Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài ở việt nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.54 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
*****

NGUYỄN THỊ HƢỜNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN BÍNH

HÀ NỘI - 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn
rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hƣờng


LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới
không chỉ đánh dấu bằng sự gia tăng mối quan hệ cũng như sự phụ thuộc nhiều
mặt giữa các quốc gia, mà đằng sau bức tranh toàn cảnh đó là sự tham gia của quá
trình di chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác ở phạm vi quốc gia và quốc tế.
Song đi cùng với sự gia tăng về đầu tư là những mâu thuẫn, bất đồng về lợi ích làm
phát sinh tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài giữa các chủ thể kinh doanh.
Do đó, một câu hỏi luôn được đặt ra cùng với bài toán phát triển đất nước, là
làm thế nào để giải quyết một cách tốt nhất các mâu thuẫn, bất đồng này bởi đây
luôn là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển, sức thu hút của nền kinh tế quốc gia nói chung trong nền kinh tế toàn
cầu. Nếu ta tạo ra được một hệ thống giải quyết tranh chấp hiệu quả chính là tạo sự
bảo đảm cho môi trường đầu tư ổn định và cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ
quyền lợi cho các nhà đầu tư. Điều này đối với các nhà đầu tư nước ngoài có ý
nghĩa hơn cả việc tăng cường các biện pháp ưu đãi, khuyến khích đầu tư.
Đặc biệt, hiện nay trong bối cảnh Luật đầu tư được Quốc hội khoá XI nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 đã tạo ra sự chuyển biến cho nền kinh tế. Luật
đầu tư năm 2005 được áp dụng để điều chỉnh chung cho hoạt động đầu tư trong
nước cũng như hoạt động đầu tư nước ngoài, nên về nguyên tắc sẽ không có sự
phân biệt đối xử giữa hai loại hình đầu tư này. Do đó, sức thu hút của Việt Nam
đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh, hình thức đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam ngày càng đa dạng hơn và tranh chấp đầu tư cũng ngày càng phức
tạp hơn.


Với tính chất là “cơ quan tài phán tư”, trọng tài có những ưu thế mà các
phương thức giải quyết tranh chấp khác không thể có như đề cao ý chí tự do thoả
thuận của các bên, tố tụng trọng tài không bị ràng buộc về mặt lãnh thổ hay bị chi

phối bởi quyền lực nhà nước, quyết định trọng tài có hiệu lực thi hành ngay kể từ
ngày được công bố nên đáp ứng nhu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về tiền
hàng trong đầu tư thương mại…. Do đó, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp
cũng như uy tín của các Trung tâm trọng tài là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Việc nghiên cứu “ Giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng tài
ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ” có nhiều ý nghĩa cả về lý luận lẫn
thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của đề tài
Giải quyết tranh chấp đầu tư bằng con đường trọng tài là một vấn đề thu hút
được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học pháp lý. Hiện nay có khá nhiều
các công trình nghiên cứu và các bài viết về vấn đề này như: „„Giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng
hoàn thiện‟‟ (Luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Ngọc, năm 2000), “Giải quyết tranh
chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam” (Luận án tiến sĩ của
Đào Văn Hội, năm 2003 ); „„Vai trò của Toà án trong hoạt động giải quyết tranh
chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam‟‟ (Luận văn Thạc sĩ của Vũ Ánh
Dương, năm 2006); „„Hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại của Việt Nam
trong điều kiện hội nhập quốc tế‟‟ (Luận án tiến sĩ của Nguyễn Đình Thơ, năm
2007)…..
Ngoài ra, có những bài viết của các nhà khoa học về trọng tài thương mại hay
về đầu tư nước ngoài đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: “Những điểm tương
đồng pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam và các nước trên thế giới ”(Nguyễn
Đình Thơ, tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9 năm 2006 ), “Về thẩm quyền của


trọng tài thương mại và những lưu ý trong hoạt động thụ lý các tranh chấp có thoả
thuận trọng tài ” ( Nguyễn Thị Hằng Nga, tạp chí Luật học, số 7 năm 2006 ),
„„Pháp luật về đầu tư ở Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển‟‟ (PGS.TS
Trần Ngọc Dũng, tạp chí Luật học, số 10/2007), „„Xu hướng phát triển văn hoá
trọng tài thương mại quốc tế‟‟ (Dương Văn Hậu, tạp chí Dân chủ và pháp luật, năm

