Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tình hình đầu tư tàu, thuyền đánh bắt hải sản trên địa bàn xã Cẩm Nhượng-huyện Cẩm Xuyên-tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.66 KB, 73 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

́H

U

Ế

---o0o---

H



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

IN

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÀU, THUYỀN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN

K

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM NHƯỢNG - HUYỆN CẨM XUYÊN

Đ


A

̣I H

O

̣C

TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
NGUYỄN THÙY LINH

HUẾ, 05/2015

SVTH: Nguyễn Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

́H

U

Ế


---o0o---

H



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

IN

TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÀU, THUYỀN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN

K

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM NHƯỢNG - HUYỆN CẨM XUYÊN

̣I H

O

̣C

TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2013

Đ
A

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS PHÙNG THỊ HỒNG HÀ


HUẾ, 05/2015

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

Sinh viên thực tập:
NGUYỄN THÙY LINH
Lớp: K45B KHĐT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

L ời C ả m Ơ n

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

Ế

Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình từ quý thầy cô trong trường Đại học Kinh Tế Huế, các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển.
Để bày tỏ lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám
Hiệu Trường Đại Học Kinh Tế Huế, các thầy cô giáo trong trường,
trong khoa .Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo
PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà – người đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết để tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm
cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị, cô, chú cán bộ đang
làm việc tại Uỷ ban Nhân Dân Xã Cẩm Nhượng và người dân trên
địa bàn xã đã nhiệt tình hướng dẫn cung, cấp thông tin giúp tôi
hoàn thành đề tài khoá luận này.
Tuy có nhiều cố gắng song do còn nhiều hạn chế về trình độ
năng lực cũng như kinh nghiệm của bản thân nên khóa luận không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của quý thầy cô, quý cơ quan và bạn đọc để khóa luận này
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thùy Linh


SVTH: Nguyễn Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà
DANH MỤC VIẾT TẮT
: Đơn vị tính



: Lao động

Tr.đ

: Triệu đồng

UBND

: Uỷ ban nhân dân

ATTP

: An toàn thực phẩm

ATVSTP

: An toàn vệ sinh thực phẩm


BQ

: Bình quân

TNTN

: Tài nguyên thiên nhiên

VĐT

: Vốn Đầu Tư

ĐTPT

: Đầu tư phát triển

NSNN

: Ngân sách nhà nước

KTXH

: Kinh tế xã hội

U

́H




H
IN
K
̣C
O
̣I H
Đ
A
SVTH: Nguyễn Thùy Linh

Ế

ĐVT


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà
MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
1.4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2

Ế

1.5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2


U

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................3

́H

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TÀU THUYỀN ĐÁNH BẮT HẢI SẢN 3
1.1. Lí luận về đầu tư.......................................................................................................3



1.2. Đặc điểm ngành đánh bắt hải sản có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển
tàu, thuyền .......................................................................................................................6

H

1.2.2. Đặc điểm của ngành đánh bắt hải sản và ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát

IN

triển tàu thuyền ................................................................................................................7

K

1.3. Nội dung đầu tư phát triển tàu thuyền đánh bắt hải sản ...........................................9
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ...............................................................12

O

̣C


1.4.1.1. Tiềm lực về vốn................................................................................................12

̣I H

1.4.1.2. Năng lực con người ..........................................................................................13
1.4.1.3. Khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập ..............................................................14

Đ
A

1.4.2. Nhân tố bên ngoài................................................................................................15
1.4.2.1. Thời tiết khí hậu ...............................................................................................15
1.4.2.2. Chính sách nhà nước ........................................................................................15
1.4.2.3. Chính sách xã hội .............................................................................................16
1.4.2.4. Thị trường tiêu thụ............................................................................................17
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư đánh bắt hải sản .......................................18
1.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển tàu thuyền .........................................18
1.5.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư ................................................................18
1.5.3. Hiệu quả đầu tư....................................................................................................18

SVTH: Nguyễn Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TÀU THUYỀN ĐÁNH BÁT HẢI SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM NHƯỢNG GIAI ĐOẠN 2011-2013 ............................20

2.1. Tình hình cơ bản của xã .........................................................................................20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................20
2.1.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................................20
2.1.1.2. Địa hình và địa hình biển..................................................................................20
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu ...............................................................................................20

Ế

2.1.1.4. Đất đai..............................................................................................................21

U

2.1.1.5. Mặt nước...........................................................................................................21

́H

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................................21
2.1.2.1. Đặc điểm dân số và lao động............................................................................21



2.1.2.2. Tình hình cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống điện.......................................22
2.2. Khái quát về tình hình đánh bắt hải sản của xã ......................................................23

H

2.2.1. Đặc điểm nghề đánh bắt hải sản ở xã ..................................................................23

IN


2.2.2. Thực trạng tàu thuyền đánh bắt hải sản trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm

K

2013 ...............................................................................................................................25
2.2.3. Tình hình khai thác hải sản trên địa bàn xã Cẩm Nhượng giai đoạn 2011 - 2013 ........28

O

̣C

2.2.4. Thu nhập từ hoạt động đánh bắt ..........................................................................30

̣I H

2.3. Tình hình đầu tư tàu thuyền đánh bắt hải sản ở các hộ điều tra .............................31
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra...................................................................31

Đ
A

2.3.2. Quy mô, cơ cấu các loại thuyền của các hộ điều tra ...........................................31
2.3.3. Tình hình đầu tư đóng mới tàu, thuyền ...............................................................32
2.3.3.1. Đầu tư tàu thuyền theo nội dung đầu tư ...........................................................32
2.3.3.2. Đầu tư tàu phân theo nguồn vốn.......................................................................35
2.3.4. Đầu tư cho hoạt động đánh bắt hải sản................................................................37
2.3.5. Kết quả và hiệu quả đầu tư đánh bắt hải sản của các hộ điều tra ........................38
2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tàu, thuyền đánh bắt hải sản
trên địa bàn xã Cẩm Nhượng.........................................................................................43
2.4.1. Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước ........................................................43

