Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng sinh trưởng cây hoàng bá trồng tại phia đén xã thành công huyện nguyên bình – tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (781.43 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÙ MÍ SÙNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO HẠT ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƢỞNG CÂY HOÀNG BÁ TẠI XÃ THÀNH CÔNG HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nông học

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÙ MÍ SÙNG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO HẠT ĐẾN KHẢ
NĂNG SINH TRƢỞNG CÂY HOÀNG BÁ TẠI XÃ THÀNH CÔNG HUYỆN NGUYÊN BÌNH - TỈNH CAO BẰNG”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: K43B - Trồng trọt
: Nông học
: 2011 - 2015
: TS. Bùi Lan Anh

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
thời vụ gieo hạt đến khả năng sinh trưởng cây Hoàng Bá trồng tại Phia
Đén- Xã Thành Công- huyện Nguyên Bình –tỉnh Cao Bằng” . Tôi đã được

sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong bộ môn khoa Nông học –
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ này. Đặc biệt tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng
tới giảng viên TS. Bùi Lan Anh người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
nội dung thực tập này.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới lãnh đạo và cán bộ UBND xã
Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng – đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi tiến hành thực hiện thí nghiệm để hoàn thành việc thực tập chuyên đề.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình,
người thân và toàn thể bạn bè đã cổ vũ, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn nên đề tài này không tránh khỏi
những hạn chế và thiếu xót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự thông cảm cũng
như những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng môn để đề tài
nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Tháng 04 năm 2015
Sinh viên

Lù Mí Sùng


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu tỉnh Cao Bằng (năm 2014) ...................................12
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian nẩy mầm của Hoàng Bá ..27
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ nẩy mầm của Hoàng Bá................28



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian nẩy mầm của
Hoàng Bá........................................................................................... 28
Hình 2: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt
Hoàng Bá .......................................................................................... 29
Hình 3: Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ hại của sâu xám đối
với cây con Hoàng Bá ....................................................................... 30


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

NXB

: Nhà xuất bản

NN&PTNT

: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

ĐHNL-TN


: Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên


v

MỤC LỤC
Trang
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................ 2
1.2.1.Mục đích ............................................................................................ 2
1.2.2.Yêu cầu .............................................................................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 3
2.2. Đặc điểm nguồn gốc, phân bố và phân loại ............................................ 4
2.2.1 Đặc điểm thực vật học cây Hoàng Bá ............................................... 4
2.2.2 Nguồn gốc và phân bố ....................................................................... 5
2.3.Phân loại ................................................................................................... 5
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, khai thác sử dụng cây Hoàng Bá .................. 5
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu đã đặt được trong khai thác và sử dụng
Hoàng Bá tại Việt Nam ............................................................................... 6
2.3.3. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây Hoàng Bá .................... 11
2.3.4. Biện pháp kỹ thuật gieo trồng ......................................................... 13
2.3.5. Phương pháp thu hoạch, chế biến, khai thác và phát triển ............. 17
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 21
3.1. Đối tượng, phạm vi, địa điểm, thời gian và vật liệu nghiên cứu .......... 21
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 21
3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu....................................................... 21
3.1.3 Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu ....................................................... 21

3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 21
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 22


vi

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 23
4.1. Khái quát chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng ..................................................................................... 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 23
4.1.2.Kinh tế - xã hội ................................................................................ 24
4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn.......................................................... 24
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng sinh trưởng cây
Hoàng Bá trồng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. ...... 26
4.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến thời gian nẩy mầm của Hoàng Bá. .. 27
4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến tỷ lệ hại của sâu xám đối với
cây con Hoàng Bá ..................................................................................... 29
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 31
5.1. Kết luận ................................................................................................. 31
5.2.Đề nghị ................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 32


1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu con người đã biết dùng cây cỏ để phòng và chữa bệnh.Trong

Đông y, phần lớn các vị thuốc đều lấy từ thực vật, một số ít từ nguồn động vật
và khoáng vật.Trong Tây y, một số hoạt chất vẫn phải lấy từ thực vật như
Quinin, Berberin, Moocfin....Bởi vậy, dược liệu nước ta chẳng những là cơ sở
cho nền y học dân tộc mà còn có vị trí quan trọng trong nền y học hiện đại,
chẳng những là nguồn tự cung tự cấp về các loại thuốc nam, thuốc bắc, thuốc
tây mà còn có giá trị xuất khẩu.
Tuy nhiên, ở nước ta trước đây thường dựa vào nguồn dược liệu mọc
hoang dại hay nhập nội là chính. Cùng với đà phát triển chung hiện nay,
nguồn dược liệu tự nhiên cũng bị cạn dần, một phần do khai thác thiếu kỹ
thuật, thiếu kế hoạch hơn nữa nhiều dược liệu quý cũng có trữ lượng ít, không
đủ đắp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Vì vậy, việc trồng trọt và di thực, thuần
hóa các cây thuốc quý có giá trị phòng bệnh, chữa bệnh và có giá trị kinh tế
cao là điều rất cần thiết để góp phần tự túc thuốc men.
Cây thuốc nói chung có rất nhiều loại và sống được ở nhiều điều kiện
khí hậu khác nhau. Nhưng đa số cây thuốc quý như Hoàng Bá, Sơn Đậu
Căn, Actiso..thường sống ở vùng có khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp như Sapa,
Bắc Hà, Mường Khương…còn ở những vùng ấm áp hơn, ở vùng đồng bằng
một số cây như Ngưu Tất, Ích Mẫu, Trạch Tả…phát triển rất tốt. Nhiều loại
cây phát triển tốt ở cả vùng nóng, tuy nhiên những cây như Hoàng Bá, Sơn
Đậu Căn, Actiso…được trồng ở vùng lạnh như Sapa, Bắc Hà, Đà
Lạt…thường cho chất lượng và giá trị dược liệu cao hơn so với ở các vùng
nóng, vùng đồng bằng.