2005 )…
Như vậy, trong khoa học pháp lý nói chung thì các vấn đề trọng tài thương
mại và tranh chấp đầu tư nước ngoài không phải là những vấn đề nghiên cứu hoàn
toàn mới, bởi nó được rất nhiều các nhà khoa học pháp lý và các công trình nghiên
cứu quan tâm. Nhưng với thực tiễn thì nó là một vấn đề cấp thiết và mang nhiều ý
nghĩa. Hiện nay, trong thực tiễn kinh doanh và khoa học pháp lý, ta luôn được
nghe và được nhắc đến những cụm từ như „„doanh nghiệp Việt Nam còn biết rất ít
đến trọng tài‟‟, hay „„doanh nghiệp Việt Nam còn e ngại trọng tài‟‟, tình trạng
„„bùng nổ tranh chấp về đầu tư‟‟, còn đối với tranh chấp đầu tư thương mại quốc tế
thì „„doanh nghiệp Việt Nam luôn là bên chịu nhiều thua thiệt‟‟.... Điều này nói lên
rằng, mặc dù trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu thế
nhưng vẫn chưa được các doanh nghiệp biết đến và sử dụng hiệu quả. Đặc biệt với
bản chất là „„cơ quan tài phán tư‟‟ nên trọng tài là một phương thức giải quyết
tranh chấp phù hợp nhất đối với đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, „„trọng tài‟‟ và „„đầu tư nước ngoài‟‟ mặc dù là những vấn đề được
quan tâm nhiều trong khoa học pháp lý, nhưng dưới góc độ nghiên cứu một cách
chuyên sâu và cụ thể của việc giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng
tài thì cho đến nay vẫn chưa có công trình, bài viết nào đề cập một cách cụ thể và
toàn diện. Hiệu quả của phương thức giải quyết tranh chấp này đối với đầu tư nước
ngoài chưa được các nhà khoa học pháp lý dành cho sự quan tâm ngang tầm với ý
nghĩa của nó. Vì vậy, có thể nói, vấn đề mà đề tài nghiên cứu, dưới một góc độ nào


đó vẫn có tính mới và mang tính cấp thiết trong khoa học pháp lý Việt Nam, cần
phải được quan tâm, tiếp tục giải quyết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện các vấn đề về tranh chấp
trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nguyên nhân làm phát sinh tranh
chấp qua đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về đầu tư nước
ngoài nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài nói riêng.

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng của hệ thống pháp luật hiện hành về trọng
tài, vai trò, ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; đánh giá
những mặt tích cực cũng như hạn chế, bất cập của loại hình giải quyết tranh chấp
kinh tế này. Thông qua việc nghiên cứu những mặt hạn chế để đưa ra kiến nghị
nhằm hoàn thiện phương pháp giải quyết tranh chấp đầu tư nước ngoài bằng trọng
tài.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đầu tư có yếu tố nước ngoài là một vấn đề rộng, bao gồm rất nhiều lĩnh vực
khác nhau. Tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư có thể là tranh chấp giữa hai Chính
phủ về việc thực hiện các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tranh chấp
giữa Chính phủ nước nhận đầu tư với tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài
hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau... Trong phạm vi bài viết này, tác giả
muốn đi sâu vào nghiên cứu tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau theo quy định
của pháp luật Việt Nam về đầu tư nước ngoài.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; cũng như các quan điểm, đường lối


chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển kinh tế và hoàn thiện hệ
thống pháp luật nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả sử dụng các phương
pháp như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp…
để đưa ra những kết luận, nhận định để làm sáng tỏ nội dung luận văn của mình.


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRỌNG TÀI
VÀ TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI


1.1 TRANH CHẤP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Khái niệm đầu tƣ nƣớc ngoài
1.1.1.1 Khái quát chung
Đầu tư nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng
của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của mỗi một quốc gia trong nền kinh tế toàn
cầu không thể tách rời khỏi hoạt động kinh tế này. Đầu tư nước ngoài là một khái
niệm chung được dùng để chỉ một loại hình hợp tác kinh tế quốc tế mà trong đó có
sự di chuyển của vốn đầu tư từ nước này sang nước khác. Đầu tư nước ngoài có hai
loại hình đầu tư là đầu tư công cộng (hay viện trợ tài chính công cộng) và đầu tư tư
nhân nước ngoài.
Đầu tư công cộng là những khoản cho vay, tín dụng trợ cấp hay viện
trợ hoàn lại hoặc không hoàn lại của các tổ chức quốc tế cấp cho một nước (thường
là những nước đang phát triển) nhằm chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, thực hiện
những mục tiêu xã hội và cải thiện mức sống ở nước này; với những điều kiện tài
chính dễ dàng, không thể có được trong quan hệ thương mại thông thường. Hình
thức phổ biến của loại hình đầu tư này đó là các vốn vay ưu đãi ODA với lãi suất
rất thấp và thời gian vay lâu dài. Tuy nhiên các khoản ODA thường gắn với những
ràng buộc về chính trị, kinh tế, xã hội… điều này gây khó khăn cho nước nhận viện
trợ.
Đầu tư tư nhân nước ngoài là hành động của một cá nhân hay pháp
nhân mang vốn đầu tư sang kinh doanh trên lãnh thổ của một quốc gia khác nhằm
mục đích kiếm lợi riêng. Đầu tư tư nhân được thực hiện dưới ba hình thức là đầu tư


trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại bằng nguồn vốn của tư nhân
nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư trực tiếp đưa
vốn vào nước khác để sản xuất kinh doanh, theo đó nhà đầu tư tự mình tham gia
hoạt động kinh doanh, quản lý và sử dụng đồng vốn của mình. Đây là hình thức