2.4.2. Nhân tố về thị trường...........................................................................................44
SVTH: Nguyễn Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

2.4.3. Nhân tố về vốn.....................................................................................................45
2.4.5. Nhân tố về cơ sở hạ tầng .....................................................................................46
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .....................................................48
3.1. Định Hướng ............................................................................................................48
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn cho đầu tư phát triển tàu thuyền đánh bắt hải sản
hiện tại ở địa bàn xã Cẩm Nhượng ................................................................................48
3.1.2. Định hướng đầu tư phát triển tàu thuyền đánh bắt hải sản cho giai đoạn 2015-

Ế

202 của chính quyền UBND xã Cẩm Nhượng ..............................................................48

U

3.2. Giải pháp.................................................................................................................49

́H

3.2.1. Chú trọng phát triển loại tàu ................................................................................49
3.2.2. Đổi mới và tăng cường đầu tư trang thiết bị trên tàu ..........................................50




3.2.3. Giải pháp huy động vốn ......................................................................................50
3.2.4. Giải pháp thị trường tiêu thụ ...............................................................................51

H

3.2.5. Về xây dựng kết cấu hạ tầng: ..............................................................................52

IN

3.2.6. Phòng chống và giảm nhẹ hậu quả do thiên tai ...................................................52

K

3.2.7. Kết hợp với vấn đề biển đảo...............................................................................53
3.2.8. Một số giải pháp khác..........................................................................................54

O

̣C

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................57

̣I H

1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................57
2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................58

Đ
A


TÀI LIỆU THAM KHẢO

SVTH: Nguyễn Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 : Tình hình dân số và lao động của xã Cẩm Nhượng năm 2013.......................22
Bảng 2: Số lượng tàu thuyền trên địa bàn xã Cẩm Nhượng giai đoạn 2011-2013 .......26
Bảng 3. Sản lượng và giá trị sản lượng hải sản khai thác của xã Cẩm Nhượng ..........29
giai đoạn 2011- 2013 .....................................................................................................29
Bảng 4: Sản lượng và giá trị sản lượng khai thác phân theo nghề khai thác của ..........30

Ế

Xã năm 2013..................................................................................................................30

U

Bảng 5: Tình hình chung của các hộ điều tra ................................................................31

́H

Bảng 6: Phân loại tàu thuyền của các hộ điều tra phân theo công suất.........................32
Bảng 7: Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư theo nội dung đầu tư của các hộ điều tra.............33




Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư bình quân 1 thuyền .................................................36
Bảng 9: Chi phí cho hoạt động đánh bắt bình quân 1 thuyền/năm ...............................38

H

Bảng 10: Hiệu quả đầu tư vốn theo phương pháp hạch toán ........................................39

K

IN

Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn theo phương pháp hiện giá ........................................42

̣I H

O

̣C

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Đ
A

Sơ đồ 1: Khái niệm hoạt động đầu tư ..............................................................................3

SVTH: Nguyễn Thùy Linh



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong những năm qua, hoạt động khai thác hải sản của ngư dân Xã Cẩm
Nhượng- Huyện Cẩm Xuyên- Tỉnh Hà Tĩnh phát triển mạnh và đang trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Hàng năm, nghề khai thác cung ứng cho thị
trường hàng ngàn tấn hải sản mang về doanh thu cho xã hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra,
nghề khai thác còn giúp giải quyêt việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho

Ế

ngư dân ở địa phương. Vì vậy, chính quyền xã đã và đang tạo điều kiện cho ngư dân

U

phát triển ngành đánh bắt hải sản đặc biệt là chú trọng vào việc đầu tư tàu thuyền. Để

́H

thấy được sự phát triển phương tiện đánh bắt và hiệu quả của nghề khai thác hải sản
mang lại, tôi đã chọn đề tài: “Tình hình đầu tư tàu thuyền đánh bắt hải sản trên địa bàn



xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2013” làm khoá
luận tốt nghiệp của mình.


H

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá những vấn đề có tính lý luận về

IN

đầu tư tàu thuyền đánh bắt hải sản để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy

K

hoạt động đầu tư tàu thuyền đánh bắt hải sản ở xã trong giai đoạn tới.
Có được kết quả này tôi đã thu thập số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ

O

̣C

ngư dân có phương tiện đánh bắt hải sản để biết được tình hình đầu tư tàu thuyền ở

̣I H

đây. Số liệu thứ cấp được lấy từ UBND xã Cẩm Nhượng, Hội nông dân xã, các giáo
trình, internet…..

Đ
A

Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chương I: Cơ sở lý luận về đầu tư tàu thuyền đánh bắt hải sản
Chương II: Tình hình đầu tư tàu thuyền đánh bắt hải sản trên địa bàn xã Cẩm
Nhượng giai đoạn 2011-2013
Chương III: Định hướng và giải pháp
Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Nguyễn Thùy Linh


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước nằm trong bán đảo Trung Ấn, đựơc thiên nhiên phú cho
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản. Với bờ biển dài hơn 3200 km
trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các vùng khí hậu, thời
tiết, chế độ thuỷ học... Ven bờ có nhiều đảo, vùng vịnh và hàng vạn hécta đầm phá, ao

Ế

hồ sông ngòi nội địa, thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí nằm ở nơi giao lưu của các

U

ngư trường chính, đây là khu vực được đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong phú

́H


về chủng loại và nhiều đặc sản quý. Việt Nam có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt, lợ. Khu vực đặc quyền kinh tế biển khoảng 1



triệu km2 thuộc 4 khu vực được phân chia rõ ràng về mặt thuỷ văn đó là: Vịnh Bắc Bộ
ở phía Bắc, khu vực biển miền Trung, khu vực biển Đông Nam và vùng Vịnh Tây

IN

thác ở nhiều tầng nước khác nhau.

