Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và sử dụng của thành ngữ địa phương nghệ tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ TỐ UYÊN

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO, NGỮ NGHĨA VÀ SỬ
DỤNG CỦA THÀNH NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
NGHỆ TĨNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Trọng Canh

Vinh- Năm 2009
1


Lời nói đầu
Nm 2007, trong khoỏ lun tt nghip i học, chúng tôi đã nghiên cứu thành
ngữ Nghệ Tĩnh dưới góc độ đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và có những kết quả bước
đầu. Nhận thấy đây là đề tài có khả năng mở rộng, lại phù hợp với bản thân, nên
chúng tôi tiếp tục nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ.
Ở luận văn này, chúng tôi kế thừa một số kết quả nghiên cứu của đề tài Đặc
điểm cấu tạo, ngữ nghĩa thành ngữ Nghệ Tĩnh để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn thành
ngữ Nghệ Tĩnh dưới nhiều phương diện: về đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và vấn đề
sử dụng nó trong thơ ca dân gian xứ Nghệ.
Thực hiện luận văn, chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học của thầy
giáo- PGS.TS Hoàng Trọng Canh và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo thuộc chuyên
ngành ngôn ngữ - Khoa sau đại học - Trường Đại học Vinh.
Qua đây, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS


Hồng Trọng Canh, cùng các thầy cơ, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện giúp
chúng tơi hồn thành luận văn.
Do những điều kiện khách quan và chủ quan có thể luận văn cịn nhiều điểm
cần phải bàn. Chúng tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 12 năm 2009
Người thực hiện: Trần Thị Tố Uyên

2


QUI ƯỚC VIẾT TẮT
(Trong luận văn)

Tên đầy đủ

Viết tắt

Hát giặm Nghệ Tĩnh:

HGNT

Hát phường vải:

HPV

Kho tàng ca dao xứ Nghệ:

KTCDXN


Nghệ Tĩnh:

NT

Thành ngữ:

TN

Thành ngữ Nghệ Tĩnh:

TNNT

Thành ngữ so sánh Nghệ Tĩnh:

TNSSNT

Thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh:

TCDGNT

Vè Nghệ Tĩnh:

VNT

3


MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


1.1. Thành ngữ tiếng Việt nói chung và thành ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng là
một hiện tượng độc đáo trong ngôn ngữ cũng như trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Thành ngữ phong phú về số lượng, đa dạng về hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa.
Nghiên cứu thành ngữ chính là nghiên cứu tiếng Việt, là tìm hiểu những nét đẹp
của tiếng Việt, đồng thời góp phần giữ gìn, phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.
Mặt khác, về mặt biểu hiện, cũng như từ, tính đa dạng của thành ngữ được thể hiện
rất rõ trong kho tàng thành ngữ của các vùng miền khác nhau. Vì vậy, tìm hiểu
thành ngữ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh là rất cần thiết bởi nó giúp ta thấy được sự
phong phú của thành ngữ tiếng Việt nói chung.
1.2. Thành ngữ là đơn vị đặc biệt trong vốn từ của một dân tộc. Là cụm từ
nhưng thành ngữ mang những đặc trưng riêng về cấu tạo, ngữ nghĩa và sử dụng.
Tìm hiểu thành ngữ tiếng Việt cũng như thành ngữ Nghệ Tĩnh sẽ thấy được đặc
trưng của loại đơn vị này: Thành ngữ là cụm từ cố định có kết cấu vững chắc, được
sử dụng tương đương như từ; nó là đơn vị định danh bậc hai, tiêu biểu cho lối nói
bóng bẩy, hàm súc, giàu vần điệu của người Việt. Tuy nhiên, khi đi vào sử dụng,
cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ được biến đổi một cách linh hoạt, uyển
chuyển phù hợp với từng cách diễn đạt khác nhau, vì thế nó trở thành phương tiện
ngơn ngữ quan trọng góp phần tạo nên giá trị cho lời nói trong giao tiếp và giá trị
cho các tác phẩm văn chương. Do đó, đi sâu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa
và thành ngữ trong sử dụng của một dân tộc, một địa phương nào đó có thể xem là
cơng việc hết sức quan trọng.
1.3. Ngơn ngữ là tấm gương phản ánh văn hố. Ngơn ngữ được xem là gia
tài quý giá nhất, đích thực nhất để nhận diện một dân tộc, một địa phương. Người
ta rất dễ nhận biết bản sắc dân tộc, màu sắc địa phương trong cách nói, cách viết
của một người nào đó, bởi cách lựa chọn hình ảnh, hiện tượng độc đáo mang dấu
ấn văn hoá được phản ánh trong các đơn vị của phát ngôn. Thành ngữ cũng như
tục ngữ, ca dao- chúng vừa là đơn vị ngôn ngữ, vừa là thành tố văn hố. Do đó,

4



muốn hiểu rõ về cuộc sống và con người Nghệ Tĩnh, chúng ta có thể tiếp cận từ
góc độ ngơn ngữ- từ một đơn vị ngôn ngữ cụ thể như thành ngữ.
1.4. Thành ngữ địa phương Nghệ Tĩnh rất phong phú và đa dạng, điều đó
được thể hiện qua việc sưu tầm thành cuốn Từ điển Thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh
[4] và sự xuất hiện của nó trong thơ ca dân gian. Tuy vậy, việc nghiên cứu thành
ngữ nơi đây mới chỉ dừng lại ở bước đầu- các tác giả chưa đi vào phân tích đặc
điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và sử dụng của thành ngữ Nghệ Tĩnh. Vì vậy, chúng tôi đi
sâu nghiên cứu thành ngữ Nghệ Tĩnh để góp phần làm rõ những đặc điểm của đơn
vị đặc biệt này ở địa phương Nghệ Tĩnh, đồng thời, giúp người đọc khẳng định vai
trò hành chức của thành ngữ Nghệ Tĩnh nói riêng và thành ngữ tiếng Việt nói
chung.
Với những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài của luận văn là: Đặc điểm cấu
tạo, ngữ nghĩa và sử dụng của thành ngữ địa phương Nghệ Tĩnh.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ đặc biệt ngày càng được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Điều này được chứng minh qua các cơng trình nghiên cứu
của nhiều tác giả.
- Về thành ngữ tiếng Việt, các tác giả đã tìm hiểu đơn vị này ở nhiều phương
diện khác nhau, trong đó, chủ yếu nghiên cứu vấn đề nhận diện thành ngữ, tìm hiểu
các mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và vấn đề sử dụng thành ngữ.
+ Trước hết, thành ngữ được nhận diện từ góc độ ngơn ngữ và văn học, có
các cơng trình: Việt Nam văn học sử yếu (1951) của Dương Quảng Hàm, tiếp đến là
cơng trình của Vũ Ngọc Phan: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (1971)… Đây là
những cơng trình có giá trị lớn trong việc chỉ ra những nét cơ bản nhất của thành
ngữ, giúp người đọc có thể nhận diện được đơn vị này. Vì vậy, có thể xem đây là
nền móng đầu tiên mở đường cho các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu và hồn
thiện các đặc trưng của thành ngữ.