2

Cao Bằng với địa thế là một vùng núi cao từ 600 - 1.300m so với mặt
nước biển, có diện tích đất tự nhiên lớn 6.690,72 km², trong đó diện tích rừng
núi chiếm 90%. Là một trong những nơi sinh trưởng của nhiều loài cây thuốc
quý của Việt Nam. Cao Bằng có hàng nghìn loài cây thuốc quý, chiếm 1/4 1/3 tổng số các loài cây thuốc Việt Nam. Trong đó, cây Hoàng Bá sinh trưởng

phát triển tốt ở điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng Cao Bằng. Hơn nữa, người dân
các huyện giáp biên nơi đây có trình độ văn hóa thấp, cuộc sống chủ yếu vẫn
là tự cung tự cấp. Cho nên, để mưu sinh cuộc sống họ đã đổ xô lên rừng tìm
cây thuốc, chặt cả cây, nhổ tận gốc rễ cây thuốc đem bán cho Trung Quốc làm
cho nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh Cao Bằng bị giảm sút nghiêm trọng,
nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Từ những cơ sở trên, để khai thác và phát triển được nguồn gen Hoàng
Bá tại tỉnh Cao Bằng, Khoa Nông học- Trường ĐHNL- TN đã hợp tác với
tỉnh Cao Bằng tiến hành trồng thử nghiệm một số loại cây dược liệu tại Phia
Đén, xuất phát từ lí do đó, em được giao đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
thời vụ gieo hạt đến khả năng sinh trưởng cây Hoàng Bá trồng tại Xã
Thành Công- huyện Nguyên Bình –tỉnh Cao Bằng” nhằm mục đích và yêu
cầu sau:
1.2.Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1.Mục đích
Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian, tỉ lệ nẩy mầm
và ảnh hưởng của sâu hại đến Hoàng Bá.
1.2.2.Yêu cầu
Xác định được ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian và tỉ lệ nẩy mầm, ảnh
hưởng của sâu hại đến cây Hoàng Bá.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Sinh vật và ngoại cảnh là một khối thống nhất, khi nói đến sinh vật,
người ta thường nói đến ngoại cảnh chi phối đời sống của nó. Điều kiện ngoại
cảnh có thể làm cho cây trồng tốt lên, cũng có thể làm cho cây trồng xấu đi,

nếu khí hậu khắc nghiệt quá cây trồng không thể tồn tại được.
Cây dược liệu có rất nhiều loại và sống được ở nhiều điều kiện khí hậu
khác nhau. Ở những vùng lạnh, khí hậu thấp, cây dược liệu thường cho chất
lượng cao hơn và giá trị dược liệu cũng cao hơn với những vùng nóng nhưng
thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch dài hơn.
Phia Đén- huyện Nguyên Bình- tỉnh Cao Bằng là nơi có độ cao từ 700
đến 1391m so với mực nước biển. Có khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp có thể là
điều kiện thích hợp để sản xuất một số cây dược liệu quý hiếm trong đó có
cây Hoàng Bá.
Với những lý luận trên, em tiến hành theo dõi ảnh hưởng của thời vụ đến
thời gian, tỉ lệ nẩy mầm và ảnh hưởng của sâu hại đến cây Hoàng Bá, nhằm
đánh giá khẳ năng thích ứng, cho năng suất và chất lượng của chúng trên điều
kiện khí hậu đất đai của Phia Đén.Trên cơ sở đó, áp dụng cho từng hộ dân sản
xuất đại trà trên quy mô rộng, góp phần mang lại thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, hạn chế hiện tượng chặt phá rừng, đốt nương rẫy đang diễn ra hàng
ngày ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và làm suy giảm diện tích rừng tại
Phia Đén- huyện Nguyên Bình- tỉnh Cao Bằng.


4

2.2. Đặc điểm nguồn gốc, phân bố và phân loại
2.2.1 Đặc điểm thực vật học cây Hoàng Bá
Hoàng Bá là cây gỗ to, cao 10-25 m, đường kính thân tới 50 – 60cm, vỏ
thân sần sùi, phần ngoài màu nâu xám, lớp trong màu vàng, trên có lấm tấm
nhiều vết lỗ vỏ. Lá cây Hoàng Bá là lá kép lông chim, mọc đối có 5 – 13 lá
chét hình trứng thuôn, đuôi lá nhọn dài, phiến lá mềm, nhẵn, cuống rất ngắn
và mép nguyên [7], lá dài 5 – 12cm, rộng 3 – 4,5cm, mép lá có răng cưa hoặc
hình gợn sóng, mặt trên lá có màu lục xám, mặt dưới có màu xanh nhạt, phần
gốc của gân giữa có lông che chở phần mềm [3]. Cây có hoa đực và cây có

