Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đường lối chiến tranh nhân dân của đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp qua văn kiện đảng 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.2 KB, 14 trang )

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn

Dương Minh Ngọc

đường lối chiến tranh nhân dân của đảng
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp
(qua văn kiện Đảng 1945 - 1954)

Luận văn thạc sĩ sử học

Hà Nội - 2004


Đại học quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
...................................................................

Dương Minh Ngọc

đường lối chiến tranh nhân dân của đảng
trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
(qua văn kiện Đảng 1945 - 1954)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 5.03.16

Luận văn thạc sĩ sử học

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hồng

Hà Nội – 2004




Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã có lịch sử phát triển lâu dài. Đó là một
thứ “bảo bối” của dân tộc Việt Nam, giúp dân tộc Việt Nam đánh bại những đội
quân xâm lược lớn mạnh.
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
chiến tranh nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ sức mạnh của mình. Đặc biệt,
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đường lối chiến tranh nhân
dân của Đảng đã phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng yêu cầu của kháng chiến
nên đã giành thắng lợi to lớn.
Nội dung đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ ràng, cơ bản,
sâu sắc và khoa học trong các văn kiện Đảng ở thời kỳ này. Nghiên cứu, tìm hiểu về đường lối chiến
tranh nhân dân Việt Nam qua văn kiện của Đảng trong những năm 1945 - 1954, chúng ta sẽ thấy rõ
cơ sở thực tiễn và chứng cứ để tạo dựng sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống lại thực dân Pháp xâm lược.
Văn kiện Đảng Toàn tập (xuất bản lần thứ nhất từ năm 1998) là “bộ sách lớn trong di sản tư
tưởng - lý luận của dân tộc mà tác giả là Đảng Cộng sản Việt Nam”[20, VI]. Bộ sách bao gồm
những tài liệu chính thức và xác thực của Đảng, thể hiện bản chất cách mạng, tính khoa học và tính
sáng tạo của Đảng, thể hiện sự thống nhất về tư tưởng và chính trị trong Đảng. Nghiên cứu và tìm
hiểu về đường lối chiến tranh nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp thông qua văn kiện
Đảng thời kỳ 1945 - 1954 (Văn kiện Đảng Toàn tập từ Tập 8 đến Tập 15) sẽ cung cấp cho chúng ta
cái nhìn chân thực, toàn diện và có hệ thống về những hoạt động cách mạng của Đảng và nhân dân.
Từ đó, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn, sâu sắc hơn vai trò và công lao to lớn của Đảng trong kháng
chiến chống thực dân Pháp, cũng như trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Trong xây dựng nền khoa học quân sự Việt Nam hiện đại, không thể bỏ qua
việc nghiên cứu đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp, đặc biệt là qua nguồn tư liệu chính thống của Đảng - văn kiện
Đảng 1945 - 1954.



Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đường lối chiến
tranh nhân dân của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
(qua văn kiện Đảng 1945 - 1954)” để tìm hiểu và làm sáng tỏ hơn bản chất cách
mạng và tinh thần sáng tạo thể hiện trong đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng
lãnh đạo và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua đó, khẳng định vai
trò và công lao to lớn của Đảng trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc;
đồng thời, góp phần củng cố niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong
giai đoạn cách mạng hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam nói chung và đường lối chiến
tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp nói riêng là một vấn đề rất
lớn, được nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau của khoa học lịch
sử và khoa học quân sự quan tâm. Có thể tổng hợp các công trình nghiên cứu và
tác phẩm liên quan đến vấn đề này thành những nhóm cơ bản sau:
Một là, các công trình và hồi ký của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
các nhà cách mạng lão thành, những người từng sống và hoạt động trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp. Tiêu biểu là các tác phẩm: Chiến tranh nhân dân
Việt Nam của Hồ Chí Minh (NXB Quân đội nhân dân, 1980); Bàn về chiến tranh
nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường
Chinh,... (NXB Quân đội nhân dân, 1966); Kháng chiến nhất định thắng lợi của
Trường Chinh (NXB Sự thật, 1947); Chiến tranh nhân dân của Lê Duẩn (NXB
Trần Phú, Nam Bộ, 1951); Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân (NXB Sự
thật, 1959); Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của
chiến tranh nhân dân ở nước ta (NXB Quân đội nhân dân, 1973); Sức mạnh vô
địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới (NXB Sự thật, 1976);...
của Võ Nguyên Giáp; Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong 30 năm chiến
tranh chống Pháp, Mỹ của Hoàng Minh Thảo chủ biên (NXB Quân đội nhân dân,
1995); v.v.. Đây là các tác phẩm có giá trị lý luận chính trị quân sự.

