Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Chế độ bảo hiểm thai sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.88 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ THƠM

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ
: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỮU CHÍ

HÀ NỘI - 2007
ĐẶNG THỊ THƠM
LU


MC LC
Trang
M U

1

Chng 1 : một số vấn đề lý luận chung về chế độ bảo

10


hiểm thai sản

1.1 Bo him xó hi trong h thng An sinh xó hi Vit Nam

10

1.1.1 Khỏi nim Bo him xó hi

10

1.1.2 Bo him xó hi - mt b phn cu thnh trong h thng An

11

sinh xó hi Vit Nam.
1.2 Khỏi quỏt chung v ch Bo him thai sn

16

1.2.1 Khỏi nim v ý ngha ch Bo him thai sn

16

1.2.2. Cỏc nguyờn tc ca Bo him thai sn

19

1.3 Mt s quy nh ca phỏp lut quc t v ch Bo him thai sn

21


1.3.1 Cỏc cụng c quc t

21

1.3.2 Phỏp lut mt s nc

25

1.4 S lc lch s phỏp lut Vit Nam v ch bo him thai

26

sn
1.4.1 Giai on 1945 - 1994

26

1.4.2 Giai on 1994 - 2006

29

1.4.3 Giai on 2006 n nay

33

Chng 2: Các QUY ĐịNH PHáP LUậT hiện hành về chế độ

35


bảo hiểm thai sản

2.1 i tng v iu kin hng ch Bo him thai sn

35

2.2 Ch v quyn li

36

2.2.1 Thi gian ngh hng ch thai sn

36


2.2.1.1 Thời gian nghỉ khám thai

37

2.2.1.2 Thời giai nghỉ bị khi bị sẩy thai, nạo hút thai

37

2.2.1.3 Thời gian nghỉ sinh con

38

2.2.1.4 Thời gian nghỉ khi nuôi con nuôi

40


2.2.2 Mức hưởng chế độ thai sản

40

2.2.3 Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng Bảo hiểm xã

42

hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản
2.2.4 Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
2.3 Tài chính thực hiện chế độ thai sản

43
43

2.3.1 Nguồn hình thành tài chính thực hiện Bảo hiểm thai sản

43

2.3.2 Quản lý và sử dụng tài chính Bảo hiểm thai sản

45

2.4 Giải quyết tranh chấp về chế độ Bảo hiểm thai sản
2.4.1 Tầm quan trọng và những yêu cầu cơ bản trong việc giải

46
47


quyết tranh chấp Bảo hiểm xã hội về thai sản
2.4.2 Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp Bảo

49

hiểm xã hội về thai sản
2.4.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp Bảo hiểm xã hội về chế độ thai

51

sản
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THAI

56

SẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ
ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN

3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật Bảo hiểm thai sản

56

3.1.1 Tình hình thực hiện chế độ thai sản

56

3.1.1.1 Số người lao động tham gia

56


3.1.1.2 Số người lao động được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội về

58

thai sản


3.1.2 Một số tồn tại qua thực tiễn thực hiện chế độ Bảo hiểm xã

60

hội về thai sản
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ Bảo hiểm thai sản
3.2.1 Phương hướng chung
3.2.1.1 Nâng cao nhận thức cho mọi công dân về Bảo hiểm xã hội

65
66
66

trong đó có chế độ thai sản
3.2.1.2 Nâng cao tính đồng bộ và khả thi của hệ thống luật pháp

66

3.2.1.3. Đảm bảo sự ổn định và bền vững của nguồn tài chính

67

3.2.1.4 Hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao năng lực bộ máy


68

quản lý Nhà nước
3.2.2 Giải pháp cụ thể

68

3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật Bảo hiểm xã hội

68

3.2.2.2 Phê chuẩn công ước và thực hiện Khuyến nghị của ILO

76

liên quan đến vấn đề Bảo hiểm xã hội về thai sản
3.2.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả của họat động áp dụng pháp

77

luật đối với chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản
3.2.2.4 Nâng cao hiệu quả họat động của tổ chức công đoàn đối

79

với việc bảo vệ người lao động đặc biệt là lao động nữ
3.2.2.5 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà

80


nước có thẩm quyền với việc thực hiện chế độ thai sản
3.2.2.6 Xử phạt nghiêm đối với các hành vi vi phạm chế độ Bảo

