Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.05 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN DANH SƠN

HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH

luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc

Hµ néi - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN DANH SƠN

HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
HIỆN HÀNH
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Lê Hồng


Hµ néi - 2008


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Danh Sơn

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, việc Việt Nam đã chính thức
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội kinh
doanh thuận lợi và tăng khả năng thâm nhập thị trường các nước thành viên
cho các doanh nghiệp của Việt Nam, là chìa khóa để đưa nền kinh tế Việt
Nam tiếp tục hội nhập với kinh tế quốc tế. Trong hơn một năm kể từ ngày
Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư gia nhập WTO vào ngày
28/11/2006 và sự kiện Hạ viện Hoa Kỳ phê chuẩn quy chế thương mại bình
thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam vào ngày 09/12/2006, Việt Nam đã
đón nhận rất nhiều dòng đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam, đồng thời
chứng kiến sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp, tập

đoàn kinh tế trong nước. Cùng với sự phát triển nhanh chóng cả về đầu tư
trong nước và đầu tư nước ngoài, các hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt
Nam cũng diễn ra mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng.
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, công nghệ sẽ là yếu
tố quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Ý thức và
hiểu rõ được tầm quan trọng của công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với
sự phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã và đang luôn dành sự
quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực này, ngay từ những ngày đầu thực hiện chính
sách mở cửa. Việc xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật hoàn chỉnh
điều chỉnh tổng thể hoạt động chuyển giao công nghệ, trong đó đặc biệt là các
vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển giao công nghệ là một nhu cầu tất yếu.
Thông qua cơ chế pháp luật, việc kiểm soát và điều tiết các hoạt động chuyển
giao công nghệ có thể được thực hiện có hiệu quả, góp phần vào việc chọn lọc
được các công nghệ tiến bộ có giá trị từ nước ngoài, hạn chế tình trạng chảy
máu ngoại tệ do những công nghệ lạc hậu và đồng thời khuyến khích các hoạt
động chuyển giao công nghệ trong nước và từ Việt Nam ra nước ngoài.
Ở Việt Nam, nếu tính từ Quyết định số 175-CP ngày 29/04/1981 về ký
kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ


thuật, đã có rất nhiều các văn bản pháp quy được ban hành điều chỉnh các vấn
đề về chuyển giao công nghệ, đặc biệt là về hợp đồng chuyển giao công nghệ,
ví dụ, Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam ngày
05/12/1981, Bộ luật Dân sự 1995, Nghị định 45/1998/NĐ-CP ngày
01/07/1998, Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 2/02/2005 v.v..., bước đầu đã
tạo ra được môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động
chuyển giao công nghệ nói chung và quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện
hợp đồng chuyển giao công nghệ nói riêng. Các văn bản pháp luật này, bên
cạnh việc quy định điều chỉnh các vấn đề có tính nguyên tắc về chuyển giao
công nghệ, đều luôn dành những điều khoản điều chỉnh các vấn đề liên quan

hợp đồng chuyển giao công nghệ như nội dung hợp đồng chuyển giao công
nghệ, các vấn đề liên quan đến đăng ký đến đăng ký, phê chuẩn hợp đồng
chuyển giao công nghệ v.v..., tạo cơ sở pháp lý bảo đảm các quyền và lợi ích
của các bên có liên quan trong giao dịch. Tuy nhiên, do thực tiễn và yêu cầu
vào thời điểm ban hành các văn bản pháp quy nói trên đã có nhiều thay đổi và
không còn phù hợp với hiện tại. Kế thừa và khắc phục các thiếu sót của các
quy định pháp luật trước đó, Luật Chuyển giao công nghệ đã được ban hành
vào ngày 22/11/2006 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007, đã đáp ứng ngày
càng tốt hơn các yêu cầu đặt ra từ thực tiễn.
Nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất các vấn đề liên quan đến hợp
đồng chuyển giao công nghệ - loại hợp đồng có đối tượng rất đặc thù là công
nghệ dưới cả góc độ pháp lý và thực tiễn sẽ góp phần làm sáng tỏ nội dung
các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về chuyển giao công nghệ,
đồng thời có những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của
pháp luật Việt Nam về vấn đề này, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của
thị trường chuyển giao công nghệ nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.
Trong khuôn khổ của chương trình đào tạo cao học luật và tính cấp thiết của
các vấn đề như đã trình bày trên đây, người viết đã chọn đề tài "Hợp đồng
chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành"
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu và điểm mới của đề tài


