Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Câu cảm thán trong tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.58 KB, 28 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

CÂU CẢM THÁN
TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội - 2004

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC

CÂU CẢM THÁN
TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành

: Lý luận ngôn ngữ

Mã số


: 5. 04 . 08

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TSKH. LÝ TOÀN THẮNG

Hà Nội - 2004

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.
Người viết luận án

Nguyễn Thị Hồng Ngọc

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài

Trang

9
9

II. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

11

III. Phương pháp nghiên cứu

14

IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

14

V. Cái mới của luận án

15

VI. Cơ cấu của luận án

16
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN

18

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

18


1.2. Những khái niệm lý thuyết cơ bản liên quan đến đề tài

25

1.3. Tiểu kết chương.

36
CHƯƠNG II

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ HÌNH THỨC CỦA CÂU CẢM THÁN
TRONG TIẾNG VIỆT

38

2.1. Các đặc điểm về hình thức

38

2.1.1. Các phương tiện biểu thị cảm thán trong câu cảm thán tiếng Việt

38

2.1.1.1. Từ cảm thán

38

a/ Vai trò của từ cảm thán trong việc tạo lập câu cảm thán

38


b/ Phân loại từ cảm thán trong tiếng Việt

42

c/ Mô tả vị trí, cách dùng từ cảm thán trong câu cảm thán

43

2.1.1.2. Các phương tiện biểu thị cảm thán khác

54

a/ Các thực từ biểu thị ý cảm thán

54

b/ Các phó từ biểu thị ý cảm thán

61

c/ Trợ từ biểu thị ý cảm thán

67

4


d/ Kết từ biểu thị ý cảm thán


71

e/ Một số từ dùng để gọi- đáp biểu thị ý cảm thán

73

g/ Các từ tục, ngữ tục biểu thị ý cảm thán

77

h/ Ngữ cảm thán

81

i/ Ngữ phủ định đặc biệt biểu thị ý cảm thán

86

k/ Một số hình thức hỏi biểu thị ý cảm thán

88

2.1.1.3. Ngữ điệu cảm thán

96

2.1.1.4. Trật tự từ

101


2.1.2. Cấu trúc cú pháp của câu cảm thán tiếng Việt

110

2.1.2.1. Phân loại câu cảm thán tiếng Việt theo cấu trúc cú pháp

110

2.1.2.2. Phân tích cấu trúc cú pháp của câu cảm thán tiếng Việt

111

a/ Kiểu loại 1: Câu cảm thán không có nòng cốt câu

111

b/ Kiểu loại 2: Câu cảm thán dùng từ cảm thán với cấu trúc câu:
"Từ cảm thán + NCC"

114

c/ Kiểu loại 3: Câu cảm thán có cấu trúc: "YCT + NCC"

116

d/ Kiểu loại 4: Câu cảm thán có cấu trúc: "NCC + YCT "

118

e/ Kiểu loại 5: Câu cảm thán có yếu tố cảm thán xen vào giữa

nòng cốt câu

119

g/ Kiểu loại 6: Câu cảm thán có yếu tố cảm thán nằm trong
thành phần câu ghép.
2.2. Tiểu kết chương

120
121

CHƯƠNG III
CÂU CẢM THÁN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG

126

3.1. Vài nét mở đầu

126

3.1.1. Một số nét về lý thuyết tam phân trong ngôn ngữ học hiện đại

126

3.1.2.Sự cần thiết phải xem xét câu cảm thán từ góc độ ngữ nghĩa,

5



ngữ dụng.