Từ góc độ ngơn ngữ, các nhà ngơn ngữ học đã đưa ra những kiến giải góp
phần xây dựng khái niệm thành ngữ một cách hoàn thiện, như bài viết của tác giả
Cù Đình Tú: Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với tục ngữ (1973); Nguyễn Thiện
Giáp: Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt (1975); Nguyễn Văn Mệnh: Ranh giới
giữa thành ngữ và tục ngữ (1972) và Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm

5


thành ngữ tiếng Việt (1987)… Nhìn chung, các bài viết này đã đưa ra cách hiểu về
thành ngữ và phân biệt hai đơn vị gần gũi là thành ngữ và tục ngữ để giúp người
đọc tránh nhầm lẫn khi xác định thành ngữ.
+ Hướng nghiên cứu thành ngữ trên tất cả các mặt: cấu tạo, ngữ nghĩa hay
sử dụng, trước hết phải kể đến những cuốn giáo trình từ vựng tiếng Việt của các
tác giả: Hồ Lê- Vấn đề cấu tạo từ của tiếng Việt hiện đại (1976); Nguyễn Văn TuTừ và vốn từ tiếng Việt (1976); Nguyễn Thiện Giáp- Từ và nhận diện từ tiếng Việt
(1995); Đỗ Hữu Châu- Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng (1987), Từ vựng ngữ nghĩa
tiếng Việt (1999)… Những cuốn giáo trình này đều dành một phần để bàn về cụm
từ cố định nói chung và thành ngữ nói riêng. Các tác giả tiếp cận thành ngữ theo
những cách khác nhau, vì thế quan điểm khơng hồn tồn giống nhau, song họ đều
thống nhất cho rằng thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ tương đương với từ, nhưng
nó cũng có những đặc điểm riêng về cấu tạo và ngữ nghĩa cũng như khả năng vận
dụng tạo câu.
Đặc biệt, trong số các cơng trình nghiên cứu về thành ngữ, chuyên khảo
Thành ngữ học tiếng Việt (2004) của GS. Hoàng Văn Hành là một trong những
cơng trình có ý nghĩa nhất. Đây là kết quả của q trình tìm tịi và khảo nghiệm
của tác giả. Ở cuốn sách này, tác giả đã khái quát các phương diện cơ bản của
thành ngữ về đặc trưng cấu trúc, ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, phân biệt
thành ngữ với tục ngữ, quan hệ giữa thành ngữ với văn hoá và thành ngữ trong sử
dụng… Với Thành ngữ học tiếng Việt, GS. Hoàng Văn Hành đã tạo một cơ sở, một
nền tảng lý thuyết vững chắc cho những người đi sau tiếp tục khám phá kho tàng

thành ngữ của dân tộc và của từng địa phương.
Trong những năm gần đây, có nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu từng vấn
đề chuyên biệt của thành ngữ như: Về mặt cấu tạo có cơng trình của GS. Hồng
Văn Hành: Các kiểu thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng (2001), Thành ngữ ẩn dụ hoá
phi đối xứng trong tiếng Việt (2003); hay Khảo sát cấu trúc thành ngữ tiếng Việt
(2006) của Lê Thị Hải Vân… Về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ, các nhà nghiên
cứu đều tập trung tìm hiểu phân tích nghĩa biểu trưng của thành ngữ, có cơng trình
của Bùi Khắc Việt- Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt (1978); Phan
Xuân Thành: Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt (1999); Trần Anh Tư Thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa trong tiếng Việt (2004); Bùi Thị Thi

6


Thơ- Hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ so sánh tiếng việt (2006);… Về vấn đề
sử dụng thành ngữ có các cơng trình: Suy nghĩ về cách dùng thành ngữ qua văn thơ
của Hồ chủ tịch (1973) (Hoàng Văn Hành); Cuộc sống của thành ngữ, tục ngữ
trong kho tàng ca dao người Việt (2003) (Nguyễn Nhã Bản); Đặc trưng cấu trúc và
ngữ nghĩa của thành ngữ trong ca dao (2004) (Nguyễn Việt Hùng); Thành ngữ
trong Truyện Kiều (2005) (Trần Thị Loan), …
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều tập trung phân tích khái
niệm, đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa thành ngữ nói chung hay tìm hiểu sự vận dụng
của thành ngữ tiếng Việt trong các tác phẩm văn học.
- Bên cạnh việc nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, trong những năm gần đây,
một số nhà nghiên cứu đã chú ý tới kho tàng thành ngữ của các vùng địa phương.
Chẳng hạn như bài viết của PGS.TS Nguyễn Nhã Bản - PGS.TS Phan Mậu Cảnh:
Hai thành ngữ “Ả em du như tru một bịn" và "Đó rách ngáng trộ" ở địa phương
Nghệ Tĩnh (Ngữ học trẻ - 1999), hay bài viết của Vũ Tân Lâm- Nguyễn Thị Kim
Thoa: Một vài đặc trưng văn hoá thể hiện qua thành ngữ Tày- Thái (Ngữ học trẻ 2003); … Các bài viết đã phần nào giúp người đọc hiểu thêm về vốn từ cũng như
đặc trưng văn hoá của các vùng địa phương. Bên cạnh đó, một số tác giả cịn sưu
tầm các thành ngữ để cho ra đời những cuốn từ điển có giá trị, như: Thành ngữ Tày

Nùng (giải thích bằng tiếng Việt) (1991) của Lục Văn Pảo; Từ điển thành ngữ, tục
ngữ Nghệ Tĩnh (2005) của GS. Nguyễn Nhã Bản, đây là nguồn tư liệu quý giá giúp
người nghiên cứu tìm hiểu về đơn vị ngơn ngữ đặc biệt của từng địa phương. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và vấn đề sử dụng thành ngữ
địa phương đang cịn là vấn đề mới mẻ, ít được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Vì
vậy, chúng tơi tìm hiểu thành ngữ địa phương Nghệ Tĩnh để làm rõ đặc điểm cấu
tạo, ngữ nghĩa của thành ngữ Nghệ Tĩnh nói chung và thấy được sự phong phú về
ngữ nghĩa, sự biến đổi linh hoạt về cấu trúc và vai trị của nó khi xuất hiện trong
thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh.
3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Để tìm hiểu, phân tích đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của thành ngữ Nghệ
Tĩnh, chúng tôi chọn cuốn sách Từ điển thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh [4] của
GS.TS Nguyễn Nhã Bản làm cứ liệu khảo sát thành ngữ theo chí phương thức cấu

7


tạo. Đồng thời, chúng tôi lấy nguồn dẫn liệu từ các cuốn sách: Kho tàng ca dao xứ
Nghệ [13], Vè Nghệ Tĩnh [10], Hát giặm Nghệ Tĩnh [16-17], Hát phường vải [14]
để phân tích các đặc điểm của thành ngữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh.
3.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nêu lên các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của thành
ngữ Nghệ Tĩnh và qua phân tích rút ra sự khác biệt giữa thành ngữ Nghệ Tĩnh so
với thành ngữ tiếng Việt. Đồng thời, phần nào làm rõ đặc điểm của thành ngữ
trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh để thấy được vai trị của nó trong sáng tác văn
chương. Cụ thể luận văn đã thực hiện các nhiệm vụ sau:
3.2.1. Khảo sát, thống kê, phân loại các thành ngữ Nghệ Tĩnh dựa vào tiêu
chí phương thức cấu tạo. Lập các bảng số liệu, phân tích các ví dụ, luận văn nêu ra

các đặc điểm cấu tạo của thành ngữ so sánh, thành ngữ ẩn dụ hố Nghệ Tĩnh.
3.2.2. Phân tích, giải thích ý nghĩa biểu trưng của thành ngữ Nghệ Tĩnh thể
hiện qua hình ảnh tiêu biểu, đồng thời đối chiếu với những hình ảnh được lựa chọn
trong thành ngữ tiếng Việt. Từ đó làm nổi bật nét riêng, nét độc đáo về ngữ nghĩa
của thành ngữ Nghệ Tĩnh.
3.2.3. Ở một mức độ nhất định, qua phân tích đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa
của thành ngữ Nghệ Tĩnh, luận văn nêu lên những nét văn hoá địa phương phản
ánh đời sống vật chất và tinh thần của con người xứ Nghệ.
3.2.4. Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa thành ngữ trong thơ ca dân
gian Nghệ Tĩnh, luận văn cũng chỉ ra tính ưu việt của thành ngữ trong việc diễn đạt
nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm thơ ca dân gian, đồng thời thấy được sự
biến đổi linh hoạt của thành ngữ khi đi vào sử dụng .
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
4.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại các thành ngữ Nghệ Tĩnh
trong cuốn Từ điển thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh [4] và xác định các thành ngữ
được sử dụng trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh. Sau đó, tiếp tục phân chúng thành
các nhóm theo từng tiêu chí cụ thể.

