Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.75 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


VŨ BÁ HẢI

VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
Ở BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


VŨ BÁ HẢI

VIỆC LÀM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA
Ở BẮC NINH

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số:

60 31 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGUYỄN ĐÌNH KHÁNG


Hà Nội - 2008


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm luôn là một trong những vấn đề xã hội có tính cấp thiết toàn cầu, là
mối quan tâm lớn của tất cả các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang
phát triển.
Ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động luôn được Đảng và
nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ
rõ: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn
định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính
đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.
Tạo việc làm cho người lao động, một mặt phát huy được tiềm năng
lao động nguồn lực to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội, mặt khác là điều kiện
cơ bản để xoá đói giảm nghèo có hiệu quả nhất, nâng cao đời sống nhân dân, góp
phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ
thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước.
Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ thuộc đồng bằng Bắc bộ, được tách ra từ
tỉnh Hà Bắc cũ (1/1/1997) với diện tích tự nhiên 803,9 km2, dân số 976,700 người
(2003). Sau những năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh cùng với cả nước bước vào quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Và từ năm 2000 đến nay, kinh tế Bắc Ninh luôn
tăng trưởng với nhịp độ cao, tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tích cực. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) hàng năm bình quân 13,9%, tỷ
trọng GDP của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh từ 25, 6% (2000) lên
47,2% năm 2005, cùng với đó là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.
Tuy nhiên, Bắc Ninh vẫn còn mang đậm dấu ấn của một tỉnh nông
nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm 68,2% (2003) và một trong những thách thức
lớn nhất của Bắc Ninh hiện nay là tình trạng thất nghiệp đang có xu hướng tăng
nhất là ở khu vực nông thôn. Mặt khác tỷ lệ gia tăng dân số còn khá cao trong khi



diện tích đất nông nghiệp có hạn. Điều đó đã và đang cản trở quá trình CNH, HĐH
của tỉnh và là một bức xúc ngày càng lớn về việc làm ở Bắc Ninh hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề việc làm ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay nhằm
đánh giá đúng thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử
dụng hợp lý nguồn lao động đang là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả
về lý luận và thực tiễn. Do vậy, tôi chọn đền tài “Việc làm trong quá trình công
nghiệp hoá ở Bắc Ninh” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
- Ở nước ta từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây đã có những
tác giả có những công trình, bài viết xung quanh vấn đề này tiêu biểu như:
- PTS Nguyễn Hữu Dũng, PTS Trần Hữu Trung (Chủ biên): Về chính
sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. HN 1997. Các tác
giả đã trình bày tổng quát về phương pháp luận và phương pháp tiếp cận chính
sách việc làm, làm rõ thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam hiện nay. Từ đó
khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc
CNH, HĐH.
- TS Nguyễn Hữu Dũng: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong
quá trình đô thị hóa, công nghiếp hóa nông nghiệp nông thôn – Tạp chí Lao động
xã hội, số 247 ( từ 16 – 30/9/2004). Tác giả đã đề cập đến thực trạng về lao động
và việc làm ở nông thôn trong quá trinh CNH, HĐH và đô thị hóa, đồng thời đưa ra
những phương hướng và giải pháp cơ bản để giải quyết việc làm ở nông thôn.
- PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc: Giải quyết việc làm ở nông thôn và
những vấn đề đặt ra, Tạp chí Con số và sự kiện, số 8/ 2003, trong bài viết tác giả
đã đề cập những biến động của tình hình dân số ở nông thôn và những xu hướng
mới trong việc tạo việc làm ở nông thôn: Kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển
làng nghề nông thôn, tạo việc làm mới từ phát triển công nghiệp chế biến nông –