hoa cái khác nhau (hoa đơn tính khác gốc [3], [7], hoa nhỏ màu vàng lục hoặc
vàng nhạt [3]. Quả mọng (quả thịt) hình cầu, khi chín có màu tím đen, có mùi
thơm, mỗi quả chứa 2-5 hạt, hạt cứng và bùi nên chim chuột rất thích ăn [2],
[5]. Mùa hoa vào các tháng 5 – 7, mùa quả vào các tháng 9 – 11. Hoàng Bá là
cây rụng lá vào mùa đông [2], [6], [9].
Vi phẫu: Lớp bần còn sót lại rất mỏng gồm vài hàng tế bào hình chữ nhật
dẹt. Mô mềm vỏ chiếm 1/3 bề dày vỏ thân, gồm những tế bào có thành mỏng,
nhiều đám sợi rải rác và có tinh thể calci oxalate hình thoi. Lớp libe cấp 2 dày,
chiếm 2/3 bề dày vỏ thân, có nhiều đám sợi nằm trong libe, có thành dày, khoang
hẹp; bên cạnh có tinh thể calci oxalate hình thoi. Tia ruột gồm 2 – 4 dãy tế bào
hình chữ nhật, thành mỏng, xếp ngoằn ngoèo theo hướng xuyên tâm [2].
Bột: Màu vàng tươi, không mùi, vị rất đắng. Soi dưới kính hiển vi thấy có
rất nhiều đám sợi mang tinh thể calci oxalate hình lăng trụ, có đám sợi màu
vàng nâu hoặc vàng tươi, có đám sợi đứng riêng lẻ, thành dày. Mảnh mô mềm
vỏ với các tế bào hình gần tròn. Mảnh quấn còn lại gồm các tế bào hình chữ
nhật, thành hơi uốn lượn, màu vàng nâu. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại mặt
cắt ngang dược liệu và bột vỏ thân có phát quang màu vầng tươi sáng [2].


5

2.2.2 Nguồn gốc và phân bố
Hoàng Bá có nguồn gốc từ Đông Á, phía Bắc Trung Quốc, Mãn Châu, Hàn
Quốc, sông Ussuri, Amur và Nhật Bản. Loại cây này xâm hại nhiều nơi trên Bắc
Mỹ nên ở Masachusetts coi loại cây này như một loại cỏ dại có hại [5].
Cây Hoàng Bá có nhiều ở vùng Đông Bắc châu Á, được trồng nhiều ở
Trung Quốc và Nhật Bản, vùng Seberi ở Nga. Cuối những năm 1960, nước ta
di thực cây Hoàng Bá về trồng ở Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ), Vĩnh
Phúc (Tam Đảo) và Lâm Đồng (Đà Lạt). Cây Hoàng Bá sinh trưởng khỏe và
mọc rất tốt ở điều kiện khí hậu Việt Nam cho nên Việt Nam đang có nhiều lợi

thế để phát triển nguồn gen cây Hoàng Bá làm nguyên liệu sản xuất thuốc [3].
Cây Hoàng Bá ưa khí hậu mát, chịu được rét, thích hợp với vùng núi có
độ cao từ 1000m trở lên, nhiệt độ trung bình năm 15-20oC, lượng mưa
2500mm/năm nên có thể phát triển tốt ở các vùng núi cao ở phía Bắc Việt
Nam trong đó có tỉnh Cao Bằng. Hoàng Bá sống tốt ở thung lũng, ven suối và
nơi khuất gió, phát triển chậm ở đất khô cằn, thiếu nước và dãi nắng [4].
2.3.Phân loại
Hoàng Bá còn gọi là Nghiệt Bì (Thương Hàn Luận), Nghiệt Mộc (Bản
Kinh), Hoàng Nghiệt (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Sơn Đồ (Hòa Hán Dược Khảo)
và có tên khoa học là Phellodendron amurense thuộc họ cam Rutaceae [8].
2.3.1. Tình hình nghiên cứu, khai thác sử dụng cây Hoàng Bá
Hoàng Bá (Phellodendron amurense) là một trong những thảo dược
chính ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản [3]. Hoàng Bá được sử dụng như
một loại thuốc cổ truyền để điều trị bệnh về đường ruột, kháng viêm, hạ sốt
[9], [10], [12]. Ngoài ra, Hoàng Bá còn có tác dụng chống loét dạ dày [6], [7],
[11]; điều trị bệnh viêm màng não, lỵ, viêm trực tràng, viêm phổi, lao và xơ
gan [1], [2], [7] và hạ huyết áp ở chuột [8].


6

Phellodendron amurense có thể bảo vệ sụn chống viêm xương khớp tiến
triển [8]; nó còn là chất có hiệu quả ngăn ngừa ung thư phổi [1].
Phellodendron amurense có khả năng ức chế sự phát triển khối u tuyến
tiền liệt [5], [7], [11]; ung thư máu (Ikeda et. al., 2006); ức chế & tiêu diệt ung
thư phổi [3], [7], [8], điều trị rối loạn tiết niệu do tắc nghẽn niệu đạo [5], nó
còn có tác dụng giảm cân đối với người béo phì [2] và cải thiện sự suy giảm
trí nhớ & ức chế sự lão hóa, suy dinh dưỡng thần kinh, cải thiện chức năng
nhận thức ở chuột [11].
Thành phần chính trong vỏ thân cây Phellodendron amurense chủ yếu là

Berberin và aphorphine alkaloid, flavonoid, coumarin, lignans và các
limonoid, … [6], [12]. Trong đó, các limonoids [4], [5], [7] và các alkaloit,
obacunone [4], [6], có tác dụng gây ngán côn trùng; chất syringing trong
phnolic có hiệu quả trong điều trị các rối loạn tâm lý hành vi và kháng viêm
[12]; Metyl 4-hydroxybenzoate được sử dụng như một chất bảo quản thực
phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm [9]. Ngoài ra, chất Nexrutine chiết xuất từ vỏ
thân cây Phellodendron amurense có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của
khối u tuyến tiền liệt [10].
Trong lá Phellodendron amurense có các chất: quercetin, quercetin-3-Obeta-D-gluco side, quercetin-3-O-beta-D-galactoside và kaempferol-3-O-betaglucosode, vitamin E [9].
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu đã đặt được trong khai thác và sử dụng
Hoàng Bá tại Việt Nam
* Các bài thuốc đông y có thành phần Hoàng Bá:
Trị trẻ nhỏ lưỡi sưng: Hoàng Bá, gĩa nát, trộn với Khổ Trúc Lịch, chấm
trên lưỡi (Thiên Kim phương). Trị họng sưng đột ngột, ăn uống không thông:
Hoàng Bá tán bột trộn giấm đắp lên nơi sưng (Trửu Hậu phương). Trị trúng


