Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Khảo sát đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của tên người anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.75 KB, 19 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
*******************************

Nguyễn Việt Khoa

Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa

Của tên ng-ời Anh

Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ
Mã số: 50408

Hà Nội - 2002


đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
*******************************

Nguyễn Việt Khoa

Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa

Của tên ng-ời Anh

Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ học

Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ


Mã số: 50408

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn văn khang

Hà Nội - 2002

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC

1

MỞ ĐẦU

3

0.1

Đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3

0.2

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


4

0.3

Tư liệu sử dụng trong luận văn

5

0.4

Phương pháp nghiên cứu của luận văn

5

0.5
Cấu trúc của luận văn
Chương I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

6

1.1

Tên riêng và danh từ chung

7

1.1.1

Danh xưng học với việc nghiên cứu tên riêng


7

1.1.2

Đặc điểm về chức năng, ý nghĩa và ngữ pháp của tên riêng

8

1.1.2.1

Chức năng của tên riêng

8

1.1.2.2

Ý nghĩa của tên riêng

10

1.1.2.3

Ngữ pháp của tên riêng

14

1.2

Khái niệm về tên người (nhân danh)


15

1.2.1

Mô hình chung về tên người

15

1.2.2

Sự chuyển dịch của tên người qua các vùng địa lí

18

1.2.3

Những vấn đề ngôn ngữ - xã hội liên quan đến tên người

23

1.2.3.1

Vấn đề đặt tên

23

1.2.3.2

Vấn đề kiêng kị khi đặt tên


27

1.2.3.3

Vấn đề tên tạm

29

1.2.3.4

Vấn đề tên họ

30

1.2.3.5

Vấn đề thay đổi tên

34

1.2.3.6

Tên người và giới tính

36

1.2.3.7

Khía cạnh pháp lí của tên người


38

1.3

Tình hình nghiên cứu tên người Anh

41

Chương II
ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TÊN NGƢỜI ANH
2.1

Đặt vấn đề

45
3


2.2

Đặc điểm cấu tạo của tên người Anh

45

2.2.1

Thống nhất về thuật ngữ

45


2.2.1.1

Tổ hợp định danh

45

2.2.1.2

Danh tố

46

2.2.2

Các danh tố trong cấu trúc tên người Anh

48

2.2.2.1

Danh tố tên cá nhân

48

2.2.2.2

Danh tố họ

59


2.2.2.3

Danh tố đệm

69

2.2.3

Các mô hình cấu trúc tên người Anh

73

2.2.3.1

Mô hình chung

73

2.2.3.2

Các mô hình cụ thể

75

2.3
Tiểu kết
Chương III
ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA TÊN NGƢỜI ANH


89

3.1

Những vấn đề chung

92

3.1.1

Đặt vấn đề

92

3.1.2

Vấn đề ý nghĩa của tên người Anh

92

3.2.3

Vài nét về đặc điểm lịch sử tên người Anh

94

3.2

Phân loại tên người Anh từ góc độ ý nghĩa


99

3.2.1

Phân loại ý nghĩa tên họ

99

3.2.1.1

Nhận định chung

99

3.2.1.2

Tình hình biến đổi của tên họ người Anh

100

3.2.1.3

Phân loại tên họ người Anh từ góc độ ý nghĩa

104

3.2.2

Phân loại ý nghĩa tên cá nhân


112

3.2.2.1

Nhận định chung

112

3.2.2.2

Phân loại tên cá nhân người Anh từ góc độ ý nghĩa

113

3.2.3

Phân loại tên đệm người Anh từ góc độ ý nghĩa

133

3.2.3.1

Nhận định chung

133

3.2.3.2

Phân loại tên đệm người Anh từ góc độ ý nghĩa


134

3.3

Tiểu kết

136
KẾT LUẬN

139

TÀI LIỆU THAM KHẢO

142

4


MỞ ĐẦU
1. Đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tên người là một trong những mảng quan trọng bậc nhất trong hệ thống tên
riêng, thuộc thành phần đặc biệt trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ. Tên
người mang trong nó cả lịch sử, truyền thống, văn hoá cũng như tất cả những gì
đặc trưng cho mỗi cộng đồng dân tộc nhất định. Chính vì lí do đó, đã từ lâu tên
người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau như
ngôn ngữ học, tâm lí học, xã hội học, dân tộc học, triết học, gia phả học...v.v.
Trong ngôn ngữ học, bộ môn chuyên nghiên cứu về tên riêng là Danh xƣng
học (Onomastics) với hai chuyên ngành Nhân danh học (Anthroponomastics) –
nghiên cứu tên về người và Địa danh học (Toponomastics) – nghiên cứu về tên
đất.

