Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở trung quốc và bài học kinh nghiệm đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.83 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-----  -----

NGUYỄN VĂN TIẾN

CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở TRUNG
QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI
VIỆT NAM

Chuyên ngành :

KINH TẾ CHÍNH TRỊ XHCN

Mã số

60 31 01

:

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học:

HÀ NỘI – 2008

TS. NGUYỄN BÍCH


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng Sản Việt Nam – 12/1986 là
mốc son quan trọng của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước, nhằm mục tiêu xây dựng
thành công CNXH ở Việt Nam.Trải qua nhiều năm thực hiện đổi mới chúng ta đã thu
được rất nhiều thành tựu to lớn, đất nước có những chuyển biến căn bản.
Trong sự nghiê ̣p xây dựng CNXH ở Viê ̣t Nam , công nghiệp hoá, hiện đại hoá
được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xác định là nhiệm vụ trung tâm trong suố t thời
kì quá độ lên CNXH, đă ̣c biê ̣t trong thời kì đổ i mới, mở cửa phát triể n kinh tế . Để
thực hiện thành công nhiệm vụ trên, nhiều công việc, nhiều chương trình phát triển
kinh tế - xã hội cần được hoàn thành trong từng giai đoạn phát triển, phù hợp với
điều kiện cụ thể của đất nước và thế giới. Ngoài ra, chúng ta phải nghiên cứu những
lý thuyết hiện đại về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và kinh nghiệm của các nước đã
và đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm xây dựng mô hình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá hiệu quả và phù hợp với Việt Nam.
Trung Quốc là một quốc gia láng giềng có nhiều điểm tương đồng với Việt
Nam về địa lý, lịch sử và chính trị - xã hội, đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước trong thời kì cải cách, mở cửa kinh tế với xuất phát điểm giống Việt
Nam như: sức sản xuất thấp, cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp…Và chỉ trong
một thời gian ngắn đã có những bước phát triển thần tốc, trở thành điểm sáng về phát
triển kinh tế trên thế giới.
Do vậy, nghiên cứu mô hình công nghiệp hoá cũng như các chính sách, các
bước đi trong thực hiện và đẩy nhanh quá trình công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa



Trung Quốc sẽ giúp gợi mở cho Việt Nam những bài học kinh nghiệm cần thiết, có ý
nghĩa về cả lý luận lẫn thực tiễn để đẩ y nhanh và thực hiê ̣n thắ ng lơ ̣i qu á trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn và đi sâu nghiên
cứu đề tài: “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc và bài học kinh

nghiệm đối với Việt Nam’’ cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đế n đề tài
Quá trình cải cách, mở cửa kinh tế của Trung Quốc nói chung và quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay nói riêng đã đem


lại sự phát triển ngoạn mục về kinh tế – xã hội trên đất nước Trung Quốc. Chính vì
vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước quan tâm. Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu như:
* Phạm Thái Quốc với “ Trung Quốc – quá trình công nghiệp hoá trong 20 năm
cuối thế kỉ XX ’’ – Nhà xuất bản khoa học xã hội – 2001. Ông cũng là tác giả bài viết
“ Quan hệ giữa công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc ’’ – Tạp
chí những vấn đề kinh tế thế giới – 2003.
* Lê Văn Sang với bài viết “ Một sự lựa chọn mang tầm thời đại – con đường
công nghiệp hoá kiểu mới ’’ – Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc – 2003.
* Nguyễn Minh Hằng đi sâu nghiên cứu về hiện đại hoá nông nghiệp Trung
Quốc trong “ Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung Quốc ’’ – Nhà xuất
bản khoa học xã hội – 2003.
Nhưng do sự vận động, phát triển không ngừng của Trung Quốc và thế giới
nên vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc cần được nghiên cứu một
cách hệ thống và cập nhật hơn, đă ̣c biê ̣t từ khi Trung Quố c gia nhâ ̣p WTO đế n nay.
Tác giả luận văn này đã từ sự phân tích và kế thừa có chọn lọc kết quả của các
công trình trước đây, tiếp tục đi sâu nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Trung Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Từ việc phân tích, đánh giá một cách toàn diện về công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở Trung Quốc, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .
* Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Luận giải khoa học về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc khi cải