7

độc do ăn thịt súc vật chết: Hoàng Bá, tán bột, uống 12g. Nếu chưa đỡ uống
tiếp (Trửu Hậu phương).
Trị miệng lưỡi lở loét: Hoàng Bá cắt nhỏ, ngậm. Có thể nuốt nước hoặc
nhổ đi (Ngoại Đài Bí Yếu). Trị sốt nóng, người gầy yếu, đau mắt, nhức đầu, ù
tai, đau răng, chảy máu cam, thổ huyết: Hoàng Bá 40g, Thục Địa 320g, Sơn
Thù 160g, Sơn dược 160g, Phục Linh 120g, Đơn bì 120g, Trạch Tả 120g, Tri
Mẫu 40g (Tri Bá Bát Vị Hoàn – Ngoại Đài Bí Yếu). Trị phế ủng tắc, trong
mũi có nhọt: Hoàng Nghiệt, Binh Lang. Lượng bằng nhau, tán bột. Trộn với
mỡ heo, bôi (Thánh Huệ phương). Trị tỵ cam: Hoàng Bá 80g, ngâm với nước
lạnh một đêm, vắt lấy nước uống (Thánh Huệ phương). Trị hoàng đản, phát
bối, đố nhũ: Hoàng Nghiệt, tán nhuyễn. Trộn với Kê Tử Bạch (tròng trắng

trứng). Trị ung thư, phát bối, tuyến vú mới sưng hơi ẩm đỏ: Hoàng Bá tán
thành bột, trộn với lòng trắng trứng gà bôi vào (Mai Sư phương). Trị nhiệt
quá sinh ra thổ huyết: Hoàng Bá 80g, sao với mật, tán bột. Mỗi lần uống 8g
với nước gạo nếp (Giản Yếu Tế Chúng phương). Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do
nhiệt: Hoàng Bá sấy khô, tán bột, trộn với nước cơm loãng làm viên, to bằng
hạt thóc. Mỗi lần uống 10 viên với nước cơm (Thập Toàn Bác Cứu phương).
Trị nhiệt bệnh do thương hàn làm lở miệng: Hoàng Bá ngâm mật Ong một
đêm, nếu người bệnh chỉ muốn uống nước lạnh thì ngậm nước cốt ấy thật lâu,
nếu nôn ra thì ngậm tiếp, nếu có nóng trong ngực, có lở loét thì uống 5,3 hớp
cũng tốt (Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận). Trị cam miệng lở,
miệng hôi: Hoàng Bá 20g, Đồng Lục 8g, tán bột, xức vào, đừng nuốt (Lục
Vân Tán - Tam Nhân Cực – Bệnh Chứng Phương Luận). Trị ung thư (mụn
nhọt), nhọt độc: Hoàng Bá bài (sao), Xuyên ô đầu (nướng). Lượng bằng nhau.
Tán nhuyễn, đắp vào vết thương, chừa đầu vết thương ra, rối lấy nước gạo
rưới vào cho ướt thuốc (Tần Hồ Tập Giản phương). Trị trẻ nhỏ rốn lở loét


8

không lành miệng: Hoàng Bá, tán nhuyễn, rắc vào (Tử Mẫu Bí lục). Trị có
thai mà bị xích bạch lỵ, ngày đêm đi 30-40 lần: dùng Hoàng Bá lấy vỏ ở gốc
có màu thật vàng và dày, sao đen với mật, tán bột. Dùng củ Tỏi lớn nước chín
bỏ vỏ, gĩa nát, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng lớn.
Mỗi lần uống 30 viên, lúc đói, với nước cơm, ngày 3 lần rất thần hiệu (Phụ
Nhân Lương phương). Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, di tinh
của nam giới: Hoàng Bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, tán bột, luyện
mật làm viên, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 100 viên với rượu nóng lúc
đói. Vị Hoàng Bá đắng mà giáng hỏa, Cáp phấn mặn mà bổ Thận (Chân Châu
Phấn Hoàn - Khiết Cổ Gia Trân). Trị di tinh, mộng tinh do tích nhiệt, hồi hộp,
hoảng hốt, là trong ngực có nhiệt: nên dùng „Thanh Tâm Hoàn‟ làm chủ, dùng