Tên người là đối tượng nghiên cứu trực tiếp của chuyên ngành nhân danh học.
Nhiệm vụ chủ yếu của nhân danh học là phát hiện ra những qui luật cơ bản về
phân bố, nguồn gốc cũng như quá trình biến đổi, phát triển của hệ thống tên người
trong các ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu tên người trên quan điểm của ngành nhân danh học không
chỉ đưa tới những thành tựu mang tính chất ngôn ngữ học mà còn đem lại những
lợi ích vượt ra khỏi khuôn khổ của ngôn ngữ học, từ đó nâng cao sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các dân tộc.
Vấn đề nghiên cứu tên riêng chỉ người trên thế giới đã có lịch sử từ thời Hy
Lạp cổ đại. Tên người Anh cũng đã được nghiên cứu từ thế kỉ XVII (William
Camden 1623) và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là sau khi có sự
ra đời của chuyên ngành nhân danh học.
Trong luận văn này, chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu tên người Anh trên
hai phương diện cấu trúc và ý nghĩa và đặt chúng trong mối liên hệ với tên người
Việt. Trong hệ thống tên người, tên riêng mà cụ thể là chính danh (tức là tên khai
sinh, tên chính thức) giữ một vai trò quan trọng vì chúng phản ánh được đầy đủ
nhất các đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của một cộng đồng nhất định. Do vậy,
trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ có thể tiếp cận chính danh
3


của người Anh và tạm thời không đề cập tới các tên gọi khác. Chúng tôi hy vọng
sẽ được trở lại đề tài này ở một bình diện sâu rộng hơn.
Như chúng ta đều biết, Vương quốc Anh (UK) là một quần đảo mà trên đó,
ngoài dân tộc Anh (English) ra còn nhiều dân tộc khác sinh sống. Bên cạnh đó, về
mặt địa lí và hành chính, Vương quốc Anh còn là một liên hiệp gồm bốn đơn vị
là: Anh (England), Xcốt-len (Scotland), xứ Uên (Wales) và Bắc Ai-len (Northern
Ireland). Do vậy, trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu cụ thể của chúng tôi là
tên riêng (tên chính gồm các yếu tố Họ - Đệm - Tên cá nhân) của người Anh
(English) sinh sống tại nước Anh (England). Trong khi xem xét tên người Anh,

chúng tôi thường liên hệ với tên người Việt mà cụ thể là tên riêng của dân tộc
Kinh sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Theo lí thuyết định danh, tên riêng (trong đó có tên người) cùng với từ và cụm
từ là các đơn vị định danh. Tuy nhiên, tên người là một dạng định danh đặc biệt
và có nội dung hoàn toàn khác với các đơn vị định danh khác.
Với tư cách là một tín hiệu ngôn ngữ, tên người thể hiện vai trò của mình
trong việc gọi tên một đối tượng duy nhất và cá biệt để phân biệt với những đối
tượng khác. Tuy nhiên, không chỉ có chức năng trong việc gọi tên, tên người còn
chứa đựng trong đó những giá trị biểu trưng hay nghĩa hàm chỉ nhất định. Ngoài
ra, vì là hiện tượng xã hội, nên quá trình ra đời và phát triển của tên người cũng
phản ánh chân thực và rõ nét các biến động của xã hội loài người.
Do vậy, mục đích của luận văn là tiếp cận bản chất ngôn ngữ học của tên
người Anh trên cơ sở liên hệ với tên người Việt. Để đạt được mục đích trên,
chúng tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ cụ thể mà luận văn đặt ra:
-

Xác định và miêu tả đặc điểm cấu tạo về mặt hình thức của tên người Anh,
sau đó sẽ tiến hành phân tích, miêu tả và mô hình hoá đặc điểm cấu tạo của
tên người Anh trong mối liên hệ với với tên người Việt.