127

3.1.3. Một số vấn đề về câu cảm thán nhìn từ góc độ ngữ nghĩa và
ngữ dụng.

129

3.2. Câu cảm thán - nhìn từ góc độ ngữ nghĩa

130

3.2.1. Mối quan hệ giữa cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa của
câu cảm thán

130

3.2.1.1. Mối quan hệ tương ứng (đối xứng)

132

3.2.1.2. Mối quan hệ không tương ứng (phi đối xứng)

135

3.2.2. Các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau thể hiện qua
câu cảm thán

138


3.3. Câu cảm thán - nhìn từ góc độ ngữ dụng

146

3.3.1. Các cặp đối lập tương ứng trong cảm thán

147

3.3.1.1. Cảm thán hiển ngôn và cảm thán hàm ngôn

147

3.3.1.2. Cảm thán chân và cảm thán nguỵ (cảm thán thật và
cảm thán giả)

153

3.3.1.3. Cảm thán hướng nội và cảm thán hướng ngoại

157

3.3.1.4. Cảm thán độc thoại và cảm thán đối thoại

159

3.3.1.5. Cảm thán đơn và cảm thán kép

163


3.3.2. Mối quan hệ giữa "cái chủ quan"và "cái thực tại
khách quan"

165

3.3.3. Vai trò của một số yếu tố đồng văn bản trong cảm thán

172

3.3.3.1. Vai trò của đồng văn bản kế cận câu cảm thán trong
việc tạo tiền đề cảm thán và lý giải cảm thán

172

3.3.3.2. Vai trò của các từ dẫn nhập cảm thán và xác nhận
cảm thán

182

3.4. Tiểu kết chương

185

6


KẾT LUẬN

186


NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CẦN ĐƯỢC
TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

189

NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

190

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

191

NGUỒN TƯ LIỆU KHẢO SÁT CHÍNH

198

7


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CCT

: Câu cảm thán

YCT

: Yếu tố cảm thán


NCC

: Nòng cốt câu

C

: Chủ ngữ

V

: Vị ngữ

VT

: Vị ngữ tính từ



: Vị ngữ động từ

BN

: Bổ ngữ

TC - GT : Tuyển chọn - giới thiệu
[...]

: Câu đi trước hoặc sau câu cảm thán.

8



MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1.1. Trong Tiếng Việt, câu cảm thán là một loại câu mà các nhà Việt ngữ
học đều đã ít nhiều đề cập đến. Mỗi nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận
riêng, có cách lý giải khác nhau. Có nhà nghiên cứu đề cập đến các câu có
yếu tố cảm thán; có nhà nghiên cứu đề cập đến các yếu tố tình thái, có nhà
nghiên cứu đề cập đến chức năng biểu hiện của câu cảm thán... Tuy nhiên,
đây là một vấn đề đa dạng, phức tạp, gắn với loại hình ngôn ngữ nên khó có
thể đi đến một quan niệm hoàn toàn thống nhất.
1.2. Việc phân loại câu trong ngôn ngữ học cho đến nay cũng có nhiều quan
điểm không thống nhất. Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo từng
trường phái và dựa vào những tiêu chuẩn rất khác nhau. Hiện nay có ba cách
phân loại chính: dựa vào cấu tạo; dựa vào mối quan hệ với hiện thực; phân
loại theo mục đích giao tiếp:
- Dựa vào cấu tạo để phân loại câu sẽ được hai kiểu loại: câu đơn và
câu ghép.
- Dựa vào mối quan hệ với hiện thực sẽ có hai kiểu câu: câu khẳng định
và câu phủ định.
- Chia theo mục đích phát ngôn, xem xét câu trong hoạt động của nó sẽ
có 4 loại câu:
+ Câu tường thuật: có mục đích kể cho người khác biết về đặc
trưng (hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ của đối tượng).
+ Câu nghi vấn: có mục đích nêu lên sự hoài nghi của người nói
và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó.
+ Câu cầu khiến (câu mệnh lệnh): có mục đích nói lên ý chí của