H

Nam, hàng năm có thể khai thác 1,2 –1,4 triệu tấn hải sản, có độ sâu cho phép khai
Nhờ có những nét đặc trưng như vậy mà nghề thuỷ sản Việt Nam gồm cả đánh

K

bắt và nuôi trồng đã tồn tại và phát triển từ lâu đời, đến nay đã trải qua nhiều thăng

̣C

trầm. Một trong những bước quan trọng đánh dấu quá trình chuyển biến nhằm đạt

O

được hiệu quả kinh tế ngày càng cao góp phần thúc đẩy sự tiến bộ chung trên phương

̣I H


diện kinh tế cả nước của ngành thuỷ sản.
Cẩm Nhượng là một xã vùng cửa biển ở huyện Cẩm Xuyên, với chiều dài đường

Đ
A

biển là hơn 2km với nguồn hải sản phong phú, đa dạng. Cư dân ở đây sống chủ yếu
bằng nghề đánh bắt, chế biến hải sản và là nghề truyền thống lâu đời từ xưa cho đến
nay. Trong những năm gần đây, đánh bắt hải sản đã ngày càng phát triển và là một
ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nhờ có kinh tế biển đời sống của nhân dân đã
và đang được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên trên thực tế tàu thuyền của người dân chưa
được đầu tư lớn, công suất của đa số tàu thuyền còn ở mức vừa và nhỏ chủ yếu là phục
vụ cho việc đánh bắt gần bờ, chưa khai thác hết ưu thế nguồn lợi hải sản xa bờ phục vụ
cho phát triển kinh tế. Cùng với sự phát triển của đất nước, những thách thức trong
hoạt động đánh bắt hải sản đang ngày càng bộc lộ rõ, đặc biệt là nguồn lợi hải sản gần
bờ có dấu hiệu cạn kiệt ảnh hưởng đến đời sống của ngư dân.

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

Xuất phát từ thực trạng trên, tôi chọn đề tài: “Tình hình đầu tư tàu, thuyền
đánh bắt hải sản trên địa bàn xã Cẩm Nhượng-huyện Cẩm Xuyên-tỉnh Hà Tĩnh
giai đoạn 2011 - 2013” .

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung : Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp để phát
triển hoạt động đầu tư tàu thuyền khai thác thuỷ hải sản của địa bàn xã Cẩm Nhượng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể :
- Hệ thống hoá những vấn đề có tính lý luận về đầu tư tàu thuyền đánh bắt thuỷ

Ế

hải sản.

U

- Phân tích , đánh giá thực trạng tình hình đánh bắt thuỷ sản, đầu tư tàu thuyền

́H

trên địa bàn xã Cẩm Nhượng.



- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư tàu thuyền đánh bắt
hải sản ở xã trong giai đoạn tới.
- Phương pháp thu thập số liệu:

H

1.3. Phương pháp nghiên cứu

IN


 Số liệu thứ cấp: thông qua hội nông dân của uỷ ban xã Cẩm Nhượng, và một số

K

tài liệu liên quan khác.

 Số liêu sơ cấp: thông qua phỏng vấn điều tra trực tiếp các chủ phương tiện đánh

̣C

bắt thuỷ hải sản bằng bảng hỏi được kê sẵn.

O

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu:

̣I H

 Tổng hợp số liệu: số liệu được tổng hợp và xử lí trên phần mềm Excel
 Phân tích số liệu: trên cơ sở số liệu đã tổng hợp, đề tài tiến hành phân tích

Đ
A

chúng để rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số….
- Phương pháp thống kê tổng hợp: Nhằm nghi chép và tổng hợp được những số

liệu thu thập được.
- Một số phương pháp khác.
1.4. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Đề tài nghiên cứu tình hình đầu tư tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản ở xã
Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên , tỉnh Hà Tĩnh trong ba năm từ năm 2011 đến năm 2013.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian : Tại địa bàn xã Cẩm Nhượng-huyện Cẩm Xuyên- tỉnh Hà Tĩnh
- Các số liệu được thu thập trong thời gian: Giai đoạn 2011 – 2013
SVTH: Nguyễn Thùy Linh

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TÀU THUYỀN
ĐÁNH BẮT HẢI SẢN
1.1. Lí luận về đầu tư
 Hoạt động đầu tư
“ Hoạt động đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động nào đó nhằm thu về cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương

Ế

lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó”. Nguồn lực bỏ ra đó là

U

tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác. Biểu hiện bằng tiền tất


́H

cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây được gọi là vốn đầu tư. Những kết quả đó có thể là



sự tăng thêm các tài sản tài chính(tiền vốn), tài sản vật chất ( nhà máy, đường xá,..), tài
sản trí tuệ ( trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,…) và nguồn nhân lực.

-Tiền

-Tài chính

-Cuả cải vật
chất

- Sửa chữa,
xây dựng
mới, mua
sắm, lắp đặt

K

̣C

Đ
A

- Sức lao
động và trí

tuệ.

- Đào tạo
nguồn nhân
lực

̣I H

- TNTN

O

- Kỹ thuật
công nghệ

Kết quả:

Mục tiêu:

Sự gia tăng
tương lai về

-Kinh tế

H

Hoạt động:

IN


Nguồn lưc:

-Tài sản tài
chính
- Tài sản vật
chất
-Tài sản trí
tuệ

- Xã hội
- Chính trị
- Văn hóa
- Môi
trường

Sơ đồ 1: Khái niệm hoạt động đầu tư
 Vốn đầu tư (VĐT)
Hoạt động đầu tư được hiểu là các hoạt động làm tăng thêm quy mô tài sản quốc
gia. Tài sản quốc gia thường được phân chia làm hai nhóm là tài sản quốc gia sản xuất
( gọi là vốn sản xuất) và tài sản quốc gia phi sản xuất. Việc nghiên cứu vấn đề đầu tư
với tư cách là yếu tố nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế chỉ đặt ra khuôn khổ các hoạt

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà


động đầu tư vốn sản xuất trước là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình dịch vụ và
sản xuất của nền kinh tế.
Vốn đầu tư trực tiếp sản xuất là toàn bộ các giá trị tư liệu sản xuất được hình
thành từ hoạt động đầu tư, nhằm đảm bảo tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
tài sản sản xuất quốc gia.
Nếu đứng trên góc độ tính chất hoạt độngc của VĐT thì VĐT được chia làm hai
bộ phận: VĐT khôi phục và VĐT thuần tuý. VĐT khôi phục là bộ phận vốn có tác

Ế

dụng bù đắp các giá trị hao mòn của vốn sản xuất, đây chính là quỹ khấu hao (Dp),

U

VĐT thuần tuý chính là phần tích luỹ để tái sản xuất mở rộng quy mô, khối lượng vốn

́H

sản xuất (Ni).

