Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Một số giải pháp NÂNG CAO CÔNG TÁC “TUYÊN TRUYỀN, GIỚI THIỆU SÁCH, BÁO, TÀI LIỆU CHO BẠN ĐỌC” Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.09 KB, 15 trang )

Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC “TUYÊN
TRUYỀN, GIỚI THIỆU SÁCH, BÁO, TÀI LIỆU CHO BẠN
ĐỌC” Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ”
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
I – Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết sách, báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời
sống xã hội như V.I.LÊNIN đã nói: “không có sách thì không có tri thức, không
có tri thức thì không có chủ nghĩa cộng sản”. Với nhà trường sách, báo lại có ý
nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của
thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học
tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ, sách tham
khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức.
Ngoài ra các loại báo, tạp chí…ở Thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết
sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Chính vì vậy, từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không
thể thiếu được trong nhà trường. Nhận thức được vai trò của sách, báo trong nhà
trường cũng như nhu cầu sử dụng sách, báo ngày càng tăng của giáo viên và học
sinh. Đội ngũ cán bộ thư viện trường học như chúng tôi không ngừng học hỏi
trau dồi, mở rộng, nâng cao kiến thức nắm vững kĩ thuật nghiệp vụ thư viện
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo viên và học sinh đối với sách,
báo và thông tin khoa học. Một số cán bộ thư viện trường học đã có những biện
pháp cải tiến trong các khâu nghiệp vụ thư viện như tổ chức tuyên truyền, giới
thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện. Nhằm truyền tải đến
giáo viên và học sinh những tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công việc
giảng dạy và học tập trong nhà trường, lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn nữa vào việc
sử dụng sách báo thư viện, kích thích sự ham mê đọc sách, báo, xem sách là
người bạn đồng hành không thể thiếu được trong giảng dạy và học tập của mình.
Do đó tôi chọn đề tài “một số giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, giới


thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn đọc ở trường THCS Nguyễn Huệ” bước đầu đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ.
II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Mục đích.
- Giúp cho việc vận hành kho sách của thư viện, phát huy tác dụng của
sách đối với bạn đọc.
- Giúp cho bạn đọc thỏa mãn được nhu về sách, thu hút bạn đọc tự tìm
đến sách.
- Khai thác toàn diện vốn tài liệu đồng thời là phương thức lôi cuốn bạn
đọc đến với thư viện một cách hữu hiệu nhất.

Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

1


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

2. Nhiệm vụ.
- Là công tác đưa sách đến gần gũi với bạn đọc nhiều hơn.
- Giới thiệu cho bạn đọc biết về nội dung của cuốn sách đó, tạo nên sự hấp
dẫn lôi cuốn của sách đối với bạn đọc.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu tìm hiểu.
2. Phương pháp điều tra.
3. Phương pháp thảo luận.
4. Phương pháp phân tích.

5. Phương pháp thống kê.
6. Phương pháp ứng dụng.
V. Phạm vi và thời gian nghiên cứu:
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Trường THCS Nguyễn Huệ, Xã ĐăkMar, Huyện Đăk Hà, Tỉnh Kon
Tum.
2. Thời gian nghiên cứu:
- Bắt đầu từ năm học 2009-2010.

Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

2


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

PHẦN II: NỘI DUNG
I.

Một số khái niệm và tầm quan trọng của việc đọc sách.

1. Một số khái niệm.
1.1 Khái niệm về sách.
Sách là một sản phẩm của xã hội, là một công cụ để tích lũy, truyền bá tri
thức từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần
(các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội
và nghệ thuật khác nhau, được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ
viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,...) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ,
tích lũy, truyền bá trong xã hội.

Sách là một khái niệm mở, hình thức sách còn được thay đổi và cấu thành
các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau, tùy
thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi thời
đại.
I.2.

Khái niệm về thư viện.