8


4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tơi đưa ra các ví dụ, dẫn chứng cụ thể để phân tích, giải thích ý nghĩa
biểu trưng của thành ngữ Nghệ Tĩnh thể hiện qua các hình ảnh tiêu biểu. Từ đó nêu
lên những nhận xét, đánh giá xác thực nhằm rút ra các đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa
của thành ngữ Nghệ Tĩnh.
4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu

Để thấy rõ nét đặc trưng của thành ngữ Nghệ Tĩnh và nhận biết bản sắc văn
hoá, cuộc sống con người nơi đây, chúng tôi tiến hành so sánh thành ngữ Nghệ
Tĩnh với thành ngữ tiếng Việt trên từng phương diện cụ thể.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

Đây là đề tài đầu tiên đi vào nghiên cứu thành ngữ Nghệ Tĩnh một cách khá
toàn diện về các mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và sử dụng.
Trên cơ sở chỉ ra các đặc điểm cấu tạo- ngữ nghĩa của thành ngữ Nghệ Tĩnh,
so sánh thành ngữ Nghệ Tĩnh với thành ngữ tiếng Việt ở những phương diện cụ
thể, luận văn nêu lên một số nét đặc trưng cơ bản của thành ngữ Nghệ Tĩnh, đồng
thời làm rõ thêm sắc thái văn hoá địa phương của con người xứ Nghệ.
Luận văn đã lập ra các bảng biểu thống kê và phân tích các ví dụ cụ thể của
thành ngữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh, từ đó làm nổi bật các đặc điểm cấu
trúc, ngữ nghĩa và vai trò của thành ngữ trong sử dụng, đặc biệt là trong các sáng
tác thơ ca dân gian.
Ngoài ra, luận văn đã có đóng góp lớn trong việc tìm ra những thành ngữ
Nghệ Tĩnh mà các tác giả đi trước thu thập chưa đầy đủ. Do vậy, luận văn hoàn
thành sẽ cung cấp tư liệu cần thiết cho những ai quan tâm tới vấn đề thành ngữ nói
riêng; ngơn ngữ và văn hố địa phương nói chung.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ Nghệ Tĩnh
Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ Nghệ Tĩnh

9



Chơng 1

Một số giới thuyết liên quan đến đề tài
1.1. THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT

1.1.1. Khái niệm thành ngữ
Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân ta và trong các tác phẩm thơ
văn, thành ngữ thường được vận dụng một cách sáng tạo làm cho những lời nói,
những câu văn, bài thơ trở nên sinh động, giàu hình tượng, đậm đà màu sắc dân
tộc. Chính vì thế, thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của một ngơn
ngữ, là di sản văn hố q giá của một dân tộc.
Tiếng Việt có một khối lượng thành ngữ phong phú và đa dạng. Song, cũng
như nhiều đơn vị ngôn ngữ khác, thành ngữ là một đơn vị đặc biệt và hết sức phức
tạp. Vì vậy, việc tìm ra những tiêu chí cụ thể, xác đáng để xác định khái niệm về
thành ngữ, đó khơng phải là việc làm đơn giản. Khi xác định khái niệm của đơn vị
ngôn ngữ này, từ trước đến nay, các nhà ngôn ngữ học vẫn chưa đưa ra ý kiến
thống nhất.
Ông Dương Quảng Hàm - tác giả đầu tiên đề cập đến thành ngữ tiếng Việt,
trong Việt Nam văn học sử yếu (1951), quan niệm: "Thành ngữ là những lời nói có
sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì hoặc một trạng thái gì cho có màu mè"
[Dẫn theo 49]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (1975) đưa ra nhận định : "Thành ngữ là những
cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm… bên cạnh
nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao giờ cũng làm theo sắc thái bình giá, cảm xúc
nhận định" [18; tr. 181].
Nguyễn Văn Tu (1976) đưa ra ý kiến: "Thành ngữ là cụm từ cố định mà các
từ trong đó đã mất đi tính độc lập đến một trình độ cao về nghĩa, kết hợp làm lại
một khối vững chắc, hồn chỉnh. Nghĩa của chúng khơng phải do nghĩa của từng
thành tố tạo ra. Có thể có tính hình tượng cũng có thể khơng có. Nghĩa của chúng
cũng khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học"

[50; tr. 189].

10


GS. Hồ Lê (1976) nêu lên: "Thành ngữ là những tổ hợp từ (gồm nhiều từ
hợp lại) có tính vững chắc về cấu tạo và tính bóng bẩy về ý nghĩa để miêu tả một
hình ảnh, một hình tượng, một tính cách hay một trạng thái nào đó" [32; tr. 97].
Tác giả Nguyễn Văn Mệnh (1987), trong khi so sánh thành ngữ với tục ngữ
cũng nói: "Mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh" [35;
tr. 12].
Còn GS. Đỗ Hữu Châu (1999) trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt đã
nêu chung khái niệm thành ngữ (trong loại lớn là ngữ cố định) như sau: "Nói ngữ
cố định là các cụm từ cố định hố là nói chung… Bởi vậy cái quyết định để xác
định các ngữ cố định là tính tương đương với từ của chúng về chức năng tạo câu.
Chúng ta nói ngữ cố định tương đương với từ không phải chỉ vì chúng có thể thay
thế cho một từ, ở vị trí các từ, hoặc có thể kết hợp với từ để tạo câu" [9; tr. 73].
Các tác giả trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học (2003) đưa
ra khái niệm "Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun khối về ngữ
nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác với tổng số ý
nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và hoạt động như
một từ riêng biệt ở trong câu" [60; tr. 271].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do GS Lê Bá Hán chủ biên (2004),
các tác giả định nghĩa: Thành ngữ tiếng Việt là "Đoạn câu cụm từ có sẵn tương đối
cố định bền vững không nhằm diễn trọn một ý… mà nhằm thể hiện một quan niệm
dưới một hình thức sinh động, hấp dẫn… Dù ngắn hay dài, xét về nội dung ý nghĩa
cũng như về chức năng ngữ pháp thành ngữ cũng chỉ tương đương như từ, nhưng
là từ đã được tô điểm và nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động, có nghệ
thuật" [23; tr. 249].
GS. TS Hoàng Văn Hành (2004), người được xem là GS đầu ngành về thành

ngữ tiếng Việt, ông phát biểu: "Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững
về hình thái cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong
giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ" [21; tr. 27].
Như vậy, có rất nhiều cách hiểu về khái niệm thành ngữ. Dựa vào các định
nghĩa của những nhà nghiên cứu đi trước và căn cứ trong quá trình khảo nghiệm,
tìm hiểu. Theo chúng tôi, thành ngữ là: cụm từ cố định, có kết cấu vững chắc, có
chức năng định danh và mang ý nghĩa biểu trưng, được sử dụng tương đương như
từ.