Từ cách phân loại trên, có thể định nghĩa tổng VĐT là tổng giá trị xây dựng và



lắp đặt thay thế. Tổng VĐT được tính theo công thức:
I=DP+Ni

H


Đầu tư phát triển (ĐTPT) xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức

IN

lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm

K

hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực
sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng

O

̣C

cao đời sống cho mọi người dân trong xã hội.
Tuỳ theo mục đích khác nhau, vốn đầu tư được phân thành:

̣I H

 Vốn huy động từ ngân sách nhà nước (NSNN)

Đ
A

Đối với nguồn vốn NSNN thì đây chính là nguồn chi của NSNN cho đầu tư. Đó
là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của mỗi quốc
gia. Nguồn vốn này được sử dụng cho các dự án kết cấu KT-XH, quốc phòng an ninh,
hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà
nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể và phát triển KTXH vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.

 Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp nhà nước
Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp nhà nước được xác định là thành phần chủ
đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước vẫn năm giữ một khối lượng vốn
khá lớn. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

vực kinh tế nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh
nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động khu kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích
luỹ của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng
quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
 Vốn tín dụng ĐTPT của nhà nước
Cùng với quá trình đổi mới và mở của, tín dụng ĐTPT của nhà nước ngày càng

Ế

đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển KT_XH. Nguồn vốn tín dụng ĐTPT

U

của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao nhiêu cấp vốn trực tiếp


́H

của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo



nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kĩ hiệu quả đầu tư,
sử dụng tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng của nhà nước là một hình thức chuyển từ hình

H

thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu

IN

hồi vốn trực tiếp

 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân

K

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của

̣C

các doanh nghiêp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực ngoài nhà nước

O

vân sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để.


̣I H

Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư
có tiềm năng về vốn do có thu nhập gia tăng hay do ích luỹ truyền thống. Nhìn tổng

Đ
A

quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng,
ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ 80% tổng nguồn vốn huy động của ngân
hang. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Quy mô của
các nguồn vốn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
+ Trình độ phát triển của đất nước ( ở những nước có trình độ phát triển thấp
thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp)
+ Tập quán tiêu dung của dân cư
+ Chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các
khoản đóng góp của xã hội.

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

 Thị trường vốn
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các

nước có nền kinh tế thị trường nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho
các chủ đầu tư ( bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh nghiệp). Thị trường vốn
mà cốt lõi là thị trường chững khoán như là một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết
kiệm của từng hộ dân, thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ
chức hành chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một

Ế

nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một

U

phương thức nào có thể huy động được

́H

1.2. Đặc điểm ngành đánh bắt hải sản có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát

1.2.1. Giới thiệu chung về ngành hải sản
 Khái niệm hải sản



triển tàu, thuyền

H

Hải sản hay thuỷ sản theo nghĩa rộng, thuỷ hải sản là bất kì sinh vật biển được sử dụng

IN


làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật thân mềm ( bạch

K

tuộc, mực, …), động vật giáp xác ( tôm, cua và tôm hùm ) động vật đa gai ( nhím biển ).
Ngoài ra, các thực vật biển ăn được chẳng hạn như một số loài rong biển và vi tảo.

O

̣C

 Đánh bắt thuỷ sản hay khai thác thuỷ sản là một hoạt động của con người ( ngư

̣I H

dân) thông qua ngư lưới cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự
nhiên. Sản phẩm của khai thác thuỷ sản bao gồm:

Đ
A

- Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp cho con người.
- Con giống ( cá bố mẹ, cá giống ) cho nuôi trồng thuỷ sản và cho đánh bắt được

tăng cường trên cơ sở nuôi trồng thuỷ sản.
- Thức ăn cho gia súc và nuôi trồng thuỷ sản.
 Vai trò của ngành hải sản
- Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của con người, góp phần cải thiện tình trạng
suy dinh dưỡng do thiếu đạm, đóng góp cho sự an toàn thực phẩm.

- Cung cấp công ăn việc làm cho 3,8 triệu lao động kể cả lao động thời vụ (năm
2001). Cung cấp 1,8 triệu lao động trong các hoạt động dịch vụ TS. Ngành thuỷ sản cung
cấp lao động bán thời gian, cải thiện thu nhập, cải thiện dinh dưỡng cho 20 triệu dân.

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

- Góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho sự đầu tư phát triển công nghiệp.
- Gia tăng tích lũy ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm thủy sản cho sự đầu tư phát
triển công nghiệp
- Tạo ra thị trường cho các sản phẩm công nghiệp.
- Cung cấp nguyên liệu cho các công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
 Đặc trung của ngành thuỷ sản: Sản xuất thuỷ sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào
điều kiện khí hậu, địa lý, sinh thái, điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường.

Ế

 Khái niệm tàu thuyền

U

Tàu thuyền khai thác hải sản là tàu thuyền có kết cấu và tính năng phù hợp với

́H


yêu cầu hoạt động của từng loại ngư cụ nhằm đạt hiệu quả đánh bắt cao.



1.2.2. Đặc điểm của ngành đánh bắt hải sản và ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
phát triển tàu thuyền

H

 Phạm vi hoạt động:

IN

- Ngành đánh bắt hải sản phải được tiến hành trên biển, vì vậy đòi hỏi phải có
phương tiện để đi đến nơi khai thác hải sản mà ở đây là tàu thuyền.

