Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.24 KB, 67 trang )

1

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới
diễn ra ngày càng phổ biến và mạnh mẽ, để khẳng định được vị thế, vai trò của mình
trên thị trường cũng như đẩy mạnh quá trình hội nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải tìm cho mình những chiến
lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Hệ thống thông tin kế toán tài chính trong các
doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý trong doanh
nghiệp đưa ra được các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Việc tổ chức
thực hiện hệ thống thông tin kế toán khoa học, hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào việc
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng
quyết định đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Trong hệ thống
thông tin kế toán, kế toán về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại các doanh
nghiệp luôn được các nhà quản lý trong doanh nghiệp chú trọng đến đầu tiên bởi các
thông tin của kế toán về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh đem lại giúp họ có
thể đánh giá được thực tế hoạt động của doanh nghiệp mình ra sao, để từ đó đưa ra
được những quyết định chính xác và phù hợp với tình hình hoạt động của doanh
nghiệp mình
Hiện nay, chế độ kế toán được Bộ Tài chính ban hành những quy định cụ thể và
thống nhất về việc hạch toán kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh , đồng
thời Bộ Tài chính cũng ban hành các Thông tư hướng dẫn nhằm giúp các doanh
nghiệp có thể vận dụng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc thù của
từng doanh nghiệp mà việc tổ chức hạch toán kế toán về doanh thu và xác định kết
quả kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra tương đối khác nhau. Để thấy rõ hơn
tầm quan trọng của kế toán doanh thu, chi phí và kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp
em đã đi sâu vào đề tài: Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex 9


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường và các kiến nghị, biện pháp
nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán doanh thu, xác định kết quả
SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

2

kinh doanh nói riêng để góp phần đẩy mạnh việc tăng doanh thu tại Công ty Cổ phần
Xây dựng Vinaconex 9.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là những lý thuyết được đào tạo
tại trường để đưa ra mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến doanh thu và xác định
kết quả kinh doanh. Sau đó tiến hành phân tích chúng dựa trên mô hình thực tiễn diễn
ra tại Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex 9.
4. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài lời mở đầu, kết luận, Chuyên đề gồm 3 phần
Phần 1 :Lý luận chung vè kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp xây lắp
Phần 2 : Thực trạng kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Xây dựng số Vinaconex 9
Phần 3 : Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu và xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng số Vinaconex 9
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài Chuyên đề
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong được thầy cô và các cán bộ trong
Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex 9 giúp đỡ và đóng góp ý kiến để Chuyên
đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

3

PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1. Cơ sở lý luận về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh
nghiêp xây lắp.
1.1.1. Đặc điểm ngành xây lắp có ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh
Sản xuất xây lắp là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng.
Sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc, riêng lẻ. Do tính chất đơn chiếc, riêng lẻ
nên doanh thu của các công trình không đồng nhất như các loại sản phẩm công
nghiệp.
Đối tượng xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công
tương đối dài.
Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu
tố môi trường thời tiết, do vậy thi công mang tính thời vụ. Các yếu tố môi trường, thời
tiết có ảnh hưởng đến kĩ thuật thi công, tốc độ, tiến độ thi công. Việc thi công trong
thời gian dài và diễn ra ngoài trời còn tạo nhiều nhân tố gây những khoản thiệt hại bất
ngờ như thiệt hại phá đi làm lại, thiệt hại ngừng sản xuất
Sản xuất xây lắp được thực hiện trên các địa điểm biến động. Sản phẩm xây
lắp mang tính chất cố định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không
nhập kho như các ngành sản xuất khác. Quá trình tiêu thụ sản phẩm trong xây lắp là

quá trình bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho khách hàng
Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc ghi nhận doanh thu và xác
định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp. Công tác kế toán vừa phải
đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản
xuất vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây lắp.
1.1.2. Vai trò của doanh thu với doanh nghiệp
Mục đích cuối cùng đối với các doanh nghiệp kinh doanh là mang lại lợi
nhuận. Vì vậy, doanh thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Doanh thu
chính là nguồn để trang trải các khoản chi phí SXKD để thực hiện tái sản xuất giản

