Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tư tưởng chính trị xã hội của plato và ảnh hưởng của nó đến aristotle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.63 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ NGÂN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATO VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ARISTOTLE

Luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Triết học

Hà Nội - 2016
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ NGÂN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATO VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ARISTOTLE

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Chí Hiếu

Hà Nội - 2016

2




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ··············································································· 5
NỘI DUNG ············································································ 13
Chương 1: BỐI CẢNH VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TƯ TƯỞNG CHÍNH
TRỊ - XÃ HỘI CỦA PLATO ······················································· 13
1.1 Bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội dẫn tới sự hình thành tư tưởng
chính trị - xã hội của Plato ························································ 13
1.2 Những tiền đề lý luận cho sự ra đời tư tưởng chính trị - xã hội của Plato
··························································································· 17
1.3 Khái lược về cuộc đời và sự nghiệp của Plato ····························· 22
Chương 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI CỦA PLATO - 26
2.1 Học thuyết về ý niệm và linh hồn- cơ sở lý luận của tư tưởng chính trị xã hội của Plato ······································································· 26
2.2 Tư tưởng chính trị cơ bản của Plato ········································ 31
2.2.1 Tư tưởng của Plato về nguồn gốc nhà nước·········································· 31
2.2.2 Tư tưởng của Plato về nguồn gốc nhà nước·········································· 33
2.2.3 Sự phê phán đối với các hình thức nhà nước suy đồi ·························· 34
2.3 Nội dung tư tưởng xã hội của Plato ········································· 40
2.3.1 Cơ cấu tổ chức và các tầng lớp trong xã hội·········································· 40
2.3.2 Tư tưởng của Plato về sở hữu và hôn nhân··········································· 45
2.3.3 Tư tưởng của Plato về giáo dục con người ············································ 51
2.4 Những giá trị và hạn chế ······················································· 60
2.4.1 Những giá trị···························································································· 60
2.4.2 Những hạn chế ························································································ 67
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI
PLATO ĐẾN ARISTOTLE ······················································· 70
3.1 Sự phê phán của Aristotle đối với tư tưởng chính trị - xã hội của Plato
··························································································· 70
3



3.2 Sự kế thừa, phát triển của Aristotle đối với những tư tưởng chính trị - xã
hội Plato ················································································ 77
KẾT LUẬN············································································ 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ········································ 98

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học là kết tinh tinh thần của thời đại lịch sử, mà trước hết là kết quả
sự phản tư về lý luận của các vĩ nhân, các triết gia đối với thời đại của họ. Vì lẽ
đó, theo C.Mác, các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm
của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá nhất và vô
hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học. Do vậy, nghiên cứu những
tư tưởng triết học nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội nói riêng là việc làm ý
nghĩa, có vai trò như là một mắt xích trong nhận thức dòng chảy tư tưởng của
nhân loại.
Plato là nhà một trong những nhà triết học vĩ đại nhất thời kỳ cổ đại.
Những đóng góp của ông cho nền triết học nhân loại là hết sức to lớn. Tư tưởng
chính trị - xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học của ông. Ở
đó, những tư tưởng của Plato không chỉ phản ảnh hiện thực xã hội thời đại ông
đang sống mà trên hết, còn thể hiện quan điểm, lập trường tư tưởng của ông đối
với các vấn đề chính trị- xã hội.
Là một nhà tư tưởng nổi tiếng thời cổ đại, những tư tưởng triết học của
Plato hình thành trong bối cảnh xã hội Hy Lạp lúc đương thời đầy những biến
động, với sự khủng hoảng của nền dân chủ chủ nô, sự gia tăng căng thẳng và
xung đột xã hội, làm con người mất phương hướng trong đời sống tinh thần.

Những tư tưởng của Plato là kết quả của việc nghiên cứu và nhìn nhận hiện thực
đương thời, vì vậy nó mang những giá trị sâu sắc, có đóng góp to lớn vào kho
tàng lịch sử tư tưởng nhân loại.
Những nghiên cứu của Plato về chính trị - xã hội chứa đựng nhiều tư tưởng
sâu sắc, đề cập đến nhiều vấn đề cấp bách trong xã hội như vấn đề công bằng xã
hội, giáo dục, sở hữu và chế độ hôn nhân... ; đồng thời còn thể hiện những quan
điểm về đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật... Những tư tưởng chính trị - xã hội của
5