Thư viện có chức năng gìn giữ di sản thư tịch của dân tộc, thu thập tàng
trữ tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội, nhằm
truyền bá tri thức cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu,
công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ kinh tế, văn hóa
phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.1. Chức năng của thư viện:
Thư viện trường có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào
tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và
quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu có
trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu, tài liệu
điện tử, mạng Internet...).
2. Tầm quan trọng của việc đọc sách.
Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, sách đóng vai trò rất quan
trọng: Sách là chiếc chìa khoá vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con
người, là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy
chúng ta biết sống và biết hy sinh; Sách là kho tàng tri thức quan trọng đối với
tất cả mọi người bởi sách ghi lại những kiến thức, những giá trị của cuộc sống
mà người đi trước đã kiếm tìm, học tập, trải nghiệm và truyền lại cho thế hệ sau.
Những cuốn sách có nội dung tốt sẽ đưa đến cho chúng ta không chỉ những hiểu
biết mới mà còn cả những sự suy nghĩ tìm tòi và sự biến đổi về tâm hồn. Có thể
nói sách chính là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi

con người. Mọi thành công của con người đều nhờ sự kết hợp của kinh nghiệm
bản thân với tri thức lĩnh hội được từ việc học trong cuộc sống và trong sách vở.
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

3


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

Chính vì vậy mà từ lâu sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của loài người
trên thế giới.
Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động lớn đến giới trẻ.
Tích cực có nhiều mặt, nhưng tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn để
đáng suy nghĩ là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay.
Trước khi có phương tiện nghe, nhìn hiện đại như: TV, di động, mạng
internet ....... sách là con đường tốt nhất để con người tiếp cận thông tin, văn
hóa, tri thức. Sách là một sản phẩm xã hội, là công cụ để tích lũy, truyền bá tri
thức từ thế hệ này sang thế hệ khác nhau tùy vào sự phát triển khoa học, công
nghệ ở mỗi thời đại. Đọc sách sẽ giúp ta tích lũy nhiều kinh nghiệm, mở mang
kiến thức trong mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tăng cường
khả năng tư duy. Sách làm ta thấy thoải mái và yêu đời hơn; đưa ta vượt thời
gian, không gian để tìm hiểu lịch sử hay khám phá những ý tưởng, phát minh
những vấn đề mới trong tương lai. Đọc sách còn cho ta biết thêm về tinh hình
trong và ngoài nước, giúp ta tìm ra giá trị bản thân và chắp cánh cho những ước
mơ, sáng tạo.
II.Thực trạng của công tác “tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu
cho bạn đọc ở trường THCS Nguyễn Huệ.
1. Giới thiệu về thư viện trường THCS Nguyễn Huệ
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Trường THCS Nguyễn Huệ thuộc xã ĐăkMar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon
Tum. Trường được thành lập ngày 25/08/1997, khi mới thành lập trường có tên
gọi là trường PTTHCS Đăk Uy 3, đến năm 2000-2001 đổi tên thành trường
THCS Đăk Mar. Và đến ngày 15 tháng 8 năm học 2012 – 2013 được đổi tên
thành trường THCS Nguyễn Huệ. Ngày đầu thành lập, trường có 16 lớp với tổng
số 543 học sinh, cơ sở vật chất nghèo nàn, đời sống của cán bộ công nhân viên
còn gặp nhiều khó khăn, song công tác chuyên môn cũng như các hoạt động
khác luôn được PGD&ĐT và BGH nhà trường quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát
sao. Trước tình hình đó, công tác Thư viện trường học là một trong các nội dung
được nhà trường đặc biệt quan tâm, để làm tốt nhiệm vụ được giao và nhằm khai
thác triệt để giá trị kho sách, phục vụ tốt cho bạn đọc, thư viện đã tiến hành
nhiều biện pháp để phấn đấu nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, đáp ứng
thỏa mãn nhu cầu bạn đọc.
Trường THCS Nguyễn Huệ tọa lạc trên địa bàn thôn 3 xã ĐăkMar, huyện
Đăk Hà, Tỉnh Kon Tum, cạnh quốc lộ 14, trường được xây dựng trong khuôn
viên rộng 12.000m2, với hệ thống cơ sở vật chất gồm 15 phòng học, 1 phòng
thực hành Hóa - Sinh, 1 phòng thực hành Toán – Lý, 1 phòng thiết bị đồ dùng,
1 phòng thư viện, 1 phòng ứng dụng công nghệ thông tin, 2 phòng máy vi tính,
cùng với khu nhà hiệu bộ riêng biệt…, và tháng 12/2009 thư viện và nhà trường
được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