Hai là, những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về lịch sử dân tộc,
lịch sử Đảng, lịch sử quân sự... đề cập đến lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân


Pháp, đến đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, đường lối chiến tranh nhân
dân Việt Nam. Tiêu biểu là các tác phẩm: Thắng lợi vĩ đại của chiến tranh nhân
dân Việt Nam (NXB Quân đội nhân dân, 1973); Lịch sử cuộc kháng chiến chống
Pháp 1945 - 1954 (NXB Quân đội nhân dân, 1994); Hậu phương chiến tranh nhân
dân Việt Nam của Viện lịch sử quân sự Việt Nam (NXB Quân đội nhân dân, 1997);
Bí mật về sức mạnh huyền thoại của chiến tranh nhân dân Việt Nam của Nguyễn
Đức Quý (NXB Mũi Cà Mau, 2001); v.v..
Các công trình được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như: sách
nghiên cứu, hồi ký, bài viết đăng trên các tạp chí, báo cáo hội thảo khoa học... Nhìn
chung, các công trình đều tập trung làm sáng rõ nội dung đường lối của cuộc chiến
tranh cách mạng của nhân dân ta và vai trò của Đảng trong việc đề ra chủ trương
đường lối và tổ chức thực hiện nó trong thực tiễn. Các công trình đã khái quát
những nội dung lớn về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, khẳng định sức
mạnh vô địch của nó là nhân tố quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống
kẻ thù xâm lược.... Những vấn đề liên quan đến nội dung, vị trí, vai trò của chiến
tranh nhân dân trong lịch sử cũng được các nhà nghiên cứu đề cập và bước đầu chỉ
ra những giá trị thực tiễn trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận
chiến tranh nhân dân.
Ngoài các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước, còn có một số tác
phẩm của các tác giả nước ngoài nghiên cứu về cuộc chiến tranh của nhân dân Việt
Nam chống lại chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp như: Paris - Sài Gòn - Hà
Nội (tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944-1947) của Philippe Devillers; Chiến
tranh Việt Nam thời kỳ thứ nhất 1889-1954 của Chest (N.Y, 1976); Chiến tranh
cách mạng Cộng sản - Việt Minh ở Đông Dương của George K: Tanhan (NXB
Prages - New York, 1962); v.v.. Đặc biệt, còn có một số tác phẩm, bài viết của
tướng lĩnh quân đội Pháp từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tại

Đông Dương như: Đông Dương hấp hối 1953-1954 và Thời điểm của những sự
thật của Hăng-ri Na-va (NXB Plông, Pari, 1956 và 1979); Đông Dương trong cơn
lốc của Pôn Ê-ly (NXB Plông, Pari, 1964); Cuộc chiến tranh Đông Dương của
Lucien Bodard (xuất bản tại Pari những năm 1963-1965-1967);v.v.. Đây là các