Plato mang nhiều giá trị tiến bộ, thể hiện ước muốn cải tổ xã hội Hy Lạp đầy biến
động thành một xã hội tốt đẹp. Xã hội đó sẽ được lãnh đạo bởi những nhà thông
thái- nhà triết học, được bảo vệ bởi lực lượng vệ quốc can đảm và tinh nhuệ, xã
hội mà mỗi người làm tròn vai trò của mình theo đúng khả năng tự nhiên của họ.
Là nhà triết học theo quan điểm duy tâm, cộng thêm lập trường chính trị
của giới quý tộc chủ nô, cùng với những điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội
đương thời chi phối, cho nên tư tưởng Plato không thể tránh khỏi những hạn chế
nhất định. Những tư tưởng của ông còn chứa đựng cả những yếu tố không tưởng,
bảo thủ. Việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, chỉ ra những hạn chế trong tư tưởng
chính trị - xã hội của Plato là việc làm cần thiết.
Những tư tưởng chính trị - xã hội của Plato không chỉ là sự tiếp thu, kế
thừa và phát triển các tư tưởng chính trị - xã hội sơ khai của các triết gia đi trước
mà còn góp phần đặt nền móng và có ảnh hưởng rất lớn đến các triết gia đương
thời và cả về sau. Sự ảnh hưởng đó tiêu biểu nhất là ở người học trò của Plato Aristotle. Aritstotle có 20 năm gắn bó và học tập dưới sự chỉ dẫn của Plato, vì
vậy những tư tưởng của Plato nói chung và tư tưởng chính trị- xã hội của Plato
nói riêng có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của Aristotle. Là người đi sau,
Aristotle đã tiếp thu những tư tưởng của người đi trước nhưng sự tiếp thu đó
không phải là thụ động mà là sự tiếp thu có chọn lọc. Ngoài những điểm Aristotle
cho rằng hợp lý, ông còn không ngần ngại phê phán một cách khách quan quan
niệm của thầy mình, với phương châm “Plato là người thầy nhưng chân lý quý

hơn”. Trong lĩnh vực chính trị -xã hội, Aristotle đưa ra những quan điểm gần như
đối lập với quan điểm của Plato và sự phê phán của Aristotle đối với quan điểm
chính trị - xã hội của Plato là rất gay gắt.
Việc nghiên cứu hệ thống những quan niệm chính trị - xã hội của Plato và
ảnh hưởng của nó đến Aristotle, không chỉ nâng cao hiểu biết về một nhà tư
tưởng vĩ đại mà một lần nữa khẳng định vị trí cũng như giá trị của những tư
tưởng chính trị - xã hội của Plato đối với lịch sử tư tưởng nhân loại.
6


Xuất phát từ những suy nghĩ trên đây, học viên mạnh dạn chọn vấn đề: Tư
tưởng chính trị - xã hội của Plato và ảnh hưởng của nó đến Aristotle làm đề tài
nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình phát triển lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại, tư tưởng
triết học của Plato và Aristotle có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam,
ngoài những tác phẩm được dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, việc nghiên
cứu tư tưởng của Plato và Aristotle nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của
hai ông nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Hiện nay, những tài liệu nghiên cứu về tư tưởng Plato và Aristotle rất
phong phú, có những nghiên cứu từ rất sớm về vấn đề này như: trước năm 1975,
có thể kể đến những công trình của các tác giả như: Lê Tôn Nghiêm với “Martin
Heidegger và sự thất bại của tư tưởng phương Tây hiện đại” (Tư tưởng, số
5/1969); “Lịch sử triết học Tây phương- thời kỳ khai nguyên triết lý Hy Lạp” (Lá
Bối, Sài Gòn, 1971) và “Triết học thời Thượng cổ và Trung cổ” (Lá Bối, Sài Gòn,
1973); “Lịch sử các học thuyết chánh trị” (Hùng Nguyên, Nguyễn Ngọc Huy;
Cấp tiến sản xuất, Sài Gòn, 1970); hay “Platon - Bữa tiệc” (bản dịch từ tiếng
Pháp của Nguyễn Văn, 1964); “Nietzsche: Triết lý Hy Lạp thời bi kịch” (bản dịch
Trần Xuân Kiêm, Nxb Tân An, Sài Gòn, 1975); “Câu truyện triết học” của Will
Durant (bản dịch của Trí Hải và Bửu Đính, Nha tu thủ và sưu khảo, Viện Đại học

Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1971)... Đây đều là những cuốn sách tập hợp có hệ thống
những tư tưởng triết học và cuộc đời của các nhà triết học trong lịch sử mà trong
đó tư tưởng triết học của Plato và Aristotle được phân tích và khái quát có hệ
thống.
Trong khoảng thời gian sau đó có thể kể đến những công trình nghiên cứu
về tư tưởng Plato và tư tưởng của Aristotle đáng chú ý như: “Lịch sử các học
thuyết chính trị trên thế giới” (Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993). “Văn học cổ điển Hy Lạp Homer- Anh hùng
7


ca Iliade” do Hoàng Hữu Đản dịch (tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997); “Thần
thoại Hy Lạp” của Nguyễn Văn Khỏa (Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1998, 2
tập). “Triết học Hy Lạp Cổ đại” của Đinh Ngọc Thạch (Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1999) hay “Lịch sử các học thuyết chính trị” của Doãn Chính và Nguyễn
Thế Nghĩa (Nxb Khoa học xã hội, 1999). “Triết học Hy Lạp, La Mã” của Hà Thúc
Minh (Nxb Mũi Cà Mau, 1998); “Lịch sử triết học” của Nguyễn Hữu Vui (Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998) là sự hệ thống, khái quát những tư tưởng triết
học của các nhà triết học trong dòng chảy lịch sử tư tưởng triết học từ thời cổ đại
đến hiện đại, bao gồm cả triết học phương Đông và Phương Tây tạo điều kiện cho
việc so sành, đối chiếu quan niệm triết học của Plato và Aristotle đối với các nhà
triết học khác cũng như thấy được vai trò, vị trí của tư tưởng triết học Plato, triết
học Aristotle đặc biệt là tư tưởng chính trị - xã hội. “Triết học Hy Lạp cổ đại” của
Thái Ninh (Nxb. Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội, 1987), trong đó trình bày
khái quát những tư tưởng cơ bản của các nhà triết học cổ đại. Trong chương VI là
sự trình bày những tư tưởng cơ bản của Plato đồng thời nhấn mạnh những giá trị
tư tưởng trong quan niệm về đạo đức và chính trị xã hội... Gần đây, có công trình
đáng chú ý của các tác giả: Đỗ Minh Hợp - Nguyễn Thanh - Nguyễn Anh Tuấn
(2006), “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (Dùng cho sinh viên các ngành
KHXH & NV không chuyên ngành triết học (Nxb. Tổng hợp TP HCM); Đỗ Minh

Hợp (2014), “Lịch sử triết học phương Tây (tập 2) - Triết học phương Tây cận
hiện đại” (Nxb. CTQG, Hà Nội). Các công trình này đều dành thời lượng khá dài
để bàn về những tư tưởng triết học của Plato, Aristotle nói chung và tư tưởng
chính trị - xã hội của hai ông nói riêng.
Ngoài ra còn có những luận văn, luận án nghiên cứu về tư tưởng của Plato
như luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thủy trường Khoa học xã hội và nhân
văn ĐHQGTPHCM với đề tài “Tư tưởng chính trị của Plato trong tác phẩm Nền
cộng hòa và ý nghĩa lịch sử của nó” Ở đây, luận văn đã phân tích sâu sắc và hệ
thống tư tưởng chính trị của Plato được thể hiện trong tác phẩm “Cộng hòa” đồng
8


thời phân tích ý nghĩa lịch sử của những tư tưởng đó. “Tư tưởng giáo dục của
Plato qua tác phẩm Cộng hòa” của Phạm Bá Điền, tác giả chỉ giới hạn nghiên
cứu của mình trong tư tưởng giáo dục được thể hiện trong tác phẩm Cộng hòa.
Về nhà triết học cổ đại Aristotle, có luận văn thạc sĩ của Mai Hoài Anh và Lưu
Văn Thắng trường Học viện báo chí và tuyên truyền có tên “Tư tưởng chính trị
Aristotle trong tác phẩm chính trị luận”. Luận văn trình bày điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội Hy Lạp cổ đại, các tư tưởng chính trị có ảnh hưởng đến Aristotle,
hoàn cảnh thân thế sự nghiệp và phân tích những tư tưởng chính trị chủ yếu của
Aristotle trong tác phẩm chính trị luận, từ đó đánh giá giá trị, hạn chế của tư
tưởng chính trị Aristotle. Trên Thông tin Khoa học xã hội số 12.1014 có bài viết
của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền bài viết mang tên “Tư tưởng triết học về
nhà nước của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị luận””. Đây là bài viết thể hiện
những tư tưởng cơ bản về nhà nước của Aristotle trong tác phẩm “Chính trị luận”.
Trong đó, tác giả phân tích rõ những vấn đề như về sự ra đời và bản chất của nhà
nước, về chính sách nhà nước, về các hình thức chính quyền và mô hình nhà
nước lý tưởng. Bài viết cũng của PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền trên Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 31, Số 2(1015)21-28,
mang tên “Tư tưởng triết học giáo dục của Plato”. Ở đó, bài viết khẳng định quan