lâm – thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa từ các chương trình quốc gia, quốc
tế.
- GS.TS Phạm Đức Thành: Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam,
Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 64- 2002. Trong bài tác giả đã đánh giá thực trạng
việc làm và thất nghiệp trên cơ sở đó đề ra những quan điểm và biện pháp giải
quyết việc làm cho người lao động.
- TS Nguyễn Tiệp: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn:
Các giải pháp tạo thêm việc làm, Tạp chí Lao động và công đoàn, số 309 (6/2004).
Trong bài tác giả đã đề cập đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là
phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và việc phát triển này sẽ
góp phần tăng mức cầu lao động trên địa bàn nông thôn.
- TS Nguyễn Bá Ngọc, KS Trần Văn Hoan (Chủ biên): Toàn cầu hóa:
cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà nội
2002. Các tác giả đã trình bày tác động của toàn cầu hóa đến người lao động, phân
tích cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
kinh tế. Từ đó đề ra các giải pháp cho lao động Việt Nam trong xu thế toàn cầu
hóa.
- TS Vũ Đình Thắng: Vấn đề việc làm cho người lao động ở nông
thôn. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 3/2002. Tác giả đã đánh giá tầm quan trọng
và những kết quả đạt được trong giải quyết việc làm ở nông thôn bằng cách phát
triển các ngành phi nông nghiệp vơi phương châm: “Ly nông bất ly hương”.
- GS.TS Đỗ Thế Tùng: ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề
giải quyết việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Lao động và công đoàn, số 6/2002. Tác giả
phân tích và đánh giá ảnh hưởng của kinh tế tri thức đối với việc làm.
Ngoài ra, cũng có mốt số luận văn thạc sỹ viết về đề tài việc làm ở một số
tỉnh như: Hà Tĩnh, Hà Nội, Kiên Giang, Đồng Nai, …. Tuy nhiên dưới góc độ
khoa học kinh tế chính trị vẫn chưa có công trình nào viết về vấn đề này dưới dạng


luận văn khoa học để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cho giải quyết việc

làm ở tỉnh Bắc Ninh trong thời kỳ CNH phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, đề tài luận
văn này là cần thiết đối với tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc
làm ở Bắc Ninh, phân tích thực trạng, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải
quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận lao động, việc làm và thất
nghiệp, làm rõ những nhân tố tác động đến việc giải quyết việc làm trong quá trình
công nghiệp hóa từ đó làm cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở
tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh
từ năm 1997 đến nay.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc
Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề có tính trọng điểm: giải quyết việc
làm cho người lao động trên địa bản tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa từ những năm 1997 – 2007, trên cơ sở đó xây dựng một số giải
pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. đồng thời cũng sử dụng phương pháp đặc thù


của khoa học kinh tế chính trị như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp
logic với lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp với khảo sát thực tiễn.
6. Những đóng góp chủ yếu của luận văn

Làm rõ cơ sở lý luận về vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp.
Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh từ năm
1997 đến nay.
Đề xuất được những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm giải quyết
việc làm ở tỉnh Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA Ở NƯỚC TA
1.1. Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng tới việc làm trong quá trình công
nghiệp hoá
1.1.1. Khái quát về lao động, việc làm và thất nghiệp
1.1.1.1. Khái quát về lao động
Ngày nay có rất nhiều khác nhau về khái niệm lao động nhưng suy đến cùng
thì lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào giới
tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành các sản phẩm phục vụ cho nhu
cầu đời sống của con người. Do đó, lao động là hoạt động đặc thù của con người,
phân biệt con người và xã hội loài người với các loài động vật và xã hội loài vật
khác.
Theo C.Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và
tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm
trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [9, tr 226].
Trong quá trình đó, con người đã vận dụng sức lực của mình, sử dụng công cụ lao
động để tác động vào tự nhiên một cách có ý thức, có mục đích nhằm biến đổi
những vật thể của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình. Trong quá trình lao

động sản xuất nào cũng đều là sự kết hợp giữa ba yếu tố: lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động. Và trong bất kỳ nền sản xuất nào, kể cả nền sản xuất hiện
đại ngày nay, thì lao động bao giờ cũng là nhân tố cơ bản, là điều kiện không thể
thiếu của sự tồn tại và phát triển của đời sống xã hội loài người. Điều này đã được