11


1.1.2. Về mặt cấu tạo của thành ngữ
Như đã nói ở trên, thành ngữ là một đơn vị ngôn ngữ phức tạp. Do đó, việc
chỉ rõ các đặc tính cũng như việc phân loại thành ngữ theo cấu tạo quả là khơng dễ
dàng. Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy, các tác giả đã dựa vào
nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại.
- Cách phân loại thứ nhất: dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ
Các tác giả Lương Văn Đang – Nguyễn Lực trong cuốn Từ điển thành ngữ
tiếng Việt [34] dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ, chia ra làm 3 loại:
+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bạn nối khố, bở hơi tai, bé hạt
tiêu, bụng bảo dạ ….
Trong kiểu này có một số trường hợp tuy hình thức là tổ hợp ba tiếng một,
nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé
hạt tiêu, có máu mặt, chết nhăn răng…, kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm
từ c - v: Bạn nối khố, cá cắn câu…
+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp
hay xen kẽ là kiểu phổ biến nhất của thành ngữ tiếng Việt: Bán vợ đợ con, bảng
vàng bia đá, phong ba bão táp, ăn to nói lớn, ác giả ác báo, …
Trong đó các tác giả chia ra các kiểu:

* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt, chúi đầu
chúi mũi…
* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh vách
đất, ăn bờ ở bụi, bàn mưu tính kế…
+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng cũng tương đương như kiểu kết cấu
trên: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…
Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng. Nó có thể hai hay
ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố
định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày .v.v…
Như vậy, dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ để phân loại thành ngữ
là chỉ dựa vào hình thức, khơng phản ánh được tính chất quan hệ và đặc điểm bên
trong của chúng.

12


- Cách phân loại thứ hai: dựa vào kết cấu ngữ pháp.
Tác giả Nguyễn Văn Tu dựa vào kết cấu ngữ pháp chia thành ngữ các loại:
+ Thành ngữ có cấu tạo là câu đơn giản: Nước đổ lá khoai, chuột sa chĩnh
gạo, gà sống nuôi con; bốn bể là nhà, tấc đất tấc vàng,… Ở loại câu này, tác giả
phân ra làm hai loại:
* Câu đơn giản đủ hai thành phần chủ yếu, có thể thêm thành phần thứ yếu
theo mơ hình: Chủ ngữ + vị ngữ + trạng ngữ hoặc tân ngữ, ví dụ: Nước đổ lá
khoai, chuột sa chĩnh gạo, gà sống nuôi con…
* Câu đơn giản chỉ có hai thành phần chính theo mơ hình: Chủ ngữ + vị ngữ,
ví dụ: Bốn bể là nhà, tấc đất tấc vàng, trên dưới một lịng…
+ Thành ngữ có cấu tạo là câu phức tạp: Bút sa gà chết, bụng làm dạ chịu,
cha nào con nấy, vườn không nhà trống, điều nặng tiếng nhẹ, ….
Nhưng thành ngữ này có cơng thức C - V, C - V khơng có liên từ, ta có thể
chia làm 2 loại nhỏ, căn cứ vào mối quan hệ đẳng lập hay chính phụ của các mệnh

đề trong thành ngữ:
* Về mệnh đề phụ: Bút sa gà chết, bụng làm dạ chịu, ngọc nát hương tàn,
mật ít ruồi nhiều, cha nào con nấy…
* Về mệnh đề đẳng lập: C - V, C- V: Tai bay vạ gió, vườn khơng nhà trống,
mẹ trịn con vng, điều nặng tiếng nhẹ…
Ngồi ra, thành ngữ cịn có kiểu cấu tạo là câu phức hợp thiếu thành phần
chủ yếu như:
* Kiểu VT - VT như: Bán vợ đợ con, biệt tăm biệt tích, ...
* Kiểu Vtr - Vtr: Ăn tối lo mai, mang nặng đẻ đau, …
* Kiểu trV - trV: Bạ ăn bạ nói, giịn cười giịn khóc,…
* Kiểu: Số + danh + số + danh: Ba đầu sáu tay, ba chân bốn cẳng,…
Nhìn chung, cách phân loại dựa vào cấu tạo ngữ pháp đã chia thành ngữ
thành các kiểu cụ thể. Tuy nhiên cách phân loại này sẽ khó có thể khảo sát thành
ngữ tiếng Việt triệt để và chính xác về nội dung.
- Cách phân loại thứ ba: dựa vào số lượng cụm từ
Dựa vào tiêu chí này, người ta chia thành ngữ tiếng Việt gồm hai loại lớn:
thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ đơn và thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ liên
hợp. Hai loại này, tiếp tục phân ra các tiểu loại nhỏ:

13


+ Thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ đơn
* Thành ngữ có cấu tạo C - V là cụm từ đơn.
Đó là loại thành ngữ tiếng Việt có cấu tạo chỉ gồm một cụm C - V. Theo Lê
Thị Hải Vân [57], khảo sát 626 thành ngữ tiếng Việt có kết cấu là cụm từ C - V thì
có 329 thành ngữ là cụm từ đơn, chiếm 52,6%. Ví dụ: Gậy ông đập lưng ông,
Trứng khôn hơn vịt, ngựa non háu đá…
* Thành ngữ có cấu tạo C - P là cụm từ đơn
Cụm từ C - P thường được gọi tên theo từ loại của thành tố chính trong cụm

từ, đó là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ, cụm số từ, cụm đại từ. Thành ngữ
có cấu tạo là cụm từ C- P cũng có đầy đủ các loại cụm từ đã nêu trên; nhưng số
lượng nhiều nhất là cụm danh từ, cụm động từ cụm tính từ. Trong các loại này đều
có cấu tạo là cụm từ đơn.
a. Thành ngữ có cấu tạo là cụm danh từ đơn:
Đây là loại thành ngữ tiếng Việt có quan hệ chính phụ giữa các yếu tố cấu
thành, trong đó yếu tố đóng vai trị trung tâm là danh từ, cấu tạo chỉ gồm một cụm
C - P. Theo Lê Thị Hải Vân, khảo sát 636 thành ngữ tiếng Việt có kết cấu cụm
danh từ, thì có 85 thành ngữ có cấu tạo cụm từ đơn: Mắt cú vọ, sư tử Hà Đơng…
b. Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ đơn.
Đây là loại thành ngữ tiếng Việt có một thành phần trung tâm là động từ,
cũng theo tác giả trên khảo sát 1366 thành ngữ tiếng Việt có cấu tạo là cụm động
từ, thì có 364 thành ngữ có cấu tạo là cụm từ đơn: Ăn ở hai lịng, chỉ tay năm ngón…
c. Thành những có cấu tạo là cụm tính từ đơn:
Là thành ngữ có cấu tạo cụm từ đơn không xuất hiện thành phần phụ trước,
chỉ bao gồm một trung tâm và một thành phần phụ sau, có 326 thành ngữ có cấu
tạo là cụm từ đơn trong tổng 547 thành ngữ tiếng Việt có cấu tạo là cụm tính từ, ví
dụ: Tối như bưng, nhanh như cắt, chậm như rùa…
+ Thành ngữ có cấu tạo kiểu cụm từ liên hợp
Đó là loại cấu tạo gồm 2 cụm từ trở lên kết hợp với nhau, gồm các kiểu:
* Thành ngữ có cấu tạo C - V là cụm từ liên hợp (C - V + C - V)
Thành ngữ cấu tạo theo kiểu cụm từ liên hợp là thành ngữ có hai kết cấu
trung tâm, mà kết cấu trung tâm là kết cấu C - V. Trong 626 thành ngữ tiếng Việt

14


có kết cấu là cụm C - V, thì có 297 thành ngữ là cụm từ liên hợp, ví dụ: Máu chảy
đầu rơi, miệng nói tay làm, chó ăn đá gà ăn sỏi…
* Thành ngữ có cấu tạo C - P là cụm từ liên hợp (C - P + C - P)