4


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

1.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
+ Kệ đựng sách: 5

+ Bảng nội quy giành cho thư viện: 1
+ Bảng hướng dẫn sử dụng tủ mục lục: 1
+Tủ mục lục: 1
+ Tủ trưng bày sách: 1
+ Kệ đựng báo – tạp chí: 1
+ Bảng giới thiệu sách mới: 1
+ Tủ đựng hồ sơ: 1
+ Bảng khẩu hiệu: 1
+ Bóng điện: 6
+ Quạt điện: 4
+ Bàn ghế dành cho CBTV: 1
+ Bàn ghế giành cho học sinh: 6
+ Bàn ghế giành cho giáo viên: 2
1.3. Vốn tài liệu:
1.3.1. Sách:
+ Sách giáo khoa: 2.540 cuốn
+ Sách nghiệp vụ: 320 cuốn
+ Sách tham khảo: 470 cuốn
+ Sách thiếu nhi: 250 cuốn
1.3.2. Báo, tạp chí.
+ Báo thiếu nhi dân tộc miền núi.
+ Báo giáo dục thời đại.
+ Báo tài hoa trẻ.
1.4. Cán bộ thư viện:
Biên chế:01
Nhiệt tình trong công việc, không ngừng trau dồi học hỏi và xử lý nghiệp
vụ kịp thời khi có sách bổ sung.
1.5.Đối tượng bạn đọc.
+ Cán bộ - giáo viên - nhân viên: 33 người.
+ Học sinh: 375 em.

Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

5


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

2. Thực trạng của việc đọc sách.
2.1. Kết quả đạt được.
Hiện nay, công tác thư viện trường học đang ngày càng nhận được sự
quan tâm của các cấp, các nghành, các đoàn thể. Để thu hút được đông đảo học
sinhvà giáo viên đến thư viện đọc sách thì thư viện nhà trường cần phải hoạt
động đạt hiệu quả tốt, phát huy hết vai trò của mình, mỗi cộng tác viên tuyên
truyền, giới thiệu sách phải không ngừng học tập, trau dồi nghiệp vụ, thường
xuyên phối hợp với các đoàn thể, các tổ bộ môn tích cực tuyên truyền và giới
thiệu những cuốn sách tốt, phù hợp với nhu cầu của giáo viên và học sinh, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Vì vậy trong những năm học qua, ngoài giờ học trên lớp các em học sinh
đã đến thư viện nhiều hơn, nắm được phương pháp đọc sách, phương pháp tự
học với niềm đam mê thực sự và tất cả giáo viên trong nhà trường đã không
ngừng tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cũng như về chuyên môn
nên đạt được nhiều thành tích trong các cuộc thi như: giáo viên giỏi cấp tỉnh,
cấp huyện, đồ dùng dạy học tự làm cấp huyện… góp phần nâng cao kết quả học
tập và giáo dục toàn diện, cụ thể như:
Năm học

Tống số
học sinh


Giỏi

Khá

Trung bình

Tổn
g số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Tổng
số

Tỷ lệ
(%)

Yếu
Tổng Tỷ lệ
số
(%)

2009-2010


492

41

8.3%

169

34.3%

260

52.9%

22

4.5%

2010 - 2011

450

41

9.1%

155

34.5%


235

52.2%

19

4.2%

2011 – 2012

489

45

9.2%

175

35.8%

250

51.1%

19

3.9%

2012 - 2013


324

37

11.4%

155

47.8%

123

37%

9

2.8%

Như vậy, Văn hoá đọc luôn là một nét đẹp của đời sống văn hoá xã hội,
góp phần xác định và tôn vinh các giá trị tinh thần, là thước đo trình độ dân trí,
đồng thời là công cụ hữu hiệu để bồi đắp và nâng đỡ tâm hồn. Hiện nay, văn hoá
đọc đang bị chèn ép bởi sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và các
phương tiện nghe nhìn khác. Thêm vào đó là lượng sách xuất bản ngày càng gia
tăng với nhiều mục đích khác nhau: phục vụ chính trị, văn hoá, phổ biến kiến
thức…, phục vụ cho lợi ích kinh tế, lợi nhuận, quảng cáo… Để đạt được các
mục đích này khó tránh khỏi việc xuất hiện tràn lan các ấn phẩm giật gân, câu
khách, kém chất lượng… Muốn bảo vệ và nâng cao văn hoá đọc phải biết cách
làm cho người đọc biết đến sách, cảm thụ đúng cái hay, cái đẹp của tác phẩm và
đón nhận chúng một cách tự giác nhất. Vì vậy, thư viện cần luôn chú ý đến