cách, mở cửa kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường.
- Hệ thống hoá các chính sách, chủ trương, biện pháp thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc.
- Từ thực tra ̣ng quá trình công ngh iê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa ở Trung Quốc luâ ̣n văn
nêu ra những thành công cũng như hạn chế của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Trung Quốc.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng vào Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu :


Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Trung Quốc từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay.
* Phạm vi nghiên cứu :
Luận văn nghiên cứu các chính sách, chủ trương, biện pháp thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc và kết quả của quá trình này, trong đó tâ ̣p
trung vào giai đoa ̣n từ 1992 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Những phương pháp cụ thể được sử dụng là:
nghiên cứu tổng hợp các tài liệu lý luận khoa học, phân tích và tổng hợp, thống kê,
so sánh, đối chiếu…
6. Dƣ̣ kiế n đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách hệ thống và toàn diện về quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Trung Quốc từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX đến nay.
- Rút ra những bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và điều kiện của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở

Trung Quốc
Chƣơng 2: Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Trung Quốc từ thập kỷ 80
của thế kỷ XX đến nay
Chƣơng 3: Những bài học kinh nghiệm và định hướng vận dụng vào Việt Nam
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦ A
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TRUNG QUỐC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên thế giới
1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá là một quá trình có tính tất yếu lịch sử. Để trở thành một nước
phát triển, giàu có, mỗi quốc gia đều trải qua quá trình CNH. Sở dĩ như vậy, vì CNH


gắn liền với quá trình xoá bỏ nghèo nàn lạc hậu, gắn liền với quá trình chuyển từ lao
động thủ công sang lao động cơ khí, từ sản xuất tự cấp tự túc với năng suất lao động
thấp sang sản xuất chuyên môn hoá với năng suất lao động cao. CNH gắn liền với
việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại,
phương pháp sản xuất tiên tiến để từ đó khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của nền kinh tế. CNH không chỉ là sự phát triển của công nghiệp, mà còn bao
hàm sự phát triển của các ngành khác, các lĩnh vực khác có liên quan đến công
nghiệp trong toàn bộ cơ cấu kinh tế, nhận tác động từ công nghiệp và tác động trở lại
công nghiệp. Kết quả của quá trình này không chỉ đơn giản là tăng tốc độ và tỷ trọng
của công nghiệp trong nền kinh tế, mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn đổi mới
căn bản về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền
vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có nhiều quan niệm khác nhau về CNH do
đă ̣c thù của từng quố c gia và từng thời kì lich
̣ sử , có thể điểm qua một số qua n niê ̣m
tiêu biể u sau:
- Thời kì trước, quan niê ̣m phổ biế n ở các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu

cho rằ ng: CNH là quá trin
̀ h xây dựng nề n đa ̣i công nghiê ̣p cơ khí , đă ̣c biê ̣t là ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâ m là chế ta ̣o máy . Xét theo thời điểm
lịch sử lúc đó , quan niê ̣m trên là tương đố i hơ ̣p lý . Trong điề u kiê ̣n hiê ̣n nay , do có
nhiề u sự thay đổ i, quan niê ̣m về CNH nêu trên cầ n đươ ̣c bổ sung, hoàn chỉnh.
- Các nhà kinh tế ở các n ước công nghiệp phát triển thì cho rằng CNH là đưa
mô ̣t đă ̣c tính công nghiê ̣p vào cho mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng nào đó , hoă ̣c trang bi ̣các nhà máy ,
các loại hình công nghiệp cho một vùng , mô ̣t quố c gia . Công nghiê ̣p hóa bao gồ m
viê ̣c phát triể n công nghiê ̣p . Công nghiê ̣p phát triể n sẽ dẫn đế n sự thay đổ i cơ cấ u
ngành từ Nông nghiệp – Công nghiê ̣p – Dịch vụ sang Công nghiệp – Nông nghiê ̣p –
Dịch vụ và cuối cùng là Dịch vụ – Công nghiê ̣p – Nông nghiê ̣p.
- Đối với các nước đang phát triể n thì CNH đươ ̣c coi là mô ̣t quá trình bao gồ m
ba nô ̣i dung cơ bản : phát triển nền công nghiệp ; xây dựng hê ̣ thố ng cơ sở ha ̣ tầ ng
phục vụ nền công nghiệp đó ; thiế t lâ ̣p mô ̣t cơ chế hoa ̣t đô ̣ng thić h hơ ̣p cho hê ̣ thố ng
công nghiê ̣p. Quan niê ̣m trên xuấ t phát từ thực tế ở các nước đang phát triể n là cơ sở
hạ tầng cũng như công tác quản lý chưa đáp ứng được một nền đại công nghiệp có
quy mô lớn.


- Năm 1963, Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc đã đưa ra định
nghĩa “công nghiê ̣p hóa là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận
ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh
tế đa ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một
bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có
khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới
sự tiến bộ về kinh tế - xã hội”. Công nghiê ̣p hóa là một quá trình chuyển nền sản xuất
từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có kỹ thuật cùng với
công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động xã hội ngày càng cao; là quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và khai thác tài nguyên là chủ yếu sang cơ
cấu mới mà ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọng công nghiệp trong

GDP ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, thu hẹp khoảng cách về
trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên và các lợi thế của từng vùng, từng miền và của quốc gia.
Đây là quan điể m đầ y đủ hơn cả về CNH và qua các quan điể m trên cho chúng
ta thấ y CNH không chỉ là sự phát triể n công nghiê ̣p mà nó có nô ̣i dung khá rô ̣ng. Do
đó, khi đề cập đến khái niệm CNH, cần nhận thức rõ:
- CNH là một phạm trù kinh tế - xã hội gắn liền với những biến đổi phức tạp
của đời sống kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển lịch sử, là quá trình kinh tế
khách quan nhưng thông qua hoạt động của con người nên phụ thuộc vào trình độ
nhận thức và năng lực vận dụng, tổ chức thực hiện.
- Khái niệm CNH phải gắn với giai đoạn lịch sử nhất định, không thể thoát ly
tính chất lịch sử cụ thể của từng quốc gia. Khi các điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi,
thì quan niệm về CNH cũng sẽ thay đổi theo.
- Khi tiếp cận phạm trù CNH không nên nhìn phiến diện vào một nhiệm vụ hay
mục tiêu nào đó mà cần theo quan điểm toàn diện, hướng đến mục tiêu cuối cùng.
- Trong một thế giới đang toàn cầu hoá, nhất thể hoá kinh tế và các nền kinh tế
quốc gia đều theo mô hình mở, hướng ngoại thì môi trường quốc tế tác động rất lớn
đến CNH của mỗi nước. CNH cũng có nghĩa là phát triển các ngành kinh tế, sản xuất
hàng hoá công nghiệp phải theo hướng khai thác tối đa lợi thế tuyệt đối và tương đối
để nâng cao khả năng cạnh tranh chung của toàn bộ nền kinh tế.


- Công nghiê ̣p hóa gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa
học và công nghệ. Đặc biệt, các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn là công nghệ sinh học,
công nghệ năng lượng, công nghệ vật liệu mới và công nghệ thông tin chính là sự
phát triển mới của lực lượng sản xuất công nghiệp dựa trên tri thức.
- Hiện đại hoá là một quá trình mà nhờ đó các nước đang phát triển tìm cách
đạt được sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tiến hành cải cách chính trị và củng cố
cơ cấu xã hội nhằm đạt tới một trình độ phát triển cao về khoa học công nghệ, sự
thịnh vượng kinh tế và công bằng xã hội.