81

hiểm xã hội nói chung và Bảo hiểm xã hội về thai sản nói
riêng
KẾT LUẬN

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

86


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp ếthiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là một trong những trụ cột chính của an sinh xã hội
được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm bởi nó có vai trò rất quan trọng trong đời
sống xã hội. Bảo hiểm xã hội giúp người lao động bù đắp phần thu nhập bị
mất hoặc bị giảm sút trong quá trình lao động đảm bảo các quyền của người
được hưởng khi gặp rủi ro trong cuộc sống đồng thời thể hiện bản chất tốt
đẹp của Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách về con người.
Trong cuộc sống con người phải tuân theo quy luật phát triển và sự sinh tồn
của tự nhiên nên khi rơi vào các trường hợp bị giảm hoặc mất khả năng lao
động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già hay do sự tác động của
kinh tế thị trường thì người lao động cần có một khoản vật chất giúp đỡ người
lao động giải quyết những khó khăn đó. Vì thế, việc tham gia Bảo hiểm xã hội

của người lao động là hết sức cần thiết trong đó có sự can thiệp điều chỉnh
của Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro và xác
định trách nhiệm pháp lý của người sử dụng lao động và người lao động khi
người lao động gặp phải khó khăn thông qua đóng góp nghĩa vụ tài chính bắt
buộc. Các Mác khẳng định: “Vì nhiều rủi ro khác nhau, nên phải dành một số
thặng dư nhất định cho quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm cho sự mở rộng theo
kiểu luỹ tiến hoá quá trình sản xuất ở mức cần thiết, phù hợp với sự phát triển
của nhu cầu và tình hình tăng dân số ” [1; tr 186].
Bảo hiểm thai sản là một trong những chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt
buộc nằm song hành với các chế độ bảo hiểm ốm đau, chế độ bảo hiểm tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm hưu trí…Bảo hiểm thai
sản ngoài chức năng đảm bảo thu nhập cho người lao động khi công việc lao
động tạm thời bị gián đoạn nó còn góp phần quan trọng trong việc chăm sóc
sức khoẻ cho người lao động, đảm bảo quyền được chăm sóc của trẻ em.


Vì sự ưu việt của chế độ Bảo hiểm thai sản có tầm quan trọng đặc biệt
đối với lao động nữ nói chung tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức
năng làm mẹ vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội
nên việc nghiên cứu đề tài “chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam” là rất cần
thiết. Hơn nữa, đề tài có ý nghĩa thiết thực giải quyết các vấn đề về bảo hiểm
thu nhập và đảm bảo sức khoẻ cho lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh
con và cho người lao động nói chung khi nuôi con nuôi, thực hiện các biện
pháp tránh thai… Vấn đề này thường xuyên gặp phải ở các doanh nghiệp, các
cơ quan nhà nước nên thôi thúc tác giả say mê nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo các tạp chí khoa học
pháp lý: Nhà nước pháp luật, thông tin khoa học pháp lý, tạp chí Bảo hiểm xã
hội, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, các công trình nghiên cứu khoa học của
người đi trước thông qua mạng, báo chí … Như bài viết của Thạc sĩ Đỗ Thị

Dung - Giảng viên chính khoa pháp luật kinh tế trường Đại học Luật về: “Chế
độ Bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao
động nữ”, tác giả Đào Duy Phương về :“ Chế độ Bảo hiểm xã hội về thai sản
theo pháp luật hiện hành”, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chí: “Hoàn thiện thực thi
pháp luật về lao động nữ trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước” …Qua đó, có
thể thấy các tác giả đã đi sâu tập trung về các điều kiện hưởng chế độ thai sản,
thời gian và mức hưởng chế độ thai sản, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị hoàn
thiện. Đặc biệt Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Phụng với bài viết :“Nội luật hóa
CEDAW về Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ khi dự thảo Luật Bảo hiểm
xã hội” đã so sánh đối chiếu giữa pháp luật quốc gia và các quy định về thai
sản trong công ước CEDAW để đưa ra các kiến nghị nội luật hóa pháp luật
quốc gia cho phù hợp với công ước quốc tế. Tuy nhiên, các công trình của các
tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu trong những phạm vi hẹp mang tính chất