công tác tuyên truyền, giới thiệu sách báo và không ngừng tìm tòi, phát triển
thêm nhiều hình thức tuyên truyền sinh động, hấp dẫn mới nhằm đưa sách báo
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

6


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

đến với người đọc, góp phần tích cực trong việc chấn hưng văn hoá đọc trong
cộng đồng.
2.2 .Tồn tại.
Song, ở các thư viện trương phổ thông học sinh đến thư viện đọc sách, báo
với niềm say mê học hỏi còn hạn chế. Chủ yếu mới thu hút được số ít học sinh
giỏi có nhu cầu thực sự về sách, một số thích đọc các loại truyện, tranh ảnh, báo
mang tính giải trí. Hầu hết các em chưa có phương pháp đọc sách, thường đọc
theo sở thích, qua loa, chưa có niềm đam mê, tìm tòi, khám phá, chưa thấy hết
giá trị, tầm quan trọng của từng cuốn sách và ảnh hưởng của việc đọc sách báo
đối với việc học tập của mình.
• Nguyên nhân:
+ Do học sinh chưa nhận thức đúng đắn tác dụng của thư viện trong
việc học tập, chưa biết cách đọc, chưa có thói quen tự học, tự tìm hiểu trong
sách, chưa hiểu mối liên hệ, tầm quan trọng giữa việc hoc trên lớp với sách tham
khảo nên chưa thấy được giá trị của từng cuốn sách.
+ Do quỹ thời gian học ở lớp nhiều nên học sinh ít có thời gian đọc sách
báo ở thư viện.
+ Việc mượn sách ở thư viện thông qua hệ thống mục lục thường gây
lúng túng cho học sinh, phải mất nhiều thời gian chọn sách mà có khi lại không
tìm được cuốn sách theo ý muốn dẫn đến việc đọc sách không hiệu quả.

+ Cán bộ thư viện không nắm bắt được tâm lý của học sinh, chưa biết
cách giới thiệu, tạo hứng thú đọc cho các em, hoạt động của thư viện chưa có
nhiều điểm mới thu hút, hấp dẫn học sinh.
Trước thực trạng đó kết quả theo dõi số liệu cho thấy:
Năm học

HS đến thư viện

GV đến thư viện

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

2009 -2010

198/492

40,2%

29/45

64,4%

2010 -2011


204/450

45,3%

35/45

77,8%

Ghi chú

III. Giải Pháp nâng cao công tác “ tuyên truyền, giới thiệu sách, báo,
tài liệu cho bạn đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ.
1.Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu đến bạn đọc.
Tuyên truyền, giới thiệu sách là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong các
thư viện, đặc biệt là thư viện trường học. Đây là yếu tố cơ bản đánh giá hiệu quả
hoạt động của thư viện trường phổ thông. Hoạt động này nhằm mục tiêu khai
thác toàn diện vốn tài liệu đồng thời là phương thức lôi cuốn bạn đọc đến với
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

7


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

thư viện một cách hữu hiệu nhất. Đây là hoạt động nghiệp vụ đặc thù của các
thư viện trường trường học.
Tuyên truyền và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh
những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào
tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến

thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện.
Tuyên truyền, giới thiệu sách, cho giáo viên và học sinh chiếm vị trí hết
sức quan trọng trong công tác thư viện, nó được đặt lên hàng đầu. Đây là việc
làm phải thường xuyên, khoa học, hợp lý nhằm giới thiệu những cuốn sách, bài
báo có nội dung phục vụ thiết thực cho dạy và học nhất là quá trình thực hiện cải
cách giáo dục như hiện nay.
Chính vì vậy, để phát huy tối đa của việc tuyên truyền, giới thiệu sách báo
đến bạn đọc người cán bộ thư viện phải thực hiện những nội dung sau:
1.1. Lựa chọn sách, báo, tài liệu phù hợp:
Việc lựa chọn sách, báo có tác dụng rất lớn cho công tác tuyên truyền,
giới thiệu sách báo đến bạn đọc. Muốn làm tốt công tác này người cán bộ thư
viện phải nắm bắt nhu cầu, yêu cầu các sự kiện liên quan đến bạn đọc. Như
chúng ta cũng đã biết trong nhà trường nhiệm vụ chính của thầy và trò là giảng
dạy và học tập. Vì vậy việc tuyên truyền, giới thiệu sách, báo có nội dung phù
hợp phục vụ cho nhiệm vụ trên. Sách được giới thiệu và tuyên truyền là những
sách được mọi người quan tâm, có tính thời sự, sách còn mới, có giá trị cao, làm
được như vậy chúng ta mới thu hút bạn đọc tự đến với sách, kích thích bạn đọc
tự tìm tòi tài liệu để thỏa mản nhu cầu của mình.
Ví dụ:
- Đối với học sinh trung bình thì ngoài những sách giáo khoa để học trên
lớp thì người cán bộ thư viện cần giới thiệu cho các em các sách bài tập, các
sách tham khảo để các em luyện tập, bổ sung, củng cố lại kiến thức của mình.
- Đối với những em học sinh khá, giỏi cán bộ thư viện giới thiệu cho các
em những sách nâng cao, sách bài tập khó để các em mở rộng thêm kiến thức.
- Đối với tất cả các em học sinh nói chung, ngày nay có rất nhiều loại sách
tham khảo khiến các em lúng túng không biết lựa chọn thế nào. Cán bộ thư viện
trước hết cần phải tìm hiểu chương trình của học sinh, tìm và giới thiệu cho các
em một số cuốn sách tham khảo có chất lượng phù hợp với trình độ nhận thức
của các em, những nhà xuất bản có uy tín hay những tác giả quen thuộc với các

em... Không nên giới thiệu những cuốn sách nâng cao quá, vượt tầm hiểu biết
của các em, không nên giới thiệu cho các em những cuốn sách làm sai lệch đạo
đức của các em. Chúng ta nên tìm những cuốn sách có liên quan đến từng môn
học và những cuốn sách mở rộng tầm hiểu biết cho các em nhưng phải phục vụ
cho việc học. Hình thức sách phải được trình bày khoa học, kết hợp được kênh
hình, kênh chữ, giá thành hợp lý, nội dung phải bổ ích.
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

8


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

- Đối với giáo viên: ngoài những sách nghiệp vụ, sách giáo khoa để giảng
dạy và học tập thì cán bộ thư viện cần lựa chọn những cuốn sách tốt, phù hớp
với nhu cầu để giới thiệu cho giáo viên, trước hết chúng ta phải lựa chọn những
cuốn sách trong chuyên nghành mà giáo viên giảng dạy để giáo viên tham khảo,
nâng cao kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn. Scahs có rất nhiều loại nhưng làm
sao để chọn được cuốn sách tốt? Đó phải là những cuốn sách có xuất xứ từ cấc
nhà xuất bản có uy tín, của những tác giả viết sách có liên quan trực tiếp đến
từng chuyên nghành giảng dạy. Nội dung của các cuốn sách phải phù hợp với
từng đói tượng giáo viên và phải thực sự có kiến thức bổ ích phục vụ cho quá
trình giảng dạy của giáo viên. Ngoài ra sách phải được trình bày một cách khoa
học, dễ hiểu, có tính chính xác cao về thông tin. Những cuốn sách phù hợp là
những cuốn sách vừa với tầm nhận thức của từng đối tượng bậc học của giáo
viên.
Nói tóm lại hiệu quả cuối cùng của việc tuyên truyền, giới thiệu sách tới
giáo viên và học sinh như thế nào phụ thuộc rất lớn đến công việc lựa chọn sách,
báo tài liệu của người cán bộ thư viện.Vì thế nắm được một số loại sách, một số