công trình chủ yếu nghiên cứu và phản ánh về mặt lịch sử chiến tranh. Trong đó,
các tác giả đều cố gắng để tìm ra một lời giải đáp thích đáng cho câu hỏi về nguyên
nhân vì sao quân đội lớn mạnh của thực dân Pháp đã bị đánh đến đại bại bởi một
dân tộc Việt Nam nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu. Các tác giả đưa ra nhiều cách giải
thích khác nhau. Song, dù là bằng cách này hay cách khác thì cuối cùng, cả về phía
những người đã từng đứng bên kia chiến tuyến trong cuộc kháng chiến của chúng
ta, cũng đều phải đi đến sự thừa nhận, hay là sự chấp nhận một thực tế mà như
tướng H. Nava của Pháp đã thừa nhận, rằng: sự thua trận của Pháp cũng như của cả
Mỹ sau này là do đã phải đối đầu với một cuộc “chiến tranh toàn diện”, đối đầu với
một “sức mạnh lớn” từ một lực lượng mà ở đó “chính quyền, dân chúng và quân
đội là một.” [12, 64]
Có thể nói rằng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh nhân
dân Việt Nam, về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam.
Với đề tài này, có thể nghiên cứu thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tuy
nhiên, cho đến nay, trong số các công trình đã công bố, chưa có một công trình
chuyên khảo nào đi sâu vào việc nghiên cứu đường lối chiến tranh nhân dân thông
qua tập hợp sử liệu trong nguồn văn kiện Đảng thời kỳ 1945 - 1954.
Vì vậy, việc tiếp tục tìm hiểu đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng thông
qua sưu tầm, mô tả sử liệu qua các văn kiện Đảng thời kỳ 1945 - 1954 sẽ góp phần
làm sáng tỏ đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo kháng
chiến; đồng thời, góp phần cung cấp một nguồn tư liệu được hệ thống và dễ tiếp
cận cho các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích của đề tài: tìm hiểu quá trình hình thành đường lối chiến tranh

nhân dân của Đảng thông qua việc khảo cứu nguồn văn kiện Đảng 1945-1954
nhằm góp phần làm rõ tính độc đáo, đặc sắc của chiến tranh nhân dân Việt Nam,
tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối kháng chiến; khẳng định sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trong toàn bộ sự nghiệp
cách mạng của dân tộc; từ đó, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong giai
đoạn cách mạng mới của đất nước.


- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Nhận thức, đánh giá về nguồn tài liệu phản ánh đường lối chiến tranh nhân
dân của Đảng trong văn kiện Đảng 1945 - 1954.
+ Trình bày nội dung đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng thông qua
việc khảo sát nguồn tài liệu văn kiện Đảng 1945 - 1954.
+ Nêu kết quả, tác dụng của đường lối đó đối với cuộc kháng chiến thần
thánh của dân tộc, những đóng góp về mặt lý luận của nó đối với nền khoa học
quân sự hiện đại Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong thời kỳ kháng chiến
chống thực dân Pháp (qua văn kiện Đảng 1945 - 1954)” đi sâu tìm hiểu về đường
lối chiến tranh nhân dân của Đảng đã được hình thành và hoàn chỉnh trong những
năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Đề tài không đi sâu tìm hiểu việc tổ chức
và thực hiện đường lối trong thực tiễn kháng chiến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu. Trong đó, nổi bật là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lo-gic,
thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp...
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài được chia làm 3 chương như
sau:
Chương I. Văn kiện Đảng 1945 - 1954 và nguồn tài liệu về đường lối chiến tranh nhân dân

của Đảng
Chương II. Những vấn đề cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp (qua văn kiện Đảng 1945 - 1954)
Chương III. Giá trị lý luận và thực tiễn của đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng trong
thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp


Danh mục tài liệu tham khảo
[1]. Lê Đức Anh (2004), “Đường lối chiến tranh nhân dân đánh bại âm mưu chiến
lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ”, Báo Nhân dân (ngày 19-3, trang 14).
[2]. Ph. Ăngghen - V. I. Lênin - I. V. Xtalin (1970), Bàn về chiến tranh nhân dân,
Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[3]. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (2000), Chiến tranh
cách mạng Việt nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[4]. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương (1979), 50 năm hoạt động của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[5]. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1984), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam (sơ thảo), Tập 1, In lần thứ hai, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[6]. Ban Nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục chính trị (1974), Lịch sử
Quân đội nhân dân Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
[7]. Ban tư tưởng - văn hóa trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội
nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX , Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[8]. Lucien Bodard (2004), Cuộc chiến tranh Đông Dương, Đoàn Doãn dịch, Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.
[9]. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tập 1, Nhà xuất
bản Sự thật, Hà Nội.
[10]. Trường Chinh (1948), Kháng chiến nhất định thắng lợi, In lần thứ hai, Nhà in

Tiến Bộ.


[11]. Trường Chinh (1983), Mấy vấn đề quân sự trong cách mạng Việt Nam, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[12]. Lê Chung (1984), “Nguyên nhân Pháp thua trận Điện Biên Phủ (qua những
lời thú nhận, thừa nhận và nhận xét trên sách báo phương Tây)”, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử quân sự (8, 61- 67).
[13]. Philippe Devillers (1993), Paris- Sài gòn- Hà Nội (tài liệu lưu trữ của cuộc
chiến tranh 1944 - 1947), Hoàng Hữu Đản dịch, Nhà xuất bản Thành phố Hồ
Chí Minh.
[14]. Lê Duẩn (1951), Chiến tranh nhân dân, Nhà xuất bản Trần Phú, Nam Bộ.
[15]. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa
xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[16]. Lê Duẩn (1980), Tiến lên dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng, Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội.
[17]. Văn Tiến Dũng (1979), Chiến tranh nhân dân địa phương trong chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[18]. Văn T iến Dũng (1984), “Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và mấy vấn đề chiến lược quân sự của chiến tranh nhân dân
Việt Nam”, T ạp chí Nghiên cứu lịch sử quân sự (8, 15-35).

[19]. Văn Tiến Dũng (1973), Dưới ngọn cờ của Đảng nghệ thuật quân sự Việt Nam
không ngừng phát triển và chiến thắng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
[20]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, T ập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[21]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, T ập 7, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[22]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, T ập 8, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[23]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 9, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[24]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 10, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[25]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 11, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[26]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[27]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 13, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


[28]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 14, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[29]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 15, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[30]. Mao Trạch Đông (1961), Bàn về chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[31]. Phạm Văn Đồng (1990), Hồ Chí Minh, một con người, một dân tộc, một thời
đại, một sự nghiệp. Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[32]. Pôn Ê-ly (1964), Đông Dương trong cơn gió lốc, Nhà xuất bản Plông, Pa-ri.
[33]. N. Frankland- C. Dowlins (1989), “Âm vang Điện Biên Phủ”, Tạp chí Lịch sử
quân sự (5, 73-76).
[34]. Võ Nguyên Giáp (2001), Chiến đấu trong vòng vây, In lần thứ ba, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[35]. Võ Nguyên Giáp (1979), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[36]. Võ Nguyên Giáp (1959), Chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân, Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[37]. Võ Nguyên Giáp (1973), Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận
trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta, Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân, Hà Nội.

[38].Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Song Hào,…(1971), Đường lối quân sự của
Đảng là vũ khí tất thắng của lực lượng vũ trang nhân dân ta, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[39]. Võ Nguyên Giáp (2001), Đường tới Điện Biên Phủ, In lần thứ hai, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[40]. Võ Nguyên Giáp (1974), Những năm tháng không thể nào quên, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[41]. Võ Nguyên Giáp (1976), Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt
Nam trong thời đại mới, In lần hai, Sự thật, Hà Nội.