K

- Hiện nay nguồn hải sản ở gần bờ đang ngày càng bị cạn kiệt đòi hỏi người dân

̣C

phải đóng tàu thuyền mới hoặc là nâng cấp tàu thuyền cũ hiện tại của mình lên tàu

O

thuyền có công suất lớn hơn để phục vụ cho việc khai thác đánh bắt hải sản xa bờ cũng

̣I H


như cho các nguồn lợi hải sản gần bờ có thời gian được phát triển sinh sôi trở lại.
 Vì vậy việc đầu tư phát triển tàu thuyền là quan trọng và cấp thiết đối với

Đ
A

những người dân sống bằng nghề chài lưới.
 Đối tượng khai thác:
- Vùng biển Việt Nam là một trong những khu vực có nguồn lợi hải sản phong

phú trên thế giới và có tính đa dạng sinh học cao. Theo một số công trình nghiên cứu
đã công bố, ở vùng biển Việt Nam có khoảng 2.458 loài cá thuộc 206 họ trong đó
khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển
trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu
tấn/năm, bao gồm 850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi
đại dương.

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

- Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác,
sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm
hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý

nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 - 70 nghìn
tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45- 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế
như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quý như bào ngư,
đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, vv…
- Vì sự đa dạng và phong phú của nguồn lợi hải sản ở vùng biển nước ta, vấn đề

U

Ế

cấp thiết đặt ra là: một loại hải sản đòi hỏi có một loại phương tiện khai thác phù hợp,

́H

trang thiết bị đánh bắt phù hợp để khai thác được hiệu quả và mạng lại giá trị kinh tế
cao. Ở Việt Nam hiện nay chưa có sự đầu tư mạnh về các trang thiết bị chuyên khai



thác cho từng loại hải sản vì thế việc khai thác đạt hiệu quả không cao.
 Vậy nên, việc đầu tư thêm cho ngành đánh bắt hải sản là cần thiết và quan

H

trọng, giúp ngư dân khai thác hải sản có hiệu quả nâng cao chất lượng đời sống cũng

IN

như khai thác tốt những gì mà thiên nhiên ban tặng.
 Vị trí, địa hình nơi khai thác:


K

- Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông

̣C

Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai

O

thác cả nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ

̣I H

(11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%).
- Bên cạnh đó, vùng khai thác của người dân là bãi ngang người dân chủ yếu là

Đ
A

sử dụng các phương tiện đánh bắt hải sản với công suất vừa và nhỏ vì không có nơi trú
đậu cho tàu thuyền đặc biệt là những thuyền lớn. Mặt khác, những nơi có cửa lệch cửa
sông người dân có thể sử dụng những tàu thuyền có công suất lớn và có thể khai thác
xa bờ vì có nơi trú đậu cho tàu thuyền mỗi khi cập bến. Đối với ngư dân khi vươn khơi
hành nghề thì chất lượng phương tiện tàu cá rất quan trọng, quyết định sự an toàn và
hiệu quả kinh tế trong từng phiên biển. Do vậy, việc siết chặt và nâng cao chất lượng
đóng tàu ở các cơ sở đóng tàu trong thời điểm hiện nay là hết sức cần thiết.
 Vì vậy, tuỳ thuộc vào từng nơi mà mức độ đầu tư tàu thuyền to hay nhỏ,
công suất lớn hay vừa để khai thác được tối đa những lợi thế cũng như tránh những

khó khăn mà nơi đó có.

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

1.3. Nội dung đầu tư phát triển tàu thuyền đánh bắt hải sản
Tuỳ theo mục đích đầu tư tàu thuyền cho đánh bắt hải sản gồm các nội dung sau:
 Phân theo tính chất đầu tư
 Đầu tư đóng mới
- Đầu tư đóng mới một con thuyền là việc đầu tư nguồn lực tài chính để đóng
mới một con thuyền hoàn thiện đủ điều kiện từ vỏ thuyền đến trang thiết bị trên thuyền
cùng ngư lưới cụ để hoạt động được trên sông, trên biển.

Ế

 Đầu tư nâng cấp

U

- Đầu tư nâng cấp một con thuyền là đầu tư nguồn lực tài chính để nâng cấp cải

́H

hoán một con thuyền bị hư hỏng, xuống cấp; là thay đổi kết cấu hoặc thay đổi công




suất máy tàu làm thay đổi tính năng hoạt động của tàu nhằm mục đích tăng khả năng
vươn khơi, tăng sức chịu sóng của tàu cá, kéo dài thời gian hoạt động bằng các nghề
đánh bắt xa bờ, tăng khả năng bảo quản sản phẩm về chất lượng và số lượng, giảm chi

K

 Phân theo nội dung

IN

người lao động trên tàu thuyền đánh cá.

H

phí chuyến biển, nâng cao điều kiện sinh hoạt cá nhân và khả năng hoạt động của

̣C

 Đầu tư đóng vỏ thuyền

O

- Là đầu tư tài chính để đóng mới phần vỏ của một con thuyền(tàu) khi vỏ cũ bị

̣I H

hư hỏng xuống cấp hay không đủ điều kiện để hoạt động.

- Theo cấu trúc vật liệu vỏ tàu, có các loại tàu sau: tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép, tàu vỏ

Đ
A

composit, thuyền nan, tàu xi măng lưới thép…
 Tàu vỏ gỗ: hầu hết các tàu cá của Việt Nam hiện nay được đóng bằng vỏ gỗ,

bề mặt vỏ tàu được bảo quản bằng sơn hoặc nước dầu bóng. Đặc điểm của tàu vỏ gỗ là
nhẹ, nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ thi công phù hợp với mọi loại nghề khai thác hiện có,
tránh sự ăn mòn của nước biển.
 Tàu vỏ thép: một số xí nghiệp đánh cá quốc doanh sử dụng tàu vỏ sắt làm tàu
khai thác thủy sản, một số địa phương sử dụng làm tàu kiểm ngư. Đặc điểm của tàu vỏ
sắt là nặng, giá thành cao, dễ bị ăn mòn của nước biển nhưng tàu vỏ sắt chịu đựng
sóng gió lớn khá tốt.