nhà xuất bản có uy tín như nhà xuất bản Giáo dục, lựa chọn được nhiều cuốn
sáchhay, tốt và phù hợp để giới thiệu là một thành công trong công tác thư viện
trường học.
1.2. Lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền
Phương pháp và hình thức tuyên truyền sách báo có tác động trực tiếp rất
lớn đến độc giả. Với đối tượng bạn đọc là các em học sinh thì phương pháp tối
ưu cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, bằng cách tuyên truyền miệng là hiệu
quả nhất, đây là hình thức tuyên truyền được tiến hành thông qua ngôn ngữ sống
động để thuyết phục người nghe. Phương pháp này gần gũi với việc lên lớp của
giáo viên, nó tác động trực tiếp đến bạn đọc, gây hứng thú đọc sách, khắc phục
đựợc một phần tình trạng thiếu sách hiện nay… Phương pháp này rất thông
dụng có thể thực hiện bất cứ lúc nào, ở nơi đâu, thời gian nhiều hay ít.
Ví dụ:
- Đối với học sinh ta áp dụng việc giới thiệu mỗi tuần một cuốn sách cho
các em vào buổi sáng thứ hai chào cờ đầu tuần. Đồng thời cán bộ thư viện cần
kết hợp với Đoàn, đội, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo
sách, thi vui đọc sách ... cho các em nhân các ngày lễ lớn...
- Đối với giáo viên : Thông qua đội ngũ giáo viên bộ môn để tuyên truyền
sách: Những cuốn sách tham khảo danh cho các lớp 6,7,8,9 chủ yếu thu hút bạn
đọc học sinh của khối lớp tương ứng. Nếu tổ chức tuyên truyền đại trà cho toàn
trường thì hiệu quả không cao vì sự tập trung chú ý của đối tượng học sinh ở các
khối lớp không liên quan đến sách sẽ rất hạn chế. Thực tế cho thấy rằng, giáo
viên bộ môn trực tiếp giảng dạy là những người hơn ai hết năm chắc chương
trình bộ môn, có thể hiểu rõ cấu trúc và nội dung của từng loại sách tham khảo
thuộc bộ môn mình dạy, nên sẽ là người giới thiệu và hướng dẫncho học sinh
tìm sách ở thư viện đúng hướng. Chính vì thế, khi sách mới bổ sung vào thư
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

9



Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

viện, cán bộ thư viện phải nhanh chóng cập nhật thông tin về danh mục sách
mới cho giáo viên bộ môn và thông qua giáo viên bộ môn khuyến khích học
sinh tìm hiểu những loại sách khác của nhà xuất bản giáo dục đã ấn hành mà thư
viện không đủ kinh phí để mua. Từ đó động viên các bậc phụ huynh tự mua
thêm sách ngoài nhà trường. Như vậy, với cách này, cán bộ thư viện đã huy
động được một đội ngũ tuyên truyền sách rất năng động, thiết thực còn học sinh
thì nắm được trong mỗi bộ môn, nhà xuất bản Giáo dục đã ấn hành bao nhiêu
loại sách tham khảo, của những tác giả nào...
Thông qua hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường để tuyên truyền
sách: Đoàn thể tham gia tuyen truyền, giới thiệu sách chủ yếu là tổ chức Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Hằng năm các tổ chức Đoàn, Đội thường phát động các phong trào thi đua lập
thành tích để chào mừng các ngày lễ truyền thống của dân tộc, các ngày lễ của
tổ chức Đoàn, Đội, trong những dip này thư viện đã kết hợp với Đoàn, Đội nhà
trường phát động tìm hiểu sách và giới thiêu sách theo chủ đề để từ đó giáo dục
đọa đức cho học sinh.
- Đối với các thông tin trên báo, tạp chí ... cán bộ thư viện có thể cập nhật
hàng ngày thông qua các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ nhằm giới thiệu kịp thời
đến các em hoặc đưa vào bảng tin của nhà trường để bạn đọc tham khảo.
Kết hợp việc tuyên truyền, giới thiệu sách cán bộ thư viện trưng bày các
sách mới, sách hay ở tủ trưng bày sách trong thư viện để bạn đọc tiện theo dõi.
Cần có đội cộng tác viên thư viện phải được chọn ở tất cả các khối lớp.
Mỗi lớp từ một đến hai em học sinh nhanh nhẹn, trung thực và nhiệt tình trong
công tác được giao.
2. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo, tài liệu của thư viện
Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo không chỉ bạn đọc nắm được kỹ