đầu tư quốc tế chủ yếu.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư không
trực tiếp tham gia quản lý và sử dụng vốn của mình. Thông thường loại hình đầu tư
này được thực hiện dưới dạng mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu… hoặc đầu tư
thông qua các định chế tài chính trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia
quản lý.
Tín dụng thương mại là cũng một loại hình đặc trưng của đầu tư nước
ngoài, đây là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận thông qua
lãi suất vay.
1.1.1.2 Quan niệm của một số nước về đầu tư có yếu tố nước ngoài
Trước khi tìm hiểu quan niệm của một số nước về đầu tư có yếu tố
nước ngoài ta có thể nhận định rằng: “khái niệm về đầu tư không có ảnh hưởng
nhiều đến vấn đề thu hút đầu tư, nhưng nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
xác định quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với tài sản và dòng
tài chính của mình” [37, tr.43]. Bởi trong quan niệm của các nhà đầu tư nước ngoài
thì tổng thể các hình thức khuyến khích, thu hút đầu tư của một nước không quan
trọng bằng việc tạo ra một môi trường đầu tư ổn định của chính nước đó. Các quy
định của pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thiết lập cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền lợi của nhà đầu tư khi có tranh chấp xảy ra.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.

TIẾNG VIỆT

I.

Văn kiện của Đảng


1.

Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại
hội Đảng IX của Đảng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết số
07/NQ-TW ngày 27 tháng 11/2001 về hội nhập kinh tế quốc tế.

II.

Văn bản pháp luật trong nƣớc

3.

Hiến pháp Việt Nam năm 1992; sửa đổi,bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 2001.

4.

Bộ luật dân sự năm 2005.

5.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

6.

Luật đầu tư năm 2005.


7.

Luật thương mại năm 2004 .

8.

Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003.

9.

Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004.

10.

Nghị định số 25/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/1/2004 hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh trọng tài thương mại.

11.

Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài.

12.

Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.

13.


Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2006 hướng dẫn thủ
tục đăng ký kinh doanh.

14.

Nghị quyết số 05/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân
Tối cao ngày hướng dẫn thi hành Pháp lệnh trọng tài thương mại.


II.

Văn bản pháp luật quốc tế

15.

Công ước về thiết lập Tổ chức Bảo đảm đầu tư đa biên MIGA năm 1985.

16.

Công ước Rome 1980 về Luật áp dụng đối với nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng 1980

17.

Công ước Washington 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa quốc gia và
nhà đầu tư nước ngoài.

18.

Công ước New-york 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng

tài nước ngoài.

19.

Luật Mẫu của UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế năm 1985.

20.

Quy tắc Trọng tài UNCITRAL 1976.

21.

Hiệp định khung về thiết lập khu vực đầu tư ASEAN (AIA) năm 1998.

22.

Hiệp định ASEAN về khuyến khích và bảo hộ đầu tư 1998.

23.

Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ về Quan hệ
thương mại năm 2000.

24.

Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Tự do,
Xúc tiến và Bảo hộ đầu tư năm 2003.

25.


Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Chính phủ nước CHXHCN
Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, 1994.

26.

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa, 1992.

27.

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Malaysia, 1992.

28.

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Singapore, 1992.

III. Sách tham khảo
29.

Bộ tư pháp (2006), Hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

30.

Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật đầu tư, Nxb CAND, Hà Nội.


31.

Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2006), Giáo trình Luật Thương mại
quốc tế, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.


32.

Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2003), Giáo trình Tư pháp quốc tế,
Nxb ĐHQGHN, Hà Nội.

33.

Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2006), Giáo trình Luật kinh tế: Luật
doanh nghiệp – Tình huống- Phân tích- Bình luận Tập I, Nxb ĐHQGHN, Hà
Nội.

34.

Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2006), Giáo trình Tư pháp quốc tế Việt Nam,
Nxb Đại học quốc gia TP. HCM, TP. HCM

35.

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2003), Trọng tài và các phương thức
giải quyết tranh chấp lựa chọn, Hà Nội.

36.

Hoàng Ngọc Thiết (2002), “Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu - án lệ
trọng tài và kinh nghiệm”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.

Viện Đại học Mở Hà Nội (2007), Giáo trình “Luật kinh tế”, Nxb Thống kê

2007, Hà Nội.

38.