9



người nói bày tỏ ý mong muốn yêu cầu, đòi hỏi, bắt buộc người nghe thực
hiện điều được đặt ra trong câu.
+ Câu cảm thán: có mục đích nói lên các tình cảm khác nhau của người nói,
được dùng khi cần thể hiện đến một mức độ nhất định những tình cảm khác
nhau, thái độ đánh giá, những trạng thái tinh thần khác thường của người nói
đối với sự vật hay sự kiện mà câu nói đề cập hay ám chỉ.
Tuy nhiên, trên thực tế, để vạch ra được ranh giới giữa câu cảm thán
với các kiểu loại câu khác phân theo mục đích phát ngôn không phải là một
vấn đề đơn giản và dễ dàng, bởi vì có những câu có dạng phủ định nhưng lại
biểu thị ý khẳng định hoặc có những câu có dạng câu hỏi nhưng lại biểu thị ý
cảm thán v. v...
Bất kỳ câu nào cũng có một mục đích ngôn trung nhất định, đồng thời
cũng có những dấu hiệu hình thức riêng. Vì vậy cách phân loại này không chỉ
là phân loại theo công dụng đơn thuần mà còn là cách phân loại theo công
dụng và ngữ pháp.
Hiện nay việc phân loại câu vẫn còn nhiều ý kiến rất khác nhau. Thậm
chí có ý kiến phủ định sự tồn tại độc lập của câu cảm thán trong tiếng Việt
mặc dù thực tế nó vẫn tồn tại và có những dấu hiệu hình thức riêng biệt khác
với các kiểu loại câu khác. Vì vậy, đây cũng là một lý do khiến chúng tôi thấy
cần nghiên cứu sâu về câu cảm thán tiếng Việt để khẳng định vị trí của nó
trong hệ thống câu tiếng Việt.
1.3. Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính điển hình. Trong tiếng
Việt, các ý nghĩa ngữ pháp như: thời, thể, số... đều được thể hiện bằng các từ
ngữ riêng biệt nằm trong một trật tự từ nhất định của cấu trúc. Các từ ngữ, các
yếu tố cảm thán trong cấu trúc tạo lập câu cảm thán cũng nằm trong những
đặc trưng đó.

10



1.4. Do đặc trưng của ngôn ngữ đơn, lập thanh điệu tính, do tác động của các
yếu tố văn hoá nên tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm. Các từ
cảm thán của tiếng Việt vừa phong phú về số lượng vừa đa dạng về khả năng
biểu thị các cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu
câu cảm thán trong tiếng Việt là một việc làm cần thiết, giúp ích cho việc
nghiên cứu, học tập và sử dụng ngôn ngữ.
1.5. Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, từ các tác phẩm văn học, nhất là truyện
ngắn, thơ... đến lời ăn tiếng nói hàng ngày, câu cảm thán, từ cảm thán đều
được sử dụng với tần số cao, tạo nên một phong cách độc đáo của tiếng Việt.
Do đó, việc nghiên cứu cách tổ chức câu cảm thán để biểu hiện hành vi cảm
thán còn giúp cho việc tìm hiểu phong cách văn học của mỗi nhà văn, mỗi thể
loại văn học; đồng thời giúp cho việc rèn luyện phong cách tu từ học.
1.6. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu vào miêu tả, phân
loại, xác định câu cảm thán về mặt cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc ngữ nghĩa.
Hơn nữa, việc nghiên cứu câu trên bình diện chức năng dụng học hiện nay
đang là hướng được đẩy mạnh và có nhiều ý kiến thảo luận, tranh cãi. Mặc dù
vậy, cũng chưa có tác giả nào đi sâu khảo sát mặt dụng học của câu cảm thán.
Nghiên cứu theo hướng ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt thực hành
cho người Việt Nam và cả cho người nước ngoài học tiếng Việt cũng chưa có
công trình nào đáng kể.
Tất cả những vấn đề trên đây có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tế
trong việc hiểu và sử dụng câu cảm thán tiếng Việt.
Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn: “Câu cảm thán trong tiếng
Việt” làm đề tài luận án của mình.
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