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

4

đơn, là nguồn tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, là nguồn để thực hiện nghĩa vụ với nhà
nước, với cổ đông, với khách hàng.... Việc tăng doanh thu đồng nghĩa với việc tăng
vòng quay vốn, tăng lợi nhuân cho doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Trong doanh nghiệp kế toán là công cụ cung cấp thông tin tài chính cho nhà
quản lý để phân tích, đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất nhằm đưa ra các kế hoạch,
dự án cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh
doanh ngoài vai trò trên nó còn là công cụ cung cấp thông tin về giá thành, doanh thu
và lợi nhuận cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý về
thành phẩm kế toán cần thực hiện tốt nhiệm vụ sau:
Phản ánh ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản phài thu khách hàng,
các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp
Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, tình hình phân

phối các kết quả hoạt động
Đóng góp ý kiến cho các nhà quản lý, đưa ra kiến nghị, giải pháp để thúc đẩy
quá trình hoạt động
Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và định kỳ
phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh
Kiểm tra, theo dõi và đôn đốc thu hồi khoản nợ
1.1.4 Cơ sở thực hiện kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp xây lắp
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01” Chuẩn mực chung” quy định và hướng
dẫn các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản, các yếu tố va ghi nhận các yếu tố báo cáo tài
chính của doanh nghiệp.
Chuẩn mực kế toán số 15 “ Hợp đồng xây dựng”
Chuẩn mực kế toán số 14 – “ Doanh thu và thu nhập khác”
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp.
1.2.1. Doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.1.1. Khái niệm
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ
SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

5

kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu . Trong hoạt động xây lắp việc tiêu thụ sản phẩm
gọi là bàn giao công trình. Doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ số tiền sẽ
thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt
động khác của doanh nghiệp. Trong đó chủ yếu là doanh thu từ việc bàn giao công

trình cho khách hàng.
1.2.1.2. Các trường hợp ghi nhận doanh thu.
a. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị
khối lượng thực hiện
Trong trường hợp này, khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao cho
người thầu phải khớp với khối lượng công tác hoàn thành đã ghi trên sổ hạch toán
khối lượng của công trường hoặc bộ phận thi công
Chứng từ hạch toán với bên giao thầu về khối lượng công tác xây lắp hoàn thành
là “Hoá đơn giá trị gia tăng”, biên bản nghiệm thu khôi lượng, chất lượng công trình
hoàn thành. Căn cứ vào chứng từ này, kế toán sẽ lập bảng tổng hợp sản lượng xây lắp
hoàn thành bàn giao trong kỳ
b. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ
kế hoạch
Trong trường hợp này, doanh nghiệp xây lắp phải lựa chọn phương pháp xác
định phần công việc hoàn thành và giao trách nhiệm cho bộ phận liên quan xác định
giá trị phần công việc đã hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng
xây dựng trong kỳ. Tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng để sử dụng phương pháp
xác định giá trị phần công việc đã hoàn thành. Đó là:
Phương pháp tỉ lệ phần trăm giữa chi phí thực tế đã phát sinh của phần công việc đã
hoàn thành tại một điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng. Khi áp dụng phương
pháp này thì giao cho bộ phận kế toán phối hợp với các bộ phận khác thực hiện
Phương pháp đánh giá phần công việc đã hoàn thành giữa khối lượng xây lắp đã
hoàn thành so với tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng. Khi áp
dụng một trong hai phương pháp này thì nhà thầu giao cho bộ phận kỹ thuật thi công
phối hợp với các bộ phận khác thực hiện
SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp


6

1.2.1.3. Các khoản giảm trừ doanh thu
Chiết khấu thương mại là khoản tiển chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá niêm yết
doanh nghiệp đã giảm trừ cho người mua do đã mua với số lượng lớn theo thỏa thuận
đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc cam kết mua bán.
Hàng bán bị trả lại là số hàng bán doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ, đã ghi nhận
doanh thu nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều cam kết trong hợp đồng
kinh tế.
Giảm giá hàng bán là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng trong
trường hợp đặc biệt vì lý do sản phẩm không đúng quy cách, chất lượng đã ghi trong
hợp đồng.
1.2.2. Giá vốn hàng bán
Kế toán khi hạch toán giá vốn phải tương ứng với doanh thu được ghi nhận. Đối
với doanh nghiệp xây lắp trị giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí thực tế đã
phát sinh (nhân công, vật tư và một số chi phí khác...) của chính công trình mà Công
ty tham gia thi công. Việc tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp
phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục chi
phí đã quy định.
Trong hoạt động xây lắp, sản phẩm cuối cùng là các công trình, hạng mục công
trình hoàn thành đạt giá trị sử dụng. Giá thành các công trình, hạng mục công trình đã
hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng các chi phí sản xuất phát sinh từ khi
khởi công đến khi hoàn thành.
Trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công
trình nhưng phương thức thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu là khối
lượng hoàn thành thì ngoài việc tính giá thành sản phẩm cuối cùng kế toán còn phải
tính giá thành của các giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và được chấp nhận thanh toán
trong kỳ.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán
giữa bên giao thầu và bên nhận thầu và tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành mà

doanh nghiêop xây lắp xác định và có thể được tính như sau:
- Nếu quy định thanh toán khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn
bộ và doanh nghiệp xây lắp xác định đối tượng tính giá thành là la công trình, hạng