Ở đây, người ta chia ra các tiểu loại theo cụm danh từ, cụm động từ, cụm
tính từ, cụ thể:
a. Thành ngữ có cấu tạo là cụm danh từ liên hợp.
Loại thành ngữ này có hai cụm từ chính phụ liên kết lại, hai cụm từ chính
phụ đó đều là cụm danh từ. Ví dụ: Lều tranh vách đất, cơng ăn việc làm, chân đồng
vai sắt, … có 551 cụm danh từ liên hợp trong tổng 636 thành ngữ có cấu tạo cụm
từ danh từ.
b. Thành ngữ có cấu tạo là cụm động từ liên hợp.
Đây là loại thành ngữ tiếng Việt có hai thành phần trung tâm do động từ
đảm nhiệm, có 1002 thành ngữ có cấu tạo là cụm từ liên hợp trong 1366 thành ngữ
tiếng Việt có cấu tạo là cụm động từ: Lấp biển vá trời, đem con bỏ chợ, sống vô gia
cư chết vơ địa táng,…
c. Thành ngữ có cấu tạo là cụm tính từ liên hợp
Thành ngữ loại này bao gồm hai thành phần trung tâm do tính từ đảm
nhiệm, có 219 thành ngữ có cấu tạo là cụm từ liên hợp trên tổng 547 thành ngữ
tiếng Việt có cấu tạo cụm tính từ: Bầm gan tím ruột, mát lịng mát dạ, mềm nắn rắn
buông, …
Đây là một cách phân loại khá hợp lý, vì thành ngữ vốn là cụm từ cố định,
do đó dựa vào số lượng cụm từ ta có thể chia các kiểu kết cấu của thành ngữ.
- Cách phân loại thứ tư: dựa vào phương thức cấu tạo
Trong Thành ngữ học tiếng Việt, GS- TS Hoàng Văn Hành đưa ra tiêu chí
phân loại thành ngữ dựa vào phương thức cấu tạo. Trên cơ sở đó, ơng đã phân
thành ngữ làm ba loại:
+ Thành ngữ so sánh
Loại thành ngữ này khá phổ biến trong thành ngữ Tiếng Việt, thành ngữ so
sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so sánh mang nét nghĩa biểu
trưng.

15



Nếu như cấu trúc của phép so sánh thông thường gồm bốn dạng:
1) At như B: "Đối với bộ đội, chính trị viên phải dịu hiền như một người
chị" (Hồ Chí Minh).
2) A như B: "Thế địch như lửa, thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa"
(Hồ Chí Minh).
3) t như B "Ấp úng như thùng đứt vành. Trả lời không được phải đámh
ngậm câm" (c d).
4) Như B: "Như cá nằm trong chậu, quân địch chết bị thương và bị bắn chết"
(Hồ Chí Minh).
Thì cấu trúc của thành ngữ so sánh chỉ tương ứng với dạng thứ ba và dạng
thứ tư của phép so sánh, cụ thể là:
1. t như B: Nợ như chúa chổm, đẹp như tiên, chậm như rùa,…
2. Như B: Như cá với nước, như mèo thấy mỡ, như ong vỡ tổ,...
Trong thành ngữ so sánh, vế B - vế so sánh đóng vai trị quan trọng bởi qua
nó ta nhận thấy được cách nhìn, cách nghĩ, thấy được dấu ấn của đời sống và con
người của mỗi dân tộc, mỗi địa phương.
Vế B có thể được cấu tạo là một từ:
Đẹp như tiên
Hiền như bụt
Hoặc là một tổ hợp từ:
Trắng như trứng gà bóc
Đẹp như tiên non bồng
Hay cũng có thể là một kết cấu chủ - vị:
Như dao/ chém đá
Như mèo/ thấy mỡ …
Vế [t]- vế cái được so sánh, là vế có tính chất bắt buộc, nhưng khơng nhất
thiết phải ổn định ở mặt hiển ngôn. Chẳng hạn, các thành ngữ: Run như cầy sấy,
cười như nắc nẻ,… thì [t] xuất hiện ở dạng hiểu ngơn và có tính chất ổn định.
Nhưng có trường hợp [t] hầu như vắng mặt:

Như răng với mơi
Như cá với nước ….
Cũng có hiện tượng trung gian, trong đó [t] ẩn hay hiện tuỳ theo ngữ cảnh:

16


(Chậm) như rùa
(Cay) như ớt…
+ Thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng
Đây là loại thành ngữ phổ biến nhất trong tiếng Việt. Theo Giáo sư Hoàng
Văn Hành, thành ngữ ẩn dụ hoá đối xứng làm nên diện mạo của thành ngữ tiếng
Việt, chiếm 2/3 tổng số thành ngữ. Các thành ngữ có cấu trúc đối xứng như: Chim
sa cá lặn, thay lòng đổi dạ, đầu tắt mặt tối …
Các thành ngữ này có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo
nên thành ngữ. Quan hệ đối xứng đó được thiết lập dựa trên hai bình diện: đối ý và
đối lời. Đối ý là đối ở cấp độ vế, còn đối lời là đối ở cấp độ yếu tố.
Ví dụ: Thành ngữ Đầu voi đi chuột ta thấy: "đầu voi" đối xứng với "đuôi
chuột", đây là đối xứng ở cấp độ vế, nó giúp ta nhận ra nghĩa của thành ngữ này là:
“việc làm không cân đối, đề ra to tát, qui mô, thực hiện thu nhỏ dần, kết quả rất ít”
[34, tr. 127]. Nhưng để có quan hệ đối ý này là nhờ vào quan hệ đối xứng giữa các
yếu tố trong hai vế của thành ngữ - đó là quan hệ đối lời.
Trong thành ngữ trên nhờ có quan hệ đối xứng giữa yếu tố "đầu" và "đuôi",
"chuột" - "voi" mà ta suy ra được ý nghĩa của thành ngữ. Cần nhận thấy, để có
được sự đối lời đó thì nội dung ngữ nghĩa các yếu tố đối xứng nhau trong hai vế ở
phần lớn các thành ngữ phản ánh những đặc trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ
nghĩa và chúng phải cùng một phạm trù từ loại. Hay nói cách khác, giữa các yếu tố
trong hai vế có sự tương đồng về ngữ pháp - ngữ nghĩa.
Xét ví dụ: Cà chua mắm mặn ta thấy có hai cặp yếu tố cùng phạm trù ngữ
nghĩa: “cà - mắm”; “chua - mặn”. Chúng cùng chỉ một hiện tượng, một sự vật, tính

chất … "Cà, mắm" chỉ những món ăn đơn giản, gần gũi với người dân lao động.
"Chua, mặn" chỉ tính chất của sự vật vừa nêu. Mặt khác, các yếu tố ở hai vế của
thành ngữ đó đều thuộc một phạm trù từ loại, cụ thể là "cà", "mắm" đối xứng với
nhau và đều là danh từ, còn "chua", "mặn" đối xứng với nhau và đều là tính từ.
Tương tự, có các thành ngữ ẩn dụ đối xứng: mẹ trịn con vng, bán thịt
bn người, rừng vàng biển bạc v.v…
+ Thành ngữ ẩn dụ hố phi đối xứng
Bên cạnh những thành ngữ có cấu trúc đối xứng và thành ngữ so sánh, cịn
có một bộ phận không thuộc vào hai kiểu cấu tạo trên, GS Hồng Văn Hành gọi đó