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

 Tàu vỏ composit: hiện nay với công nghệ tiên tiến, một số địa phương đã dùng
nguyên vật liệu là composit làm vỏ tàu. Đặc điểm của loại vỏ tàu này là nhẹ, độ bền
cao không bị ăn mòn của nước biển nhưng chi phí lớn.
 Tàu xi măng lưới thép: có thể bên trong vỏ tàu là nguyên vật liệu gỗ, bên ngoài bọc
xi măng lưới thép để tăng độ bền cho vỏ tàu, một số tàu được thi công hoàn toàn bằng xi

măng lưới thép. Đặc điểm của tàu xi măng lưới thép là rất nặng, tốc độ chậm, độ bền không
cao, dễ bị ăn mòn bởi nước biển. Khả năng chịu đựng sóng gió kém.

Ế

 Thuyền nan: ngư dân một số tỉnh ven biển đã sử dụng tre, nứa làm thuyền nan,

́H

Thuyền nan có thể được trang bị máy đẩy hoặc chèo tay.

U

loại phương tiện này được sử dụng làm một số nghề khai thác thủy sản nhỏ ven bờ.



 Đầu tư thiết bị

- Đầu tư trang thiết bị là đầu tư tài chính để mua sắm những thiết bị cần thiết trên
tàu thuyền phục vụ cho việc đánh băt thuỷ hải sản được thuận lợi cho ngư dân. Trang

H

thiết bị trên thuyền bao gồm:

K

dụng cụ nổi, phao tròn, phao áo.


IN

 Phương tiện cứu sinh bao gồm: Xuồng cứu sinh, xuồng cấp cứu, bè cứu sinh,

̣C

 Phương tiện tín hiệu bao gồm: Đèn tín hiệu hành trình, đèn tín hiệu đánh cá,
phương tiện tín hiệu âm thanh, pháo hiệu, vật hiệu.

phát điện

̣I H

O

 Trang thiết bị giúp thuyền hoạt động bao gồm: Máy thuỷ, bộ báo đàm, máy

Đ
A

 Trang thiết bị hỗ trợ đánh bắt bao gồm: Bóng cao áp, tời, máy định vị, bộ thăm
dò cá.....

 Đầu tư ngư lưới cụ
Có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên các đặc điểm cơ bản và kiểu dáng kỹ

thuật độc đáo của ngư cụ. Nhưng phổ biến nhất là dựa trên hệ thống phân loại của
FAO. Đó là các lớp phân loại nên dựa trên nguyên lý đánh bắt của chúng. Trong mỗi
lớp còn được chia phụ theo cấu trúc và phương thức hoạt động của ngư cụ. Có 12 lớp
ngư cụ cơ bản là:

- Lưới Vây (hay còn gọi là lưới bao hoặc lưới Rút) là ngư cụ khai thác chủ
động, đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, chủ yếu bắt cá đàn hoặc kết cụm thành

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

đàn. Lưới vây thường không bao vây đàn cá hết độ sâu nơi khai thác, mà thông qua
giềng rút chì để chặn cá thoát xuống phía dưới.
- Lưới rùng là ngư cụ đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, cấu tạo gần
tương tự lưới vây nhưng không có giềng rút chì, lưới được thả từ bờ và kéo lên bờ.
Lưới hoạt động ở ven bờ (biển hoặc sông) nơi có nền đáy tương đối bằng phẳng
- Lưới kéo hay còn gọi là lưới cào, hoặc lưới Giả cào) là ngư cụ khai thác chủ
động, đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt cá, cá bị lùa vào lưới dưới sức kéo đi tới của

Ế

tàu và lưới. Lưới kéo có thể làm việc ở mạn hoặc đuôi tàu, được kéo bởi 1 hoặc 2 tàu

U

- Cào khung gồm một khung cứng bằng thép có mắc lưới túi. Cào khung chủ

́H


yếu cào sát và sâu vào nền đáy nhằm bắt các thủy sinh vật nhỏ như giáp xác, nhuyễn
thể. Điển hình cho loại ngư cụ này là cào tay và cào xuồng nhỏ.



- Lưới nâng là ngư cụ khai thác chủ động, đánh bắt theo nguyên lý lọc nước bắt
cá, lưới được thả ngầm dưới nước và được kéo nâng lên khỏi mặt nước để bắt những

H

loài cá đang kết tập ở trên lưới. Lưới nâng thường kết hợp với nguồn sáng để tạo sự

IN

tập trung đàn cá.

K

- Lưới Chụp cũng là ngư cụ lọc nước bắt cá, lưới được thả chụp từ trên xuống,
cá bị giữ lại trong lưới bởi sự gom tụ lại của giềng chì, rồi được kéo lên khỏi mặt

O

̣C

nước. Lưới chụp có thể kết hợp với ánh sáng điện để tăng hiệu quả đánh bắt

̣I H

- Lưới Rê và lưới đóng đánh bắt theo nguyên lý lưới được thả chặn ngang

đường di chuyển của cá, cá sẽ bị vướng vào mang hoặc bị giữ lại bởi tấm lưới (rê 3

Đ
A

lớp) khi tìm cách vượt qua lưới. Lưới có thể được thả cố định hoặc được thả trôi.
- Ngư cụ bẫy, là loại ngư cụ đánh bắt thụ động. Cá bị dẫn dụ vào nơi đã bố trí

ngư cụ, từ đây cá có thể được dẫn đi tiếp dọc theo tường lưới để đến cửa cánh gà hoặc
miệng hom và không thể thoát trở lại được.
- Ngư cụ câu, là ngư cụ mà ở đó cá bị dụ, lôi cuốn, nhữ bởi mồi tự nhiên hoặc
nhân tạo và bị bắt khi gắng ăn mồi có mắc lưỡi câu (câu có mồi). Tuy vậy, cá cũng có
thể bị ngạnh câu móc vướng vào thân khi đi lại gần lưỡi câu (câu không mồi).
- Ngư cụ tóm, bắt, đâm, chĩa. Các ngư cụ này được dùng để làm bất động hoặc
bắt giữ cá bằng cách làm bị thương, giết hoặc tóm bắt. Điển hình cho lớp này là lao,
chỉa, cào, móc và bất cứ ngư cụ nào gây sát thương cá.