Hiện đại hoá vừa là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một xã hội theo
hướng tăng dần các ngành có hàm lượng công nghệ cao vừa là quá trình đổi mới cách
thức tổ chức sản xuất các ngành sẵn có của quốc gia theo hướng áp dụng ngày càng
nhiều các công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến. Kết quả của HĐH là năng suất lao
động tăng, trình độ sản xuất nâng cao. Hiê ̣n đa ̣i hóa là một quá trình lâu dài, phức tạp,
trong đó diễn ra các bước đi cải tiến một xã hội truyền thống thành xã hội hiện đại, có
trình độ văn minh cao hơn, thể hiện đầy đủ hơn những giá trị chung mà nhân loại
vươn tới. Cũng giống như CNH, các nước khác nhau ở những thời điểm khác nhau có
thể và cần phải tiến hành HĐH dưới những hình thức khác nhau và bằng những con
đường không hoàn toàn giống nhau.
1.1.1.2. Mố i quan hê ̣giƣ̃a công nghiêp̣ hóa và hiêṇ đa ̣i hóa
Giữa CNH và HĐH nề n kinh tế có mố i quan hê ̣ chă ̣t chẽ , bản thân khái niệm
CNH đã bao hàm yêu cầ u đa ̣t tới trình đô ̣ phát triể n kinh tế hiê ̣n đa ̣i nhấ t vào thời
điể m tiế n hành nó . Viê ̣c đa ̣t tới trin
̀ h đô ̣ hiê ̣n đa ̣i nhấ t ngày càng trở thành mô ̣t thách
thức khó vươ ̣t qua đố i với quá trình CNH ở các nước đi sau , nhưng các nước này la ̣i
có nhiều cơ hội hơn để rút ngắn khoảng cách của mình nhờ thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại . Thâ ̣m chí , ngay cả đố i với các nước đã tiế n hành
CNH thì sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng sẽ bị tụt hậu nếu không
bắ t kip̣ sự phát triể n đó . Do đó, CNH ngày nay đươ ̣c hiể u như mô ̣t quá triǹ h gắ n liề n
với HĐH.
Tóm lại, công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước là một quá trình phát triển cân
đối, hài hoà về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá nhằm đảm bảo được sự phát triển
năng động, có hiệu quả và bền vững. CNH là một quá trình tất yếu có tính lịch sự
nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác có


hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây
dựng cơ cấu kinh tế đa ngành với trình độ khoa học công nghệ ngày càng cao. Dưới
áp lực khách quan của toàn cầu hoá và vai trò động lực của công nghiệp, mô hình

CNH và đặc trưng của nó thay đổi nhanh chóng trong hai thập kỷ gần đây. Cơ sở lý
thuyết về CNH được ứng dụng thành công trong chính sách phát triển của các quốc
gia và thậm chí trên giác độ của các công ty, do cạnh tranh ngày càng gay gắt các
nước bắt buộc phải tháo bỏ hàng rào bảo vệ và các hoạt động kinh doanh phải đáp
ứng trật tự và quy luật cuộc chơi trên quy mô toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Thiết Ánh (2002), Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc, Nhà xuất bản Khoa
học xã hội, Hà Nội.
2. Nguyễn Kim Bảo (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc từ 1979
- nay, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Kim Bảo (2004), Điều chỉnh một số chính sách kinh tế ở Trung Quốc
(1992-2010). Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Kim Bảo (2006), Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì?, Nhà
xuất bản thế giới, Hà Nội.
5. Chính sách phát triển kinh tế, kinh nghiê ̣m và bài học của Trung Qu ốc, tập I, II,
III, Viê ̣n nghiên cứu và quản lý Trung ương, dự án VIE 01/012, 2002
6. CNXH – kinh nghiê ̣m của Viê ̣t Nam , kinh nghiê ̣m của Trung Qu ốc (2001), Hô ̣i
thảo khoa học Việt Nam – Trung Quốc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia , Hà
Nội.
7. CNXH và kinh tế thi ̣ trường – kinh nghiê ̣m của Trung Qu ốc , kinh nghiê ̣m của
Viê ̣t Nam (2003), Hô ̣i thảo lý luâ ̣n giữa Đảng Cô ̣ng Sản Trung Qu ốc và Đảng
Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Cố c Nguyên Dương (2006), Trung Quốc 10 năm đầ u thế kỉ XXI : phát triển và
hợp tác, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 1 (65)
9. Nguyễn Minh Hằng (1995), Cải cách kinh tế ở Cộng hoà nhân dân Trung Hoa,
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nô ̣i.
10. Nguyễn Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hoá nông nghiệp Trung
Quốc, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.