nghiên cứu trao đổi, là các công trình khoa học nghiên cứu ngắn gọn trên các
tạp chí có tính gợi mở. Hơn nữa, những bài viết của các tác giả hầu như
nghiên cứu khi chưa có Luật Bảo hiểm xã hội ra đời vì thế những người đi sau
cần phát huy và tiếp thu phát triển đề tài sâu rộng hơn có giá trị thực tiễn.
Ngoài ra, tác giả đi khảo sát thực tiễn các doanh nghiệp các cơ quan nhà
nước, cơ quan Bảo hiểm xã hội để lấy số liệu thực tế và tìm hiểu cách thức
giải quyết các quyền lợi chế độ Bảo hiểm thai sản. Trên cơ sở tìm hiểu các
thành quả mà người đi trước đã đạt được tác giả tiếp tục nghiên cứu và kiến
nghị đưa ra các giải pháp để góp phần hoàn thiện thực trạng chế độ Bảo hiểm
thai sản như thời gian nghỉ chăm sóc con, chính sách hưởng Bảo hiểm thai
sản khi cả cha mẹ tham gia bảo hiểm việc nghỉ dưỡng đối với người lao động
nữ mang thai bệnh lí, việc đóng góp sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội…
Một trong những vấn đề góp phần làm nên thành công của luận văn là
việc nghiên cứu các tài liệu, vì thế nên việc tiếp cận và tìm hiểu các văn bản
pháp lý quốc tế, các văn bản pháp luật trong nước liên quan đến chế độ Bảo

hiểm thai sản là hết sức cần thiết. Người viết tập trung nghiên cứu các điều
ước quốc tế của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về đảm bảo quyền lao động
nữ liên quan đến vấn đề thai sản như Công ước số 3 năm 1919, Công ước số
103 năm 1952 (xét lại) Công ước 102 năm 1952… Luật bảo hiểm và các
chính sách an sinh xã hội của các nước Nhật, Singapo, Đức, Pháp, Thái
Lan….
Các văn bản pháp luật Việt Nam bao gồm đạo luật quan trọng có giá trị
cao nhất đảm bảo quyền con người đặc biệt quyền của phụ nữ như: Hiến pháp
năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992.
Tìm hiểu hệ thống văn bản pháp luật trước khi có luật lao động ra đời như
các Sắc lệnh 29, Sắc lệnh 77… của Hồ Chủ Tịch, các điều lệ Bảo hiểm xã hội
ban hành kèm theo Nghị Định 12/CP ngày 26/1/1995, Nghị định 45 CP ngày


15/7 /1995, Luật lao động 1994, các văn bản hướng dẫn Luật lao động 1994,
Nghị định số 01/2003 ngày 09/1/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung
một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số
12/CP ngày 26/ 01/1995 được ban hành, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006,
Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số
điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc…
ììêứáìêứáảóảáạíọáýàướáậôọáýạíảểãộạíêứậááôìêứọủườđướôạáíảểãộàộữụộí
ủãộđượàướđặệâởóóòấọđờốãộảểãộúườđộùđắầậịấặịảúáìđộđảảáềủườđượưởặủộố
đồờểệảấốđẹủàướôâđếíáềườộốườảâậáểàựồủựêêơàáườợịảặấảăđộưốđảạđộổàựáđ
ộủếịườìườđộầóộảậấúđỡườđộảếữóăđóìếệảểãộủườđộàếứầếđóóựệđềỉủàướđểđảảề
ợườđộặủàáđịáệáýủườửụđộàườđộườđộặảóăôđóóĩụàíắộááẳđịìềủáêảàộốặưấđịỹảể
ãộđểảđảựởộểỹếááìảấởứầếùợớựáểủầàììăâốảểảàộữếđộủảểãộắộằàớáếđộảểốđếđộả
ểạđộàệềệếđộảểưíảểảàứăđảảậườđộôệđộạờịáđạóòóầọệăóứẻườđộđảảềđượăóủẻìự
ưệủếđộảểảóầọđặệđốớđộữóạđềệđểđộữựệốứăàẹừạđềệđểđộữựệốôáãộêệêứđềàếđộ
ảểảởệàấầếơữđềàóýĩếựảếáấđềềảểậàđảảứẻđộữóêàườđộóôôựệáệááấđềàườêặảởáệ
áơàướêôúáảêêứ3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Cơ sở khoa học
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng tới một xã hội
công bằng dân chủ văn minh, đảm bảo quyền con người, tất cả vì con người, do
con người cho nên vấn đề đảm bảo chính sách an sinh xã hội nhất là chế độ
Bảo hiểm thai sản là một trong những mục tiêu lớn thể hiện tính ưu việt của
chế độ xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986 khẳng định: “Chính
sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, điều kiện lao động và
sinh hoạt, giáo dục văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân
tộc… coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp
xây dựng xã hội chủ nghĩa” [5; tr 26]. Tại Đại hội Đảng lần thứ 9 năm 2001