17


là thành ngữ thường "hay tốt hơn là những thành ngữ ẩn dụ hoá phi đối xứng" [21;
tr. 47].
Thành ngữ có cấu trúc thường chiếm tỉ lệ khơng nhiều. Về mặt cấu tạo,
chúng khơng có tính chất đối xứng, bởi chúng được tạo ra như những cấu trúc ngữ
pháp bình thường. Cụ thể là được cấu tạo theo hai kiểu kết cấu ngữ pháp: kiểu kết
cấu có một trung tâm và kiểu kết cấu có hai trung tâm. Ta có thể hiểu một cách
đơn giản như sau:
* Kết cấu ngữ pháp có một trung tâm gồm 3 kiểu:
Kết cấu danh ngữ: Anh hùng rơm, hai bàn tay trắng, bạn nối khố, công tử
bột, công dã tràng, mắt cú vọ, nước mắt cá sấu, cá mè một lứa, …
Kết cấu động ngữ: Ăn vụng khéo chùi mép, chạy long tóc gáy, bán trời
không văn tự, bắt cá hai tay, ăn thịt người khơng tanh, bật đèn xanh, …
Kết cấu tính ngữ: Bở hơi tai, cứng đầu cứng họng, trơ mắt ếch, bé chẳng vin
cả gãy cành, xấu chàng hổ ai …
* Kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm là kết cấu chủ - vị (C - V): Cá nằm trên
thớt, gà trống nuôi con, gái đĩ già mồm, Cao Biền dậy non, cha chung khơng ai
khóc, chó cắn áo rách, cị bay thẳng cánh, cóc mọc lơng nách …

Theo chúng tôi, trong bốn cách phân chia cấu trúc thành ngữ tiếng Việt trên,
cách chia của GS Hoàng Văn Hành - dựa vào phương thức cấu tạo - có thể xem là
hợp lý nhất, mang tính khoa học nhất. Chúng tơi lấy đó làm nền tảng, làm cơ sở để
khảo sát, thống kê, phân tích đặc điểm cấu tạo của thành ngữ Nghệ Tĩnh.

1.1.3. Về mặt ngữ nghĩa của thành ngữ
Ngoài đặc điểm cấu tạo, khi nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt hay bất cứ
thành ngữ của một dân tộc nào cũng cần phải xem xét về mặt biểu hiện nghĩa của
chúng, bởi thành ngữ là một đơn vị từ vựng - ngữ nghĩa.
Khi bàn về ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã đưa
ra các ý kiến khơng hồn tồn giống nhau, song đều có chung quan điểm: nghĩa
của thành ngữ có tính chất biểu trưng, có tính hồn chỉnh, bóng bẩy.
Theo Lương Văn Đang, Nguyễn Lực: "… Một bộ phận thành ngữ tiếng Việt
cũng có tính đa nghĩa, nhưng trong đó nghĩa bóng có tầm quan trọng hơn cả …
Nghĩa này có tính khái qt, tượng trưng cho toàn bộ tổ hợp" [34, tr. 8]. Điều này
nói lên ý nghĩa của thành ngữ là sự hoà hợp, chung đúc nghĩa của từng yếu tố,

18


nhưng đó khơng phải là sự hồ hợp với phép cộng giản đơn nghĩa của các yếu tố
trong thành ngữ, mà qua những hình ảnh, những sự vật, hiện tượng bên ngoài cuộc
sống để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động … phổ quát.
Chúng ta nhận thấy rằng, nghĩa của thành ngữ được xác nhận như là một
chỉnh thể định danh, tương đương với từ. Song, khác các đơn vị từ vựng bình
thường, thành ngữ là loại định danh bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ
không nhằm biểu thị theo nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên nó mà ngụ ý điều gì
được suy ra từ chúng.
Ví dụ: Thành ngữ Múa rìu qua mắt thợ khơng chỉ nói đến việc một người
nào đó cầm rìu múa qua mắt một người thợ, mà nó mang ý nghĩa: trổ tài, khoe tài,

tỏ ra hiểu biết trước người tài giỏi, tinh thơng hơn mình.
Hay thành ngữ Mèo mù vớ cá rán không phải đơn thuần là một con mèo bị
mù lấy được con cá rán nào, mà nó chỉ sự gặp may đặc biệt, bất ngờ.
Do vậy, các thành ngữ "các ngữ cố định đều có cấu trúc ngữ nghĩa của cụm
từ tự do" [9, tr. 78], tức là cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thường được diễn đạt
thành một cụm từ tự do, trong đó có một từ trung tâm (hay một cụm từ trung tâm)
và những thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm với những sắc
thái phụ. Thành phần trung tâm là ý nghĩa nòng cốt, ý nghĩa cơ bản của thành ngữ.
Chẳng hạn như thành ngữ: Thần hồn nát thần tính có thể diễn đạt bằng cụm
từ: hốt hoảng, kinh hồng do chính những ảo tưởng, những ý nghĩ ma qi nảy
sinh tự trong đầu óc mình gây ra nhân khi tâm hồn không ổn định. Ở đây, thành
phần trung tâm là "hốt hoảng, kinh hồng" cịn lại là thành phần phụ.
Ngữ nghĩa của thành ngữ cũng thường được nhắc đến với các đặc điểm như:
tính biểu trưng, tính hình tượng, tính cụ thể, tính biểu thái, tính dân tộc. Tất cả
những đặc điểm này đã tạo nên giá trị ngữ nghĩa hết sức độc đáo của thành ngữ
tiếng Việt. Trong số các đặc điểm đó, các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều đến tính
biểu trưng. Nghĩa biểu trưng được xem là đặc tính bản chất nhất của thành ngữ.
Điều này, GS Đỗ Hữu Châu, trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, khẳng định:
"Biểu trưng là cơ chế tất yếu mà ngữ cố định, và từ vựng phải ghi nhận, diễn đạt
những nội dung phức tạp hơn một khái niệm đơn" [9, tr. 82].
Ở bài viết Tính biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt [45] của Phan Xuân
Thành, tác giả đã nêu lên hai loại yếu tố có tính biểu trưng, đó là:

19


1) Các yếu tố có tính biểu trưng đơn giản thường gặp trong các thành ngữ so
sánh, ước lệ, như: Trắng như ngà, chậm như rùa … Ở loại thành ngữ này, đặc tính
so sánh được biểu trưng qua vật so sánh … Đối với các thành ngữ so sánh ý nghĩa
của chúng thường được thể hiện ở nghĩa đen và gánh nặng ngữ nghĩa thường dồn

về ở vế đầu tiên. Vậy là ở loại yếu tố có tính biểu trưng đơn giản này thì tính chất
biểu trưng được biểu hiện ở yếu tố của vế đầu, còn vế thứ hai chỉ có tác dụng tăng
thêm sắc thái.
Chẳng hạn, thành ngữ chậm như rùa thì ý nghĩa được hiểu trọn vẹn ở từ
"chậm", còn vế thứ hai "như rùa" chỉ có tác dụng tăng sắc thái nghĩa.
Tương tự, ta có các thành ngữ thuộc loại yếu tố có tính biểu trưng đơn giản như:
đẹp như tiên, trắng như bông, dữ như cọp, .v.v…
2) Loại yếu tố biểu trưng thứ hai có phức tạp hơn, bởi trong các yếu tố nghĩa
đó bao giờ cũng ẩn chứa những tri thức dân gian. Có những thành ngữ biểu trưng
tuy phức tạp nhưng vẫn dễ nhận diện - đó là sự biểu trưng trực tiếp, ví như: Đục
nước béo cị; ngưu tầm ngưu, mã tầm mã … Song cũng có dạng biểu trưng gián
tiếp, chúng tạo ra tính nhiều bậc nên phức tạp và khó nhận diện hơn, ví dụ: Nhạt
phấn phai hương, bứt nhị hái hoa, ong qua bướm lại, .v.v…
Tác giả Bùi Khắc Việt đã bàn về tính biểu trưng trong bài Về tính biểu trưng
của thành ngữ trong tiếng Việt [58], ông đưa ra hai trường hợp về mối quan hệ giữa
sự vật hoặc hình ảnh với ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ:
1) Thành ngữ biểu trưng hố tồn bộ: Ban đầu, đây là tổ hợp tự do, biểu thị
một hiện tượng, một hành vi, một tính chất cụ thể, về sau được sử dụng trong
phạm vị rộng, nghĩa được khái qt hố trở thành thành ngữ.
Ví dụ: Hai bàn tay trắng, bật đèn xanh, dậm chân tại chỗ,...
2) Thành ngữ biểu trưng hoá bộ phận: ở trong các thành ngữ này tồn tại một
hay một số thành tố có nghĩa biểu trưng rõ rệt và một số thành tố khơng có nghĩa
biểu trưng. Ví dụ: Nợ như chúa chổm; giận cá chém thớt,… trong đó "Chúa chổm";
"cá", "thớt" là những thành tố có nghĩa biểu trưng.
Như vậy, tính biểu trưng của thành ngữ khá đa dạng, phong phú. Nó vừa có
dạng đơn giản, vừa có dạng phức tạp, vừa có sự biểu trưng trực tiếp, lại có sự biểu
trưng gián tiếp và ngồi ra cịn có biểu trưng tồn bộ, biểu trưng bộ phận. Chính vì
thế mà "vấn đề biểu trưng hố làm sáng tỏ q trình hình thành nghĩa của thành