Nghiên cứu về hợp đồng chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong bối
cảnh hội nhập hiện nay là một vấn đề khá mới. Cho đến nay, chuyển giao
công nghệ và hợp đồng chuyển giao công nghệ mới chỉ được nghiên cứu
thông qua một số công trình khoa học được trình bày trên các tạp chí khoa
học và một số luận văn thạc sĩ luật học như: luận văn thạc sĩ luật học tại Đại
học Luật Hà Nội - Đại học Panthéon Assas Paris II năm 2004 của tác giả Lê
Ngọc Bích với đề tài “Pháp luật về chuyển giao công nghệ - Thực trạng và

phương hướng hoàn thiện; luận văn thạc sĩ luật học tại Khoa luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 1998 của tác giả Nguyễn Thị Lan Hương với đề tài
"Pháp luật về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam". Các công trình nghiên cứu
này đã đưa ra được những phân tích, luận giải các vấn đề về công nghệ,
chuyển giao công nghệ cũng như đã chỉ ra được các bản chất pháp lý về hình
thức và nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ theo các quy định
pháp luật về chuyển giao công nghệ được ban hành trước thời điểm năm
2005. Tuy nhiên, kể từ khi Luật Chuyển giao công nghệ được ban hành cho
đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về hợp
đồng chuyển giao công nghệ theo các quy định mới và tình hình thực tiễn ở
Việt Nam, để qua đó có thể chỉ ra và phân tích được những ưu điểm và thiếu
sót trong các quy định pháp luật hiện hành. Trên cơ sở định hướng nghiên cứu
và tiếp tục kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó, người viết
trình bày một số quan điểm khoa học của mình nhằm góp phần làm sáng tỏ
các nội dung:
- Hệ thống hóa các quan điểm khoa học về công nghệ - đối tượng của
hợp đồng chuyển giao công nghệ, đồng thời phân tích các vấn đề cơ bản nhất
về chuyển giao công nghệ.
- Phân tích và làm rõ khái niệm và những đặc trưng cơ bản của hợp
đồng chuyển giao công nghệ về chủ thể ký kết, nội dung, nguyên tắc... để xác
định đầy đủ về dạng hợp đồng này.
- Phân tích sâu về các vấn đề của hợp đồng chuyển giao công nghệ
theo quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng, qua đó đưa
ra các đánh giá khách quan về các nội dung tiến bộ cũng như các bất cập còn


tồn tại nhằm đưa ra các đề xuất đối với việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
hợp đồng chuyển giao công nghệ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài luận văn nhằm các mục đích: Xác định khái

niệm về công nghệ, chuyển giao công nghệ và hợp đồng chuyển giao công
nghệ trên cơ sở hệ thống hóa và phân tích các cách tiếp cận khác nhau về các
khái niệm này; trên cơ sở đó làm rõ bản chất pháp lý, các nội dung chủ yếu,
ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp
luật hiện hành.
Để đạt được mục đích nghiên cứu này, đề tài có các nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây:
- Nghiên cứu các khái niệm, quan điểm khoa học về công nghệ,
chuyển giao công nghệ và hợp đồng chuyển giao công nghệ, để xác định các
đặc trưng của hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định pháp luật điều chỉnh
hợp đồng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam bao gồm: nghiên cứu thực trạng
các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng, từ đó chỉ ra những tồn tại
trong các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng chuyển giao công nghệ;
đề xuất kiến nghị, phương hướng và giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy
định pháp luật này đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hợp đồng chuyển giao công nghệ
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Để đảm bảo dung lượng của luận văn, người viết chỉ tập trung nghiên
cứu những nội dung cơ bản, chung nhất về hợp đồng chuyển giao công nghệ
mà không đi sâu vào từng dạng hợp đồng chuyên biệt.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài


Phương pháp nghiên cứu của đề tài dựa trên phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên
cạnh đó, các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp cũng được
sử dụng khi nghiên cứu đề tài.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng chuyển giao
công nghệ.
Chương 2: Pháp luận hiện hành về hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng chuyển giao
công nghệ và một số kiến nghị.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ

1.1.1. Khái niệm công nghệ và vai trò của công nghệ
1.1.1.1. Khái niệm công nghệ
Ngày nay, với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật như vũ bão và được
coi là một yếu tố không thể thiếu của lực lượng sản xuất thì công nghệ trở
thành mối quan tâm đặc biệt của doanh nhân, các trung tâm nghiên cứu và của
tất cả các quốc gia. Không ai còn nghi ngờ về vai trò to lớn của công nghệ đối
với sự phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã và đang trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công nghệ lại càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết.
Thuật ngữ công nghệ (tiếng Anh là technology) có nguồn gốc từ hai
thuật ngữ Hy Lạp cổ là techne có nghĩa là kỹ năng hoặc cách thức cần thiết để
làm một cái gì đó và logos có nghĩa là khoa học, kiến thức hay sự nghiên cứu
về một cái gì đó [28, tr. 13]. Như vậy, thực chất của thuật ngữ công nghệ là
việc ứng dụng những kỹ năng có được từ sự nghiên cứu, khám phá.

Hiện nay có nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm công nghệ. Theo Tổ chức
phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (United Nation’s Industrial
Development Organization, viết tắt là UNIDO) thì công nghệ là việc áp dụng
khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý nó
một cách có phương pháp và có hệ thống [29, tr. 8]. Định nghĩa này của
UNIDO gắn bản chất công nghệ với các ứng dụng chỉ trong lĩnh vực công
nghiệp và chỉ nhấn mạnh đến một thuộc tính của công nghệ là tính khoa học
mà thôi. Nguyên nhân của thực tế này là do thuật ngữ công nghệ do UNIDO
định nghĩa chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động trong khuôn khổ của


UNIDO mà thôi.
Theo hướng mở rộng khái niệm công nghệ của UNIDO, Ủy ban Kinh
tế Xã hội Châu Á - Thái Bình Dương (Economic and Social Commision for
Asia anh the Pacific - viết tắt là ESCAP) cho rằng: "Công nghệ là tập hợp các
công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực sản
xuất trung gian thành hàng hóa tiêu dùng hoặc các nguồn lực trung gian
khác". Công cụ, phương tiện ở đây được hiểu là "tất cả các kỹ năng, kiến
thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản
lý, thông tin" [29, tr. 8]. Khái niệm công nghệ của ESCAP đã mở rộng nhiều
so với khái niệm của UNIDO, đã bao quát, thể hiện thực chất về công nghệ.
Khái niệm công nghệ không còn bị bó hẹp trong phạm vi một ngành sản xuất
trực tiếp là ngành công nghiệp, mà còn bao quát cả lĩnh vực dịch vụ, quản lý
và thông tin.