bột Hoàng Bá 40g, Phiến não 4g, luyện với mật làm viên, to bằng hạt ngô
đồng lớn. Mỗi lần uống 15 viên với nước sắc Mạch môn (Bản Sự phương).
Trị trên đầu lở độc, lông tóc quăn lại, mới đầu như quả nho, đau chịu không
nổi: Hoàng Bá 40g, Nhũ hương 10g, tán bột. Hoè hoa sắc lấy nước, trộn thuốc
bột làm thành làm bánh, đắp trên chỗ lở (Phổ Tế phương). Trị hỏa độc sinh ra
lở loét, hoặc mùa đông thường ngồi ở cửa lâu ngày, hỏa khí nhập vào bên
trong, làm 2 đùi sinh lở, nước chảy rỉ rả: dùng bột Hoàng Bá xức vào. Ngày
xưa có một phụ nữ bị chứng này người ta không biết trị gì, dùng nó thì lành
(Y Thuyết). Sinh cơ nhục lên da non: dùng bột Hoàng Bá với bột Miến xức
vào (Tuyên Minh phương). Trị trẻ nhỏ lở loét, nửa người không khô: Hoàng
Bá, tán nhuyễn. Thêm ít Khô phàn, xoa (Giản Tiện Đơn phương). Trị di tinh,
đái đục: Hoàng Bá (sao) 640g, Mẫu lệ (nung) 640g. tán nhỏ, trộn với nước
làm thành viên. Mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần (Y Phương Hải Hội). Trị phong
hủi: Hoàng Bá sao rượu, Bồ Kết (gai) đốt thành than, tán nhỏ, trộn đều uống
với rượu. Kết hợp với dầu Đại phong tử hòa với rượu, để bôi bên ngoài (Y


9

Phương Hải Hội). Trị trẻ nhỏ tiêu chảy do nhiệt, tiêu tóe ra nước, hoặc phân
giống hoa cà hoa cải, phân lẫn máu, hoặc có sốt, khát nước, nước tiểu đỏ: Vỏ
Hoàng Bá, tán nhỏ, uống với nước cơm mỗi lần 2 - 3g, ngày 4 - 5 lần (Nam
Dược Thần Hiệu). Trị xích bạch trọc dâm của phụ nữ, mộng tinh, di tinh của
nam giới: Hoàng Bá sao, Chân cáp phấn, mỗi thứ 1 cân, Tri Mẫu (sao), Mẫu
Lệ (nung), Sơn Dược (sao), các vị bằng nhau. Tán bột trộn với hồ làm viên, to
bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 80 viên với nước muối (Trung Quốc
Dược Học Đại Từ Điển).
Trị chi dưới bị thấp nhiệt, phù thũng và yếu: phối hợp với Ý dĩ, Thương
truật (Trung Dược Học). Trị lỵ, tiêu chảy: phối hợp với Hoàng Liên, Bạch đầu
ông (Trung Dược Học). Trị hoàng đản: phối hợp với Đại Hoàng, Câu kỷ tử

(Trung Dược Học). Trị khí hư: phối hợp với Cương Tằm(sao) (Trung Dược
Học). Trị tiểu không thông, đường tiểu nóng, đau: phối hợp với Tri Mẫu,
Nhục Quế (Trung Dược Học). Trị trẻ nhỏ tiêu chảy: Hoàng Bá 125g, Ngũ vị
tử 42,5g, Ngũ Bội tử 37,5g, Bạch Phàn 25g. Tán bột mịn, rây nhỏ, đóng gói,
mỗi gói 5g (Dược Liệu Việt Nam).
Trị gan viêm cấp tính, phát sốt, bụng trướng, đau vùng gan, táo bón,
nước tiểu đỏ: Hoàng Bá 16g, Mộc Thông, Chi Tử, Chỉ Xác, Đại Hoàng hay
Chút Chít, Nọc sởi, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang (Dược Liệu
Việt Nam). Tăng cường tiêu hóa, trị hoàng đản do viêm đường mật: Hoàng
Bá 14g, Chi tử 14g, Cam Thảo 6g. Sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia 3 lần
uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
Trị lỵ ở phụ nữ có thai: Hoàng Bá tẩm mật, sao cháy, tán nhỏ. Tỏi nướng
chín, bóc vỏ, gĩa nát. Trộn đều hai thứ với lượng bằng nhau, rồi viên bằng hạt ngô.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 - 40 viên (Dược Liệu Việt Nam). Trị sốt xuất huyết:
Hoàng Bá, Ngưu Tất, Tri Mẫu, Sinh Địa, Huyền Sâm, Mạch Môn, hạt Muồng


10

(sao), Đan Sâm, Đơn Bì, Xích Thược, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá (sao), Huyết dụ, mỗi vị
10 - 16g. Sắc uống ngày một thang (Dược Liệu Việt Nam). Trị sốt cơn về chiều,
mồ hôi trộm, khát, nhức đầu, tai ù, di tinh, mộng tinh, nước tiểu vàng, tiểu đục,
sưng tinh hoàn, âm đạo viêm, hỏa bốc lên gây nên mắt đỏ, họng viêm, miệng lở:
Hoàng Bá, Quyết minh (sao), mỗi vị 12g, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Ngưu
Tất, Mộc thông, Trạch Tả, mỗi vị 10g. Sắc uống (Dược Liệu Việt Nam). Trị huyết
áp cao với các triệu chứng tim đập nhanh, ra mồ hôi, ứ trệ máu ở các mạch ngoại
vi, nước da xanh tím, ngón chân, ngón tay tê: Hoàng Bá, Hoàng Liên, Hoàng
Cầm, Chi tử, Đương Qui, Sinh Địa, Mạch Môn, Long đởm, Thạch cao, mỗi vị
31g, Ngưu Tất 25g, Lô Hội, Đại Hoàng, Hà Thủ ô đỏ, mỗi vị 15,5g; Tri mẫu 10g,
Vân mộc hương 6g, Xạ hương 1,5g. Tán bột, cho thêm mật ong, làm thành viên