6


-

Phân loại ý nghĩa tên người Anh theo các yếu tố tên họ, tên cá nhân và tên
đệm, qua đó miêu ý nghĩa của chính danh người Anh trong sự liên hệ với ý
nghĩa tên người Việt.


3. Tư liệu sử dụng trong luận văn
Hầu hết các tên người Anh được chúng tôi xử lí để làm rõ nội dung nghiên
cứu của luận văn được khai thác từ các tài liệu điện tử của chính phủ Anh như
danh bạ điện thoại trực tuyến, danh sách cử tri, danh sách danh nhân người Anh,
danh sách nghị sĩ, v.v. Ngoài ra, chúng tôi còn thống kê số liệu từ các loại từ điển
tên người Anh như các từ điển tên người in trên giấy, các từ điển tên người là
sách điện tử, các phần mềm từ điển tên người, các bách khoa toàn thư trên đĩa CD
cũng như các từ điển tra cứu tên người Anh trực tuyến. Con số các tên họ, tên cá
nhân và tên đệm của người Anh mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu là vào
khoảng gần 1.000.000 tên.
Về tên người Việt, ngoài việc tham khảo các số liệu về tên người đã được
công bố trong các tài liệu, chúng tôi cũng sử dụng nhiều tên người thân, bạn bè,
đồng nghiệp và khoảng hơn 6000 tên chính của sinh viên các khoá K44 và K45 –
trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Các tư liệu nêu trên được chúng tôi thu thập, kiểm chứng, chỉnh lí và bổ sung
sao cho phù hợp với nội dung và yêu cầu của luận văn.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp
phân tích, miêu tả diễn dịch và qui nạp thông qua các thủ pháp như thống kê, so
sánh, phân loại và mô hình hoá đối tượng nghiên cứu. Để tìm ra các đặc điểm
riêng cũng như những nét khu biệt của đối tượng, luận văn thường sử dụng
phương pháp so sánh tương phản.
Cách tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu của luận văn cơ bản là dựa trên các đặc
điểm đương đại của đối tượng. Tuy nhiên, luận văn vẫn cố gắng tiếp cận vấn đề
cần nghiên cứu trên cả hai quan điểm đồng đại và lịch đại, qua đó có được cái
7


nhìn xuyên suốt và tương đối toàn diện về tên người Anh. Song, do gặp nhiều khó
khăn về nguồn tài liệu tham khảo, luận văn chưa thể đi sâu phân tích và miêu tả

tên người Anh trên tất cả các bình diện liên quan.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương
chính sau:
Chương I

: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

Chương II

: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TÊN NGƢỜI ANH

Chương III

: ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA TÊN NGƢỜI ANH

8


Chƣơng I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA LUẬN VĂN
1.1. Tên riêng và danh từ chung
1.1.1 Danh xƣng học với việc nghiên cứu tên riêng
Ngành khoa học nghiên cứu tên riêng trên tất cả các bình diện được gọi là
ngành Danh xưng học (Onomastics). Phạm vi nghiên cứu của ngành Danh xưng
học là rất rộng bởi vì gần như mọi thứ đều có tên và cũng bởi vì về mặt lí thuyết,
việc nghiên cứu về tên bao gồm tất cả các ngôn ngữ, ở tất cả các vùng địa lí, văn
hóa và các thời đại lịch sử khác nhau.
Dựa trên mục đích thực tế, người ta có thể chia phạm vi nghiên cứu của Danh
xưng học thành những nhóm nhỏ như theo ngôn ngữ (ví dụ: nghiên cứu tên riêng