niệm về con người là cơ sở của tư tưởng triết học về giáo dục Plato, chỉ rõ quan
niệm về vai trò, đối tượng và nội dung giáo dục của Plato, đồng thời là sự đánh
giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm giáo dục của Plato.
Những công trình nghiên cứu lịch sử triết học mà đặc biệt là công trình
nghiên cứu về triết học Plato và Aristotle ở nước ngoài đã được dịch ra tiếng việt
mà chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận như: Trong phần hai cuốn “Lịch sử triết học
phương Tây” vời tựa đề “Socrates, Platon, Aristoteles” tác giả Bertrand Russel đã
đề cập đến những vấn đề chính trị - xã hội trong những tác phẩm tiêu biểu đặc
biệt là những tác phẩm của Plato và Aristotle. Cuốn sách “Lịch sử triết học và các
luận đề” của tác giả Samuel Enoch Stumpf, được biên dịch bởi Đỗ Văn Thuấn,
9


Lưu Văn Hy, Nxb Lao động, Hà Nội, 2004, ở đó tác giả thể hiện những đánh giá
sâu sắc tư tưởng về Nhà nước của Plato. Tác giả Marcel Brélot và Georges
Lescuyes với công trình “Lịch sử các tư tưởng chính trị” được Bùi Ngọc Chương
dịch, là công trình nghiên cứu lịch sử các tư tưởng chính trị thế giới, trong đó đề
cập đến cuộc đấu tranh giữa tư tưởng chính trị dân chủ và chống dân chủ, đồng
thời tác giả cũng phân tích tư tưởng chính trị không tưởng của Plato.
Những nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin trong quá trình nghiên cứu lịch
sử triết học cũng đặc biệt quan tâm đến tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại, trong đó
dành nhiều sự quan tâm đến hai nhà triết học vĩ đại nhất thời cổ đại là Plato và
Aristotle. Điều này được thể hiện qua những nhận định, phân tích, đánh giá của
các nhà kinh điển cụ thể trong các tác phẩm như: Bản thảo Kinh tế - triết học năm
1844 của C.Mác, Chống Đuyrinh, Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen, Bút
ký triết học của V.I Lênin.
Đồng thời, khi nghiên cứu tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Plato và
Aristotle hiện nay đã có những bản dịch từ những tác phẩm chính của hai nhà
triết học này như: tác phẩm “Cộng hòa” của Plato do Đỗ Khánh Hoan dịch, hay
tập hợp những tác phẩm của Plato trong cuốn Benjamin Jowett & M.J. Knight:

Plato chuyên khảo do Lưu Minh Hy và Trí Tri biên dịch. Và tác phẩm tiêu biểu
của Aristotle bàn về vấn đề chính trị - xã hội là tác phẩm “Chính trị luận”, tác
phẩm này được Nông Duy Trường biên dịch.
Ngoài những nghiên cứu kể trên ở Việt Nam, ở nước ngoài có rất nhiều
những công trình nghiên cứu về tư tưởng Plato, trong đó có một số công trình
nghiên cứu đã được dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Vì vậy, việc nghiên
cứu về tư tưởng Plato nói chung và tư tưởng chính trị - xã hội của ông nói riêng
hiện nay cũng có những thuận lợi nhất định trong việc tiếp cận tài liệu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản tư tưởng chính trị xã hội của Plato, và ảnh hưởng của nó đến Aristotle.
10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Aristotle (2014), Chính trị Luận, (dịch bởi Nông Duy Trường), Nxb Thế
giới.

2.

Aristotle (1973), Đạo Đức của Nicomaque, Sài Gòn.

3.

Báo tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, (21/4/1998)

4.


Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học
Mác- Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5.

Doãn Chính và Nguyễn Thế Nghĩa (1999), Lịch sử các học thuyết chính
trị, Nxb. Khoa học xã hội.

6.

Doãn Chính – Đinh Ngọc Thạch (chủ biên) (2003), Vấn đề triết học
trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

7.

John. Dewey, Phạm Anh Tuấn dịch, Dân chủ và giáo dục, Nxb Tri thức

8.

Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây, TP HCM, Nxb.
HCM.

9.

Hoàng Hữu Đản, (bản dịch) Văn hóa cổ điển Hy Lạp Homor – Anh hùng
ca Iliade, (1997), Tập 1, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

10.


Benjamin Jowett & M.J.Kinght, Plato chuyên khảo, Nxb Văn hóa Thông
tin, 2008.

11.