SVTT: Tạ Quang Trung


7

Chuyên đề tốt nghiệp

mục công trình hoàn thành thì chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kì là tổng
chi phí sản xuất phát sinh luỹ kế từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo mà công trình
chưa hoàn thành
- Nếu quy định thanh toán theo khối lượng thực hiện và doanh nghiệp xây lắp
xác định đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc thì chi phí thực tế của khối
lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì được xác định như sau:

Chi phí
khối lượng
xây lắp dở
dang cuối


CPSX dở
dang đầu kì

+

CPSX phát

sinh trong kì

=

x

Giá trị khối
lượng xây lắp
hoàn thành bàn
giao trong kì
theo dự toán

+

Giá trị khối
lượng xây lắp
dở dang cuối kì
theo dự toán

Giá trị khối
lượng xây lắp
dở dang cuối
kì theo dự
toán

1.2.3. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.3.1. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán hàng và
cung cấp dịch vụ
Chi phí bán hàng gồm:

- Chi phí về nhân viên bán hàng bao gồm toàn bộ khoản tiền lương phải trả nhân
viên bán hàng, các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,
kinh phí công đoàn theo quy định
- Chi phí dụng cụ đồ dùng sử dụng để tính toán làm việc ở khâu bán hàng
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong khâu bán hàng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quá trình bán hàng
- Chi phí bằng tiền khác
....
1.2.3.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý
sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số hoạt động khác mang tính chất
chung toàn doanh nghiệp

SVTT: Tạ Quang Trung


8

Chuyên đề tốt nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí nhân viên quản lý bao gồm toàn bộ lương và các khoản trích theo
lương cho nhân viên quản lý
- Chi phí đồ dùng văn phòng là khoản chi phí về dụng cụ đồ dùng văn phòng
dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp
- Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho toàn doanh nghiệp
- Thuế, phí và lệ phí
- Chi phí dự phòng: các khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
phải trả tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Chi phí bằng tiền khác
1.2.4. Lợi nhuận
Lợi nhuận gộp là phần chênh lệch giữa doanh thù thuần và giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện bằng số tiền lãi từ
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động sản xuất

= Lợi nhuận gộp – Chi phí bán hàng – chi phí quản lý

kinh doanh

doanh nghiệp

1.2.5.Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
1.2.5.1. Doanh thu hoạt động tài chính
Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được từ hoạt động tài chính
hoặc kinh doanh về vốn trong kỳ kế toán. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:
- Tiền lãi: lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn...
- Lãi do bán, chuyển nhượng công cụ tài chính, đầu tư liên doanh vào cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty con...
- Cổ tức và lợi nhuận được chia.
- Chênh lệch lãi do mua bán ngoại tệ
- Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính
-...
1.2.5.2. Chi phí tài chính

SVTT: Tạ Quang Trung



Chuyên đề tốt nghiệp

9

Là những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và
các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của doanh nghiệp. Chi phí tài chính bao gồm:
- Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư công cụ tài chính
- Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn
- Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ
- Chi phí lãi vay vốn kinh doanh không được vốn hóa
- Khoản chênh lệch lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ
- .....
1.2.6. Chi phí và thu nhập khác
1.2.6.1. Chi phí khác
Là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài hoạt động SXKD tạo ra doanh thu
của doanh nghiệp. Chi phí khác bao gồm:
- Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ
- Các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế
- Giá trị còn lại hoặc giá bán hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ bán để thuê lại theo
phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động
- Khoản bị phạt thuế, truy nộp thuế
- Các khoản chi phí khác
- ....
1.2.6.2. Thu nhập khác
Là các khoản thu nhập không phải là doanh thu của doanh nghiệp. Bao gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán thanh lý TSCĐ
- Giá trị còn lại hoặc giá bán hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ bán để thuê lại theo
phương thức thuê tài chính hoặc thuê hoạt động
- Tiền thu được do khách hàng, đơn vị khác vi pham hợp đồng kinh tế

- Thu khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ
- Các khoản thuế được nhà nước miễn giảm trừ thuế TNDN
- Thu từ khoản nợ phải trả không xác định được chủ
-Thu nhập về quà biếu tặng bằng tiền hoặc hiện vật cảu các tổ chức, cá nhân tặng
cho doanh nghiệp.
- ....
1.2.7. Kết quả sản xuất kinh doanh