20



ngữ". Điều đó đã được GS Hồng Văn Hành nhấn mạnh trong Thành ngữ học
tiếng Việt: "Nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả của hai hình thái biểu
trưng hố, hình thái tỉ dụ (so sánh) và hình thái ẩn dụ (so sánh ngầm)" [21, tr. 31].
Về hình thái ẩn dụ, có những thành ngữ như: Mèo mả gà đồng, chim sa cá
lặn, ấm lửa đỏ đèn, cửa các buồng kh, …
Về hình thái so sánh, có các thành ngữ như: Như chân với tay, đẹp như tiên,
béo như bồ sứt cạp, xấu như ma, …
Hay có những thành ngữ nghĩa của nó được tạo nên bởi phương thức biểu
trưng hoá ngữ nghĩa dựa trên cơ sở các điển tích, điển cố, như: Nợ như chúa chổm,
Ngưu Lang Chức Nữ, Cao Biền dậy non … Ở các thành ngữ này, giá trị ngữ nghĩa
biểu trưng của thành ngữ được tốt lên từ chính nội dung ngữ nghĩa mà các điển
tích, điển cố đã xây dựng.
Ngồi các cơng trình đề cập đến vấn đề ngữ nghĩa thành ngữ trên, nhiều nhà
nghiên cứu đã đi sâu khảo sát phân tích hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa trong
thành ngữ tiếng Việt, tiêu biểu là luận văn Thành ngữ đồng nghĩa và trái nghĩa
trong tiếng Việt [52] của Trần Anh Tư. Trong luận văn này, tác giả đi sâu khảo sát,
phân loại thành ngữ đồng nghĩa, thành ngữ trái nghĩa một cách rạch ròi, giúp ta dễ
dàng nhận diện.
Các kết quả của các nhà nghiên cứu được trình bày như trên là cơ sở lý
thuyết về ngữ nghĩa thành ngữ tiếng Việt- đó chính là các căn cứ cần thiết, bổ ích
giúp chúng tơi phân tích đặc điểm ngữ nghĩa trong thành ngữ Nghệ Tĩnh.

1.1.4. Đặc điểm, vai trò của thành ngữ trong sử dụng
Thành ngữ là đơn vị từ vựng quan trọng của tiếng Việt, nó khơng chỉ tồn tại
độc lập trong các cuốn từ điển mà còn được vận dụng linh hoạt trong giao tiếp
hằng ngày cũng như trong các sáng tác văn chương.
Chẳng hạn, thành ngữ được dùng trong ca dao:
- Thân em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng đêm thì dầm sương
[2, tr.139]

Hay thành ngữ được dùng trong các tác phẩm thơ văn:

21


- Rằng: tơi trót q chân ra
Để cho đến nỗi trôi hoa dạt bèo
[Truyện Kiều- Nguyễn Du]
- “Trong cán bộ có những đồng chí tốt, miệng nói tay làm, nhưng cũng có
một số đồng chí chỉ tay năm ngón khơng chịu làm.” (ND, 14-3-1967) [Dẫn theo 21,
tr. 119]
Khác với những thành ngữ xuất hiện trong hệ thống (trong các cuốn từ
điển), khi đi vào sử dụng, thành ngữ có thể thay đổi về chức năng ngữ nghĩa và
hình thái cấu trúc theo những mức độ khác nhau và bằng những cách thức biến đổi
khơng giống nhau tùy theo mục đích của người dùng. Với sự biến hóa linh hoạt ấy,
thành ngữ đã góp phần làm nên giá trị thành cơng của các tác phẩm văn chương.
Thấy được vai trò và những đặc trưng của thành ngữ trong giao tiếp cũng
như trong sáng tác thơ văn, các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
Nguyễn Việt Hùng trong cơng trình Đặc trưng cấu trúc, ngữ nghĩa thành ngữ trong
ca dao người Việt, tác giả khẳng định tầm quan trọng của thành ngữ đối với ca dao:
“Thành ngữ do có quan hệ rất gần gũi với ca dao, hơn nữa lại có nhiều khả năng
ưu việt nên khi đi vào ca dao nó trở thành một đơn vị quan trọng trong cấu trúc
nghệ thuật của ca dao, nhiều khi nó trở thành linh hồn của cả bài ca dao” [25, tr.
19]. Thành ngữ không chỉ xuất hiện trong ca dao mà nó cịn có mặt trong các sáng
tác thơ văn của nhiều tác giả nổi tiếng. GS. Hoàng văn Hành trong chuyên luận
Thành ngữ học tiếng Việt đã dành một chương bàn về “Giá trị và nghệ thuật sử
dụng thành ngữ qua văn thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh” [21, tr. 116-133]. Nguyễn

Thị Thuý Hoà cũng nghiên cứu Cách sử dụng thành ngữ trong các bài nói, bài viết
của Chủ tịch Hồ Chí Minh (2005); cịn Nguyễn Thị Loan đã tìm hiểu Thành ngữ
trong Truyện Kiều của Nguyễn Du [33]. Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định:
khi đi vào sử dụng, thành ngữ có cấu trúc đa dạng, ngữ nghĩa phong phú và nó có
một vai trị hết sức quan trọng trong việc tạo nên giá trị nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm. Chính điều này đã giúp chúng tơi có hướng nghiên cứu mới là tìm hiểu
cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ trong thơ ca dân gian Nghệ Tĩnh.

1.1.5. Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
22


Thành ngữ được xem là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt- đơn vị có tính chất
trung gian giữa bậc từ vựng và bậc cú pháp. Nghĩa là, một mặt, thành ngữ được
cấu tạo theo những mơ hình cú pháp, mặt khác, nó lại hoạt động như một đơn vị từ
vựng. Do đó, cần phân biệt nó với các đơn vị có quan hệ gần gũi. Ở luận văn này,
để thuận lợi trong việc khảo sát, phân loại thành ngữ, chúng tôi tập trung phân biệt
hai đơn vị ngôn ngữ có quan hệ gần gũi với nhau là thành ngữ và tục ngữ.
Từ trước đến nay, có khơng ít cơng trình nghiên cứu tiến hành phân biệt
thành ngữ và tục ngữ, có thể điểm qua các cơng trình tiêu biểu sau:
Tác giả Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu đã chỉ ra:
"Một câu tục ngữ tự nó phải có một ý nghĩa đầy đủ, hoặc khuyên răn hoặc chỉ bảo
điều gì; cịn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta tiện dùng mà diễn đạt một ý gì
hoặc tả một trạng thái gì cho có màu mè".
Theo Vũ Ngọc Phan: "Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý,
một nhận xét, một kinh nghiệm, một ln lí, một cơng lí, có khi là một sự phê
phán. Cịn thành ngữ là một phần câu có sẵn, nó là một bộ phận của câu mà nhiều
người quen dùng nhưng tự riêng nó khơng diễn đạt một ý trọn vẹn" [40, tr. 31-32]
Ngồi ra, trong các cuốn sách Tục ngữ Việt Nam (1975) của Chu Xuân Diên,
Lương Văn Đang - Phương Tri; hay Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại (1978) của