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

- Máy bơm lọc nước bắt cá, là thiết bị bơm hút cả cá lẫn nước rồi tách nước để
bắt cá. Điển hình cho lớp này là bơm hút cá bởi tạo một dòng hút mạnh và nước được
lọc ra bởi thiết bị đặc biệt, cá sẽ bị giữ lại.
- Các ngư cụ đánh bắt khác, bao gồm: lưới kéo tay, lưới bao chà, bắt cá bằng

tay (nôm, móc hang,...), các chất gây ngộ độc, gây nổ, sốc xung điện làm chết cá,...
- Ngoài ra, ngư cụ còn được phân loại theo phương thức gây ảnh hưởng đến tập
tính cá. Việc tác động đến tập tính cá nhằm làm cho cá bơi theo hướng mà người đánh

Ế

bắt mong muốn bởi gây tác động lên các giác quan của cá như: thị giác, khứu giác, vị

U

giác, xúc giác và thính giác. Từ đó gây cho cá bị hấp dẫn; hoặc xua đuổi; hoặc đánh

́H

lừa để mà cá không thể tránh né khỏi ngư cụ đánh bắt chúng.

- Ngoài lưới thì ngư cụ còn có thêm câu, vợt, xuồng, thúng ……… phục vụ cho



việc đánh bắt hải sản.

1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển

H

1.4.1. Nhân tố bên trong

IN


1.4.1.1. Tiềm lực về vốn

K

- Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, bên cạnh đó cũng phải đương đầu
với nhiều thử thách để vươn lên hòa nhập với các nước bạn trên thế giới. Để xây dựng

O

̣C

một đất nước vững mạnh không chỉ về chính trị mà còn về kinh tế, xã hội. Chính sách

̣I H

phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều phải dựa trên những quy luật về kinh tế. Điều
cần thiết nhất là đòi hỏi phải có cơ chế quản lý phù hợp, những mối quan hệ kinh tế

Đ
A

hiệu quả đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nguồn vốn đầu tư

rất quan trọng. Vốn đầu tư là nguồn tích luỹ của xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới dạng tiền tệ các
loại hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và các loại hàng hoá đặc biệt khác.
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với bất kì một lĩnh vực, ngành nghề
nào trong nền kinh tế hiện nay.
- Đối với ngành đánh bắt hải sản cũng không ngoại lệ. Để ra khơi khai thác hải

sản ngư dân phải đầu tư đóng tàu thuyền, trang bị những thiết bị cần thiết cùng ngư
lưới cụ để việc đánh bắt thuận lợi hơn. Nhưng để đầu tư một con thuyền lớn, công suất

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

máy cao, có đầy đủ trang thiết bị và ngư lưới cụ để đánh bắt được xa bờ không phải là
dễ đối với ngư dân. Hiện tại nguồn vốn cho việc đóng tàu thuyền chủ yếu là do vốn tự
có của ngư dân, với mức thu nhập ít ỏi từ nghề chài lưới thì vốn tự có là tương đối
nhỏ; vốn vay ngân hàng còn hạn chế về số tiền cho vay, thời gian cho vay cũng như
thủ tục vay vốn còn rườm rà và khó khăn đối với ngư dân; vốn vay tư nhân thì dồi dào
nhưng lãi suất là rất cao. Với việc đầu tư một con tàu có công suất lớn để ra khơi khai
thác hải sản sẽ cần một số vốn rất lớn mà chỉ chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có của

Ế

ngư dân thì không thể nào thực hiện được. Để dễ dàng hơn cho người dân trong việc

U

đầu tư phát triển tàu thuyền, vốn vay ngân hàng sẽ là quan trọng nhất đối với ngư dân,

́H


rất mong chính phủ có nhiều ưu đãi đối với vốn vay cho ngư dân.

 Vấn đề về vốn là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng



trực tiếp đến việc đầu tư tàu thuyền đánh bắt hải sản ở vùng biển. Vì vậy cần được ưu
tiên chú trọng đến việc đầu tư nguồn vốn cho ngư dân.

H

1.4.1.2. Năng lực con người

IN

- Việt Nam là một quốc gia có nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Người

K

lao động có 42,53 triệu người chiếm 51,2% tổng số dân cả nước và mỗi năm tăng thêm
một triệu lao động. Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong

O

̣C

phú, tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật. Hiện nay chất lượng lao động ngày càng được

̣I H


tăng lên, lao động có kỉ luật ngày càng đông.
- Nhưng bên cạnh đó, lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, nhiều lao động

Đ
A

chưa qua đào tạo (75%), còn thiếu tác phong công nghiệp và quỹ thời gian lao động
còn chưa sử dụng hết.
- Đối với nghề khai thác, đánh bắt hải sản lao động là một yếu tố quan trọng.

Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu tạo lợi nhuận cho chủ phương tiện: Nguồn lao
động đảm bảo mọi hoạt động trên thuyền. Mặc dù trang thiết bị, ngư lưới cụ chính là
tài sản mà mọi con thuyên cần phải có nhưng trong đó tài nguyên nhân văn-con người
lại đặc biệt quan trọng. Không có lao động làm việc hiệu quả thì phương tiện không
thể nào khai thác được lượng hải sản đạt mục tiêu. Lao động nghề cá Việt Nam có số
lượng dồi dào, thông minh, khéo tay, chăm chỉ,có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng
sáng tạo công nghệ tiên tiến .