trong tiếng Hy Lạp...), hoặc theo tiêu chí địa lí, lịch sử (ví dụ: nghiên cứu tên
riêng tại Trung Quốc, nghiên cứu tên riêng chỉ người thời Đế chế La Mã...)
Dựa trên đặc điểm của tên riêng, người ta chia khoa học nghiên cứu về tên
riêng thành 2 chuyên ngành là Nhân danh học (Anthroponomastics) và Địa danh
học (Toponomastics). Nhân danh học là khoa học nghiên cứu về tên riêng chỉ
người hoặc tên người. Địa danh học là khoa học nghiên cứu về tên đất, tên địa
điểm. Tuy nhiên, hiện nay người ta thường dùng thuật ngữ “onomastics” để chỉ
khoa học nghiên cứu về tên riêng và thuật ngữ “toponomy” để chỉ ngành khoa học
nghiên cứu địa danh.
Thuật ngữ “địa danh học” (toponomy) có thể được hiểu theo 2 cách: theo
nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này chỉ ngành khoa
học nghiên cứu tên đất, tên đường, tên nhà, tên đất nước, tên núi non, tên sông,
tên hồ, tên biển cả, tên các vì sao... Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ này chỉ ngành khoa
học nghiên cứu tên địa điểm như tên thành phố, tên thị trấn, tên làng mạc...
Việc phân chia ngành danh xưng học thành nhân danh học và địa danh học là
để thuận tiện hơn trong quá trình nghiên cứu tên riêng. Tuy vậy, để đạt được kết
quả nghiên cứu tốt nhất, người ta thường nghiên cứu tên người và tên đất cùng
nhau, bởi vì giữa 2 đối tượng này thường xẩy ra chuyển đổi. Chẳng hạn, nhiều tên
9


đất có nguồn gốc từ tên người như “thành phố Hồ Chí Minh”, “thủ đô
Washington”, tên các hành tinh theo thần thoại Hy Lạp – La Mã... và nhiều tên
người có nguồn gốc từ địa danh như “Thành Nam”, “Hoà Bình”, “Kỳ Anh”...
trong tiếng Việt hoặc “French”, “Scott”... trong tiếng Anh.
1.1.2 Đặc điểm về chức năng, ý nghĩa và ngữ pháp của tên riêng
Trong luận văn này, chúng tôi dùng thuật ngữ “tên riêng” để chỉ tên gọi cá thể
hoá hay tên cá thể. Tên riêng bao gồm hai loại: nhân danh và địa danh. Nhân danh
liên hệ đến một người hay một nhóm người (như anh Xuân, họ Huỳnh của người
Việt; cô Mary, dòng họ Curtis của người Anh). Địa danh đề cập tới một vùng

vùng lãnh thổ nhất định (như Hà Nội, London).
Tuy nhiên, trong vấn đề tên riêng vẫn còn nhiều điều còn bỏ ngỏ, nhất là khi
đi vào khảo sát các nội dung cụ thể như tiêu chí phân biệt tên riêng và tên chung,
các kiểu loại tên riêng, đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, phạm vi hành chức chủ
yếu...
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu ba bình diện cơ bản của tên riêng: chức
năng, ý nghĩa và ngữ pháp.
1.1.2.1 Chức năng của tên riêng
Một danh từ chung có thể được dùng để chỉ một nhóm thực thể và cũng có thể
được dùng để chỉ một cá thể đơn nhất. Tức là, danh từ chung vừa có nội dung ngữ
nghĩa nhất định vừa chỉ một đối tượng hiện thực. Ví dụ, người dân ở bãi An
Dương (Quận Tây Hồ - Hà Nội) nói “Đi bơi đi nhưng ở bể bơi chứ không phải ở
sông đâu nhé” thì rõ ràng từ “sông” ở đây đã hàm chỉ tới một cá thể duy nhất, một
dòng sông duy nhất, đó là sông Hồng. Tuy nhiên, điều này không làm cho tên
riêng của dòng sông này mất đi. Rõ ràng từ “sông” ở đây là một danh chung
nhưng với một ngữ cảnh ngôn ngữ đặc biệt, nó đã chuyển sang chỉ một thực thể
duy nhất. Trong khi đó, tên riêng chỉ có một chức năng là chức năng biểu đạt.
Chức năng này giúp phân biệt, nhận biết được sự vật, hiện tượng, con người mà
không chỉ ra đặc tính phẩm chất của các đối tượng được gọi tên đó. Một số danh
10


