng minh rằng đồng Nhân dân tệ hiện thấp hơn giá trị thực của nó từ 15-20 %
(Moris Goldstein); những khuyến nghị dành cho phía Trung Quốc là mở rộng biên
độ dao động cho tỷ giá hối đoái từ 1% lên 5-7% đồng thời thay đổi từ chỉ neo giá

đồng Nhân dân tệ vào đồng USD sang neo giá với rổ tiền tệ mạnh.
Thứ ba, liên quan đến các cam kết gia nhập WTO tác động thế nào tới chính
sách tỷ giá hối đoái Trung Quốc, Vincent Dropsy cho rằng việc Trung Quốc cam
kết giảm mức thuế quan trung bình theo lộ trình tự do hóa thương mại cũng đồng
nghĩa với một sự tăng giá thực của đồng Nhân dân tệ.
Tuy nhiên, do mục đích và yêu cầu khác nhau mà các nghiên cứu trên chỉ đề cập
về i) một hoặc một số khía cạnh của chính sách tỷ giá hối đoái Trung Quốc; ii) Chỉ
nghiên cứu trước hoặc sau khi Trung Quốc gia nhập WTO chứ chưa nghiên cứu
sâu chuỗi thành một quá trình cả trước và sau khi gia nhập WTO của Trung Quốc;
iii) các tác giả cũng có những quan điểm khác nhau trong vấn đề điều chỉnh chính
sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Luận văn này được viết với mục đích cố gắng
lấp được các khoảng trống trong những nghiên cứu trên đồng thời đưa ra quan
điểm của người viết về điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc cũng
như những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc để hoàn thiện chính sách tỷ giá
hối đoái của Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Mục đích nghiên cứu: Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm
hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận
về chính sách tỷ giá hối đoái và phân tích thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của
Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO.


Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ
giá hối đoái cũng như những tác động của nó tới nền kinh tế (vai trò của chính sách
tỷ giá hối đoái).
Thứ hai: Trả lời câu hỏi: Trung Quốc đã lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái nào và
có những điều chỉnh nào trong chính sách tỷ giá hối đoái trước và sau khi gia nhập
WTO.
Thứ ba: Trả lời câu hỏi: những bài học kinh nghiệm nào có thể được rút ra và

vận dụng được ở Việt Nam để hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái trong thời gian
tới?
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tƣợng nghiên cứu là Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc.
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Chính sách tỷ giá hối đoái là một công cụ
quản lý vĩ mô quan trọng và liên hệ chặt chẽ với các chính sách khác như: chính
sách ngoại hối, chính sách tiền tệ…Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu về việc
Trung Quốc đã lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái như thế nào và tiến hành điều chỉnh
tỷ giá hối đoái ra sao trong quá trình trước và sau khi gia nhập WTO.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu về chính sách tỷ giá hối đoái của
Trung Quốc từ 1981-2008 vì từ 1/1/1981 Trung Quốc bắt đầu tiến hành cải cách tỷ
giá lần đầu tiên với việc áp dụng một tỷ giá cho các giao dịch thương mại nội bộ
(Trung Quốc chính thức thừa nhận mức tỷ giá hối đoái duy nhất gắn cố định đồng
Nhân dân tệ với Đô la Mỹ trước đó còn không phù hợp, cao so với thực tế) bên
cạnh tỷ giá hối đoái chính thức. Năm 1981 cũng là năm mà thị trường trao đổi
ngoại hối của Trung Quốc ra đời thúc đẩy mạng lưới thanh toán dựa vào thị trường
ngoại hối chính thức trên phạm vi toàn quốc. Cũng kể từ thời điểm này trở đi
Trung Quốc tiến hành hàng loạt các biện pháp phá giá đồng Nhân dân tệ và những
cải cách trong điều hành tỷ giá hối đoái theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.


Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận văn này chỉ giới hạn nghiên cứu
chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc Đại lục chứ không nghiên cứu cả chính
sách tỷ giá hối đoái của Hồng Kông, Ma Cao…
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, so sánh,
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử…
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN:
Nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về chính sách tỷ giá hối
đoái.

Phân tích và đánh giá quá trình điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái của Trung
Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (trọng tâm từ 1981 đến 2008).
Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ quá trình điều chỉnh chính
sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:
Phần mở đầu
Các ký hiệu viết tắt
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận chung về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối
đoái.
Chƣơng 2. Phân tích chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trước và sau khi
gia nhập WTO (1979-2008).
Chƣơng 3. Một số gợi ý về giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái ở
Việt Nam từ kinh nghiệm Trung Quốc.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1.1

Khái niệm tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền
tệ của một nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của
các quốc gia khác nhau. Nó là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi
hàng hoá, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia.
Theo Nghị định của Chính phủ số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định

chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối thì “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá
của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt nam”.1
Tất cả các quốc gia đều quan tâm tới vấn đề tỷ giá bởi lẽ vai trò của nó như là
một bộ phận quan trọng trong hệ thống công cụ kinh tế vĩ mô. Thật vậy, vai trò của
tỷ giá chủ yếu được thể hiện ở hai điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Tỷ giá tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Thứ hai: Tỷ giá sẽ có tác động gián tiếp đến các khía cạnh khác của nền kinh
tế như: mặt bằng giá cả trong nước, lạm phát, khả năng sản xuất, công ăn việc làm,
đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài…
Có thể nói, tỷ giá hối đoái là một loại giá cả, có vai trò quan trọng vào loại bậc
nhất trong nền kinh tế, bởi lẽ bất cứ sự thay đổi dù là nhỏ của tỷ giá hối đoái cũng
sẽ tác động ngay đến hai nhóm mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô
là: mục tiêu cân bằng bên trong (đó là công ăn việc làm đầy đủ và giá cả ổn định)
1