DANH MC TI LIU THAM KHO
Các văn bản, Nghị quyết của Đảng

1. ng Cng sn Vit Nam (2006), Vn kin i hi i biu ton quc ln

th X, Nxb Chớnh tr quc gia, H Ni.
Các văn bản pháp luật của nhà n-ớc

2. B Khoa hc Cụng ngh v Mụi trng (1999), Thụng t s
1254/1999/TT-BKHCNMT ngy 12-7 hng dn thc hin Ngh nh s
45/1998/N-CP ngy 01/07/1998 ca Chớnh ph quy nh chi tit v
chuyn giao cụng ngh, H Ni.
3. B Khoa hc v Cụng ngh (2006), Thụng t s 14/2006/TT-BKHCN
ngy 08-8 hng dn vic giỏm nh cụng ngh cỏc d ỏn u t v
chuyn giao cụng ngh, H Ni.
4. B Khoa hc Cụng ngh v Mụi trng (2006), Thụng t s 30/2005/TTBKHCN ngy 30-12 hng dn mt s iu ca Ngh nh s
11/2005/N-CP ngy 02/02/2005 ca Chớnh ph quy nh chi tit v
chuyn giao cụng ngh (sa i), H Ni.
5. B Ti Chớnh (2005), Thụng t s 05/2005/TT-BTC ngy 11-01 hng
dn Hng dn ch thu ỏp dng i vi cỏc t chc nc ngoi
khụng cú t cỏch phỏp nhõn Vit Nam v cỏ nhõn nc ngoi kinh
doanh hoc cú thu nhp phỏt sinh ti Vit Nam, H Ni.
6. Chớnh ph (1998), Ngh nh s 45/1998/N-CP ngy 01-7 quy nh chi
tit v chuyn giao cụng ngh, H Ni.
7. Chớnh ph (2000), Ngh nh s 16/2000/N-CP ngy 10-5 quy nh x
Chớnh ph (2000), pht vi phm hnh chớnh trong lnh vc qun lý nh
nc v chuyn giao cụng ngh, H Ni.
8. Chớnh ph (2005), Ngh nh s 11/2005/N-CP ngy 02-02 quy nh chi
tit v chuyn giao cụng ngh, H Ni.


9. Chính phủ (2005), Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30-8 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ, Hà Nội.
10. Quốc hội (2006), Luật Chuyển giao công nghệ, Hà Nội.
11. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

12. Quốc hội (2000), Luật khoa học và công nghệ, Hà Nội.
13. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
14. Quốc hội (2005), Luật sở hữu trí tuệ, Hà Nội.
15. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1981), Pháp lệnh Chuyển giao công nghệ
nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội.
C¸c tµi liÖu tham kh¶o kh¸c

16. Lê Ngọc Bích (2004), Pháp luật về chuyển giao công nghệ - Thực trạng
và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà
Nội - Đại học Panthéon Assas Paris II.
17. Phạm Thanh Bình (2005), "Hoạt động chuyển giao công nghệ tại
Vinashin: Kết quả và kinh nghiệm", Hoạt động khoa học Vinashin.
18. Nguyễn Bá Bình (2006), "Nhượng quyền thương mại - bản chất và mối
quan hệ với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động Li-xăng",
Nghiên cứu lập pháp.
19. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công nghệ Việt Nam
2001 - 2005, Hà Nội.
20. Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Báo cáo tính hình hoạt động chuyển
giao công nghệ của Việt Nam và kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về
chuyển giao công nghệ của các nước, ngày 17-5, Hà Nội.
21. Phan Xuân Dũng (2004), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam -Thực trạng
và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. An Như Hải (2004), "Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc
và Thái Lan", Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.


23. Minh Huệ (2005), "Một số quy định mới về hoạt động chuyển giao công
nghệ", Thông tin khu công nghiệp Việt Nam.
24. Đặng Hữu (1989), Khoa học và công nghệ với sự phát triển kinh tế - xã
hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

25. Nguyễn Quang (2005), "Ảnh hưởng của FDI và chuyển giao công nghệ
đến phát triển công nghiệp và xuất khẩu của các nước khu vực Đông Á và
Đông Nam Á", Nghiên cứu kinh tế.
26. Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động
thương mại, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Thơm (2006), "Chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam", Lý luận chính trị.
28. Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương (APCTT) Bộ Khoa học Công nghệ và Mội trường (2001), Cẩm nang chuyển giao
công nghệ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
29. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Công nghệ và quản lý công
nghệ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
30. Nguyễn Anh Tuấn (2006), "Chuyển giao công nghệ qua đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam trong những năm qua", Tạp chí Cộng sản.
31. Nguyễn Anh Tuấn (2007), "Chuyển giao công nghệ qua FDI: Thực tiễn ở
một số nước đang phát triển và Việt Nam", Nghiên cứu kinh tế.
32. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin,
Hà Nội.
TIẾNG ANH

33. World Intellectual Property Organization (1997), Licensing guide for
developing countries.



×