từ chỉ tên dường như thuộc về nhóm danh từ chung nhiều hơn là nhóm danh từ chỉ
tên riêng như trường hợp “Sài Gòn” trong “sông Sài Gòn”. Ví dụ các tên riêng
như “Gò Công”, “Rạch Rá”, “Bến Tre”, “Hà Nội”... có lẽ là bắt nguồn từ việc sử
dụng danh từ chung một cách riêng biệt. Nếu câu “Chúng tôi đi bơi ở cái hồ phía
tây chứ không không phải phía đông” được lặp lại nhiều lần, thì có thể cái tên
“Hồ Tây” hoặc “Tây Hồ” sẽ được hình thành với tư cách là một danh từ chỉ tên
riêng. Những tên riêng được hình thành như cách ở trên phần lớn là những tên
mang đặc điểm mô tả.

Khi đề cập tới một đối tượng cụ thể, đơn nhất trong cả thế giới hiện thực hay
tưởng tượng, tên riêng thể hiện được đầy đủ nhất chức năng gọi tên sự vật của
mình. Chức năng này đã giúp tên riêng trở thành phương tiện nhận biết tốt nhất.
Chẳng hạn, khi người ta nói: “Hemingway đã nhận giải thưởng Nobel văn học
năm 1954” thì ai cũng biết đó là nhà văn nổi tiếng người Mỹ Ernest Hemingway,
người đã viết các tiểu thuyết “Chuông nguyện hồn ai”, “Ông già và biển cả”...
Sự khác biệt giữa danh từ chỉ tên và danh từ chung thường không khó xác
định: danh từ chỉ tên được dùng để chỉ một đối tượng duy nhất, danh từ chung
được dùng để chỉ tất cả các đối tượng trong cùng một nhóm hoặc là bất cứ một
đối tượng nào đó trong nhóm (ví dụ như sông, núi, đàn ông, đàn bà, cái xe, cái
bàn...). Tuy nhiên, cũng có trường hợp mà ranh giới xác định tỏ ra không hoàn
toàn rõ ràng. Ví dụ “người Anh”, “người Việt”, “người Nga” thì được coi là danh
từ chỉ tên, nhưng cũng có những nhóm người khác thì lại không được coi là danh
từ chỉ tên và do vậy các từ ngữ như “chiến sĩ”, “thuỷ thủ”, “giới nghệ sĩ”... lại là
danh từ chung. Ngoài ra còn nhiều danh từ khác rất khó xác định là danh từ chung
hay danh từ chỉ tên. Chẳng hạn, nếu tất cả xe máy do ông Honda sản xuất thì liệu
“Honda” có còn là tên nữa không? Nếu vẫn là danh từ chỉ tên thì liệu nó có còn
giữ được đầy đủ những chức năng khu biệt với danh từ chung không? Thực tế cho
thấy, những tên loại này thường mất dần đi tính chất của danh từ chỉ tên và
chuyển thành danh từ chung. Ví dụ, sau khi thống nhất đất nước, rất nhiều xe máy
Honda được mang ra ngoài miền Bắc và người miền Bắc có thói quen gọi tất cả
các loại xe máy là Honda. Hoặc hãng Sony đã rất thành công với loại máy nghe
11


nhạc bỏ túi Walkman đến nỗi người phương Tây có thói quen gọi tất cả các máy
nghe nhạc loại này Walkman mà không quan tâm tới tên thương hiệu của chúng là
gì. Những tên như “Roman Catholic Church” (Nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã),
“Mexico City” (thành phố Mexico) vừa có biểu hiện của danh từ chung vừa có
tính chất của danh từ chỉ tên. Tình trạng không rõ ràng này là kết quả của việc viết