0,5g. Uống mỗi lần 4 viên, ngày 3 lần. Nên ăn thức ăn có gừng (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị suy nhược tinh thần với các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí
nhớ, mất ngủ: Hoàng Bá 10g, Toan táo nhân 25g, Đương Quy, Phục linh,
Sinh địa, Câu kỷ tử, Cúc hoa, mỗi vị 20g; Viễn Chí, Mạch Môn, Bạch Truật,
Tục tùy tử, mổi vị 15g; Xuyên khung, Nhân sâm, mỗi vị 10g. Sắc, chia làm 2
lần uống trong ngày (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị trẻ nhỏ lỵ do nhiệt, tiểu ra máu: Hoàng Bá 20g, Xích Thược16g. tán
bột, trộn hồ làm viên, to bằng hạt Mè. Mỗi lần uống 10-12 viên (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Trị trẻ nhỏ bị bạch lỵ, bụng đầy, bụng
đau âm ỉ: Hoàng Bá 40g, Đương Quy 40g. tán bột, trộn với Tỏi nướng, làm
thành viên to bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-7 viên (Lâm
Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Trị đới hạ xuống màu vàng,
trùng roi âm đạo, âm đạo ngứa: Hoàng Bá 12g, Sơn dược 16g, Bạch Quả 12g.
Sắc uống (Di Hoàng Tán - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).


11

* Các sản phẩm có thành phần Hoàng Bá đã và đang lưu hành trên
thị trường Việt Nam:
- Kim Đởm Khang, sản phẩm của công ty LOHHA
Công dụng: Phục hồi chức năng gan, kháng viêm và điều trị dự phòng tái
phát sỏi.
- Nữ Vương, sản phẩm của công ty LOHHA
Công dụng: Điều trị viêm phần phụ của phụ nữ, tăng sức đề kháng âm
đạo và cân bằng pH.
- Kim Miễn Khang, sản phẩm của công ty LOHHA
Công dụng: Tăng và cân bằng hệ miễn dịch cho cơ thể, chống viêm, giải độc.
- Tràng Phục Linh, sản phẩm của công ty LOHHA

Công dụng: Tăng cường sự miễn dịch và cân bằng vi khuẩn đường ruột,
phục hồi niêm mạc âm đạo, tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
2.3.3. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây Hoàng Bá
2.3.3.1.Bức xạ mặt trời
Năng lượng cơ bản trên trái đất đối với đời sống sinh vật là do bức xạ
mặt trời. Năng lượng mặt trời là nguồn gốc của tất cả những hiện tượng và
quá trình sinh hóa xảy ra trong thế giới sinh vật và vi sinh vật. Bức xạ mặt trời
là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên khí hậu. Mỗi vĩ độ trên trái đất nhận
được năng lượng bức xạ mặt trời khác nhau nên hình thành những vùng khí
hậu khác nhau.
Bức xạ mặt trời ảnh hưởng đến tất cả quá trình sinh lý cơ bản của động
vật và thực vật. Nó là một trong những điều kiện cơ bản để tạo thành diệp lục
trong cây và quang hợp tạo nên chất hữu cơ nuôi cây. Ngoài ra, bức xạ mặt
trời còn ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác như ảnh hưởng đến năng suất, di
thực cây trồng, tạo ra giống mới… Vì vậy, ta cần nắm vững điều đó để chọn
thời vụ và năng lượng cho thích hợp trong trồng trọt cây thuốc.


12

2.3.3.2.Nhiệt độ đất
Nhiệt độ đất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Bất cứ cây nào cũng đòi hỏi nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng, phát triển
bình thường.
VD: Muốn hạt Hoàng Bá mọc đều thì phải gieo vào mùa xuân, nếu gieo
hạt vào mùa khác hạt mọc ít hoặc không mọc.
Nhiệt độ đất phụ thuộc vào nhiều loại yếu tố như: Loại đất, cấu tạo đất,
độ ẩm, địa hình, mùa vụ gieo trồng trong năm… Cho nên ta cần chọn nhiệt độ
thích hợp để gieo trồng.
2.3.3.3 Nhiêt độ không khí và lượng mưa

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố cây trồng trên các
vùng địa lí khác nhau và còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng
suất và chất lượng dược liệu. Nhiệt độ thích hợp cho cây Hoàng Bá sinh
trưởng phát triển tốt ở khoảng 15-20oC. Về lượng mưa ảnh hưởng lớn đến đời
sống cây trồng. Mỗi loài cây cần lượng mưa khác nhau. Đối với cây Hoàng
Bá thì cần lượng mưa khoảng 2500mm/năm và phân bố đều giữa các mùa.
Nếu mưa qúa nhiều, ẩm độ không khí cao, sâu bệnh dễ phát sinh, phát triển
mạnh, rễ, hoa, quả bị thối làm giảm sản lượng giống và dược liệu.
Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu tỉnh Cao Bằng (năm 2014)
Chỉ
tiêu
Tháng

Nhiệt độ
trung
bình
( 0C)

Lƣợng
mƣa
(mm)

Giờ nắng
(Giờ)

Ẩm độ
trung
bình
(%)


Bốc hơi
(mm)

1
12,5
16,8
56,8
82
91,2
2
15,8
19,3
100,1
85
85,7
3
18,5
45,5
79,3
89
83,5
4
21,6
28,6
163,8
80
71,7
5
25,0
32,8

175,1
90
82,1
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng).