SVTT: Tạ Quang Trung


10

Chuyên đề tốt nghiệp

Kết quả của hoạt động xây lắp là số chênh lệch giữa doanh thu với giá thành
sản xuất của sản phẩm xây lắp và chi phí bán hàng, chí phí quản lý doanh nghiệp phân
bổ cho sản phẩm xây lắp hoàn thành và bàn giao trong kỳ
Kết quả từ hoạt
động xây lắp

Tổng DTT về
=

bán hàng và

Giá thành
-

sản xuất


CPBH và
-

CP QLDN

cung cấp dịch vụ
Trong đó: doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng tổng doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu
Kết quả hoạt động tài chính là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu
hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả HĐTC = DT hoạt động TC - CP hoạt động TC
Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập khác
và chi phí khác.
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác.
Khi xác định kết quả của hoạt động xây lắp cần tôn trọng quy định sau:
Kết quả hoạt động xây lắp phải được hạch toán theo từng công trình, hạng mục
công trình đã thực hiện hoàn thành bàn giao
Phải đảm bảo mối quan hệ phù hợp giữa doanh thu và các chi phí.
1.3. Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doang trong doanh nghiệp xây
lắp
1.3.1 Kế toán doanh thu
1.3.1.1. Chứng từ sử dụng
- Biên bản nhiệm thu
- Phiếu giá thanh toán
- Hoá đơn giá trị gia tăng
- Các chứng từ thanh toán( phiếu thu, séc chuyển khoản, ủy nhiêm chi, bảng
sao kê của ngân hàng...)
- ........
1.3.1.2. Tài khoản sử dụng

- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK này phản ánh doanh thu

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

11

bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong 1 kỳ hạch toán của hoạt động
SXKD
Kết cấu và nội dung của TK 511:
Bên Nợ: - Phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu
- Kết chuyển doanh thu thuần
Bên Có: - Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp trong kỳ hạch toán
TK này không có số dư
- TK 512: Doanh thu nội bộ. TK này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm
giữa các đơn vị trực thuộc cùng công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành
Kết cấu và nội dung TK 512 tương tự như kết cấu TK 511
- TK 521: Chiết khấu thương mại. Phản ánh số chiết khấu thương mại cho khách
hàng được tính giảm doanh thu trong hoạt động kinh doanh.
Kết cấu và nộidung tài khoản 521
Bên Nợ: Phản ánh số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách
hàng
Bên Có: Kế chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang TK 511
- TK 531: Hàng bán bị trả lại. Phản ánh doanh thu của sản phẩm đã tiêu thụ trong
kỳ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp
Kết cấu và nội dung tài khoản 531
Bên Nợ: Phản ánh giá trị của hàng bán bị trả lại, đã trả tiền cho người mua hoặc

tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng.
Bên Có: Kết chuyển trị giá của hàng hóa bị trả lại vào bên Nợ TK 511 hoặc TK
512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ kế toán
TK này không có số dư
- TK 532: Giảm giá hàng bán. TK này phản ánh giảm giá cho người mua cuối kỳ
tính giảm trừ doanh thu . Chỉ phản ánh vào TK này các khoản giảm trừ do việc chấp
thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi phát hành hóa đơn bán hàng. Không
phản ánh vào TK số giảm giá đã trừ vào tổng giá bán ghi trên hóa đơn.
Kết cấu và nội dung phản ánh:

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

12

Bên Nợ: Phản ánh mức giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho khách hàng
Bên Có: Kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
TK này không có số dư.
- TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính. TK này phản ánh các khoản thu từ hoạt
động tài chính của doanh nghiệp
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên Nợ: Kết chuyển các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính để xác

định

kết quả hoạt động kinh doanh
Bên có: Các khoản doanh thu từ hoạt động tài chính phát sinh trong kì
TK không có số dư

- TK 711: Thu nhập khác. TK này phản ánh các khoản thu nhập khác của

DN

Kết cấu TK 711
Bên Nợ: Số thuế GTGT phải nộp về khoản thu nhập khác
Kết chuyển khoản thu nhập khác để xác định kết quả SXKD
Bên Có: Các khoản thu nhập khác thực tế phát sinh
TK này không có số dư cuối kỳ
-TK 337: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. TK này dùng
phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch và số tiền phải thu theo
doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành .
Kế cấu và nội dung phản ánh.
Bên Nợ: Phản ánh số tiền phải thu theo doanh thu đã ghi nhận tương ứng với
phần công việc hoàn thành của hợp đồng xây dựng dở dang
Bên Có: Phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch của hợp đồng
xây dựng dở dang.
Và các TK liên quan: TK 111, 112, 113....
1.3.1.3. Phương thức hạch toán
Trong doanh nghiệp xây lắp chủ yếu phản ánh doanh thu từ việc bàn giao công
trình cho chủ đầu tư, khách hàng. Các trường hợp ghi nhận doanh thu:
a. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị
khối lượng thực hiện
- Căn cứ vào khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ mà khách hàng chấp nhận