năng đọc sách báo đơn giản mà nhằm mục tiêu giáo dục nhất định. Thư viện cần
xác định nhiệm vụ cụ thể đối với từng lứa tuổi, từng nhóm, thậm chí đối với
từng giáo viên và học sinh cá biệt. Muốn làm tốt công tác này cán bộ thư viện
phải xác định rõ các nhiệm vụ sau đây:
2.1. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo, gì?
Đối với thư viện trường học muốn phát huy tốt tác dụng của thư viện,
người cán bộ thư viện cần hướng dẫn chu đáo bạn đọc các loại sách báo phục vụ
trực tiếp yêu cầu giáo dục toàn diện của nhà trường các loại sách tham khảo,
sách giáo khoa, sách nghiệp vụ... sát hợp với chương trình học tập trong nhà
trường, các loại sách báo nhằm mở rộng kiến thức góp phần đẩy mạnh chất
lượng giảng dạy và học tập. Ngoài ra còn có các loại sách phục vụ việc rèn
luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong ý chí, và giáo dục giới tính cho học sinh.

Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

10


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

2.2. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc
Ở từng lứa tuổi, từng khối, lớp, bạn đọc có nhu cầu sử dụng sách, báo
khác nhau.Cán bộ thư viện không đơn thuần tuyên truyền những sách như: văn
học, Lịch sử...mà cả những vấn đề khó nói như tâm sinh lí lứa tuổi, khoa học về
trái đất, môi trường...cũng đươc đem ra tuyên truyền, giới thiệu cho các em. Có
người cho rằng như vậy là vẽ đường cho hươu chạy, nhưng chúng tôi quan niệm
rằng, vấn đề giáo dục giới tính hiện nay đang được quan tâm rất nhiều, giới
thiệu cho các em tìm đọc nhưng cuốn sách về nội dung này cũng là một cách
trang bị thêm kiến thức giúp các em tránh được những sai lầm đáng tiếc xảy ra.

Nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc thì người cán bộ thư viện mới hướng dẫn
bạn đọc sử dụng sách phù hợp nhằm thu hút bạn đọc để đáp ứng được yêu cầu
của bạn đọc.
Ngoài ra thư viện kết hợp với giáo viên từng bộ môn để nắm được yêu
cầu và có kế hoạch phục vụ liên tục, chu đáo các đối tượng, cần giúp các em biết
sử dụng thư viện, sử dụng hệ thống tra cứu thư viện, biết cách đọc sách, coi sách
là người thầy thứ hai của mình.
IV. KẾT QUẢ
Nhờ công tác tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách,
báo trong thư viện đã đem lại kết quả khá bất ngờ được thể hiện rõ nét qua các
năm học như sau:
Năm học

HS đến Thư viện

GV đến thư viện

Ghi chú

Số lượng

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

2009-2010

198/492


40,2%

29/45

64,4%

Chưa áp dụng

2010 - 2011

204/450

45,3%

35/45

77,8%

Chưa áp dụng

2011 – 2012

268/489

54,9%

37/41

90,2%


Đã áp dụng

2012 - 2013

278/324

85,8%

31/31

100%

Đã áp dụng

Số lượng bạn đọc đến với thư viện ngày càng tăng, đến nay đã có hơn
70% học sinh và 100% giáo viên toàn trường sử dụng sách, báo thư viện. Số
lượng học sinh thích đọc sách, báo thư viện ngày một nhiều, học lực của học
sinh toàn trường tăng lên, học sinh giỏi ngày một nhiều thêm, học sinh yếu giảm
rõ rệt.
Tinh thần tự học, tự rèn luyện thể hiện rõ nét ở từng học sinh trong toàn
trường. Đội ngũ cán bộ giáo viên ở trường đều đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi
cấp trường trở lên. Một số đồng chí giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp Huyện,
cấp Tỉnh.
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

