Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bệnh viêm loét dạ dày ai cũng cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.77 KB, 2 trang )

Bệnh viêm loét dạ dày ai cũng cần biết
Viêm loét dạ dày không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, mà còn gây ra
nhiều biến chứng nguy hiểm Vì vậy, dưới đây là những thông tin vô cùng quan
trọng mà mọi người cần nắm được để phát hiện bệnh sớm và ngăn ngừa biến
chứng viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày do nhiều nguyên nhân, nhưng hàng đầu là do nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP khi vào được cơ thể thì xâm nhập lớp chất nhầy niêm mạc dạ dày và sản xuất ra
catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét
dạ dày tá tràng
Loét cũng có thể xuất hiện khi dạ dày người bệnh sản sinh ra quá nhiều axit, gây bỏng niêm
mạc
Loét còn do sử dụng lâu dài các thuốc kháng viêm như: aspirin, ibuprofen, naproxen,
ketoprofen, dexa...
Ngoài ra, bệnh còn do lối sống không điều độ, ăn uống không khoa học đúng giờ, uống rượu
bia nhiều, làm việc căng thẳng kéo dài, thức khuya, hay lo lắng, sợ hãi và bị stress.

Loét dạ dày không loại trừ ai
Tuy nhiên nữ giới thường dễ mắc hơn nam giới. Đáng chú ý, nếu như đau dạ dày trước kia
chỉ gặp ở người lớn thì ngày nay, số trẻ em mắc bệnh cũng chiếm tỷ lệ đáng kể do học tập
căng thẳng, thức khuya, ăn uống không điều độ.
Nguy hiểm hơn, đa phần trẻ viêm loét dạ dày nhập viện trong tình trạng muộn do viêm loét dạ
dày ở trẻ em tiến triển rất nhanh

Một số trường hợp bị viêm loét dạ dày mà không có bất kỳ triệu chứng nào
Nhưng với một số trường hợp khác, người bệnh có thể gặp các triệu chứng bao gồm: đau
bụng ngay dưới lồng ngực, khó tiêu, buồn nôn, chán ăn, nôn mửa, sụt cân, nôn ra máu hoặc


chóng mặt, có các triệu chứng của bệnh thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt và sốc do mất
máu



Loét dạ dày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
- Thủng dạ dày: bệnh nhân đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng.
Trường hợp này cần được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm cho tính mạng.
- Xuất huyết tiêu hóa: Bệnh nhân có biểu hiện ói ra máu và có máu trong phân hoặc phân
đen, hôi.
- Hẹp môn vị: Biểu hiện lúc đầu cảm thấy đầy bụng, nặng bụng, ở chua kèm đau bụng và nôn
ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.
- Ung thư dạ dày: biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị hoặc
điều trị không triệt để, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa
Phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ
Thông thường, trong đơn thuốc sẽ có thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn HP, thuốc giảm tiết
axit, bao vết loét và các thuốc giảm triệu chứng (giãn cơ trơn, trung hoà axit).
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân khi thấy hết triệu chứng là dừng hoặc uống thuốc không đầy đủ
theo đơn kê của bác sĩ. Thực tế là triệu chứng có thể hết nhưng vi khuẩn, vết loét vẫn còn.
Hậu quả là bệnh sẽ nhanh chóng tái phát
Kết hợp Đông Tây Y để đạt hiệu quả tốt nhất
Để ngăn ngừa loét tái phát hay biến chứng nguy hiểm, bên cạnh các phác đồ thuốc Tây nên
dùng kèm các thảo dược tự nhiên có tính kháng khuẩn HP, kháng toan, nhanh lành vết loét,
bảo vệ niêm mạc dạ dày. Trong đó nổi bật là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao
của tinh chất nghệ vàng.
Khoa học hiện đại cũng chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của 65 chủng HP, giảm số
lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.
Trong một nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45
bệnh nhân cho uống viên nang Nano curcumin, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả
cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%




×