13

Qua bảng 2.1. cho thấy:
Nhiệt độ trung bình từ tháng 1 đến tháng 5 có sự khác biệt tương đối
lớn, nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 5 với nhiệt độ trung bình tháng
250C, tiếp đến là tháng 4 nhiệt độ trung bình tháng là 21,60C, tháng 3 là
18,50C, tháng 2 là 15,80C và thấp nhất là tháng 1 với 12,50C. Nhiệt độ chênh
lệch cao nhất giữa tháng 1 và tháng 5 là 12,50C.
Về lượng mưa: Tháng 3 là tháng có lượng mưa cao nhất là 45,5mm, tiếp
đến là tháng 5 và tháng 4 với lượng mưa trung bình tháng là 32,8mm và
28,6mm, tháng 1 có lượng mưa trung bình thấp nhất với 16,8mm.
Số giờ nắng nhiều nhất là tháng 5 với số giờ nắng là 175,1 giờ, tháng 4
là 163,8 giờ, thấp nhất là tháng 1 với 56,8 giờ nắng.
Ẩm độ trung bình của các tháng tương đối cao, dao động từ 82 đến 90%,
cao nhất là tháng 5 với 90%, thấp nhất là tháng 1 với 82%.
Lượng nước bốc hơi: lượng nước bốc hơi các tháng tương đối lớn. lượng
bốc hơi cao nhất là tháng 1 với 92,1mm, tiếp đến là tháng 2, tháng 3, tháng 5,
thấp nhất là tháng 4 với lượng bốc hơi là 71,7%.
Như vậy nhiệt độ trung bình các tháng tương đối thấp, nhiệt độ mát mẻ,
khí hậu phù hợp với cây Hoàng Bá.
2.3.4. Biện pháp kỹ thuật gieo trồng
2.3.4.1.Kỹ thuật gieo trồng
 Giống
Hạt giống lấy ở cây ≥ 6 năm tuổi và lấy vào tháng 11 khi quả đã chín

mọng. Sau khi hái về ủ 7-10 ngày cho vỏ quả mềm nhũn rồi dùng tay bóp nát
quả cho hạt rơi ra. Đem đãi sạch hạt rồi phơi khô đến ẩm độ 13% và bảo quản
hạt đến mùa xuân đem gieo.


14

 Biện pháp nhân giống
- Hoàng Bá là cây lâm nghiệp lâu năm, có 2 hình thức nhân giống là:
hình thức nhân giống vô tính (giâm cành, chiết, ghép, nuôi cấy invitro) và
nhân giống hữu tính (từ hạt). Cho đến hiện nay, để nhân giống Hoàng Bá
người ta vẫn chỉ sử dụng biện pháp duy nhất là nhân giống hữu tính (gieo
hạt). Biện pháp này đơn giản, dễ làm, giá thành thấp nhưng nhược điểm của
biện pháp này là quần thể cây con không đồng đều, không giữ nguyên được
đặc tính của cây mẹ, năng suất không cao, chất lượng và khả năng chống chịu
không ổn định, hệ số nhân giống thấp. Phương pháp nhân giống vô tính bằng
giâm hom cũng được cần được nghiên cứu và lấy hom giâm ở đỉnh ngọn và
thời gian giâm vào tháng 9 hàng năm .
Trước thực tế đó, cần nghiên cứu các biện pháp nhân giống vô tính đối
với cây Hoàng Bá vì biện pháp này sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây
(cây sớm cho thu hoạch), quần thể cây đồng đều, bảo tồn được những đặc tính
tốt của cây mẹ, năng suất cao và ổn định, hệ số nhân giống lớn.
Hạt Hoàng Bá cũng có thể được phát tán nhờ chim và thú sau khi ăn quả.
Hạt cũng có khả năng nảy mầm rất cao nhất là sau khi trải qua thời gian ngủ nghỉ
khi gặp nhiệt độ thấp hoặc băng giá. Hoàng Bá có thể phát triển tốt trên các khu
vực đất đai ẩm ướt ở các vùng rừng với PH của đất từ 5-6, có thể sinh trưởng ở
nhiều loại đất như đất mùn, đất cát và đất sét, có thể sống được ở dưới tán rừng
hoặc không.
 Thời vụ gieo trồng
Hiện nay chưa có đánh giá nào về thời vụ gieo trồng cho cây Hoàng

Bá.Tuy nhiên đối với trồng trọt chọn thời vụ thích hợp là biện pháp quan
trọng hàng đầu quyết định năng suất cây trồng. Nói chung cây Hoàng Bá ưa
khí hậu mát mẻ, chịu được rét nên thường trồng vào vụ đông hoặc vụ xuân.


15

-Vụ đông:trồng vào tháng 11, 12
-Vụ xuân:trồng vào các tháng, 2, 3, 4 tùy vào tình hình mưa xuân đến
sớm hay muộn, nếu trồng sớm được càng tốt.
 Làm đất
- Sau khi chọn đất thích hợp, ta cày bừa kỹ, phơi ải ở cuối tháng 12, đến
tháng 1 năm sau cày lại và bừa nhỏ, lên luống. Luống rộng 0,8-1,0 m, cao 15120cm.
 Phân bón
- Khi lên luống ta bón 20 tấn phân chuồng/1 ha. Bón lót tùy theo phương
thức gieo trồng, có thể bón rải, bón theo hàng hoặc theo hốc. Sau khi bón
phân cần trộn với đất cho đều rồi mới tiến hành gieo trồng.
 Gieo trồng
- Sau khi làm đất bón phân cẩn thận, tiến hành gieo trồng. Đào hố có
đường kính 0,8 – 1,0m, sâu 0,4 – 0,6 m. Bón lót 10-15kg phân chuồng + 75g
supe lân rồi lấp đất lên gieo hạt và tưới nước. Trồng với mật độ 1000 cây/ha
(câyxcây = 3m).
2.3.4.2 Kỹ thuật chăm sóc Hoàng Bá
 Xới xáo, làm cỏ
Xới xáo làm cỏ là một trong những khâu chăm sóc rất cần thiết đối với
cây trồng. Đặc biệt đối với cây thuốc là rất quan trọng không thể thiếu được.
Sau các trận mưa thường làm cho đất trên mặt luống bị kết váng lại, cây trồng
sinh trưởng khó khăn, cần phải xới xáo phá váng ngay, làm cho đất thoáng,
tơi để cây sinh trưởng thuận lợi. Khi xới xáo không nên xới sâu làm ảnh
hưởng đến bộ rễ hoặc làm lay gốc cây. Song song với xới xáo cần phải kết

hợp vun gốc giữ cho cây chặt không bị đổ. Trong những lần xới xáo ta kết
hợp làm cỏ ngay, không nên để cỏ lấn át với cây thuốc . Vì vậy trong lúc làm