hoa hay không viết hoa các thành tố trong các ngôn ngữ khác nhau. Vấn đề này đã
có lịch sử lâu dài và được phản ánh trong hệ thống thuật ngữ hiện đại. Người Hy
Lạp dùng thuật ngữ danh từ (onoma) để chỉ cả danh từ chung và danh từ chỉ tên
và khi muốn phân biệt, họ gọi danh từ chỉ tên là danh từ riêng (onoma kyrion).
Chính là từ truyền thống này mà người Anh dùng thuật ngữ “danh từ riêng”
(proper noun) hoặc “tên riêng” (proper name) để chỉ các danh từ chỉ tên và
“danh từ chung” (common noun) để chỉ các danh từ không chỉ tên riêng
(appellative).
Ngoài chức năng gọi tên sự vật, tên riêng còn có chức năng ngữ dụng, tức là
chúng được dùng như một phương tiện biểu hiện tình cảm, quan hệ hay đánh giá
đối tượng được gọi tên. Điều này được thể hiện rất rõ ở tính đặc thù trong sử dụng
tên riêng ở mỗi dân tộc, mỗi ngôn ngữ. Chẳng hạn, việc gọi tên một người Anh
theo tên cá nhân, theo tên họ, theo tên đầy đủ không có tên đệm, theo tên đầy đủ
với yếu tố tên đệm cũng phản ánh rõ mối quan hệ thân, sơ, hay kính trọng cũng
như địa vị xã hội của người người được gọi tên và người gọi tên. Ở người Việt
cũng vậy, thông thường người ta gọi nhau bằng tên tên như “anh Bình”, “chị
Mai”, “bà Hoà” v.v... nhưng trong những bối cảnh giao tiếp mang tính hành chính
lại cần thiết phải gọi cả họ tên đầy đủ (anh Nguyễn Văn Bình, chị Hoàng Thu Mai,
bà Trần Thị Hoà).
Như vậy, có thể thấy tên riêng có một số chức năng quan trọng sau: chức năng
gọi tên, chức năng nhận biết, chức năng biểu đạt và chức năng ngữ dụng.
1.1.2.2 Ý nghĩa của tên riêng
Câu hỏi chung quanh vấn đề tên riêng có nghĩa hay không có nghĩa đã có từ
khi con người biết đặt tên và cho đến nay vẫn là vấn đề thời sự trong nghiên cứu
12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu in giấy
I. Tiếng Việt

1.

Almanach những nền văn minh thế giới. NXB Văn hoá – Thông tin. Hà
Nội, 1996.

2.

Nguyễn Tài Cẩn. Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại. NXB KHXH.
Hà Nội, 1975.

3.

Lê Sĩ Giáo. Dân tộc học đại cương. NXB Giáo dục. 1997.

4.

Nguyễn Thiện Giáp. Cơ sở ngôn ngữ học. NXB KHXH. Hà Nội, 1998.

5.

Nguyễn Thiện Giáp. Từ vựng học tiếng Việt. NXB Giáo dục. 1998.

6.

Lê Trung Hoa. Cách đặt tên chính của người Việt – Tiếng Việt và các
ngôn ngữ dân tộc phía nam. NXB KHXH. Hà Nội, 1992.

7.

Lê Trung Hoa. Họ tên người Việt Nam. NXB KHXH. Hà Nội, 1992, 2002.


8.

Nguyễn Quang Hồng. Âm tiết và loại hình ngôn ngữ. NXB ĐHQG. Hà
Nội, 2002.

9.

Nguyễn Văn Khang – Nguyễn Trung Thuần. Từ điển địa danh nước ngoài.
NXB Văn hoá. Hà Nội, 1996.

10.

Nguyễn Văn Khang. Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản. NXB
KHXH. Hà Nội, 1999.

11.

Nguyễn Văn Khang. Bình diện ngôn ngữ xã hội của vấn đề họ trong tiếng
Hán. “Ngôn ngữ & Đời sống” 10/2002.

12.

Đinh Xuân Lâm – Trương Thân. Danh nhân lịch sử Việt Nam, tập II. NXB
Giáo dục. Hà Nội, 1988.

13.

Bình Long. Nghĩa tên riêng của người. “Ngôn ngữ” (số phụ), No.2, 1989.


14.

Những vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1998.

15.

Hoàng Tử Quân. Tên gọi và cách gọi tên. “Ngôn ngữ” (số phụ), No.2,
1984.

16.

Trần Thanh Tâm. Thử bàn về địa danh Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử,
No.3-4, 1976.