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp


13

thanh toán.
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 – Nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
Đồng thời ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
` Có TK 154, 155
- Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Khi doanh nghiệp xây lắp giao cho các đơn vị nhận khoán nội bộ thực hiện khối
lượng công tác xây lắp và đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì ghi
như sau:
+ Tại đơn vị giao khoán
- Khi tạm ứng cho đơn vị nhận khoán, căn cứ vào các chứng từ liên quan ghi:
Nợ TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 111, 112, 152, 153
- Khi nhận khối lượng xây lắp từ đơn vị nhận khoán nội bộ hoàn thành bàn giao, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 136 - Phải thu nội booj
+ Ở đơn vị nhận khoán nội bộ
- Khi nhận vốn ứng trước của đơn vị giao khoán để thực hiện khối lượng xây lắp
theo hợp đồng nhận khoán nội bộ.
Nợ TK 111, 112, 152, 153
Có TK 336 – Phải trả về khối lượng XL nhận khoán nội bộ
- Khi bàn giao khối lượng xây lắp đã thực hiện cho đơn vị giao khoán:
Nợ TK 336 – Phải trả về khối lượng XL nhận khoán nội bộ

Có TK 512 – Doanh thu nội bộ
Có TK 3331 – Nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
Đồng thời ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
b. Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

14

hoạch
- Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc hoàn
thành trong kỳ, ghi:
Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách
hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 3331 – Nếu nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
- Khi nhận tiền do khách hàng trả hoăc ứng trước, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
- Khi tạm ứng tiền cho nhà thầu phụ trước khi hợp đồng phụ hoàn thành:
Nợ TK 331 – Phải trả người bán
Có TK 111, 112...

- Kế toán giá vốn và kế toán các nghiệp vụ liên quan khác hạch toán tương tự như
trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối
lượng thực hiện
1.3.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.3.2.1. Tài khoản sử dụng
- TK 632: Giá vốn hàng bán. TK này phản ánh giá vốn hàng bán trong kỳ, giá
thành sản xuất của sản phẩm xây lắp.
Kết cấu và nội dung TK 632
Bên Nợ: Phản ánh các loại chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, tiêu thụ
trong kỳ
Bên Có: Phản ánh giá vốn thực tế của sản phẩm bị trả lại
Kết chuyển giá vốn của sản phẩm đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”;
TK này không có số dư
- TK 641: Chi phí bán hàng. TK này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán
hàng thực tế phát sinh trong kỳ để xác đinh kết quả kinh doanh.
Kết cấu và nội dung phản ánh TK 641
SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

15

Bên Nợ: Tập hợp chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản

phẩm

Bên Có: Phản ánh khoản ghi giảm chi phí bán hàng
TK này không có số dư cuối kỳ

- TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. TK này tập hợp và kết chuyển chi phí
quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
Kết cấu và nội dung TK 642
Bên Nợ: Phản ánh các chi phí quản lý doanh nghiêp phát sinh trong kỳ
Bên Có: Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp
TK này không có số dư cuối kỳ
- TK 635: Chi phí tài chính. TK này dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt động
tài chính của doanh nghiệp
Kết cấu của TK 635
Bên Nợ: Phản ánh khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
Bên Có: Các khoản giảm chi phí tài chính
Kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh
-TK 811: Chi phí khác. TK này dùng để phản ánh các khoản chi phí khác của
doanh nghiệp
Kết cấu TK 811
Bên Nợ: Phản ánh khoản chi phí khác thực tế phát sinh
Bên Có: Kết chuyển chi phí khác để xác định kết quả SXKD
TK này không có số dư
- TK 911: Xác định kết quả kinh doanh . TK này dùng để xác định kết quả kinh
doanh trong kỳ của DN.
Kết cấu TK 911
Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ
Chi phí thuế TNDN, chi phí tài chính, chi phí QLDN, chi phí bán hàng,
chi phí khác
Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên Có: Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu của hoạt
động tài chính và thu nhập khác
Kết chuyển lỗ sang TK 421
TK này không có số dư cuối kỳ
- TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối. TK này phản ánh kết quả kinh doanh lãi hay


SVTT: Tạ Quang Trung


16

Chuyên đề tốt nghiệp

lỗ và tình hình phân phối kết quả lợi nhuận của DN
Kết cấu TK 421
Bên Nợ: Phản ánh lỗ từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
Bên Có: Phản ánh lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ
1.3.2.2. Phương pháp hạch toán
TK 632