C.Mác khẳng định: “Lao động là một điều kiện tồn tại của con người không phụ
thuộc vào bất kỳ hình thái kinh tế – xã hội nào, là một sự tất yếu tự nhiên vĩnh cửu
làm môi giới cho sự trao đổi chất của con người với tự nhiên, tức là cho bản thân
sự sáng tạo của con người” [9, tr 61]. Và được Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng: “Lao
động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới
tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải. Nhưng
lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động là điều kiện cơ
bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một
ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” [8,
tr 641]. Như vậy có thể khẳng định rằng, lao động là một phạm trù vĩnh viễn, nó ra
đời, tồn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, lao động làm thay đổi bản thân con người. Nói đến vai trò của lao động, nhà
kinh tế học thuộc trường phái cổ điển Anh – William Petty cũng phải thừa nhận
rằng: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải”.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, trong bốn
nguồn lực cơ bản là: lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ
thì nguồn lực lao động có vai trò quan trọng nhất, nó là “nguồn lực của mọi nguồn
lực”, là “chìa khoá” cho sự phát triển của mọi quốc gia. Ngày nay, khoa học và
công nghệ phát triển cao đã chi phối mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội, nhưng xét cho
cùng cũng không thể thay thế vai trò quyết định của lao động. Hơn nữa, nguồn lao
động là nhân tố sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình phát
triển kinh tế.
Trong một quốc gia, một vùng hay một địa phương cụ thể thì nguồn lao động
là tổng thể toàn bộ thể lực và trí lực của bộ phận dân cư có khả năng lao động. Nói

một cách cụ thể, nguồn lao động là bộ phận dân cư có toàn bộ những khả năng về thể
chất và tinh thần có thể sử dụng trong quá trình lao động.


Bộ phận chính của nguồn lao động là lực lượng lao động. Trên thế giới có
nhiều quan niệm khác nhau về lực lượng lao động, song nhìn chung đều thống nhất
với quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là: “Lực lượng lao động là bộ
phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp luật quy định, thực tế
đang làm việc và những người thất nghiệp”.
Điểm khác nhau giữa các nước trong quan niệm về lực lượng lao động là ở
độ tuổi quy định. Có nước quy định tuổi bước vào hoặc bước ra sớm hơn, có nước
lại muộn hơn. Tuy nhiên ở nước ta, độ tuổi lao động được pháp luật quy định là đủ
từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và từ 15 đến 55 tuổi đối với nữ. Quy định về độ
tuổi lao động ở nước ta trùng với quan niệm của ILO.
Đặc trưng của nguồn lao động là các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng như: số
lượng, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số người đang đi học, số người đang làm
việc, khả năng tiếp thu của người lao động, ý thức kỷ luật, sức khoẻ…
Vai trò của nguồn lực lao động được thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, nguồn lực lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng,
phát triển các nguồn lực khác. Các nhà kinh tế học đều thống nhất cho rằng, có bốn
nguồn lực chủ yếu là: lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học công nghệ.
Nhưng cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, nguồn lực lao động là nhân tố
quyết định nhất. Bởi không dựa trên nền tảng phát triển cao của nguồn lực lao
động thì không thể sử dụng hợp lý các nguồn lực trên. Thậm chí, thiếu nguồn lực
lao động chất lượng cao có thể làm lãng phí, cạn kiệt và huỷ hoại các nguồn lực
khác.


DANH MC TI LIU THAM KHO
1. Phm Th Võn Anh(2006), Phỏt trin lng ngh Bc Ninh trong tin trỡnh