nhấn mạnh một lần nữa :“ Khẩn trương mở rộng hệ thống Bảo hiểm xã hội và
an sinh xã hội…” [8; tr 47] .
Cuộc giải phóng phụ nữ gắn liền với cuộc giải phóng dân tộc luôn là mục
tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời hướng tới. Từ khi bôn ba tìm
đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều lần đề cập đến Bảo hiểm
xã hội. Hồ Chí Minh tố cáo thực dân Pháp câu kết với bọn phản động người lao
động Việt Nam một cổ hai tròng, không được hưởng bất kỳ một chế độ, chính
sách Bảo hiểm xã hội nào. Năm 1924 Hồ Chí Minh đã vạch ra sự thống trị của
bọn thực dân phong kiến ở Việt Nam những nhà máy có hàng ngàn công nhân
phải làm từ 12-13 tiếng, ngày lễ ngày nghỉ không được đếm xỉa đến nhưng: “
không có Bảo hiểm xã hội cho tuổi già, không có trợ cấp lúc thương tật, ốm đau”
[2; tr 497].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm xã hội là một chính sách cơ bản
đối với người lao động: Nghĩa là không chỉ đặt ra đối với công nhân mà cả
nông dân và những người lao động khác. Tư tưởng này ở Chủ tịch Hồ Chí
Minh xuất hiện ngay từ năm 1930. Trong bài báo cáo về Nghị quyết của
Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương về phong trào nông dân đòi giảm

sưu thuế, giảm giờ tăng công đặc biệt : “đòi bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ
được trả công” [3, tr 568]. Vấn đề Bảo hiểm xã hội cho nông dân được Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặt ra cách đây 3/4 thế kỷ đến nay vẫn có ý nghĩa thời sự
[43; tr 14].
Ngay từ khi có Hiến pháp năm 1946 Nhà nước ta đã rất quan tâm đến
quyền lợi của phụ nữ, rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử. Lần đầu tiên
trong lịch sử Nhà nước Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi
công dân được Hiến pháp ghi nhận : “Đàn bà ngang quyền với đàn ông” quy
định này tạo tiền đề và cơ sở cho chuyển biến to lớn về vị trí vai trò của phụ
nữ trong pháp luật và thực tế xã hội Việt Nam sau này. Hiến pháp năm 1959


kế thừa nguyên tắc tiến bộ của Hiến pháp 1946 tại Điều 24 quy định: “Cùng
làm việc như nhau phụ nữ được hưởng lương như nam giới. Nhà nước đảm
bảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ
được hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của
trẻ em, bảo đảm phát triển các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ và vườn trẻ. Nhà nước
bảo hộ hôn nhân và gia đình…”
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 kế thừa và đảm bảo quyền
bình đẳng của phụ nữ ở mức độ cao hơn, tại Điều 63 Hiến pháp 1992 đã đề
cập một cách toàn diện hơn sự bình đẳng nam nữ, nhấn mạnh chính sách thai
sản của phụ nữ: “Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang
nhau. Lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai sản. Phụ nữ là viên chức Nhà
nước và là người làm công ăn lương có quyền nghỉ trước sau khi sinh đẻ mà
vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của pháp luật”.
Luật hoá các nhu cầu an sinh xã hội là một bước tiến quan trọng của hệ
thống chính sách xã hội. Dựa trên hai nguyên tắc của an sinh xã hội là san sẻ
trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội cho nên bảo hiểm xã hội nói chung
và Bảo hiểm thai sản nói riêng đảm bảo an toàn cho các thành viên trong xã
hội (chủ yếu là người lao động có tham gia Bảo hiểm xã hội) cho phép họ