Vụ pháp chế Bộ kế hoạch và đầu tư (2003), Một số nội dung cơ bản của các
Hiệp định đầu tư quốc tế, Nxb Lao Động, Hà Nội.

IV.

Báo, Tạp chí

39.

Lại Thế Anh (2007), “Vài nét về thực trạng trọng tài thương mại Việt Nam”,
Số chuyên đề về Trọng tài thương mại, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng
6/2007.

40.

Trần Thị Bảo ánh (2008), “Thực trạng pháp luật về mua bán doanh nghiệp”,
Tạp chí Luật học (5).

41.

Vũ Khoan (2003), “Nâng cao cạnh tranh để hội nhập thành công”, Việt Nam
vói tiến trình hội nhập quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

42.

Lê Hồng Hạnh (2008), “Pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại ở Việt



Nam”, Tài liệu hội thảo về Trọng tài thương mại, Hà Nội.
43.

Lưu Tiến Hải (2008), “Cao trào sóng FDI”, Báo Đầu tư ngày 2/1/2008.

44.

Dương Văn Hậu (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của trọng tài
thương mại hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về trọng
tài thương mại.

45.

Dương Văn Hậu (2005), “Xu hướng phát triển văn hoá trọng tài thương mại
quốc tế”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Trọng tài thương
mại quốc tế.

46.

Vũ Mạnh Hồng (1999), “Toà kinh kế với việc giải quyết tranh chấp kinh tế
hiện nay”, Tạp chí Thông tin Khoa học pháp lý (5).

47.

Trần Hữu Huỳnh (2008), “Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài Quốc
tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”, Tài
liệu hội thảo về Trọng tài thương mại, Hà Nội.


48.

Trần Hữu Huỳnh (2005), “Một số điểm về phương thức giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp luật về
doanh nghiệp.

49.

Hồng Liên (2007), “Trọng tài trực tuyến và kinh nghiệm của Trung tâm giải
quyết tranh chấp tên miền Trung Quốc”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (7).

50.

Vũ Trần Khánh Linh (2005), “Bàn về một vụ tranh chấp tại Trung tâm trọng
tài quốc tế Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật, Số chuyên đề về
Trọng tài thương mại.

51.

Trần Minh Ngọc (2005), “Về khái niệm trọng tài thương mại quốc tế”, Tạp
chí Nhà nước và pháp luật (7).

52.

Nguyễn Thị Vân (2005), “Tình hình hoạt động trọng tài thương mại ở Việt
Nam sau hơn một năm có Pháp lệnh trọng tài thương mại”, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, Số chuyên đề về trọng tài thương mại.

53.


Trịnh Hải Yến (2007), “Sự chấp nhận thẩm quyền xét xử của các Toà trọng


tài quốc tế đối với tranh chấp giữa Quốc gia với nhà đầu tư nước ngoài trong
các Hiệp định đầu tư song phương của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc
tế (69).
54.

“ấn tượng 2007”, Báo điện tử cập nhật ngày 27/8/2008
Http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807105039/ns080121154347?b_start:int=4
5

55.

“Các dự án hàng tỷ USD đang vào Việt Nam”, Báo điện tử cập nhật ngày
23/7/2008
Http://vietbao.vn/kinhte/cac-du-an-hang-ty-USD-dang-vao-VietNam/55196817/90/

56.

“Dự thảo Luật trọng tài thương mại: Tiệm cận Luật trọng tài quốc tế”, Báo
điện tử cập nhật ngày 29/7/2008.
Http://www.vntrades.com/tintuc/modules.php?name=New&file=print&sid=3
105

57.

“Tình hình thu hút FDI năm 2006”, Báo điện tử cập nhật ngày 25/6/2008
Http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=237&aID=
396


V.

Tài liệu khác

58.

Bộ tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Dự án Star Việt Nam (2003), Tài liệu
tập huấn Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Trọng tài thương
mại, Hà Nội.

59.

Đào Văn Hội (2003), “Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế
thị trường”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội.

60.

Đỗ Thị Ngọc (2000), “Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước
ngoài ở Việt Nam, Thực trạng và Phương hướng hoàn thiện”, Luận văn thạc
sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.


61.

Nguyễn Lan Nguyên (1999), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Luận án Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội.

62.


Nguyễn Đình Thơ (2007), “Hoàn thiện pháp luật trọng tài thương mại của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Luận án tiến sĩ Luật học,
Trường ĐH Luật Hà Nội.

63.

Nguyễn Thị Yến (2005), “Sự hỗ trợ của cơ quan tư pháp đối với hoạt động
của trọng tài thương mại”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường đại học Luật
Hà Nội.

64.

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2006), “Báo cáo kết quả hoạt động
2004 và phương hướng hoạt động 2005”, Hà Nội.

B.

Tiếng Anh

65.

Markhuleatt–James and Nicholas Gould (1996), International commercial
arbitration, A hand book, LLP London –New york , Hongkong.



×