Nguyễn Văn Khoa dịch, chú giải và dẫn nhập (2011) Plato đối thoại
Socratis 1, Tri Thức.

12.

Nguyễn Văn Khỏa (1998), Thần thoại Hy Lạp, tập 2, Nxb. Văn hóa dân
tộc, Hà Nội.

13.

Will Durant (1971), Trí Hải và Bửu Đính dịch, Câu truyện triết học,
Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn.
11


14.

Đỗ Minh Hợp và nhiều tác giả (2006), Đại cương lịch sử triết học
phương Tây, Nxb. Tổng hợp, TP HCM.

15.

Nguyễn Thị Thanh Huyền, “Tư tưởng triết học giáo dục của Plato”, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học xã hội và nhân văn, Tập 31, số 2

(2015) 21-28.

16.

Nguyễn Thị Thanh Huyền, “Tư tưởng triết học về nhà nước của Aristotle
trong tác phẩm “Chính trị luận””, Thông tin Khoa học xã hội, số 12/2014.

17.

Hà Thúc Minh (1998), Triết học cổ đại Hy Lạp, La Mã. Nxb. Mũi Cà
Mau.

18.

Nietzsche: Triết lý Hy Lạp thời bi kịch, (1975), do Trần Xuân Kiêm dịch,
Nxb Tân An, Sài Gòn.

19.

Vũ Dương Ninh (2001), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

20.

Thái Ninh (1987), Triết học Hy Lạp cổ đại, Hà Nội 1987, Nxb. Sách
giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội.

21.

Lê Tôn Nghiêm, “Martin Heidegger và sự thất bại của tư tưởng Tây

Phương hiện nay”, Tư tưởng số5/1969.

22.

Lê Tôn Nghiêm (2000), Lịch sử triết học Tây phương, Tập II, Nxb.
HCM.

23.

Lê Tôn Nghiêm (1971), Lịch sử triết học Tây phương – Thời kỳ khai
nguyên triết lý Hy Lạp, Lá Bối, Sài Gòn.

24.

Lê Tôn Nghiêm (1975), Lịch sử triết học Tây Phương, quyển 2, thời
Thượng cổ và Trung cổ, Trung tâm sản xuất học liệu – Bộ Văn hóa Giáo
dục và Thanh niên, Sài Gòn

25.

Hùng Nguyên – Nguyễn Ngọc Huy (1970), Lịch sử các học thuyến
chánh trị, Cấp tiến xuất bản, Sài Gòn.

26.

Plato, Cộng hòa(2014), (bản dịch của Đỗ Khánh Hoan), Nxb. Thế giới,
Hà Nội.
12



27.

Plato, “Pháp luật”, trong Bejamin Jowett & M.J Knight, Plato chuyên
khảo, Nxb Văn hóa thông tin, 2008.

28.

Plato, Phaedo, trong bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Ngày cuối trong đời
Socrates, Nxb Thế giới 2013.

29.

S.E.Stumpf và D.Abe (2000), Nhập môn triết học phương Tây, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.

30.

Chiêm Tế (1980), Lịch sử thế giới cổ đại, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31.

Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái (1993), Lịch sử các học thuyết chính
trị trên thế giới (sách dịch), Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.

Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

33.


Nguyễn Thị Thanh Thủy, “Tư tưởng chính trị của Platon”, Tạp chí Khoa
học Xã hội, số 10/2008.

34.

Nguyễn Thanh Thủy, “Một số đặc điểm về hình thức dân chủ đầu tiên
trong xã hội Hy Lạp cổ đại”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 1/2009

35.

Nguyễn Thanh Thủy, “Sự thống nhất quan điểm chính trị với thế giới
quan trong triết học Plato”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 3/2011.

36.

Nguyễn Thị Thanh Thủy, “Tiền đề lý luận dẫn đến sự hình thành tư
tưởng chính trị của Platon”, Tạp chí Khoa học Xã hội, số 10/2011.

37.

Nguyễn Thị Thanh Thủy, “Dấu ấn Plato trong tư tưởng chính trị trung –
cận đại Tây Âu”, Tạp chí Triết học số 3(250), Tháng3-2012.

38.

Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tư tưởng chính trị Platon qua tác phẩm Nền
cộng hòa và ý nghĩa lịch sử của nó, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch
sử triết học, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn –
ĐHQGTPHCM, 2012.


39.

Bùi Thanh Quất (1999), Lịch sử triết học, Nxb. Giáo dục.

40.

Nguyễn Hữu Vui (chủ biên, 2002), Lịch sử triết học, Nxb, Chính Trị
quốc gia, Hà Nội.
13



×