TK 911
Kết chuyển
GVHB

TK 635

TK 5113
Kết chuyển DT
cung cấp dịch vụ
TK 515

Kết chuyển CP
tài chính

Kết chuyển DT

HĐTC

TK 641

TK 711

Kết chuyển CPBH
Kết chuyển
TK 642

thu nhập khác
Kết chuyển CP
QLDN

TK 811

TK 421
Kết chuyển CP
khác
Kết chuyển lỗ

TK 821
Kết chuyển CP
thuế TNDN

Kết chuyển lãi

Sơ đồ 1.1: Kế toán xác định kết quả kinh doanh của Công ty

SVTT: Tạ Quang Trung



17

Chuyên đề tốt nghiệp
1.4. Các hình thức ghi sổ

Quá trình hạch toán nghiệp vụ bao giờ cũng xuất phát từ các chứng từ kế toán
gốc và kết thúc là các báo cáo kế toán thông qua việc ghi chép, theo dõi, định khoản,
tính toán và xử lý số liệu trên các sổ sách kế toán. Từ các bảng phân phối, các bảng
biểu liên quan, kế toán lập lên các sổ kế toán tổng hợp doanh thu và xác định kết quả
kinh doanh tuỳ thuộc vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng. Doanh
nghiệp có thể chọn 1 trong các hình thức ghi sổ sau:
1.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc điểm của hình thức Nhật ký chung là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều
được ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và định khoản kế toán của nghiệp
vụ đó, sau đó lấy số liệu trên Sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ
phát sinh. Các loại sổ trong hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối


Báo cáo tài chính
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
1.4.2. Hình thức sổ kế toán Nhật ký sổ cái
Đặc điểm của hình thức này là chỉ có một sổ tổng hợp duy nhất là “ Nhật ký sổ
cái”. Việc ghi chép trên sổ và sự kết hợp giữa trình tự thời gian và ghi theo tài khoản,

SVTT: Tạ Quang Trung


18

Chuyên đề tốt nghiệp

vì vậy hình thức này chỉ phù hợp với đơn vị quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản . Sổ kế
toán bao gồm: Nhật ký – Sổ cái và các sổ chi tiết.
Chứng từ gốc

Sổ chi tiết tài khoản

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Nhật ký – Sổ cái


Bảng tính giá thành
sản phẩm

Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Ưu điểm: dễ ghi chép, dễ đối chiếu kiểm tra số liệu
Nhược điểm: khó phân công lao động, khó áp dụng phương tiện kỹ thuật tính
toán, đặc biệt nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản, khối lượng phát sinh lớn thì
Nhật kí sổ cái sẽ cồng kềnh, phức tạp
1.4.3. Hình thức nhật ký chứng từ
Nhật ký chứng từ là hình ghi sổ theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế của tài khoản kết hợp phân tích các tài khoản đó
theo tài khoản đối ứng. Kết hợp số liệu ghi chép hàng ngày để lập báo cáo cuối kỳ.
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng chưa có điều kiện
thực hiện kế toán máy. Trong điều kiện phù hợp hình thức này phát huy ưu điểm: tăng
cường quan hệ kiểm tra, đối chiếu, tạo điều kiện lập báo cáo kịp thời.
Sổ kế toán trong hình thức này gồm: nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng phân bổ, sổ cái,
sổ chi tiết…
SVTT: Tạ Quang Trung



19

Chuyên đề tốt nghiệp

Chứng từ gốc và
bảng phân bổ
Các loại bảng kê

Nhật ký chứng từ

Sổ chi tiết các tài
khoản

Sổ cái các tài
khoản

Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu

Sơ đồ 1.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Ưu điểm: Giảm bớt khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời thuận tiện

cho việc phân công công tác.
Nhược điểm: Kết cấu sổ phức tạp, không thuận tiện cho cơ giới hoá..
1.4.4. Hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc trưng của hình thức sổ này là phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng
tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế để ghi sổ. Các loại sổ kế
toán gồm: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết.
Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp có quy mô không lớn và kế toán theo
hình thức thủ công, vì trong trường hợp này việc lập chứng từ ghi sổ giúp việc kiểm
tra đối chiếu được lập thường xuyên hơn.

SVTT: Tạ Quang Trung


20

Chuyên đề tốt nghiệp

Trình tự ghi sổ và quan hệ đối chiếu trong hình thức này được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp CT

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ

Sổ chi tiết các tài khoản

Sổ cái các tài
khoản


Bảng tính giá thành
sản phẩm

Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 1.5. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Ưu điểm: Dễ ghi chép do mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra đối chiếu, thuận tiện
cho việc phân công công tác và cơ giới hoá công tác kế toán.
Nhược điểm: Ghi chép còn trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu thường bị chậm
1.4.5. Hình thức kế toán máy
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy tính là công việc kế toán
được thực hiện trên một phần mềm vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo
nguyên tắc của 1 trong 4 hình thức kế toán trên hoặc là kết hợp giữa các hình thức kế
toán. Phần mềm kế toán không hiện thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in
được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Hình thức kế toán máy
thường áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế
phát sinh.