16

đất phải làm sạch cỏ mới lên luống, nhổ cỏ ta phải chú ý nhổ nhẹ nhàng tránh
ảnh hưởng đến bộ rễ của cây thuốc. Khi cỏ được làm sạch, luôn luôn thoáng
sẽ hạn chế được sâu bệnh hại.
 Tỉa cây, bón thúc
Cây thuốc rất ưa bón thúc, ngoài bón lót phải bón thúc cho cây sinh trưởng,
phát triển.Với cây Hoàng Bá là loại cây thuốc lấy thân vỏ là chủ yếu thì ta nên
dùng phân bắc, phân chuồng đã ủ hoai pha loãng để tưới trong giai đoạn cây con
ở vườn ươm và trong suốt thời gian sinh trưởng. Khi dùng phân để bón thúc cần
chú ý đến tính chất của cây. Thời kỳ bón cho cây sao thích hợp mới phát huy
được hiệu lực của phân bón. Về liều lượng tùy vào thời gian sinh trưởng, tuổi
thọ trung bình mà ta bón nhiều hay ít, sớm hay muộn. Ngoài ra ta còn bón bổ
sung phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân NPK để tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng, khả năng chống chịu tốt, ra hoa, kết quả và chín tập trung, hạt mẩy
đều. Hầu hết cây thuốc trong đó có Hoàng Bá đều là những cây sợ úng nhưng lại
rất ưa ẩm, chính vì vậy, khi gặp thời tiết khô hanh là phải tưới nước kịp thời. Về
tỉa cây, do cây hoàng bá là cây lấy thân vỏ nên khi cây cao 7 – 10cm, tỉa giặm
cây cho đều, khi cây lớn ta chỉ cần tỉa những cành già, cành bị sâu bệnh để tạo
độ thoáng mát cho cây để cho dinh dưỡng được tập trung nuôi cây.
 Phòng trừ sâu bệnh hại
Hiện nay chưa có kết quả nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu về thành phần
các loài sâu, bệnh hại Hoàng Bá và hiệu quả của một số biện pháp trong
phòng trừ chúng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dược liệu đáp ứng
tiêu chuẩn của Bộ y tế. Tuy nhiên trong quá trình trồng trọt, vào tháng 4tháng 5, sau khi cây mọc lệ khỏi mặt đất thường bị các loài sâu cắn cây. Lúc
cây cao khoảng 20cm thường xuất hiện các loại sâu ăn lá. Ngoài ra, sau khi

trồng cũng cần có biện pháp chống chuột, kiến cho hạt đem gieo.


17

2.3.5. Phương pháp thu hoạch, chế biến, khai thác và phát triển
2.3.5.1.Thu hoạch
Chưa có tài liệu nào đưa ra thời điểm thu hoạch vừa đạt năng suất cao
vừa đảm bảo về chất lượng dược liệu: Đánh giá kiểm nghiệm hoạt chất trong
dược liệu để đưa ra thời điểm thu hoạch để đạt được hoạt chất cao nhất. Tuy
nhiên ta có thể dựa vào kinh nghiệm dân gian để thu hoạch Hoàng Bá. Cây
Hoàng Bá 3-4 năm tuổi có thể cho dược liệu, nhưng nếu bóc ở giai đoạn này
thì chất lượng kém, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của
cây. Nên để cây càng già càng tốt (tối thiểu 6 năm tuổi). Thu hoạch thường
vào cuối mùa hè (khoảng tháng 6-7) khi lá chưa rụng và vào thời điểm này có
mưa nhiều nên dễ cắt vỏ cây.
2.3.5.2.Chế biến
Chưa có phương pháp chế biến dược liệu theo dây chuyền công nghiệp
mà chủ yếu là phương pháp sơ chế thủ công nên phụ thuộc nhiều vào điều
kiện thời tiết khí hậu, chất lượng dược liệu không cao và không đồng đều.
Cách bóc vỏ cây Hoàng Bá như bóc cây Quế, khi bóc làm giàn leo, dùng lạt
buộc ngang thân cây hay cành cây với độ dài 40cm. Dùng dao sắc và nhọn
thiến vỏ cây theo lạt đã buộc và rạch dọc từng phiến độ 60-70cm, rồi dùng
dao tre vót mỏng hay nạy bằng thép mềm để cạy tách vỏ ra từng phiến. Nên
bóc vỏ cách khoảng, năm bóc phía này, năm bóc phía khác và chọn những
cành to để bóc trước, chỉ bóc cắt lấy một phần mà không hạ đổ cả cây nhằm
khai thác lâu dài, bền vững nguồn dược liệu này.
2.3.5.3.Khai thác và phát triển
- Trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu chi tiết về nhân giống và
trồng trọt cây Hoàng Bá. Việc trồng Hoàng Bá chủ yếu dựa vào nghiên cứu

của một số cây cùng chi (cam, bưởi, …) cho biết cây có thể trồng ở nhiều nơi
và trồng không che tán cho năng suất cao hơn. Cây thích hợp với rất nhiều
loại đất.


×