11


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn

đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

PHẦN 3. KẾT LUẬN.
Để thư viện trường học trở thành người bạn thân thiết, thông minh và
đáng tin cậy cho giáo viên và học sinh, để mỗi bản sách đến với bạn đọc kịp thời
và đúng lúc và để mỗi cuốn sách không rơi vào tình trạng “ đóng băng” và “
chết” trên giá sách, đòi hỏi người cán bộ thư viện phải linh hoạt và năng động
trong các biện pháp tuyên truyền, giới thiệu.
Vì vậy, việc “tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách,
báo, tài liệu trong thư viện trường học” là việc làm hết sức cần thiết đối với công
tác thư viện trường học, nó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo
viên, góp phần định hướng, thu hút và cổ vũ văn hóa đọc với các em học sinh,
nâng cao kết quả học tập và giáo dục toàn diện của học sinh. Như vậy, thư viện
đã thực sự trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhà trường.
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
Thư viện trường học đã và đang trở thành bộ phận không thể thiếu trong
nhà trường, Chính vì vậy đòi hỏi cần có sự quan tâm thường xuyên của Ban
Giám hiệu nhà trường, Phòng Giáo dục cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh trong
vấn đề đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn tài liệu. Thư viện nhà trường rất mong
các cấp quản lí quan tâm hơn nữa trong vấn đề cung cấp nguồn tài liệu trong
những năm tiếp theo để các hoạt động của Thư viện ngày càng phát huy được
hiệu quả.
Đăk Mar, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Người viết

Lê Thị Kim Hương

Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

12



Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

Tài liệu tham khảo:
1. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách trong thư
viện trường học/ Lê Thị Chinh, Lê Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị kim Phương,
Trần Thị Ngọc Thanh ._ Tái bản lần thứ 1._H.: Giáo dục, 2009._211tr., 24cm.
2. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông/ Vũ Bá Hòa,
Lê Thị Chinh, Ngô Phước Đức... ._H.: Giáo dục, 2009._339tr., 20,3cm.
3. Cẩm nang nghề thư viện/ Lê Văn Viết.- H.: Văn hóa- thông tin, 2002
4. Báo cáo tổng kết qua từng năm của trường THCS Nguyễn Huệ.

Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

13


Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

MỤC LỤC
Tên

Trang

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................1
Lý do chọn đề tài ............................................................................1
Mục đích nghiên cứu........................................................................1

Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................2
Đối tượng nghiên cứu.......................................................................2
Phương pháp nghiên cứu ...................................................................2
Phạm vi và thời gian nghiên cứu.......................................................2
Phần II: NỘI DUNG.........................................................................3
I.Một số khái niệm và tầm quan trọng của việc đọc sách ...................3
1. Một số khái niệm..........................................................................3
1.1. Khái niệm về sách......................................................................3
1.2. Khái niệm về thư viện................................................................3
1.2.1. Chức năng của thư viện ..........................................................3
2. Tầm quan trọng của việc đọc sách ................................................3
II.Thực trạng của công tác “tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc ở trường THCS Nguyễn Huệ.....................................................4
1. Giới thiệu về thư viện trường THCS Nguyễn Huệ.......................4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển................................................4
1.2 Cơ sở vật chất trang thiết bị .........................................................5
1.3 Vốn tài liệu.................................................................................5
1.3.1 Sách ......................................................................................5
1.3.2 Báo, tạp chí .............................................................................5
1.4 Cán bộ thư viện..........................................................................5
1.5 Đối tượng bạn đọc......................................................................5
2 Thực trạng của việc đọc.................................................................6
2.1 Kết quả đạt được........................................................................6
2.2 Tồn tại ......................................................................................7
III. Giải Pháp nâng cao công tác “ tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho
bạn đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ..............................................7
1.Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu đến bạn đọc................7
Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

14



Một số giải pháp nâng cao công tác “ Tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu cho bạn
đọc” ở trường THCS Nguyễn Huệ

1.1. Lựa chọn sách, báo, tài liệu phù hợp:

......................................8

1.2. Lựa chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền...................9
2. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách, báo, tài liệu của thư viện
2.1. Hướng dẫn bạn đọc sử dụng các loại sách, báo, gì?

........10

..................10

2.2. Nắm bắt được tâm lý và nhu cầu sử dụng sách báo bạn đọc ........ 11
IV. KẾT QUẢ..................................................................................11
PHẦN 3. KẾT LUẬN............................................................................12
NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:..................................................12

Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương

15



×