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp


21

Hình thức kế toán máy có thể mô tả theo sơ đồ sau:
Sổ kế toán
Chứng từ kế
toán

Phần mềm kế
toán
Báo cáo tài
chính

Sơ đồ 1.6. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Kế toán máy
Ưu điểm: Dễ dàng kiểm tra đối chiếu, dễ quản lý số liêu, giảm bớt khối lượng
công việc kế toán, cung cấp thông tin kịp thời.
Nhược điểm: Có thể xảy ra lỗi phần mềm kế toán.

SVTT: Tạ Quang Trung


22

Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINACONEX9
2.1. Giới thiệu về Công ty Vinaconex 9
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1. Quá trình hình thành
Tên đầy đủ:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 9

Tên tiếng Anh:

CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO 9

Tên viết tắt:

VINACONEX 9 JSC

Điện thoại:

(84.4) 3554 0606

Fax:

(84.4) 3554 0615

Website:



Email:



Mã số thuế:


0101051096

Theo quyết định số 129/BXD-TCLĐ ngày 15/11/1977 của Bộ Xây dựng, Công ty
Xây dựng số 9 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Xí nghiệp Xây dựng số 9 trực
thuộc Công ty Xây dựng Xuân Hoà và Đội ván khuân trượt Công trường K3 thuộc
Công ty Xây dựng số 5, Công ty Xây dựng số 9 có trụ sở tại Thành phố Ninh Bình,
Tỉnh Ninh Bình với nhiệm vụ chính là thi công theo công nghệ Trượt các công trình
dân dụng và công nghiệp.
Theo quyết định số 992/BXD-TCLĐ ngày 20 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng
Bộ xây dựng về việc thành lập Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam,
Công ty Xây dựng số 9 chuyển về trực thuộc Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng
Việt Nam - Vinaconex.
Ngày 20/12/1999, Công ty chuyển trụ sở chính từ Ninh Bình đến trụ sở mới tại
Tầng 12&13. Nhà H2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội, sau đó chuyển trụ sở làm việc về
Tầng 6&7, Nhà D9, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội ngày 19/5/2001.
Tháng 10 năm 2004, thực hiện chủ trương của Nhà nước về đổi mới sắp xếp lại

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

23

Doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Bộ xây dựng
đã có quyết định số 1731/QĐ-BXD ngày 04/11/2004 chuyển đổi Công ty Xây dựng
số 9 thành Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 với số Vốn điều lệ ban đầu là 21 tỷ
đồng .Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 chính thức hoạt động dưới hình thức công ty
cổ phần từ ngày 08/04/2005 theo GCNĐKKD số 0103007318 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư Thành phố Hà Nội cấp.
2.1.1.2. Quá trình phát trình phát triển
Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex 9 là Công ty trực thuộc Tổng Công ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VINCONEX) – đơn vị hàng đầu
trong lĩnh vực xây lắp các công trình, hạng mục công trình nên các hoạt động kinh
doanh chính của Công ty phần lớn liên quan đến lĩnh vực thi công xây lắp. Bên cạnh
đó Vinaconex 9 còn tham gia vào nhiều ngành nghề hoạt động khác. Cụ thể:
Kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp và kinh doanh
bất động sản
Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị ngành xây dựng
Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nông, lâm, thủy
sản, hàng tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất phục vụ sản xuất và tiêu dùng
Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật liệu xây dựng
Khai thác, kinh doanh nước sạch, năng lượng điện
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành cùng với việc đã thành lập lâu đời
nên Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex 9 đã có thị trường rộng lớn trên khắp mọi
miền trong cả nước, với những đóng góp đáng kể vào công cuộc công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, tham gia vào việc xây dựng nhiều công trình lớn trọng điểm
của Quốc gia. Để đạt được những thành công đó Công ty không ngừng nâng cao năng
lực máy móc thiết bị, mạnh dạn nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới tiên tiến phục vụ
cho việc thiết kế các công trình xây dựng. Công ty đã trang bị hàng loạt các máy móc
hiện đại như: máy toàn đạc điện tử, máy thủy chuẩn, máy khoan khảo sát, Nova,
Slope, các phần mềm tính toán thuỷ lực, phần mềm tính kết cấu... Qua hơn 30 năm
xây dựng và trưởng thành, Vinaconex 9 đã từng bước nâng cao vị thế và uy tín trong
mọi hoạt động, vươn lên trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành
xây dựng. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần đây của Công ty
SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp


24
Đơn vị: nghìn đồng

Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp

Năm 2008
418.933.260

Năm 2009
659.178.900

Năm 2010
732.358.525

dịch vụ
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Lợi nhuân kế toán truớc thuế
Lợi nhuận sau thuế


418.933.260
389.718.110
29.215150
15.109.240
9.726.120
225.770
14.586.410
19.786.080
1.426.550
382.860
1.403.680
20.829.770
15.835.140

659.178.900
616.356.640
42.822.260
12.233.810
8.904.459
62.421
19.546.272
26.542.915
1.647.675
676.438
971.237
27.514.152
23.448.548

732.358.525

658.302.585
74.056.440
18.211.045
28.813.183
536.826
34.822.517
28.094.858
1.879.884
348.976
1.530.907
29.625.866
21.11.205

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vinaconex 9 2008 - 2010)

Biểu số 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng số 9 năm
2008-2009-2010.
Tốc độ tăng trưởng Doanh thu của VINACONEX 9 được đánh giá là cao so với
các đơn vị khác thuộc ngành xây dựng. Trong giai đoạn 2009-2010, Doanh thu thuần
năm 2010 đã tăng 57.6% so với năm 2008 (từ 418 tỷ đồng lên 659 tỷ đồng). . Điều
này có ý nghĩa rất lớn khi thị trường Xây dựng đã và đang trải qua giai đoạn khó
khăn, nhiều dự án, công trình lớn đang bị treo do các chủ đầu tư tạm dừng cấp vốn.
Xét riêng về cơ cấu Doanh thu theo từng lĩnh vực thì Doanh thu từ h oạt động
Xây lắp chiếm tỷ trọng rất lớn (84%-92% của Doanh thu thuần). Điều này cho thấy
VINACONEX 9 luôn theo đuổi chiến lược kinh doanh tập trung vào hoạt động cốt lõi
mà Công ty đã xây dựng được thương hiệu và vị thế vững chắc trên thị trường.
Do ngành kinh doanh chính của công ty là thi công xây dựng nên chi phí giá
vốn hàng bán vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí. Trong năm 2010 tỉ
trọng chi phí giá vốn hàng bán giảm 3,52% so với năm 2009. Chi phí tài chính tăng
2.58% so với 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp vay vốn ngân hàng

nhiều và lãi suất vay tăng lên. Chi phí bán hàng và các chi phí khác... hầu như không

SVTT: Tạ Quang Trung


Chuyên đề tốt nghiệp

25

có thay đổi đáng kể và được kiểm soát ở mức hợp lý qua các năm. Để đạt kết quả như
vậy, VINACONEX 9 đã áp dụng một loạt các biện pháp kiểm soát chi phí sản xuất
trong tất cả các lĩnh vực .
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Ngay từ khi Công ty Cổ phần Xây dựng Vinaconex 9 mới đi vào hoạt động,
Công ty đã thực hiện tốt việc chỉ đạo quản lý từ cấp trên xuống cấp dưới. Tức là việc
quyết định đến hoạt động của Công ty cũng như lập kế hoạch, đề ra những chiến lược
của Công ty sẽ do Hội đồng quản trị và Giám đốc của Công ty thực hiện. Điều hành
hoạt động của Công ty, bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tuân
thủ theo đúng những quy định của pháp luật và những quy định có liên quan khác là
Giám đốc Công ty, giúp việc cho Giám đốc là các phó giám đốc, phía dưới là các
phòng ban chuyên môn. Mỗi phòng ban được phân chia cụ thể theo chức năng của
mình và phải thực hiện công việc của mình, chịu trách nhiện trước ban lãnh đạo về
các công việc của mình. Mặt khác, Công ty Cổ phần Xây dựng Viaconex 9 được tổ
chức và điều hành theo mô hình Công ty Cổ phần nên cơ cấu bộ máy quản lý của
công ty như sau:
Đại hội đồng cổ đông: ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 là cơ quan
quyền lực cao nhất của Công ty.
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty Cổ phần, có
toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
Công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (theo quy định tại điều lệ tổ chức và

hoạt động của Công ty). Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng số 9 hiện có
05 thành viên bao gồm: 01 Chủ tịch, và 04 Uỷ viên.
Ban Giám đốc: Ban Giám đốc bao gồm 04 thành viên: Giám đốc và 03 Phó
Giám đốc. Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Hội đồng Quản trị, khách hàng về hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giám đốc.
Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của VINACONEX 9. Ban Kiểm soát
có 03 thành viên trong đó có một Trưởng ban và 02 thành viên.
Các phòng chức năng (05 phòng)

SVTT: Tạ Quang Trung


×