Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hệ thống chính trị và pháp luật của mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.86 KB, 3 trang )

Hệ thống chính trị và pháp luật của Mỹ
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (thường gọi là nước Mỹ) là một nước cộng hòa lập hiến liên bang, gồm
có 50 bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần như hoàn toàn trong Tây bán cầu: 48 bang
lục địa và Thủ đô Washington, nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở
phía đông, Canađa ở phía bắc và Mêxicô ở phía nam. Bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa
Bắc Mỹ, giáp với Canađa ở phía đông. Bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14
lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribê và Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ có diện tích 9,83 triệu km² và 305 triệu dân, là quốc gia đứng hàng thứ 4 về tổng diện
tích và đứng thứ 3 về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất
trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Hoa Kỳ được thành lập ban đầu với 13 thuộc địa của Vương quốc Anh nằm dọc theo bờ biển Đại
Tây Dương. Sau khi tự tuyên bố trở thành các "tiểu quốc", cả 13 cựu thuộc địa này đã đưa ra bản Tuyên
ngôn độc lập vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Hội nghị Liên bang quyết định sử dụng bản Hiến pháp Hoa
Kỳ hiện tại vào ngày 17 tháng 9 năm 1787. Việc thông qua bản hiến pháp một năm sau đó đã biến các
cựu thuộc địa thành một phần của một nước cộng hòa duy nhất. Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ gồm
có mười tu chính án hiến pháp được thông qua năm 1791. Là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế
độ chính trị tam quyền phân lập:tư pháp, hành pháp, lập pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền lập
pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối
cao. Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên
bang.
Quốc hội Liên bang:Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ gồm Thượng viện và Hạ viện. Ngoài quyền
lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp.
Thượng viện gồm 100 thượng nghị sĩ, trong đó mỗi bang có hai thượng nghị sĩ. Các khu hành
chính trực thuộc không có đại diện tại Thượng viện.
Hạ viện gồm 435 hạ nghị sĩ. Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2 năm. Khác với Thượng viện, số hạ
nghị sĩ đại diện cho bang phụ thuộc vào dân số của bang. Mỗi bang có quyền có tối thiểu một hạ nghị sĩ.
Phân chia quyền lực giữa hai viện: Cả hai viện đều có quyền quyết định chiến tranh, kiểm soát
các lực lượng vũ trang, đánh thuế, vay tiền, phát hành tiền, điều tiết thương mại, và ban hành luật cần
thiết cho hoạt động của chính quyền. Trong đó, Thượng viện có đặc quyền cố vấn và thông qua các hiệp
ước mà Chính phủ ký với nước ngoài và các chức vụ do Tổng thống bổ nhiệm. Ví dụ, Hiệp định Thương
mại Việt Nam – Hoa Kỳ được chính phủ hai nước ký tháng 7 năm 2000 và đến tháng 11 năm 2001 mới


được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua và đến 10/12/2001 mới có hiệu lực thi hành.Tất cả các dự luật liên
quan đến tài chính (thuế và phân bổ ngân sách) đều do Hạ viện đề xuất; Thượng viện có thể bỏ phiếu
thay đổi dự luật của Hạ viện và khi đó hai viện sẽ họp chung để giải quyết bất đồng. Hạ viện có quyền
bỏ biếu buộc tội Tổng thống và các các quan chức liên bang, và Thượng viện có quyền quyết định có bãi
chức người bị buộc tội đó hay không.
Dân biểu (thượng và hạ nghị sĩ liên bang và bang) được bầu từ các khu vực bầu cử. Một trong
những nhiệm vụ quan trọng của các dân biểu là bảo vệ và đem lại càng nhiều lợi ích cho các cử tri của
mình càng tốt.
Chính quyền liên bang:


Quyền hạn của chính quyền liên bang do Hiến pháp Liên bang qui định và chủ yếu tập trung ở các lĩnh
vực có ảnh hưởng đến toàn liên bang như ngoại giao, quốc phòng và an ninh, quản lý xuất nhập khẩu,
quản lý di dân, bảo hộ sở hữu trí tuệ, và một số lĩnh vực khác.
Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang và được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.
Theo luật hiện hành, mỗi tổng thống chỉ được phục vụ không quá 2 nhiệm kỳ. Tất cả các dự luật liên
bang được Quốc hội liên bang thông qua phải được Tổng thống ký mới trở thành luật. Hiến pháp cho
phép Tổng thống quyền phủ quyết dự luật đã được Quốc hội liên bang thông qua.
Ngoài Tổng thống, bộ máy hành pháp Hoa Kỳ còn có Phó Tổng thống, 15 bộ và trên 60 ủy ban
độc lập. Các bộ trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và phải được Thuợng viện thông qua.
Trong hệ thống hành pháp liên bang còn có Văn phòng Nhà trắng, Văn phòng quản trị và tài
chính, các hội đồng cố vấn. Các hội đồng cố vấn đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách
của Tổng thống. Đáng chú ý nhất là Hội đồng an ninh quốc gia, Hội đồng cố vấn kinh tế, và Hội đồng
chính sách phát triển.
Hệ thống tòa án liên bang: Hệ thống tòa án liên bang gồm Tòa án liên bang tối cao và các tòa
án liên bang khu vực. Chánh án và các thẩm phán Tòa án tối cao liên bang do Tổng thống bổ nhiệm và
được Thượng viện thông qua với nhiệm kỳ suốt đời.
Các đảng phái chính trị: Hệ thống chính trị Hoa Kỳ chủ yếu do hai Đảng Dân chủ và Đảng
Cộng hòa kiểm soát. Đảng Dân chủ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề an sinh xã hội, y tế, giáo dục và
công ăn việc làm cho nguời nghèo nên được đông đảo người nghèo và giới công đoàn ủng hộ, đản tang

cường quyền quản lý hành chính trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội.Ngược lại, Đảng Cộng hòa muốn
giảm thiểu sự can thiệp của chính phủ đối với nền kinh tế, để nền kinh tế vận động theo qui luật của thị
trường, đảng quan tâm nhiều hơn đến các giới chủ, các thế lực tài phiệt, giới chuyên gia và các tầng lớp
trung lưu. Trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng Cộng hòa thường chủ trương tăng cường sức mạnh quân sự
và cứng rắn hơn trong việc giải quyết các xung đột quốc tế. Ngoài ra còn một số đảng khác như: Đảng
Hiến pháp, chủ trương trở lại những gì mà nó tin là mục đích khởi đầu của những nhà lập quốc; Đảng
Xanh, đấu tranh cho trách nhiệm quản lý môi trường và sự công bằng xã hội; và Đảng theo chủ nghĩa Tự
do, ủng hộ đường lối hạ thấp vai trò của chính phủ tới mức thấp nhất trong đời sống của công dân.
Hệ thống chính quyền bang: Hệ thống chính quyền bang nói chung cũng tương tự như hệ
thống chính quyền liên bang
Hoạt động vận động hành lang: vận động hành lang là một trong những đặc trưng nổi bật của
hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Tại Thủ đô Washington DC hiện nay có tới trên 12 nghìn người vận động
hành lang chuyên nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp, các công đoàn, các hiệp hội kinh doanh, các
nhóm tôn giáo, các trường đại học, các bang, các tổ chức xã hội, thậm chí cả chính phủ nước ngoài đều
tiến hành các hoạt động vận động hành lang.
Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới và liên bang là đặc trưng nổi bật của hệ
thống chính quyền Mỹ. Quốc gia này là một cộng hòa lập hiến, về cơ bản có cơ cấu giống như một nền
Dân chủ đại nghị. Chính phủ luôn bị điều chỉnh bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng quyền lực do
Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Một đặc điểm rõ rệt của Hiến pháp là hệ thống kiềm chế và đối trọng mà
nó tạo ra để phân bổ quyền lực giữa ba ngành. Mỗi ngành thực thi một dạng quyền lực đối với các ngành
kia.VD: tòa án tối cao được tổng thống bổ nhiệm nhưng phải được sự chấp thuận của thượng nghị viện
hoa kỳ.
Hiến pháp Hoa Kỳ là văn bản pháp lý cao nhất của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế


ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp
bậc chính quyền, đó là liên bang, bang và địa phương. Hiến pháp xác định cấu trúc và quyền lực của
Chính phủ Liên bang và bao gồm các điều khoản chung đối với các chính quyền bang. Về phần mỗi
bang đều có hiến pháp riêng, bao gồm các điều khoản quy định đối với các chính quyền địa phương
trong bang đó. Các chính quyền địa phương có thể bao gồm các thành phố, các hạt, các thị trấn, các khu

vực trường học, và các đặc khu quản lý tài nguyên thiên nhiên tại địa phương hoặc các hệ thống giao
thông vận tải.
Với bản hiến pháp có giá trị bền vững, hầu như không thay đổi kể từ hiến phap đầu tiên, nước
Mỹ đã duy trì sự ổn định trong hoạt động của bộ máy nhà nước chính thể tổng thống trong suốt hơn 2
thế kỷ qua.
.



×