11. Đỗ Kim Hoa (2005), Thu hút và sử dụng FDI ở Trung Quốc : cơ hội và thách
thức, Tạp chí kinh tế châu Á Thái Bình Dương, số 52
12. Hoàng Xuân Hoà (2006), Đầu tư ra nước ngoài, chính sách phát triển mới của
Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3 (67)
13. Nguyễn Văn Hồ ng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa - những bài học kinh
nghiê ̣m, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.
14. Kinh tế Trung Quốc (2006), Giáo trình lịch sử kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản
Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Võ Đại Lược (2004), Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới - thời
cơ và thách thức, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Võ Đại Lược (2006), Trung Quốc sau khi gia nhập WTO- thành công và thách
thức, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.
17. Hoàng Xuân Long (2006), Vấ n đề gắ n kế t khoa học với sản xuấ t ở Trung Qu ốc
, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5 (69)
18. Jun-Ma (2002), Trung Quốc nhìn lại một chặng đường phát triển , Nhà xuất
bản trẻ TP Hồ Chí Minh
19. Nguyễn Anh Minh (2005), Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với xuất
khẩu của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 4(62)
20. Phạm Thái Quốc (2003), Quan hê ̣ giữa công nghiê ̣p hóa và hiê ̣n đại hóa nông
nghiê ̣p ở Trung Quốc, Tạp chí những vấ n đề kinh tế thế giới, số 3(83)
21. Phạm Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiê ̣p hóa trong 20 năm
cuố i thế kỷ XX, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Đỗ Tiến Sâm (2004), Trung Quốc với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa , Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3(55)
23. Đỗ Tiến Sâm (2006), Trung Quốc với viê ̣c thực hiê ̣n kế hoạch 5 năm lầ n thứ X
(2001-2005) và xây dựng quy hoạch 5 năm lầ n thứ XXI (2006-2010), Tạp chí
nghiên cứu Trung Quốc số 3 (67)
24. Lê Văn Sang (2003), Một sự lựa chọn mang tầ m thời đại “Con đường công
nghiê ̣p hóa kiểu mới”, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2 (48)
25. Đỗ Quốc Sam (2006), Một số vấ n đề về công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đại hóa sau 20

năm đổ i mới, Tạp chí thông tin và dự báo kinh tế số 7-7/2006.


26. Nguyễn Thế Tăng (2000), Trung Quốc cải cách và mở cửa (1978-1998), Nhà
xuấ t bản khoa ho ̣c xã hô ̣i, Hà Nội.
27. Lý Kinh Văn (1998), Kinh tế Trung Qu ốc bước vào thế kỉ XXI , tập I, II, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cô ̣ng Sản Viê ̣t Nam lần thứ VI ,
VII, VIII, IX, X, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
29. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cô ̣ng Sản Trung Quốc lần thứ XIII,
XIV, XV, XVI, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.
30.
31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.



×