CNH, HH nụng nghip nụng thụn, Lun vn thc s Kinh t, H Ni.
2. Ban ch o iu tra lao ng vic lm Bc Ninh(2003), Thc trng lao
ng vic lm tnh Bc Ninh nm 2003, Bc Ninh.
3. Ban ch o iu tra lao ng vic lm Bc Ninh(2004), Thc trng lao
ng vic lm tnh Bc Ninh nm 2004, Bc Ninh.
4. Ban ch o iu tra lao ng vic lm Bc Ninh(2005), Thc trng lao
ng vic lm tnh Bc Ninh nm 2005, Bc Ninh.
5. B Nụng nghip v phỏt trin nụng thụn(1999), ỏn chin lc v lao
ng v phỏt trin ngun nhõn lc nụng nghip v nụng thụn thi k CNH,
HH(1991-2000), H Ni.
6. Chng trỡnh Khoa hc cp Nh nc KX04 04(1995), Lun c khoa hc
cho chớnh sỏch gii quyt vic lm nc ta khi chuyn sang nn kinh t
nhiu thnh phn, H Ni.
7. C.Mác(1988), Bộ T- bản, tập thứ nhất, phần 2, Nxb Sự thật, H Ni.
8. C.Mỏc, ngghen(1994), Ton tp, tp 20, Nxb Chớnh tr quc gia, H Ni.
9.

C.Mỏc, ngghen(1993), Ton tp, tp 23, Nxb Chớnh tr quc gia, H Ni.

10. C.Mỏc, ngghen(2000), Ton tp, tp 46, phn II, Nxb Chớnh tr quc gia,
HN
11. Cc Thng kờ Bc Ninh(2000), Niờn giỏm thng kờ nm 2000, Bc Ninh.
12. Cc Thng kờ Bc Ninh(2001), Niờn giỏm thng kờ nm 2001, Bc Ninh.
13. Cc Thng kờ Bc Ninh(2002), Niờn giỏm thng kờ nm 2002, Bc Ninh.
14. Cc Thng kờ Bc Ninh(2003), Niờn giỏm thng kờ nm 2003, Bc Ninh.
15. Cc Thng kờ Bc Ninh(2004), Niờn giỏm thng kờ nm 2004, Bc Ninh.
16. Cc Thng kờ Bc Ninh(2005), Niờn giỏm thng kờ nm 2005, Bc Ninh.


17. Cục Thống kê Bắc Ninh(2007), Niên giám thống kê năm 2007, Bắc Ninh.

18. Cục Thống kê Bắc Ninh(2007), Bắc Ninh số liệu thống kê chủ yếu năm
2007, Bắc Ninh.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam(1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
20. Đảng Cộng sản Việt Nam(2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Đảng Cộng sản Việt Nam(2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam(1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ II, Ban chấp
hành TƯ khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đinh Đăng Định(2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống
người lao động ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội.
24. V.I. Lênin(1977), Toàn tập, tập 38, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
25. Hoàng Văn Long(2003), “Giải quyết việc làm trong thời kỳ đẩy mạnh đô
thị hóa ở Đà Nẵng”, Tạp chí Lao động – xã hội, số 218, tr16-17.
26. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa(2005), Ảnh hưởng của đô
thị hóa đến nt ngoại thành Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
27. Lê Du Phong(2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu
hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
28. Dương Bá Phuơng(1996), Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
trong quá trình công nghiệp hóa và chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.


29. Độ Thị Xuân Phương(2000), Phát triển thị trường sức lao động, gải quyết
việc làm(qua thực tế ở Hà Nội), Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.

30. Sở Lao động – Thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh (2004), Quy hoạch phát
triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010, Bắc Ninh.
31. Nguyễn Sỹ(2006), “Bắc Ninh đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, số 15.
32. Lê Hà Trung(1993), Thế giới hậu chiến tranh, Quan hệ quốc tế, số 48, trang
31.
33. Tổng cục Thống kê(2005), Tư liệu kinh tế - xã hội 64 tỉnh và thành phố Việt
Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.
34. Trung tâm Thông tin Focotech(2004), Nhân lực Việt Nam trong chiến lược
kinh tế 2001 – 2010, Nxb Hà Nội .
35. Đỗ Thế Tùng(2000), Giáo trình Kinh tế chính trị, chương trình cao cấp, tập
1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Phàm Hồng Tiến(2000), Vấn đề việc làm ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, số 260, tr 32 – 38.
37. UBND tỉnh Bắc Ninh(2005), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020, Bắc Ninh.
38. Viện Kinh tế và phát triển(2007), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Lý
luận chính trị, Hà Nội.



×