17.

Phạm Tất Thắng. Vài nhận xét về yếu tố “Đệm” trong tên gọi người Việt.
13


tiếng Việt và các ngôn ngữ đông nam Á. NXB KHXH. Hà Nội, 1988.
18.

Phạm Tất Thắng. Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người (chính danh) trong
tiếng Việt. Luận văn Phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, 1996.

19.

Trần Ngọc Thêm. Về lịch sử, hiện tại và tương lai của tên riêng người
Việt. Dân tộc học, 1984.


20.

Lê Quang Thiêm. Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ. NXB Đại học và
Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, 1975.

21.

Nguyễn Minh Thuyết. Quanh cái tên người. “Ngôn ngữ và Đời sống”,
No.1, 1995.

22.

Nguyễn Toại. Bàn về họ của người Việt. “Bách khoa”, S, No.257, 1967.

23.

Nguyễn Văn Tu. Từ vựng học tiếng Việt hiện đại. NXB Giáo dục. Hà Nội,
1968.

24.

Hồ Hữu Tường. Sự cần thiết của khoa nhân danh học ở Việt Nam. “Bách
khoa”, S, No.247, 1967.

25

Nguyễn Như Ý (chủ biên). Từ điển chính tả tên người nước ngoài. NXB
KHXH. Hà Nội, 1995.
II. Tiếng Anh – Tiếng Pháp


26.

Alleton, Vivian. Les Chinois et la Passion des Noms. Thư viện quốc gia
Hà Nội.

27.

An A to Z of British Life (1990). Oxford University Press.

28.

Brewer’s Dictionary of Names (1992). Oxford: Helicon Publishing Ltd.

29.

Burchfield, R.W (third edition, 1996). The New Fowler’s Modern English
Usage. Oxford: Clarendon Press.

30.

Cannon, John – Hargreaves, Anne (2001). The Kings and Queen of
Britain. Oxford University Press.

31.

Crapo, Richley H. (1990). Cultural Anthropology. The Dushkin Publishing
Group, Inc.

32.


Crystal, David (1992). The Cambridge Encyclopedia of Language.
Cambridge University Press.
14


33.

Debrett’s Correct Form (1999). Heading Book Publishing.

34.

Dictionary of Place Names (1993). London: Bloomsbury Publishing Ltd.

35.

Erickson, Arvel B. – Havran, Martin J. (1968). England: Prehistory to the
Present. New York: Anchor Books, Doubleday & Company, Inc.

36.

Evans, Cleveland Kent (1991). Unusual & Most Popular Baby Names.
American Name Society.

37.

Fromkin V., Rodman R., Collins P., Blair D., (1988). An Introduction to
Language. Sydney: Holt Rinechart and Winston.

38.


Gardiner, A. (1954). The Theory of Proper Names. London – New York.

39.

Growther, Jonathan – Kavanagh, Kathryn (1999). Guide to British and
American Culture. Oxford University Press.

40.

Hirsch, E.D. – Kett, Joseph F. – Trefil, James (1988). The Dictionary of
Cultural Literacy. Boston: Houghton Mifflin Company.

41.

Hurford, James R., Heasley, Brendan (2001). Semantics: A coursebook.
Cambridge University Press.

42.

Lacey, A.R. (1996). A Dictionary of Philosophy. London: Routledge.

43.

Lasker, G.W., Mascie-Taylor (1985). Atlas of British Surnames. Wayne
State University Press.

44.

Matthew, Colin (1997). Brief Lives. Oxford University Press.


45.

Naganuma, Naoe (1972). Character for Daily Use of Personal Names.
Thư viện Quốc gia Hà Nội.

46.

Quirk, Randolph – Greenbaum, Sydney (1987). A University Grammar of
English. Presented by Australian Government. Longman.

47.

Roach, Peter (1988). English Phonetics and Phonology. Cambridge
University Press.

48.

The World Almanac and Book of Facts 2000 (1999). Premedia Ref. Inc.

49.

Turner, Graeme (1996). British Cultural Studies. London: Routledge.

50.

Vince, John (2001).