11



2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm:
2.1.1. Khảo sát, mô tả và phân loại câu cảm thán trong tiếng Việt về cấu trúc
cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa. Từ đó nêu lên những đặc trưng cơ bản về hình
thức cấu trúc và nội dung biểu hiện của câu cảm thán trong tiếng Việt. Bởi vì
cũng như khi nghiên cứu về câu nói chung, nhà ngôn ngữ học không thể chỉ
coi trọng một mặt ngữ pháp hay ngữ nghĩa, không nên tách rời hình thức ra
khỏi ý nghĩa.
2.1.2. Đồng thời với việc nghiên cứu đặc trưng về cú pháp - ngữ nghĩa,
chúng tôi còn xem xét một số vấn đề về câu cảm thán từ góc độ ngữ nghĩa và
ngữ dụng để có thể nêu lên được các giá trị cơ bản của câu cảm thán trong
tiếng Việt, giúp hiểu thấu đáo các nét sắc thái cảm thán được thể hiện trong
câu cảm thán và hiểu sâu hơn tầm tác động của câu cảm thán trong hành chức.
2.1.3. Từ tất cả các nghiên cứu đó, luận án khẳng định sự tồn tại độc lập của
câu cảm thán trong tiếng Việt với những đặc trưng riêng biệt của nó cả về
hình thức và nội dung, phân biệt với các kiểu loại câu khác trong tiếng Việt.
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu khảo sát:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Với mục đích đã đặt ra, đối tượng nghiên cứu của luận án là các câu
cảm thán và sự hoạt động của chúng trong các loại hình văn bản như: truyện
ngắn, tiểu thuyết, thơ, văn tế và trong khẩu ngữ v.v…
Cụ thể, chúng tôi khảo sát cả những câu cảm thán chính danh (dùng từ
cảm thán )lẫn những câu cảm thán lâm thời (dùng các yếu tố cảm thán khác
ngoài từ cảm thán như: phó từ, trợ từ , kết từ, từ gọi-đáp, từ tục, các dạng thức
hỏi và phủ định đặc biệt... biểu thị ý cảm thán.)
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:

12



Nghiên cứu về câu cảm thán tiếng Việt có thể nghiên cứu rất nhiều lĩnh
vực cả về ngữ pháp , ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trong mỗi lĩnh vực đó lại có thể
đi sâu nghiên cứu một vài vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, về ngữ dụng có thể phân
tích chi tiết về hội thoại, về hành vi cảm thán, về các biểu thức cảm thán, về
hành động ngôn ngữ biểu lộ trong các hành vi cảm thán v.v...
Mặt khác, cũng có thể mở rộng nghiên cứu đối chiếu, so sánh câu cảm
thán trong tiếng Việt với câu cảm thán trong các ngôn ngữ khác. Nhưng với
những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, với khuôn khổ của một luận án là một
chuyên luận có tính tổng quan về câu cảm thán trong tếng Việt, chúng tôi giới
hạn phạm vi nghiên cứu ở các khía cạnh có tính khái quát, hệ thống và cơ bản
về câu cảm thán trong tiếng Việt trên cả ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và
ngữ dụng. Trong đó, trọng tâm là vấn đề về hình thức cấu trúc của câu cảm
thán tiếng Việt, từ đó có thể xem xét, nhìn nhận câu cảm thán từ góc độ ngữ
nghĩa và ngữ dụng.
Chúng tôi cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu câu cảm thán về mặt đồng
đại và chưa đi sâu vào nghiên cứu mặt lịch đại của câu cảm thán. Trong luận
án này chúng tôi cũng không tiến hành so sánh, đối chiếu một cách hệ thống
giữa câu cảm thán trong tiếng Việt với câu cảm thán trong các ngôn ngữ khác.
Chúng tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ là cơ
sở để chúng tôi có thể có những nghiên cứu tiếp theo sâu hơn, tỉ mỉ hơn về
câu cảm thán trong tiếng Việt.
2.2.3. Nguồn tư liệu khảo sát:
Đề tài nghiên cứu "Câu cảm thán trong tiếng Việt” là một đề tài rất
rộng, đòi hỏi nguồn tư liệu lớn. Từ thế kỷ XV, chữ Nôm đã được sử dụng
nhiều hơn và phát triển hơn trước đó. Nhưng do phạm vi của luận án chỉ
nghiên cứu câu cảm thán ở mặt đồng đại, nên chúng tôi đã chọn khảo sát tư