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

- Để đánh bắt cá cần những lao động chủ yếu là nam và phải có sức khoẻ tốt.
Khi tìm kiếm bạn thuyền hoặc thuê lao động để hợp tác cùng nhau ra khơi khai thác
hải sản yêu cầu lao động phải có kinh nghiệm và động lực đi biển, vì nghề này rất vất

vả. Hiện tai như ở Quãng Ngãi nhiều thuyền phải neo đậu ở nhà vì thiếu bạn thuyền.
 Vì vậy, việc tìm kiếm được bạn thuyền hay không là một yếu tố hết sức quan
trọng ảnh hưởng đến việc đầu tư tàu thuyền. Đủ lao động làm việc trên thuyền thì chủ
phương tiện mới đầu tư đóng thuyền to và công suất lớn được. Ngược lại, lao động

Ế

khan hiếm, tìm kiếm bạn thuyền khó khăn thì chủ phương tiện chỉ có thể đóng thuyền

́H

1.4.1.3. Khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập

U

nhỏ và khai thác gần bờ.



- Có việc làm và tăng thu nhập sẽ giúp người dân có khả năng đáp ứng được
những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần, giúp người lao động tiếp cận được

H

với cơ sở y tế, giáo dục với chất lượng tốt, nâng cao vị thế trong xã hội, hòa nhập với

IN

môi trường xung quanh.


- Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc

K

gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thiếu việc làm, không

̣C

có việc làm hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ không thể giúp thanh niên

O

bảo đảm cuộc sống và phát triển bền vững. Đối với thanh niên vùng biển, việc làm liên

̣I H

quan đến yếu tố thiên nhiên, tàu thuyền, ngư lưới cụ, kỹ năng nghề và vốn sản xuất.
Các yếu tố trên kết hợp thành một chỉnh thể tác động mạnh đến đời sống của thanh

Đ
A

niên vùng biển.

- Tuỳ thuộc vào từng mùa vụ, mùa chính thì ngư dân sẽ ra biển nhiều hơn.

Nhưng vào mùa bão gió, nếu tàu thuyền quá nhỏ không chịu được gió cũng như sóng
lớn thì chủ yếu thời gian là ngư dân cho thuyền neo đậu còn bản thân các thuyền viên
thì ở nhà và không có việc làm khác để thay thế.
 Để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân, việc đầu tư nâng cấp hệ

thống tàu thuyền là hết sức quan trọng. Thuyền to hơn sẽ cần thêm nhiều lao động.
Việc đánh bắt xa bờ với thuyền công suất cao sẽ cho thu nhập cao hơn vì nguồn hải
sản xa bờ có sản lượng rất lớn và chưa được khai thác hợp lý.

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

1.4.2. Nhân tố bên ngoài
1.4.2.1. Thời tiết khí hậu
Với hơn 3000km bờ biển, nằm trong khu vực châu Á gió mùa, hàng năm Việt
Nam phải đối mặt với sự hoạt động của bão, xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Tây bắc
Thái Bình dương và biển Đông, lại chịu nhiều tác động của loại hình thời tiết phức tạp.
Hiện tượng thiên tai khí tượng xảy ra gần như quanh năm trên khắp cả nước. Vì vậy,
biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực tự

Ế

nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và đặc biệt là với ngành khai thác hải sản.

U

Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm. Biến đổi khí hậu

́H


đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường toàn cầu.
Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm



như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn
về tính mạng con người và vật chất. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa

H

các thiên tai nói trên với biến đổi khí hậu. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện

IN

nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần suất,

càng cần được đẩy mạnh.

K

quy mô và cường độ ngày càng khó lường, thì những nghiên cứu về biến đổi khí hậu

O

̣C

Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan là nguyên nhân làm gia

̣I H


tăng các hiện tượng thiên tai, cả về tần suất và cường độ, có thể dẫn tới những hậu quả
trầm trọng. Thiên tai không những làm thiệt hại về người và của mà còn có thể nhanh

Đ
A

chóng hủy hoại cả một vùng, một hệ sinh thái nào đó.
Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã có những tác động xấu và đang đe dọa

đến sự phát triển của ngành đánh bắt thuỷ hải sản. Vì đặc thù của ngành là phụ thuộc
chủ yếu vào thời tiết
1.4.2.2. Chính sách nhà nước
Do nhận thức được vai trò của ngành thuỷ sản , đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản,
phát triển kinh tế chung của đất nước , nhà nước ta đã và đang có những chính sách hỗ
trợ cho ngành .
Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của chính phủ về một số chính sách phát triển thuỷ
sản cũng nêu rõ một số ưu đãi cho chủ tàu thuyền như sau:

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà

 Hỗ trợ lãi vay cho các các trường hợp sau:
- Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết

bị hàng hải, thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản:
- Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy
chính từ 400 CV đến dưới 800 CV: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 90% tổng
giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/ năm, trong đó chủ tàu trả 2%/ năm, ngân
sách nhà nước cấp bù 5%/năm.

Ế

- Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ: chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại

U

tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm trong đó chủ tàu trả 3%/

́H

năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

 Thời hạn cho vay: 11 năm trong đó năm đầu tiên chủ tàu thuyền được miễn trả

miễn năm đầu cho các ngân hàng thương mại



lãi và chưa phải trả nợ gốc. Ngân sách nhà nước cấp bù số lãi vay của chủ tàu được

K

 Chính sách bảo hiểm


IN

làm tài sản đảm bảo khoản vay

H

 Tài sản thế chấp: Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay

̣C

- Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên làm việc
trên tàu

̣I H

O

- Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ
trên tàu ( bảo hiểm mọi rủi ro với mức:

Đ
A

 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có công suất máy chính từ 90 CV đến
dưới 400 CV

 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có công suất máy chính từ 400 CV trở lên

1.4.2.3. Chính sách xã hội
- Ngày 2/5/2014, Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 tới

vị trí cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 17 hải lý về phía
Nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông.
Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam
theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Kèm theo việc đặt giàn khoan thì tàu
Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn, khiêu khích như mở bạt che pháo để

SVTH: Nguyễn Thùy Linh

16


×