Discovering Saints in Britain. Buckinghamshire:


Shire Publications Ltd.

15


B. Tài liệu điện tử
 Tất cả các tài liệu điện tử dưới đây đều được chúng tôi tập hợp trong
các đĩa CD.
I. Từ điển
51.

A Dictionary of English Surnames.
/>
52.

Bookshelf 1999. One CD. Microsoft.

53.

Britannica Encyclopedia 2002 Delux Edition CD-ROM (2002). Three
CDs.

54.

Collier’s Encyclopedia Edition CD-ROM (1998). Three CDs.

55.

Dictionary of First Names. TomeRaider
format.


56.

Family Names of Scotland. TomeRaider
format.

57.

Grolier Encyclopedia Edition CD-ROM (2000). Two CDs.

58.

Hitchcock’s Bible Names Dictionary. />TomeRaider format.

59.

Monk, Kate. Dictionary of Names - Kate Monk's Onomastikon
/>
60.

The American Heritage Talking Dictionary (1995). One CD. Softkey
International Inc.
II. Trang Web

61. />Studies of Names in All Fields
62. />Surnames Index
63. />International Council of Onomastic Sciences

16



64. />Canadian Society for the Study of Names
65. />Modern British Surname Studies
66. />Language_and_Linguistics/Onomastics/
Web Directory of Onomastics
67. />Lurline Coltharp Collection of Onomastics
68. />homepages/north_east_england_history_page/NorthEastHistory.htm
Surnames of North Eastern England
69. />surnames_home.shtml.
Surnames, Genes and Genealogy
70. />All about origin, history and meaning of first names around the world
71. />A Short Treatise on Anglo-Norman Personal Names
90. />General Resource Sites about Names
72. />About International Names
73. />Family Chronicle magazine with English Surname Origin List
74. />The Origin of Surnames
75. />Genealogical Research in England & Wales
76. />A-Z of British Genealogical Research
77. />Origin of Family Names
78. />
17


Several options for choosing a Balanced Name for your newborn - the
best start in life you can give your child. What’s in a Name?
79. />The Origin of Words and Names
80. />Gymnastics with Onomastics
81. />Surnames: A Selected List of References about Personal Names
82. />Scottish Names
83. />Studies of names in all fields in the UK

84. />Guild of One Name Studies
85. />1881 Census - First name analysis
86. />Faire Names for English Folk: Late Sixteenth Century English Names
87. />Given Names from Early 13th Century England
89. />The relevance of surnames in genealogy
88. />Unique and common baby names & meanings from around the world
91. />Naming practices in the Eastern Cape: the influence of English
92. />Online English Names
93. />Naming Names
94. />The American Name Society
III. Tài liệu khác
18


 Các tài liệu điện tử dưới đây đều có định dạng theo chuẩn của hãng
Adobe.
95.

60 Years of Social Surveys (2001). The National Statistics. UK.

96.

Abbott, Barbara. Against A Description Theory of Proper Names.
Michigan State University.

97.

Allan, Keith. Proper Names and the Lexicon.

98.


Counting Jews: An Onomastics Challenge (2002).

99.

Gabbay, Murdoch J. FM-Hol, A Higher-Order Theory of Names

100. Garfield E. (1980). What’s in a Surname? Essays of an information
scientist. Philadelphia.
101. Geurt, Bart. Good news about the description theory of names
102. Hanley Richard J. – Kay, Janice (1998). Proper Name Anomia and
Anomia for the Names of People: FUNCTIONALLY DISSOCIABLE
IMPAIRMENTS?
103. Jack and Chloe are the top names again (1999). London: Office for
National Statistics.
104. Medieval English Studies Newsletter (1996). The Centre for Medieval
English Studies. University of Tokyo.
105. Melia, Daniel F. (2000). Global Positioning in Medieval Ireland .
Berkely: University of California.
106. Proper Names and Naming. Linguistics 116.
107. Silzer, Peter J. (2002). Working with Language. Biola University.
108. Skokliev, Antonije and Ivan (1997). Paleoglossology of the Balkans:
Becoming Conscious of Names. European Centre for Peace and
Development, Belgrade.

19




×