13



liệu từ tiếng Việt hiện đại là chính và cơ bản là từ các tác phẩm văn học hiện
đại. Do lí do về thể loại, chúng tôi có tính đến việc so sánh đối chiếu với một
số văn bản cũ. Chẳng hạn, trong thơ văn chữ Nôm, văn tế, các tác giả vẫn sử
dụng những biểu thức cảm thán. Ngoài ra chúng tôi còn thống kê các câu cảm
thán từ trong các từ điển tiếng Việt phổ cập, từ các cuộc điều tra khảo sát
khẩu ngữ.
Từ nguồn tư liệu được lựa chọn đó, chúng tôi đã thống kê được 5126
câu cảm thán các loại để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của luận án này.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Trong thực tế sử dụng, do tần số xuất hiện của câu cảm thán ít hơn so
với câu tường thuật nên chúng tôi phải tập hợp một số lượng dữ liệu lớn
những câu cảm thán trong tiếng Việt. Trên cơ sở đó, chúng tôi phân tích, phân
loại và qui về các nhóm câu cảm thán có những đặc tính tương đồng để tiến
hành mô tả câu cảm thán về phương diện hình thức, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Từ đó rút ra những nhận xét có tính tổng hợp theo con đường qui nạp.
Trong khi mô tả, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu các
loại cấu trúc để xác định các đặc trưng và ý nghĩa của câu cảm thán trong
tiếng Việt.
Sử dụng rộng rãi các thao tác cải biên, thay thế trong cấu trúc để phát
hiện các đặc điểm và giá trị cơ bản của câu cảm thán tiếng Việt.
Đó là những phương pháp và thủ pháp chính mà chúng tôi đã sử dụng
trong nghiên cứu của mình.
IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

4.1. Về mặt lý luận:

14



4.1.1.Luận án nghiên cứu câu cảm thán trong bối cảnh chung về câu,
góp phần bàn bạc và thảo luận về câu cảm thán, về vấn đề xác định đặc trưng
của câu cảm thán trong tiếng Việt.
Quan điểm của chúng tôi là: Trong tiếng Việt, câu cảm thán là
một kiểu câu tồn tại độc lập với những chức năng và đặc trưng riêng biệt của
nó, phân biệt với các kiểu loại câu khác.
4.1.2.Nghiên cứu câu cảm thán tiếng Việt cho phép xác định rõ hơn bốn
vấn đề sau đây:
- Khái niệm câu cảm thán trong tiếng Việt
- Cấu trúc của câu cảm thán tiếng Việt.
- Cách thức nhận diện câu cảm thán về mặt hình thức, ngữ nghĩa.
- Vị trí, vai trò của câu cảm thán với những hoạt động chức năng giao
tiếp của nó trong hệ thống câu tiếng Việt hiện đại.
4.2.Về mặt thực tiễn:
Đề tài luận án này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Kết quả nghiên cứu
của đề tài này có thể ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt thực hành cho
học sinh, sinh viên Việt Nam cũng như cho người nước ngoài học tiếng Việt
biết sử dụng tốt các câu cảm thán, các yếu tố cảm thán của tiếng Việt để diễn
tả chính xác cảm xúc của mình.
Đồng thời, do xác định được các sắc thái tình cảm khác nhau được thể
hiện q ua các câu cảm thán trong hệ thống ngôn ngữ nên có thể ứng dụng vào
việc phân tích, cảm thụ hoặc sáng tác các tác phẩm văn học.
Kết quả nghiên cứu cũng có thể bổ sung hoàn thiện các cuốn từ điển
tiếng Việt về các từ cảm thán, câu cảm thán hoặc các sách công cụ dùng cho
việc dạy tiếng Việt.