[42]. Võ Nguyên Giáp (1973), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa
phương và của các lực lượng vũ trang địa phương, In lần thứ hai, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[43]. Lê Mậu Hãn chủ biên (1995), Đảng Cộng sản Việt Nam - các Đại hội và Hội
nghị Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[44]. Lê Mậu Hãn chủ biên (2004), Điện Biên Phủ Văn kiện Đảng, Nhà nước, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[45]. Song Hào (1967), Chiến tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang địa
phương, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[46]. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2001), Giáo trình lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[47]. Trịnh Vương Hồng (2002), “Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm Bàn về
cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử quân sự (1).
[48]. Lê-nin (1957), Vấn đề chiến tranh cách mạng, Nhà xuất bản Sự thật.
[49]. Nguyễn Bá Linh (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, con
đường dẫn đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
[50]. Lưu Văn Lợi, Nguyễn Hồng Thạch (2002), Pháp tái chiếm Đông Dương và

chiến tranh lạnh, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Công ty Văn hoá Phương
Nam phối hợp thực hiện.
[51]. Lê Xuân Lựu (2003), “Vài nét về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân
Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược”, Tạp chí Lịch sử quân sự (1).
[52]. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp,...(1966), Bàn về
chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
[53]. Hồ Chí Minh (1970), Về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân,
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.


[54]. Hồ Chí Minh (1980), Chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội
Nhân dân, Hà Nội.
[55]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[56]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[57]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[58]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[59]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[60]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
[61]. Hồ Chí Minh bàn về quân sự (trích bài nói và viết) (2002), Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[62]. Henri Navarre (1956), Đông Dương hấp hối 1953 - 1954, Nhà xuất bản
Plông, Pa-ri.

[63]. Henri Navarre (2004), Thời điểm của những sự thật, Nguyễn Huy Cầu dịch,
Tái bản lần 1, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Viện lịch sử quân sự Việt
Nam.
[64]. Lê Khả Phiêu (1995), “Chiến tranh toàn dân”, một nội dung cốt lõi của tư
tưởng Hồ Chí Minh trong quân sự”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân (5).
[65]. Nguyễn Đức Quý (2001), Bí mật về sức mạnh huyền thoại của chiến tranh
nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau.
[66]. Raoul Salan (1975), Đông Dương đỏ, Paris, Bản dịch của Phân viện Thông tin
khoa học quân sự, Học viện Quân sự cao cấp.
[67]. Phạm Hồng Sơn (1997), Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt
Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.


[68]. George K: Tanhan (1962), Chiến tranh cách mạng Cộng sản - Việt minh ở
Đông Dương, Nhà xuất bản Prages - New York.
[69]. Nguyễn Chí Thanh, Trường Sơn (1970), Đảng ta lãnh đạo tài tình chiến tranh
nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Nhà xuất bản Sự thật, Hà
Nội.
[70]. Hoàng Minh Thảo (1987), “Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của
Đảng ta, một sáng tạo lịch sử”, Tạp chí Lịch sử Quân đội (1, 16-20)
[71]. Hoàng Minh Thảo (2003), Một số vấn đề về phương pháp luận lãnh đạo chiến
tranh và quy luật chiến tranh, Sách tham khảo, Nhà xuất bản Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[72]. Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và bài học
(1996), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[73]. Trần Trọng Trung (2004), Lịch sử một cuộc chiến tranh bẩn thỉu, In lần thứ
hai, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[74]. Nguyễn Đình ước (2003), Góp phần tìm hiểu đường lối quân sự của Đảng,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[75]. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1985 - 1993), Lịch sử cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp 1945 - 1954, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[76]. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của
Hồ Chí Minh, In lần thứ 2, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[77]. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân
Việt Nam, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[78]. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2002), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[79]. Viện Mác - Lênin (1987), Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân
Pháp, Tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.
[80]. Viện Mác - Lênin (1988), Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân
Pháp, Tập 2, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.


[81]. Vụ biên soạn Ban Tuyên huấn trung ương (1979), Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, trích Văn kiện Đảng, Tập II, In lần thứ hai, Nhà xuất bản Sách giáo
khoa MácLênin, Hà Nội.
[82]. Wiljried Lulei (1989), “Điện Biên Phủ 1954 thất bại có tính chất quyết định
của thực dân Pháp”, Tạp chí Lịch sử quân sự (5, 4-5).



×