sống có ý nghĩa trong các trường hợp thai sản: sinh sản, nuôi con sơ sinh thực
hiện các biện pháp tránh thai khi họ tạm thời khó khăn không có thu nhập.
Hơn nữa, Việt Nam đang từng bước hội nhập khu vực và quốc tế trên tất cả
các lĩnh vực trong đó có pháp luật. Việt Nam đã chính thức phê chuẩn công
ước CEDAW và trở thành thành viên thứ 35 của Công ước này. Nước ta là
một trong số các quốc gia có nhiều ưu tiên cho phụ nữ trong lĩnh vực thai sản,
Đđặc biệt các công ước ILO như Công ước số 3 năm 1919, Công ước số 103
năm 1952… là tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo quyền của phụ nữ được đặc biệt
quan tâm về chế độ thai sản.


Như vậy, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Hiến pháp,
các văn bản pháp luật, các điều ước quốc tế đa phương và song phương là cơ
sở pháp lý đáp ứng đòi hỏi thực tế của cuộc sống là cơ sở khoa học cho chế
độ Bảo hiểm thai sản ở nước ta.
3.2 Cơ sở thực tế
Nền kinh tế thị trường sức lao động được coi là hàng hoá, sự thuê mướn
nhân công phát triển, quan hệ lao động trở nên bất ổn cho người lao động làm
công ăn lương như ốm đau, tai nạn, thai sản cho nên rất cần có sự san sẻ rủi ro và
chính sách trợ giúp của nhà nước và người sử dụng lao động. Những nguyên nhân
khách quan và chủ quan đã khiến người lao động rơi vào cảnh bất lợi nên nhu cầu
an sinh xã hội càng cao như nhu cầu trợ giúp xã hội thường xuyên đối với đối
tượng yếu thế có nguy cơ bị xã hội loại trừ như người già, con trẻ, người sinh con
…giúp họ thăng bằng thu nhập bị giảm sút hay bị mất. Chế độ Bảo hiểm thai sản
chủ yếu dành cho lao động nữ như khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, sinh con,
nuôi con nuôi ….Ước tính ở nước ta mỗi năm có gần hai triệu người bước vào độ
tuổi lao động, với những đặc thù về giới như thể lực, tâm sinh lí, cùng với chức
năng làm mẹ và trách nhiệm chăm sóc gia đình đã gặp rất nhiều khó khăn.Vì thế,
cần phải có chế độ Bảo hiểm thai sản khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động.

4. ụMục đích và nhiệm vụ
Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu làm sáng tỏ các quy định và hệ
thống chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam về phương diện pháp lí và thực
tiễn thực hiện. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
pháp luật về Bảo hiểm thai sản và nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về
Bảo hiểm thai sản trong thời gian tới. Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ
đặt ra cho quá trình nghiên cứu là:


- Nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về Bảo hiểm thai sản như các
khái niệm, nguyên tắc về chế độ Bảo hiểm thai sản theo quy định pháp luật
quốc gia và pháp luật quốc tế, sơ lược lịch sử pháp luật Việt nam về chế độ
Bảo hiểm thai sản….
- Phân tích và làm rõ các quy định cũng như thực trạng áp dụng chế độ
Bảo hiểm thai sản đối với pháp luật hiện hành. Đồng thời xem xét thực tế thực
hiện cũng như các kết quả đạt được cần phát huy và cácỏ hạn chế cần khắc
phục.
- Cuối cùng đưa ra những đề xuất để hoàn thiện thực hiện tốt hơn các
quy định về chế độ Bảo hiểm thai sản.
Trong quá trình nghiên cứu có sự so sánh chế độ thai sản hiện hành với
các quy định trước đó và đặt trong sự liên hệ với các quy định của pháp luật
quốc tế về chế độ Bảo hiểm thai sản để làm cho đề tài nghiên cứu có giá trị
thực tiễn trong cuộc sống không mang tính hình thức .
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhóm quan hệ hình thành trong lĩnh vực
Bảo hiểm thai sản. Đối tượng của Bảo hiểm thai sản có tính chất đặc thù chủ
yếu là lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi khám thai, bị sẩy thai, nạo, hút
thai hoặc thai chết lưu, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh hoặc thực hiện các
biện pháp tránh thai. Thông qua việc bù đắp một phần chi phí tăng lên trong

quá trình thai nghén, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp
tránh thai, Bảo hiểm thai sản nhằm mục đích giúp cân bằng về thu nhập, góp
phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ sức khoẻ cho lao động nữ nói
riêng, người lao động nói chung. Qua đó đối tượng nghiên cứu tập trung vào
các vấn đề sau:


Các trường hợp được hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản




Các điều kiện được hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản



Thời gian nghỉ hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản



Các loại và mức hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản



Nguồn tài chính thực hiện chế độ Bảo hiểm thai sản



Giải quyết tranh chấp về Bảo hiểm thai sản


5.2 Phạm vi nghiên cứu
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có nhiều chế độ khác nhau như chế độ bảo hiểm
hưu trí, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…song phạm vi đề tài
chỉ nghiên cứu chế độ Bảo hiểm thai sản tức là các vấn đề liên quan đến người
lao động khi thực hiện chủ yếu chức năng duy trì nòi giống, nuôi con nuôi sơ
sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai… các quyền lợi của họ được hưởng khi
có tham gia Bảo hiểm xã hội và mục đích của Bảo hiểm thai sản mang tính trợ
giúpỳ cân bằng về thu nhập góp phần tạo sự bình ổn về mặt vật chất, bảo vệ
sức khoẻ cho người lao động nữ nói riêng và người lao động nói chung thể hiện
sự ưu đãi của nhà nước đối với lao động khi thực hiện thiên chức làm mẹ.
6. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lê - Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
cùng chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước làm
kim chỉ nam cho quá trình nghiên cứu, tác giả đã lao động và xây dựng luận
vănôìọ một cách nghiêm túc, khoa học.
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phép biện chứng duy
vật của Mác- Lê nin, phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp
phân tích kết hợp so sánh, lô gích, liệt kê… có sự phân tích xây dựng mô
hình một cách phù hợp.
7. Ý nghĩa luận văn


Trên cơ sở nghiên cứu tìm tòi khai thác, xây dựng luận văn, người viết
xin đóng góp một vài ý kiến nhỏ bé của mình vào quá trình hoàn thiện pháp
luật Bảo hiểm xã hội đặc biệt là chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam với
mong muốn giữa pháp luật và thực tế cuộc sống tìm được tiếng nói thống
nhất, các quy định pháp luật có hiệu lực nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao
động .

Bản luận văn về: “Chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam” sẽ là tài liệu
cho sinh viên và người làm nghiên cứu khoa học tham khảo, ở một phương
diện nào đó là tài liệu giảng dạy cho các trường cao đẳng, đại học.
Bản thân người nghiên cứu thường xuyên giải quyết các công việc có
liên quan đến chế độ Bảo hiểm thai sản nên việc quyết định chọn đề tài: “Chế
độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam” làm luận án tốt nghiệp với mong muốn
công trình nghiên cứu phục vụ tốt cho chuyên môn nghề nghiệp của mình.
Tác giả cũng mong muốn sẽ có nhiều công trình nghiên cứu tiếp theo hoàn
thiện tiếp những hạn chế mà tác giả nghiên cứu chưa sâu hoặc chưa đề cập
tới.
ờờỡũỏõúúýộỡỏỡỏóỏỡúỏỏúờờúỏảâườêứườêảếáôệóêđếếđộảểảêệếđịọđềàếđ
ộảểảởệàậáốệớốôìêứụụốêôềệủìáảũốúụỡờỏờõ8. Bố cục của luận văn
Phần mở đầu luận văn gồm có các vấn đề liên quan đến tính cấp thiết đề
tài, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, đối tượng, phạm vi, mục đích, phương
pháp nghiên cứu đề tài, ý nghĩa luận văn
Phần nội dung gồm có 3 chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế độ Bảo hiểm thai sản
Chương 2: Các quy định pháp luật hiện hành về chế độ Bảo hiểm thai sản
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật Bảo hiểm thai sản và một số
giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ Bảo hiểm thai sản


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Các tác phẩm kinh điển, văn kiện của Đảng
1. C.Mác- Ph.Ănghen tuyển tập, T5, NXB. Sự thật, Hà Nội,1984.
2. Hồ Chí Minh toàn tập - NXBCTQG, H, 1995, Tập1.
3. Hồ Chí Minh toàn tập, Sdd, T3.
4. Hồ Chí Minh toàn tập, Sdd, T10.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6,
NXBCTQG, Hà Nội, 2001.