Nguyễn Văn Tu, Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại (1976) của Hồ Lê phần nào
cũng phân biệt hai đơn vị thành ngữ và tục ngữ.
Trên các tạp chí ngôn ngữ cũng xuất hiện nhiều bài viết bàn về vấn đề đó
một cách cụ thể, như: Nguyễn Văn Mệnh với bài Ranh giới giữa thành ngữ và tục
ngữ (TC Ngôn ngữ, số 3, 1972), đã nêu: "Nội dung của thành ngữ mang tính chất
hiện tượng, cịn nội dung của tục ngữ nói chung mang tính quy luật".
Tác giả Cù Đình Tú trong bài Góp ý về sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ
(TC Ngôn ngữ, số 1, 1973) cho rằng: “Sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục
ngữ là sự khác nhau về chức năng. Thành ngữ là những đơn vị có sẵn mang chức
năng định danh, nói khác đi, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động … Về
mặt này mà nói, thành ngữ là những đơn vị tương đương với từ. Tục ngữ đứng về
mặt ngơn ngữ học có chức năng khác hẳn so với thành ngữ. Tục ngữ cũng như các
sáng tạo khác của dân gian như ca dao, truyện cổ tích, đều là các thơng báo … Nó
thơng báo một nhận định nào đó của thế giới khách quan. Do vậy, mỗi tục ngữ đọc

23


lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng". Ở đây, tác giả nêu ra
những tiêu chí về mặt ngơn ngữ để phân biệt, cụ thể là: sự khác nhau về cấu tạo
ngữ pháp và về vị trí trong lời nói của thành ngữ và tục ngữ.
Theo GS. Hoàng Văn Hành, thành ngữ và tục ngữ tuy có một số nét tương
đồng có thể chuyển hố lẫn nhau nhưng về bản chất là không giống nhau, xét về
mọi phương diện: về hình thức cấu trúc cũng như về mặt ngữ nghĩa, nội dung biểu
đạt và chức năng của chúng trong giao tiếp xã hội. Ông đã phân biệt hai đơn vị
ngơn ngữ đó theo 4 tiêu chí sau:
- Về hình thái cấu trúc: Thành ngữ là tổ hợp từ cố định (hoặc kết cấu chủ vị) quan hệ hình thái; cịn tục ngữ là câu (phát ngôn) cố định (cả đơn và phức),
quan hệ cú pháp.
- Về chức năng biểu hiện nghĩa định danh: Thành ngữ có chức năng định
danh sự vật, hiện tượng, q trình…; tục ngữ có chức năng định danh sự tình, sự

kiện, trạng huống.
- Về chức năng biểu hiện hình thái nhận thức: Thành ngữ biểu thị khái niệm
bằng hình ảnh biểu trưng, tục ngữ biểu thị phán đốn bằng hình tượng biểu trưng.
- Về đặc trưng ngữ nghĩa: cả thành ngữ và tục ngữ đều mang hai tầng nghĩa
được tạo bằng phương thức so sánh và ẩn dụ hoá.
Như vậy, để phân biệt thành ngữ và tục ngữ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra
nhiều cách khác nhau. Kế thừa ý kiến của những người đi trước, chúng tôi xin nêu
các tiêu chí cụ thể để thấy rõ sự giống nhau và khác biệt giữa thành ngữ và tục
ngữ.
Trước hết, thành ngữ và tục ngữ là hai đơn vị ngôn ngữ được sử dụng nhiều
trong lời nói, chúng có tính cố định và cũng mang tính có sẵn … Chính những
điểm chung này đã gây khơng ít khó khăn trong việc nhận diện thành ngữ và tục
ngữ. Điều này cũng giải thích vì sao chúng thường được nhắc tới đồng thời như
một thuật ngữ kép trong hệ thống cấu trúc của tiếng Việt, chẳng hạn khi xây dựng
các cơng trình từ điển, các tác giả đã lấy thành ngữ và tục ngữ tạo thành một cặp
đơi làm đối tượng, ví như: Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân;
Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của Vũ Duy, Vũ Quang Hào… Hay cuốn Từ
điển thành ngữ, tục ngữ Nghệ Tĩnh của GS. TS Nguyễn Nhã Bản. Tuy nhiên, giữa

24


hai đơn vị này có những đặc điểm riêng xét về phương diện hình thức cấu tạo,
chức năng ngơn ngữ và về phương diện hoạt động hành chức.
- Về phương diện hình thức cấu tạo, giữa thành ngữ và tục ngữ có sự khác
nhau về cấp độ, cụ thể: Thành ngữ tồn tại dưới dạng cụm từ, có thể là cụm danh từ
(Hai bàn tay trắng, công dã tràng, anh hùng rơm, mắt cú vọ, cá mè một lứa …), có
thể là cụm động từ (Ăn phải bùa phải bả, bán trời không văn tự, bắt cá hai tay,
chạy long tóc gáy …) hoặc có thể là cụm tính từ (Trơ mắt ếch, nghèo rớt mùng tơi,
mênh mông bể sở, gan cóc tía …). Cịn tục ngữ lại được biểu đạt bằng câu và là

loại câu đặc biệt bởi nó là "thông điệp nghệ thuật". Do sự khác nhau này mà tên
gọi của từng đơn vị là không giống nhau, ta thường nói "câu tục ngữ" mà khơng
bao giờ nói “câu thành ngữ”. Điều đó cũng dẫn đến hệ quả, khi đi vào hoạt động,
thành ngữ thường được dùng như là một thành phần của câu.
Ví dụ: "Y cho rằng ở đời chỉ có sức mạnh là hơn. Cuộc đời này cá lớn nuốt
cá bé là sự dĩ nhiên" (Cá bống mù- Đồn Giỏi). Cịn tục ngữ có thể đứng độc lập
thành một câu hồn chỉnh, ví dụ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Trong cuộc tưng bừng
vui vẻ hôm nay, chúng ta nhớ đến các anh hùng liệt sĩ của Đảng ta, của nhân dân
ta" (Hồ Chí Minh) hoặc có thể là một mệnh đề đẳng lập trong câu phức, ví dụ:
"Thiên nhiên khắc nghiệt là như vậy, khơng phải là người cúi mặt buông tay chịu
đựng một cách nhẫn nhục những thử thách đó của thiên nhiên. Vỏ quýt dày có
móng tay nhọn, thiên nhiên đã gặp ở đây một đối thủ khá xứng đáng …" (Những
ngày nổi giận - Chế Lan Viên).
Nhưng vấn đề đặt ra là trong thành ngữ chúng ta thấy một số thành ngữ có
hình thức cấu tạo là một câu (một kết cấu C - V) thậm chí là một câu ghép (hai kết
cấu C - V). Ví dụ: Áo gấm/ đi đêm, Cao Biền/ dậy non, chân đăm/ đá chân chiêu,
ăn mày/ địi xơi gấc; mưa/ dập, gió/ vùi; ơng/ nói gà, bà/ nói vịt… Do sự nhập
nhằng này mà ngồi việc dựa vào chức năng ngữ pháp của thành ngữ trong câu;
trong sử dụng, thành ngữ dù có kết cấu C - V nhưng thành ngữ chỉ là bộ phận của
câu (vì nó có kết cấu 1 trung tâm), ví dụ: Cá nằm trên thớt trong câu: “Gia đình
ơng bây giờ như cá nằm trên thớt” chỉ là một thành phần câu nên chúng ta cần phải
dựa vào chức năng ngữ nghĩa của thành ngữ và tục ngữ thì mới phân biệt được
chúng một cách rõ ràng hơn.

25


×