Trích khoản 1, Điều 3 Giải thích từ ngữ


và mục tiêu cân bằng bên ngoài (đó là sự cân bằng cán cân vãng lai).
1.1.2

Phân loại tỷ giá

Có nhiều loại tỷ giá, dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Cụ thể:
1.1.2.1 Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối


Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua vào đồng

tiền yết giá.



Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán ra đồng tiền

yết giá.


Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được thoả thuận hôm nay nhưng việc thanh toán xảy

ra trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo (nếu không có thoả thuận khác thì thường
là ngày làm việc thứ hai).


Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá được thoả thuận ngay hôm nay, nhưng việc thanh toán

xảy ra sau đó (từ ba ngày làm việc trở lên).


Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.



Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được giao dịch

trong ngày.


Tỷ giá chéo: Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được suy ra từ đồng tiền thứ ba (còn

gọi là đồng tiền trung gian).

1.1.2.2 Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá
 Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá
trị đối ngoại của đồng nội tệ.
 Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do
quan hệ cung - cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
 Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động
nhất định hoặc không có biên độ.
 Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung
- cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.


 Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can
thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
1.1.2.3 Căn cứ vào tính chất tác động đến thương mại quốc tế
a) Tỷ giá danh nghĩa song phương: Bilateral Nominal Exchange Rate - NER
Tỷ giá danh nghĩa song phương là tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày
trong các giao dịch trên thị trường ngoại hối. Nói cách khác, nó chính là tỷ lệ trao
đổi số lượng tuyệt đối giữa hai đồng tiền. Như vậy, NER là giá cả của một đồng
tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức
mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng. Những thay đổi trong tỷ giá danh nghĩa song
phương thường được biểu diễn dưới dạng chỉ số:
e=

t
.100
0

(PT 1.1)

Tỷ giá đƣợc xác định theo công thức là giá của một đơn vị tiền tệ nƣớc ngoài

so với các đơn vị tiền tệ trong nƣớc. Đây cũng là cách hiểu xuyên suốt trong nội
dung luận văn, phổ biến là giá của một đơn vị tiền tệ Hoa Kỳ so với các đơn vị tiền
tệ Trung Quốc.
Trong đó: e: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương.
Et: Tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t.
Eo: Tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm gốc.
Chính vì tỷ giá danh nghĩa chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa 2 đồng
tiền, do đó đối với mỗi quốc gia, tỷ giá danh nghĩa thay đổi chưa hẳn đã tác động
đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Cho nên, khi nghiên cứu ảnh hưởng của
tỷ giá đến xuất nhập khẩu người ta sử dụng khái niệm “Tỷ giá thực”.
b) Tỷ giá thực song phương: Bilateral Real Exchange Rate – RER
Tỷ giá thực song phương là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa
song phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước và nước ngoài.
Do đó, nó là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.


 Tỷ giá thực dạng tuyệt đối: (Tỷ giá thực trạng thái tĩnh – tại 1 thời điểm)
Tỷ giá thực trạng thái tĩnh được xác định theo công thức:
ER =

.*


(PT 1.2)

Trong đó: ER: Tỷ giá thực song phương (dạng chỉ số).
E: Tỷ giá danh nghĩa song phương.
P: Giá cả của rổ hàng hoá trong nước tính bằng nội tệ.
P*: Giá cả của rổ hàng hoá nước ngoài tính bằng ngoại tệ.
 Tỷ giá thực dạng tương đối: (Tỷ giá thực trạng thái động – từ thời điểm này sang

thời điểm khác)
Công thức (PT 1.2) là dạng tuyệt đối của tỷ giá thực (hay còn gọi là trạng thái
tĩnh), nghĩa là ta chỉ quan sát và tính toán được tỷ giá thực tại một thời điểm. Hơn
nữa, công thức trạng thái tĩnh chỉ tồn tại và có ý nghĩa về mặt lý thuyết, bởi vì hiện
nay các quốc gia không tính toán và không công bố mức giá của một rổ hàng hoá
nào (P, P*). Thay vào đó, họ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chính vì vậy, để
tính toán và quan sát được sự thay đổi của tỷ giá thực từ thời gian này sang thời
gian khác, người ta sử dụng Tỷ giá thực dạng tương đối.
e0Rt = e0t 

CPI 0*
t
 100%
CPI 0t

(PT 1.3)

Trong đó: e0Rt : Chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0
e0t : Chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0
CPI 0*
t : Chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0

CPI 0t : Chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0

c) Tỷ giá danh nghĩa đa phương: Nominal Effective Exchange Rate – NEER
Tỷ giá danh nghĩa đa phương (tỷ giá trung bình) phản ánh sự thay đổi giá trị của
một đồng tiền với tất cả các đồng tiền còn lại (hay một rổ các đồng tiền




×