15


V. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN


5.1. Đây là một chuyên luận đầu tiên khảo sát có tính hệ thống và tỉ mỉ
về câu cảm thán trong tiếng Việt.
5.2. Luận án khẳng định sự tồn tại của câu cảm thán trong tiếng Việt với
những đặc trưng riêng biệt của nó.
5.3. Đưa ra một hệ thống các tiêu chí cơ bản để nhận diện câu cảm thán
tiếng Việt; chỉ rõ các phương tiện biểu thị cảm thán và cấu trúc ngữ pháp của
câu cảm thán tiếng Việt.
5.4. Luận án đề cập đến phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu
cảm thán tiếng Việt. Từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về câu cảm thán trong
tiếng Việt.
VI . CƠ CẤU CỦA LUẬN ÁN:

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận án được chia thành ba
chương:
- Chương I: Tổng quan.
(gồm 20 trang)
Nội dung chính của chương này là:
+ Điểm lịch sử nghiên cứu vấn đề.
+ Khẳng định quan điểm: trong tiếng Việt có kiểu câu cảm
thán tồn tại độc lập với các đặc trưng riêng biệt của nó.
+ Xác định những khái niệm lí thuyết cơ bản liên quan đến
đề tài.
- Chương II: Những đặc điểm về hình thức của câu cảm thán tiếng Việt
(gồm 88 trang)
Nội dung chính của chương này là:

16



+ Phân tích các phương tiện biểu thị cảm thán trong câu cảm
thán tiếng Việt.
+ Phân tích cấu trúc cú pháp của câu cảm thán tiếng Việt.
Qua đó đưa ra một hệ thống các tiêu chí cơ bản để nhận diện câu cảm
thán trong tiếng Việt.
- Chương III : Câu cảm thán - nhìn từ góc độ ngữ nghĩa và ngữ dụng
(gồm 60 trang)
Trong chương này, chúng tôi đề cập đến một số vấn đề về
phương diện ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu cảm thán để từ đó có cái nhìn
toàn diện hơn về câu cảm thán tiếng Việt.

17


NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Hồng Ngọc; 1983 So sánh tiếng Việt và tiếng Khơ Me,
kỷ yếu Hội nghị khoa học Khoa tiếng Việt, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 1997; Cách nhìn không gian kiểu định vị
của người Việt và người Nhật qua một số cấu trúc ngôn ngữ Việt - Nhật. Nxb
ĐHQGHN, Hà nội.
3. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 1999. Sắc thái cảm thán qua một số từ cảm
thán trong tiếng Việt và ứng dụng vào việc giảng dạy tiếng Việt thực hành,
tạp chí khoa học ĐHQGHN, KHXH, Số 6, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2003, Một vài suy nghĩ về từ cảm thán và
vai trò của từ cảm thán trong việc tạo lập câu cảm thán, Kỷ yếu Hội nghị
khoa học "Tiếng Việt và Việt Nam học cho người nước ngoài", Nxb
ĐHQGHN, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Hồng Ngọc, 2003, Một số hình thức hỏi biểu thị cảm
thán trong tiếng Việt; Tạp chí Ngôn ngữ số 10 - 2003, Hà Nội.


18


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

A. Tiếng Việt:
1. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Nxb Đại học và
THCN, Hà Nội.
2. Diệp Quang Ban (1995), Một hướng phân tích câu từ các mặt: sử dụng, ý
nghĩa, cú pháp, TC Ngôn ngữ (số 4 - 1995), Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (1999), Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), Nxb GD, Hà Nội.
4. Diệp Quang Ban (1998) , Ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), Nxb GD, Hà Nội.
5. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt : Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ
Nxb ĐH QG Hà Nội.
6. Lê Cận - Phan Thiều (1983), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt (tập 1) Nxb
GD, Hà Nội.
7. Nguyễn Hồng Cổn (2000), Về sự phi đối xứng giữa hình thức và ý nghĩa
trong các đơn vị ngữ pháp, TC Ngôn ngữ (số 7 - 2000), Hà Nội.
8. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb GD, Hà Nội
9. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1)
Nxb GD, Hà Nội.
10. Đỗ Hữu Châu (2001) Đại cương ngôn ngữ học (tập 2: Ngữ dụng học),
Nxb
GD, Hà Nội.