6. Đảng cộng sản Việt Nam,Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7,
NXBCTQG, Hà Nội, 2001.
7. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8,
NXBCTQG, Hà Nội, 2001.
8. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9,
NXBCTQG, Hà Nội, 2001.
9. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10,
NXBCTQG, 2006.
* Các Công ƣớc quốc tế
10. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 3 - Công ước
về sử dụng lao động nữ trước và sau khi đẻ năm 1919.
11. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 100 - Công
ước về trả công bình đẳng giới giữa lao động cho một công việc có giá trị
ngang nhau, năm 1951.
12. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 102- Công
ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, năm 1952.
13. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 103 - Công
ước về bảo vệ thai sản, xét lại năm 1952.


14. Công ước của tổ chức lao động quốc tế (ILO), Công ước số 156 - Công
ước về bình đẳng cơ may và đối xử với lao động nam và lao động nữ:
những người có trách nhiệm gia đình, năm 1981.
15. Công ước về xóa mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ- Convention
on the Elimination All Forms of Discrimination Against Women-CEDAW.
* Các văn bản pháp luật quốc gia
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994, Bộ Luật
lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994.
17. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, Hiến pháp nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946.

18. Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959, Hiến pháp nước
Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1959.
19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980, Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001, Nghị
quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
ốộướộòãộủĩệăộậđộướộòãộủĩệă22.

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 2002, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật
lao động năm 2002.
23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006, Luật sửa
đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật lao động năm 2006.
24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006, Luật Bình
đẳng giới năm 2006.


25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006, Luật Bảo
hiểm xã hội năm 2006.
26. Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh số 29-SL ngày
12 /3/1947.
27. Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh số 76-SL ngày
20/5/1950.
28. Chủ tịch chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh số 77-SL ngày
22 /5/1950.
29. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2006, Nghị định số

152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
30. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995, Nghị
định số 12 CP/ 1995/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 ban hành kèm
theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội.
31. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1993, Nghị
định số 43 CP ngày 22/6/1993 của Chính phủ Quy định tạm thời chế độ
bảo hiểm xã hội.
32. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1993, Nghị
định số 45CPngày 15/7/1995của chính phủ số 45-CP ngày 15-7-1995 về
việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân.
33. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, Nghị
định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2003 về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị
định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995.


34. Hội đồng chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1961, Nghị
định số 218/CP ngày 27-12-1961 ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ
Bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức nhà nước.
35. Hội đồng bộ trưởng, Quyết định số 07/HĐBT ngày 15/1/1983 của Hội đồng
bộ trưởng về chế độ thai sản đối với nữ công nhân viên chức nhà nước.
36. Bộ tài chính, Thông tư số 58/ TT –BTC ngày 12/5/2007 hướng dẫn về
quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
37. Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Thông tư số 09/2007/TT –
BLĐTBXH ngày13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định
67/2007/NĐ – CP ngày 13/04/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp
các đối tượng bảo trợ xã hội.
38. Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Thông tư số 06/LĐ-TBXH-TT ngày

4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành
một số điều để thực hiện Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị
định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ.
39. Bộ lao động-Thương binh và xã hội, Thông tư số 02/2007 –BLĐTBXH
ngày 16/01/2007 bổ sung, sửa đổi một số điểm của thông tư số 07/2006
/TT- BLĐRBXH ngày 26 /7/2006 của Bộ lao động -Thương binh và xã hội
hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng.
40. Bộ lao động -Thương binh và xã hội, Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH
ngày 12 tháng 3 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số
12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995.
41. Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Thông tư số 03/2007/BLĐTBXH
ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-


CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về
Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
* Các sách báo, tạp chí, báo cáo, luận án
42. PGS,TS Mạc Tiến Anh, “Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số
05/2007.
43. PGS,TS Nguyễn Khánh Bật, “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
Bảo hiểm xã hội”, Bảo hiểm xã hội 10 năm ngày thành lập .
44. ThS Đỗ Thị Ngân Bình, “Luật lao động Việt Nam với việc bảo vệ quyền
lợi của lao động nữ”, Tạp chí luật học số 3/2004 .
45. TS Nguyễn Hữu Chí, “Hoàn thiện thực thi pháp luật về lao động nữ trong
doanh nghiệp ngoài nhà nước”, Nhà xuất bản tư pháp năm 2005.
46. TS Nguyễn Hữu Chí, “Thi hành Luật Bảo hiểm xã hội từ hưởng dẫn đến

thực hiện”, Nghiên cứu luật pháp số 4/2007.
47. ThS Đỗ Thị Dung, “Chế độ Bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm
đảm bảo quyền lợi của lao động nữ”, Tạp chí luật học số 03/2006.
48. TS Phạm Trường Giang, “Về thu Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp
vừa và nhỏ”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 11/2005.
49. Trung tâm nghiên cứu lao động nữ giới, Viện khoa học xã hội - Bộ lao
động và bà FIONAHAWELL tổ chức ILO, văn phòng Bangkock và Hà
Nội, “ Bình đẳng trong lao động và Bảo trợ xã hội cho phụ nữ và nữ giới
khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức”, Nhà xuất bản lao động và
xã hội năm 2003.
50. Chu Đức Hoài, “Thực hiện các giải pháp, phấn đấu hoàn thành thắng lợi,
nhiệm vụ năm 2007”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 04 năm 2007
51. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng ,1996.


52. Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
1994.
53. Trần Quang Hùng và TS Mạc Văn Tiến, “ Đổi mới chính sách Bảo hiểm
xã hội đối với người lao động”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1998.
54. Nguyễn Đình Khương, “Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm
y tế khi Việt Nam là thành viên của WTO”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số
12/2006
55. ThS Nguyễn Thúy Lâm, “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ thực trạng
pháp luật và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí luật học số 03/2004.
56. Nguyễn Xuân Nga, “Những ý kiến của Công đoàn về dự thảo Luật Bảo
hiểm xã hội”, Tạp chí Lao động xã hội ngày 30/11/2005.
57. Phạm Trọng Nghĩa,“Một số vấn đề cơ bản về an sinh xã hội” Tạp chí
Nghiên cứu luật pháp số 8/2006.
58. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình an sinh xã hội, Nhà xuất bản tư pháp
Nội, 2007.

59. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật lao động, Nhà xuất bản công an
nhân dân, 2006.
60. TS Thang Văn Phúc, “Tiếp tục đổi mới hệ thống Bảo hiểm xã hội phù hợp
với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số
03/2007
61. ThS Nguyễn Thị Kim Phụng, “Quyền của lao động nữ theo quy định của
tổ chức lao động quốc tế trong những công ước Việt Nam chưa phê
chuẩn”, Tạp chí luật học năm số 3 năm 2004.
62. Hà Phương, “Công nhân da dầy ở Hải Phòng mất quyền lợi Bảo hiểm xã
hội” Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 13/2006.
63.TS Đỗ Văn Sinh, “Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát triển và hội nhập”, Tạp
chí Bảo hiểm xã hội số 04/2007


64. Hoàng Thiết, “Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội cần có những điều khoản
phù hợp hơn”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội số 3/2006.
65.Tài liệu nghiên cứu dự thảo Bộ Luật lao động, “ Một số tài liệu pháp luật
nước ngoài ”, Hà Nội, 1993.
66. Nguyễn Thị Hoài Thu, “Khắc phục những bất cập, đẩy nhanh tiến độ
soạn thảo, sớm ban hành Luật Bảo hiểm xã hội”, Tạp chí Bảo hiểm xã
hội số 11/2004.
67. TS Lê Thị Hoài Thu, “Bàn về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam”,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 7 /2007.
68. Phạm Thanh Vân, “Thực thi chính sách pháp luật đối với lao động nữ
trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật số 4/2002.
69. Lê Thanh Việt, “Chi Bảo hiểm xã hội đúng- đủ- kịp thời”, Bảo hiểm xã
hội mười năm ngày thành lập.
* Các trang web:
www.mof.gov.vn

www.ubphunu-ncfaw.gov.vn
www.molisa.gov.vn
www.vnexpress.net
www.vnexpress.net
www.vnn.vn
www.vnn.vn
www.dantri.com.vn



×