19


11. Mai Ngọc Chừ (2001), Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

12. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic - Ngữ nghĩa - Cú pháp, Nxb ĐH và
THCN, Hà Nội.
13. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học (tập 1), Nxb GD, Hà Nội .
14. Trần Trí Dõi (1997), Bài tập tiếng Việt thực hành, Nxb GD, Hà Nội.
15. Trần Trí Dõi (1998), Cơ sở tiếng Việt (viết chung), Nxb GD Hà Nội.
16. Nguyễn Hữu Đạt (1995), Tiếng Việt thực hành (viết chung) Nxb GD Hà Nội.
17. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh (trên ngữ liệu
tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ, Bộ GD và ĐT, Hà Nội.
18. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb ĐH và THCN,
Hà Nội.
19. Đinh Văn Đức (1998), Ngôn ngữ học ứng dụng và những vấn đề cần quan
tâm ở nước ta, Kỷ yếu HNKH Ngôn ngữ học ứng dụng, Trường ĐHKHXH và
NV, Hà Nội.
20. F. de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (bản dịch tiếng
Việt), Nxb KHXH, Hà Nội.
21. George Yule (2002), Dụng học (bản dịch tiếng Việt do GS Diệp Quang
Ban tổ chức dịch và hiệu đính), Nxb ĐHQG HN, Hà nội.
22. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) - Đoàn Thiện Thuật - Nguyễn Minh
Thuyết
(1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb GD, Hà Nội.
23. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb GD,
Hà Nội.
24. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb KHXH, Hà Nội.
25. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội
26. Cao Xuân Hạo (1991), Sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1), Nxb
KHXH, Hà Nội.

20



27. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, Nxb GD, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Hiệp (1999), Vai trò của ngữ nghĩa trong phân tích cú pháp,
Kỷ yếu HNKH "Ngôn ngữ học lý thuyết và ứng dụng", Trường ĐH
KHXH-NV, Hà Nội.
29. John Lyons (1996), Nhập môn Ngôn ngữ học lý thuyết (bản dịch tiếng
Việt) Nxb GD, Hà Nội.
30. Đinh Trọng Lạc (1964), Giáo trình việt ngữ (tập 3: Tư từ học), Nxb GD,
Hà Nội.
31. Đinh Trọng Lạc (2000) 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb
GD, Hà Nội
32. Nguyễn Lai (1997), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb
GD, Hà Nội.
33. Đào Thanh Lan (1998), Cơ sở tiếng Việt (viết chung), Nxb GD, Hà Nội.
34. Đào Thanh Lan (1999), Phân tích câu theo cấu trúc Đề - thuyết, Ngữ học trẻ.
35. Nguyễn Hiến Lê (1952), Để hiểu văn phạm Việt Nam, Nxb Phạm Văn Tươi,
Sài Gòn.
36. Hồ Lê (1996), Qui luật ngôn ngữ (quyển 2): "Tính qui luật của cơ chế
ngôn giao", Nxb KHXH, Hà Nội.
37. M.A.K. Halliday (2001) Dẫn luận ngữ pháp chức năng (bản dịch của
Hoàng Văn Vân), Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.
38. N.V.Xtankevich (1982), Loại hình các ngôn ngữ, Nxb ĐH và THCN; Hà Nội.
39. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt- Câu, Nxb ĐH và THCN,
Hà Nội.
40. Hoàng Trọng Phiến (1991), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (viết
chung),
Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.

21



41. Nguyễn Anh Quế (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
42. Hữu Quỳnh (1979), Cơ sở ngôn ngữ học (tập 2) Nxb GD, Hà Nội.
43. Stepanov Ju.S (1977), Những cơ sở của ngôn ngữ học đại cương, bản dịch
tiếng Việt), Nxb ĐH và THCN, Hà Nội.
44. Vũ Xuân Thái (1999) Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, Nxb VHTT, Hà Nội.
45. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội.
46. Lý Toàn Thắng (1972), Bàn về những cơ sở của việc dùng dấu câu trong
tiếng Việt, TC ngôn ngữ (số 2 - 1972), Hà Nội.
47. Lý Toàn Thắng (1996), Tâm thức người Việt qua ngữ nghĩa, Tiếng Việt

việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
48. Lý Toàn Thắng (1997) Giới thiệu về lý thuyết phân đoạn thực tại câu, TC
Ngôn ngữ (số 2 - 1997). Hà Nội.
49. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb ĐH và
THCN, Hà Nội.
50. Vũ Văn Thi (1995), Quá trình chuyển hóa của một số thực từ thành giới
từ
trong tiếng Việt, Luận án phó tiến sĩ, Bộ GD và ĐT, Trường ĐHTHHN,
Hà Nội.
51. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiéu các ngôn ngữ, Nxb ĐH và
THCN, Hà Nội.
52. Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng
Việt, Nxb ĐHQG HN, Hà Nội.
53. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb GD, Hà
Nội.
54. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb ĐH
và THCN, Hà Nội.
55. Trung tâm KHXH và NVQG (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH,


22


Hà Nội.
56. Ủy ban KHXHVN (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội.
57.V.B. Kasevich (1998), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương,
Nxb GD, Hà Nội.
58. Hoàng Văn Vân (2001) Ngôn ngữ học chức năng hệ thống, TC Ngôn ngữ
(số 6-2001 và số 9 - 2001).
59. Phạm Hùng Việt (1996), Một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt
hiện đại, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
60. Viện Ngôn ngữ (1994), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb
KHXH, Hà Nội.
61. Wllace L.Chafe (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb GD,
Hà Nội.

Các từ điển:
62. Alexandre de Rhodes, Từ điển Việt - Bồ - La, (1991), Nxb KHXH, Hà Nội.
63. Từ điển tiếng Việt (1988), (Hoàng Phê chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội.
64. Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1996), (Như Ý chủ biên), Nxb
GD, Hà Nội.
65. Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng (1991), Nxb GD, Hà Nội.
B. Tiếng Anh;
66.

Austin, J. L. (1962) How to do things with words, Harvard University
Press, Cambridge.

67.


BBC English and Harper Collins Publicshers (1992), BBC English
Dictionary, (A Dictionary For the World).

23


68.

Charles N. Li (1974), Word order and word order change, University of
Texas press Austin and London.

69

C.T Onions (1969), An Advanced English Syntax, Routledge and Kegan
Paul, London.

69. Dale E.Elliott (1971), Toward a grammar of exclamations, Foundations
70.
of language, No.11, California State College, Dominguez Hills.

71.

Dik C. S. (1978), Functional grammar, Amsterdam: North - Holland

72.

Doris L. Payne (1972), Pragmatics of word order flexibility, John
Benjamins Publishing company, Amsterdam/Philadelphia.

73.


Douglas Biber - Stig Johansson - Geoffrey Leech - Susan Conrad.
Edward Finegan (1999), Grammar of spoken and written English,
Foreword by Radolph Quirk.

74.

Givon, T. (1989), Mind, Code and Context - Essays in Pragmatics, LEA
- Lon don.

75.

Gregory, M. and Carroll, S. (1978), Language and Situation: Language
and their social Contexs, Lon don: Routledge & Kegan Paul.

76.

George Yule. (1998), Explaining English Grammar, Oxford University
press.

77.

John Eastwood (1994), Oxford guide to English Grammar, Oxford
University press.

78.

Kersti Borjars - Kate Burridge (2001), Introducing English Grammar
Oxford University Press Inc., New York.


79.

Lyon J. (1991), Natural Language and Universal Grammar, CUP.

80.

Lyon J. (1995), Linguistic Semantics - An introduction, Cambridge

24


University Press.
81.

M.A.K. Halliday (1994), An Introduction to Functional Grammar,
(second Edition), Edward Arnold, Lon don.

82.

Michael Swan (1980), Practical English Usage, Oxford University
press.

83.

Thomas, J. (1995), Meaning in interaction, Longman.

84.

Rodney Huddleston (1984), Introduction to the Grammar of English,
Cambridge Unversity press.


C. Tiếng Nga:
85.

86.
87.

D. Tiếng Pháp:
88.

Hélène VAIREL - CARRON (1995), Exclamation: ordre et defense,
Jeunes Filles.

25


×